Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
244,5 KB
Nội dung
UBND HUYỆN ĐỨC LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /PGD&ĐT Đức Linh, ngày tháng 9 năm 2009 BÁO CÁO TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 VÀ HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010 *** I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 : Năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên toàn ngành thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và là năm thứ hai thực hiện Cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, cũng là năm thứ hai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lý, trên tinh thần ra sức phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những thiếu sót của năm học trước, cố gắng vượt qua những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học ở một số đơn vị trường, toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học 2008-2009 và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: 1. Quy mô phát triển các cấp học: Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2009, quy mô các cấp học như sau: -Số trường: 68 (22 trường MN-MG, 33 trường TH, 13 trường THCS).Giảm 1 trường (Thí nghiệm-Thực hành) và tăng 1 trường (Mầm non Hoà Bình) so với cùng thời điểm của năm học trước. -Số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được cấp phép hoạt động: 4 cơ sở, tăng 2 cơ sở (Giáng Ngân, Song Sinh) so với năm học trước. -Số lớp: 950 lớp (20 nhóm trẻ, 163 lớp MG, 462 lớp TH, 305 lớp THCS), giảm 4 lớp so với năm học trước. Trong đó giảm 3 nhóm trẻ, tăng 5 lớp MG, giảm 2 lớp tiểu học và giảm 4 lớp THCS so với năm học trước. -Số học sinh: 28 009 em (447 cháu nhà trẻ, 4362 MG, 11 795 em tiểu học, 11 405 em THCS). Giảm 1093 em (giảm 4 cháu nhà trẻ, tăng 399 cháu MG, giảm 848 em tiểu học, giảm 640 em THCS) so với cùng thời điểm của năm học trước. 2.Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp: -Trẻ nhà trẻ (0-2 tuổi): 447/6411, tỉ lệ 7%. Thấp hơn 1% so với chỉ tiêu huyện giao, thấp hơn cùng thời điểm của năm học trước 1,3%. -Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 4362/5741, tỉ lệ 76%. Thấp hơn chỉ tiêu huyện giao 0,4%, cao hơn cùng thời điểm của năm học trước 4,6%. -Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp: 2182/2182, tỉ lệ 100%. Đạt chỉ tiêu huyện giao và giữ vững so với cùng thời điểm của năm học trước. -Học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%. Giữ vững so với năm học trước. -Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98,7%. Giữ vững so với năm học trước. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh ở cấp học phổ thông ra lớp được giữ vững và đạt chỉ tiêu huyện giao. Số trẻ mẫu giáo ra lớp đông hơn năm học trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu huyện giao. Nguyên nhân là do tổng số trẻ trong độ tuổi của năm học 2008-2009 nhiều hơn năm học trước, trong khi một số cơ sở nhóm trẻ ngoài công lập ( chủ yếu là các nhóm trẻ gia đình) tự giải thể để chuyển sang làm công việc khác; số cơ sở bán trú cả trong và ngoài công lập chưa đủ để đáp ứng nhu cầu gởi trẻ bán trú trong nhân dân; một số trường công lập không đủ phòng học để huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp. 3. Những hoạt động giáo dục: 3.1. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học: Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được Ngành xác định là hoạt động không thể thiếu đối với các đơn vị trường học. Vì vậy trong từng năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo đã chú ý triển khai đến các trường thực hiện đến nơi đến chốn các văn bản liên quan đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện đạo đức đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong năm học qua, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với phòng Tư pháp của huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật để trang bị những kiến thức cơ bản về các Luật được ban hành và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành; phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp bồi dưỡng chính trị, quán triệt các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng nhằm nâng cao nhận thức chính trị và củng cố niềm tin của đội ngũ vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước ta. Ngoài ra, thông qua các bộ môn: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân ở cấp THCS; môn Tiếng Việt, Đạo đức ở cấp Tiểu học; môn Làm quen Văn học, Môi trường xung quanh ở cấp Mầm non cũng như thông qua các giờ hoạt động vui chơi khác ở các cấp học, giáo viên ở các trường đã lồng ghép vào các bài giảng của mình để giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện cho các em những thói quen tốt, xây dựng ý thức công dân cho các em, tác động đến các em cảm quan thẩm mỹ, góp phần giáo dục hạnh kiểm, giúp cho việc hình thành nhân cách trong học sinh. Bên cạnh đó, các trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi hình thức và nội dung các buổi họp định kỳ, các tiết chào cờ đầu tuần và các tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hướng linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của ngành và thực tế tại đơn vị, có tác dụng tốt trong việc giáo dục đội ngũ giáo viên và học sinh ý thức học tập và làm theo gương Bác Hồ. Chính nhờ những thay đổi này mà nhiều đơn vị trường học đã làm cho việc giáo dục tư tưởng, tình cảm trong học sinh trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Hoạt động của tổ giám thị trường học, sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương trong việc quản lý và giáo dục học sinh ngày càng được quan tâm hơn, đã có tác dụng tích cực trong việc đưa học sinh đi vào nền nếp, kỷ cương, có tác động tốt trong công tác giáo dục đạo đức, hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong học sinh. 2 Hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong trong nhiều đơn vị trường học đã có sự cải tiến, thu hút được sự quan tâm và tinh thần tham gia của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Việc duy trì hoạt động của các tổ chức này trong trường học đã góp phần xây dựng niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ; củng cố vững chắc thêm tình đồng chí, đồng nghiệp trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; phát huy được tính dân chủ trong trường học. Bên cạnh những kết quả trên, vẫn còn một số biểu hiện đáng lo ngại trong đội ngũ cán bộ, giáo viên , nhân viên và học sinh, đó là: -Đối với học sinh:Ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong học sinh chưa cao (còn dàn hàng ngang trong khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, đi không đúng phần đường quy định); ham chơi game, không chú tâm vào việc học; tụ tập theo nhóm, gây bè phái, đánh nhau; có những lời lẽ không hay (thậm chí thô tục) trong cư xử với bạn bè. -Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Còn có những biểu hiện của tư tưởng cá nhân (chú ý đến lợi ích riêng tư hơn tập trung vào công việc chung); tư tưởng bảo thủ, cố tình không tiếp thu ý kiến của các cấp quản lý, gởi đơn khiếu kiện kéo dài, đơn thư nặc danh, đơn thư vượt cấp làm tốn kém thời gian, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. 3.2. Về hoạt động dạy và học : a. Ở cấp học THCS: - Học lực: Giỏi: 1802/11403 (15,8%). Cao hơn năm học trước 4,0%. Khá: 3668/11403 (32,2%). Cao hơn năm học trước 2,1%. Trung bình: 4426/11403 (38,8%). Thấp hơn năm học trước 2,5%. Yếu: 1425/11403 (12,5%). Thấp hơn năm học trước 3,1%. Kém: 82/11403 (0,7%). Thấp hơn năm học trước 0,5%. Có 2 học sinh chưa xếp loại học lực ( do bệnh trong kỳ thi học kỳ 2, sẽ thi lại vào tháng 8/2009 ) - Hạnh kiểm: Tốt: 5415/11405 (47,5%). Cao hơn năm học trước 1,3%. Khá: 3788/11405 (33,2%). Cao hơn năm học trước 2,0%. Trung bình: 2089/11405 (18,3%). Thấp hơn năm học trước 3,5%. Yếu: 113/11405 (1,0%). Cao hơn năm học trước 0,2%. - Tốt nghiệp THCS: Số học sinh tốt nghiệp THCS: 2532/2617, tỷ lệ: 96,8% ( giảm 1,5% so với năm học trước ). Trong đó: Xếp loại giỏi: 440, tỉ lệ: 17,4; khá: 867, tỉ lệ: 34,2; TB: 1225, tỉ lệ: 48,4%. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt nghiệp THCS năm học vừa qua thấp hơn năm học trước là do theo quy định chỉ thực hiện xét tốt nghiệp 1 lần, không phải xét 2 lần như năm học trước. b.Cấp Tiểu học (đánh giá qua 2 môn Tiếng Việt và Toán): - Học lực: 3 + Môn Tiếng Việt: có 11586 / 11786 học sinh được đánh giá ( 182 hs là học sinh khuyết tật học hòa nhập nên không đáng giá xếp lọai ) Xếp lọai giỏi: 5110, tỉ lệ 44,1%; lọai Khá: 4311, tỉ lệ 37,2%; lọat TB: 1920, tỉ lệ 16,6%; lọai Yếu kém: 245, tỉ lệ 2,1% Đạt trung bình trở lên : 11341/11586 (97,9%). Cao hơn năm học trước 0,5%. + Môn Tóan: có 11602 / 11786 học sinh được đánh giá xếp lọai. Xếp lọai giỏi: 6500, tỉ lệ 56,1%; lọai Khá: 3201, tỉ lệ 27,6%; lọat TB: 1649, tỉ lệ 14,2%; lọai Yếu kém: 252, tỉ lệ 2,1% Đạt trung bình trở lên: 11350/11602, tỉ lệ 97,9%. Cao hơn năm học trước 1,9%. - Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 11774/11786 (99,9%). Cao hơn cùng thời điểm của năm học trước 0,86%. Thực hiện chưa đầy đủ: 12/11786 (0,1%). Thấp hơn cùng thời điểm của năm học trước 0,86%. c.Cấp Mầm non (hệ công lập) Giỏi: 1092/3696 (29,6%). Cao hơn cùng thời điểm của năm học trước 0,5%; Khá: 1804/3696 (48,8%). Thấp hơn cùng thời điểm của năm học trước 1,8%; Trung bình: 765/3696 (20,7%). Cao hơn cùng thời điểm của năm học trước 0,9%; Yếu: 35/3695 (0,9%).Cao hơn cùng thời điểm của năm học trước 0,4%. 3.3.Giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi các cấp: Công tác thi giáo viên dạy giỏi các cấp tiếp tục được duy trì: Cấp THCS có 78/109 (71,6%) giáo viên dự thi đạt giải vòng huyện; cấp tiểu học có 23 giáo viên được đề nghị công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; cấp mầm non có 10 giáo viên được công nhận giỏi tỉnh. Giáo viên dạy giỏi các cấp là lực lượng nòng cốt, có đóng góp rất lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và góp phần nâng cao hiệu quả công tác; đồng thời là lực lượng cộng tác viên đắc lực của Ngành trong công tác thanh tra toàn diện trường học và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Hội thi học sinh giỏi các cấp cũng tiếp tục được ngành quan tâm, đầu tư và đạt kết quả. Trong năm học qua có 135/283 (47,7%) học sinh dự thi đạt giải “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cấp huyện (cao hơn năm học trước 0,7%); có 29/30 (96,7%) em dự thi đạt giải “Giải toán qua mạng Internet” cấp tỉnh, trong đó có 05 em được chọn dự thi cấp quốc gia. Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi này và ở kỳ thi vòng tỉnh, Đức Linh đã đạt giải nhất toàn đoàn với số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cao nhất. Học sinh giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay THCS cấp tỉnh vẫn tiếp tục duy trì, năm học qua có 6 em đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh (1 giải nhì, 2 giải ba, 3 giải khuyến khích); giải truyền thống 19/4 của tỉnh có 19 em đạt giải, trong đó có 2 giải nhì và 17 giải ba. 3.4.Công tác duy trì sĩ số học sinh: Công tác duy trì sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học trong năm học qua được các trường quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Kết quả là đã giữ vững sĩ số học sinh ở cấp Tiểu học (không có học sinh bỏ học); số học sinh THCS bỏ học trong khi nghỉ hè và bỏ học trong năm học giảm cả về số lượng và tỉ lệ so với năm học trước. Cụ thể: -Số học sinh bỏ học trong khi nghỉ hè là 259/12031em (2,15%). Giảm 241 em và giảm 1,75% so với năm học trước. 4 -Số học sinh bỏ học trong năm học là 222/11723 em (1,9%). Giảm 55 em và giảm 0,3% so với năm học trước. 4.Thực hiện công tác phổ cập giáo dục: Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện và các xã, thị trấn được củng cố, kiện toàn; đã huy động được sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội (Hội khuyến học, Hội Phụ nữ, Trung tâm cộng đồng thiện chí, các nhà doanh nghiệp,…) trong việc động viên, khuyến khích học sinh đến trường, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học, động viên các em bỏ học trở lại trường học. Sự nỗ lực của các trường, sự quan tâm của huyện cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, trong năm học qua huyện vẫn giữ được chuẩn quốc gia về phổ cập GDTH ĐĐT và phổ cập GDTHCS. Về phổ cập GDTH&CMC: có 13/13 xã, thị trấn giữ vững chuẩn quốc gia. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt %, tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi đạt %. Về phổ cập GDTH ĐĐT: 13/13 xã , thị trấn trên địa bàn huyện đạt và giữ chuẩn. Tỉ lệ trẻ em độ tuổi 11-14 tuổi hoàn thành chương trình cấp tiểu học là 11 669/11 983 (97,4%). So với năm học trước….Toàn huyện tiếp tục giữ chuẩn quốc gia về PCGDTH ĐĐT. Về phổ cập giáo dục THCS: 13/13 xã , thị trấn trên địa bàn huyện đạt và giữ chuẩn, tỉ lệ thanh-thiếu niên trong độ tuổi (15-18 tuổi) tốt nghiệp THCS là 10 853/ 13 086 ( 82,9%). Toàn huyện tiếp tục giữ chuẩn quốc gia về phổ cập GDTHCS. Trong năm học 2008-2009 đã mở và duy trì được …lớp với … học viên. 5.Công tác xây dựng đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành: 1868 người (MN-Mg: 269, tiểu học: 871, THCS: 728 người). Trong đó: -Cán bộ quản lý: 152 người ( MN-Mg: 42, tiểu học: 73, THCS: 37 người) -Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 1396 người (MN-Mg: 182, tiểu học: 629, THCS: 585 người). -Giáo viên làm công tác khác (phổ cập, phụ trách Đội): 59 người (tiểu học: 33, THCS: 26 người). -Nhân viên: 195 người (MN-Mg: 25, tiểu học: 103, THCS: 67 người). -Hợp đồng theo NĐ 68/CP: 66 người (MN-Mg: 19, tiểu học: 34, THCS: 13 người). Trình độ chuyên môn được đào tạo: -Số cán bộ, giáo viên đạt và vượt chuẩn: …….người (%). -Số cán bộ, giáo viên đang học cao đẳng, đại học: 662 người (35,4%). -Số cán bộ, giáo viên là đảng viên: 348 người (18,6%). Trong đó mầm non 31 người, tiểu học 201 người, THCS 116 người. So với năm học trước tăng 55 người và tăng 2,6%. Số trường không có đảng viên giảm 4 trường so với năm học trước. Nhìn chung trong năm học qua đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng để giảng dạy. Phần đông giáo viên nhiệt tình trong công tác, gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cầu tiến, chịu khó học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 5 có cố gắng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; có nhiều nỗ lực để tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy; nhiều giáo viên ở cấp học mầm non rất sáng tạo trong việc tự tạo ra các đồ dùng dạy học và các đồ chơi có tác dụng nâng cao hiệu quả các tiết dạy và thu hút sự chú ý của trẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý phần đông có năng lực, tận tâm với công việc được giao, có khả năng nắm bắt tốt tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động tại đơn vị đạt kết quả, chấp hành nghiêm sự phân công điều động của Huyện. Lực lượng nhân viên các trường phần đông có tinh thần trách nhiệm với công việc, có cố gắng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ nhân viên bảo vệ ở các trường thực hiện chưa tốt nhiệm vụ, còn để xảy ra tình trạng mất cắp tài sản của nhà trường. 6.Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: -Về cơ sở vật chất: Trong năm học qua, Ngành Giáo dục tiếp tục được sự quan tâm của các cấp trong việc đầu tư cơ sở vật chất trường học, dự án kiên cố hóa trường lớp học tiếp tục được triển khai, kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các phòng học xuống cấp được UBND huyện quan tâm duy trì và hỗ trợ kinh phí sửa chữa hàng năm. Bên cạnh đó, chính quyền cấp cơ sở, các mạnh thường quân và cha mẹ học sinh cũng hỗ trợ tích cực trong việc sửa chữa và xây dựng một số công trình có quy mô nhỏ cho các trường, giúp các trường giảm bớt những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Nhờ đó, bộ mặt các trường ngày càng khang trang hơn. Số phòng học toàn ngành: 654 phòng, trong đó: Kiên cố 304 phòng, bán kiên cố 286 phòng, phòng học tạm 64 phòng. Chia theo từng cấp học như sau: +Mầm non: 104 phòng (5 phòng kiên cố, 77 phòng cấp 4 và 22 phòng tạm). +Tiểu học: 357 phòng (183 phòng kiên cố, 147 phòng cấp 4 và 27 phòng tạm). +THCS: 193 phòng (116 phòng kiên cố, 62 phhòng cấp 4 và 15 phòng tạm). Mặc dù cơ sở vật chất các trường học nhìn chung khang trang hơn năm học trước, song vẫn còn một số trường phải tiếp tục dạy và học trong điều kiện tạm bợ kéo dài vì chưa xây dựng được trường mới như: THCS Trà Tân, TH Đức Tài 3 và MN Sơn Ca; một số trường khác không đủ phòng học phải mượn trụ sở cơ quan thôn để dạy và học như: TH Vũ Hoà 2, MG Đakai 2, MG Mepu 1. Hầu hết các trường thiếu các phòng chức năng và phòng học bộ môn nên chưa thể nâng cao chất lượng giảng dạy các môn năng khiếu và các tiết thí nghiệm thực hành. -Về trang thiết bị: Nhìn chung các thiết bị dạy học ở cấp tiểu học khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo hướng đổi mới, phát triển tư duy học sinh. Song ở cấp mầm non và một số trường THCS (đặc biệt là hai trường mới lập từ năm 2006: THCS Đức Tín và THCS Đông Hà). 7.Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: 8.Thực hiện các hoạt động khác: -Công tác thanh, kiểm tra: -Hoạt động văn nghệ, TDTT: -Hoạt động chủ điểm nhân các ngày lễ lớn trong năm: c. Đánh giá chung : 6 * Ưu điểm - Trong hoàn cảnh còn không ít khó khăn, nhưng nhiều đơn vị đã không ngừng đề ra biện pháp nâng cao chất lượng học sinh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua (năm đầu tiên theo Chương trình và sách giáo khoa mới), tỷ lệ tốt nghiệp chung của cả tỉnh vẫn giữ được mức bình quân như những năm học trước. Như vậy, việc tổ chức thi cử của tỉnh Bình Thuận từ trước đến nay không chạy theo thành tích và đã thực hiện khá nghiêm túc trong việc đánh giá chất lượng học sinh. - Nhiều trường THPT đã tổ chức đầu tư trang thiết bị và giảng dạy một số tiết bằng giáo án điện tử buớc đầu gây hứng thú học tập cho học sinh. - Sở đã chỉ đạo chuyên môn thông qua đội ngũ cốt cán của tỉnh, và qua việc kiểm tra đột xuất để kịp thời góp ý, định hướng cho giáo viên và lãnh đạo cơ sở. - Việc thực hiện đề tài khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cấp THPT các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Toán, Lịch sử, Địa lý đã được triển khai đúng tiến độ; đã tập huấn phần mềm giáo án điện tử violet, tập huấn kỹ năng soạn giáo án điện tử cho giáo viên cốt cán các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa ở tất cả các trường THPT (tổ chức biên soạn 300 tiết các môn Lý, Hoá, Sinh ở khối lớp 10, 11 và 150 tiết các Toán, Sử, Địa ở khối lớp 10). * Một số tồn tại: - Quy mô học sinh/lớp ở từng trường còn quá cao. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ, hoặc chưa chuẩn (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn…), trang thiết bị dạy học còn thiếu không đồng bộ. Một số nơi tuy nhà trường có trang thiết bị, nhưng khi lên lớp giáo viên chưa sử dụng, vẫn còn hiện tượng dạy chay, hoặc có thí nghiệm thực hành, nhưng vẫn còn một số tiết giáo viên dạy biểu diễn trên lớp là chính, nên hiệu quả tiết học chưa cao. Đã chấn chỉnh được hiện tượng cắt một số tiết ở cuối chương trình của các cấp học khi đã kiểm tra xong học kỳ II, nhất là đối với lớp 12 khi Bộ công bố môn thi tốt nghiệp THPT. - Tỷ lệ bỏ học, lưu ban cấp THCS không tăng, không giảm, nhưng với con số như đã thống kê (xem phần a, mục 2.2 bên trên) vẫn là bài toán nan giải cho việc duy trì việc PCGD THCS hiện nay. Các cấp quản lý giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục đến mức tối đa để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. - Nhược điểm khá rõ là chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở một số trường chưa cao. Việc dự giờ, thăm lớp trong giáo viên chưa thành nền nếp, không ít giáo viên còn rơi vào tình trạng đối phó với việc kiểm tra chuyên môn, với chỉ tiêu thi đua, chưa thật đi vào chiều sâu của chuyên môn, học thuật, nên hiệu quả chất lượng còn thấp. - Tuy số đông giáo viên khi tiến hành dạy theo chương trình và SGK mới, ý thức khá đúng đắn về ý nghĩa, yêu cầu và vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trên thực tế, quá trình lên lớp ở nhiều tiết của nhiều giáo viên vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. - Do nhiều yếu tố khách quan, nên việc phân bổ đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ (thừa hoặc thiếu) giữa các đơn vị ở một số bộ môn. Năng lực giảng dạy ở một bộ phận giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chương trình và SGK mới vẫn còn lúng túng. 7 - Điều lo ngại lớn nhất hiện nay là đại đa số học sinh chưa được trang bị phương pháp và ý thức tự học. Ý thức, động cơ thái độ học tập và phương pháp tự học, tự bồi dưỡng ở đa số học sinh chưa rõ nét, còn yếu. - Trong năm qua đã có bước tiến bộ trong việc đánh giá chất lượng học sinh, đi vào chất lượng, làm giảm tình trạng chạy theo thành tích, nhưng hiện tượng quay cóp trong khi làm bài kiểm tra, thi cử vẫn chưa chấm dứt. II. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC 2009 – 2010: 1. Nhiệm vụ chung: Trên cơ sở các chỉ thị về triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 của cấp trên, trên tinh thần phát huy những kết quả đạt được của năm học vừa qua, cố gắng khắc phục những khó khăn hiện tại, toàn ngành ra sức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết 41/2000/QH10 về phổ cập trung học cơ sở của Quốc hội (khoá X), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và 4 nội dung của cuộc vận động “Hai không”, triển khai Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009 – 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” (có bản phô tô đính kèm). - Căn cứ công văn số …… /BGDĐT-GDTrH ngày …./…/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện theo chủ trương chỉ đạo chung của ngành học (có bản phô tô đính kèm); - Căn cứ Chỉ thị số 28 /CT-UBND ngày 13/8/2009 về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 và Quyết định 1923/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 về việc phê duyệt kế họach thời gian năm học 2009 – 2010 của UBND tỉnh Bình Thuận để thực hiện kế họach năm học; Sở giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh và bổ sung một số nội dung sau: + Thực hiện Kế hoạch giáo dục với 37 tuần thực học mỗi năm học (19 tuần học kỳ I và 18 tuần học kỳ II). + Triển khai các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GDĐT. + Tích cực mở rộng và từng bước hoàn thiện mạng lưới trường lớp, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng đội ngũ nhà giáo có năng lực và phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt chương trình thay sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 8 + Tiếp tục thực hiện tốt 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán, Lịch sử, Địa lý cấp THPT, tiến tới nghiệm thu đề tài hoàn chỉnh. + Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Thực hiện nghiêm túc quy chế, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong thi cử (đặc biệt tình trạng quay cóp trong các kỳ thi). Thực hiện giám sát chất lượng giáo dục ở từng khối lớp nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém lên lớp. + Tăng cường chất lượng sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp tỉnh. + Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm học ở ba môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. + Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và dân chủ hoá trường học đi đôi với việc tăng cường việc xây dựng nền nếp, kỉ cương trường học. + Tiếp tục duy trì chất lượng PCGD THCS để giữ vững thành tích đã được Bộ Giáo dục và Ðào tạo công nhận tỉnh Bình Thuận đạt chuẩn Quốc gia về PCGD THCS và chuẩn bị điều kiện để thực hiện công tác phổ cập trung học phổ thông trong những năm tới. + Tiếp tục kế họach triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (hiện nay toàn tỉnh chỉ mới có 02 trường THCS Tân An ở La Gi và THCS Chợ Lầu ở Bắc Bình công nhận trường đạt chuẩn trong hệ thống trường học bậc Trung học). Phấn đấu trong năm học 2009 – 2010 có 4 đến 6 trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. 2. Những nhiệm vụ cụ thể: a. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật: - Triển khai và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chủ trương của ngành và các ngành liên quan như: Công an, Tỉnh đội, Tỉnh đoàn, Văn hoá – Thông tin, TDTT, Y tế, Tư pháp… để làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, ý thức đạo đức, nghiêm túc chấp hành pháp luật đối với học sinh. - Đối với giáo viên: tăng cường giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, cộng đồng trách nhiệm, nêu cao vai trò sư phạm mẫu mực của nhà giáo. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TU ngày 01/9/2006 của Tỉnh ủy Bình Thuận “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện”. - Trong nhân dân, cần tiếp tục khai thác truyền thống hiếu học của địa phương trong từng huyện, xã, làng, gia đình …. nhằm kích thích tinh thần thi đua học tập. Tham mưu chính quyền địa phương kịp thời tuyên dương các gia đình có truyền thống hiếu học, vận động để các gia đình có con em chưa có điều kiện đi học tiếp tục ra lớp phổ cập. b. Thực hiện nội dung chương trình, SGK: - Triển khai đầy đủ các hướng dẫn của ngành trong việc thực hiện chương trình và SGK mới THCS và THPT phân ban. Các trường THPT làm tốt phương án phân ban, giúp học sinh chọn ban phù hợp với năng lực học tập - việc chọn ban khi học sinh mới vào lớp 10 và khi đã học xong lớp 10 có nguyện vọng chuyển ban khi lên lớp 11. - Hướng dẫn học sinh chọn môn học tự chọn đáp ứng yêu cầu học tập. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện theo công văn hướng dẫn số 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là việc tự biên soạn nội dung chủ đề tự chọn bám sát – chủ yếu tập trung vào kiến thức ôn tập cho học sinh. 9 - Để thực hiện được việc dạy – học nội dung chương trình – SGK, mỗi trường phải bố trí phòng để bảo quản thiết bị dạy học. Tiếp tục sử dụng và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị đã mua sắm và thiết bị được cấp mới. Có kế hoạch xây dựng các phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn. Các trường chưa có phòng thí nghiệm thực hành cần tiếp tục sắp xếp thiết bị Vật lý, Hóa học, Sinh học vào một số phòng học hiện có và bố trí thời khoá biểu linh hoạt cho từng khối lớp cùng sử dụng (tương ứng với một phòng học bộ môn). Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chương trình, đặc biệt ở các tiết thực hành và các tiết có sử dụng thiết bị dạy học bắt buộc. Các trường rà soát lại các dụng cụ thiết bị thí nghiệm, thực hành, thay thế những dụng cụ hư hỏng, bổ sung mới những dụng cụ còn thiếu để đáp ứng nhu cầu dạy - học. - Năm học 2009 – 2010, Sở sẽ tiếp tục ra đề kiểm tra học kỳ I chung cho khối 12 THPT ở 06 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh. Giáo viên cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu để tập trung ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu chương trình nhằm đảm bảo chất lượng học tập, giúp học sinh đạt kết quả tốt các kỳ thi quốc gia. - Các đơn vị tổ chức cho giáo viên và học sinh triển khai thi thực hành giải toán trên máy tính bỏ túi; thi làm đồ dùng dạy học, thi khéo tay kỹ thuật và sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành, thi nghề phổ thông. c. Thực hiện phân phối chương trình các môn văn hoá: Năm học 2009 – 2010, tiếp tục áp dụng theo phân phối chương trình “Khung” của Bộ Giáo dục và Ðào tạo ở các môn học cấp THCS và THPT cho các trường học 1 buổi / ngày. Trên cơ sở quy định đó, các tổ bộ môn ở các trường họp thống nhất phân bố các tiết cụ thể, đảm bảo thời lượng dạy lý thuyết, ôn tập, luyện tập, thực hành và kiểm tra định kỳ cho phù hợp với đặc điểm của các loại hình trường THCS, THPT (công lập, ngoài công lập). Song việc phân bố tiết cụ thể phải dựa trên cơ sở khoa học hợp lý, không được tự ý phân bổ thời lượng tiết học một cách tùy tiện, thiếu tính khoa học. Về mốc thời gian: thực hiện theo Quyết định số 1923 /QĐ-UBND ngày 16/7/2009 về việc phê duyệt kế họach thời gian năm học 2009 – 2010 của UBND Tỉnh Bình Thuận. Tích cực chuẩn bị để triển khai các Chương trình quốc gia: “Phát triển và hiện đại hoá hệ thống các trường THPT chuyên giai đoạn 2008 – 2015” và “Củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2009 – 2015”. Trong khi chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình và hướng dẫn cụ thể cho các lớp chuyên trường THPT chuyên, đầu năm học 2009 – 2010, Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo vẫn bố trí giảng dạy theo hướng dẫn các lớp phân ban và sử dụng tài liệu SGK nâng cao dạy cho học sinh theo học môn chuyên. Lưu ý: Trường THPT chuyên tiếp tục xem xét, rà soát, đánh giá, củng cố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ, xây dựng trường THPT chuyên trở thành đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy – học. d. Đổi mới phương pháp dạy – học và đánh giá học sinh: - Đổi mới phương pháp dạy – học là yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong giáo dục hiện nay. Lãnh đạo trường học cần phải hết sức quan tâm chỉ đạo và theo dõi đánh giá tình hình, năng lực của giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập của học sinh. Kịp thời chấn chỉnh tình trạng thuyết giảng, đọc chép, dạy chay, học tủ, học vẹt. Gắn dạy – học với thực tế cuộc sống. 10 [...]... riêng) o Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo: 14 Tiếp tục thực hiện tốt các loại báo cáo sau đây: - Báo cáo công tác tuyển sinh đầu năm và thống kê số liệu trường, lớp, học sinh, chất lượng học tập đầu năm (thực hiện trong tháng 10 hàng năm) - Báo cáo danh hiệu đăng ký thi đua đầu năm: Đơn vị, tập thể, cá nhân (tháng 11) - Báo cáo kết quả học kỳ I - Báo cáo cụ thể kết quả kiểm tra học kì I và cuối năm... hình thức, có sơ kết, tổng kết để rút ra kinh nghiệm trong từng đơn vị - Đăng ký thi đua và báo cáo kết quả đăng ký để cơ quan quản lý cấp trên kịp thời nắm bắt, theo dõi và giúp đỡ khi cần thiết - Tổ chức xét duyệt thi đua công bằng, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục mà ngành đã quy định k Tăng cường chỉ đạo và triển khai công tác PCGD THCS: Các phòng Giáo dục và Đào tạo duy trì kết quả chất lượng... Đối với các trường THPT, tiếp tục kết hợp với Cục Thống kê tỉnh triển khai đề án nhập điểm học sinh ở tất cả các bộ môn và đưa lên mạng Internet để phụ huynh có thể theo dõi kết quả học tập của học sinh 13 - Phối hợp với Viettel để kết nối Internet cho tất cả các trường THCS, THPT theo văn bản thoả thuận giữa Bộ GDĐT với Tổng công ty Viettel Mở hộp thư điện tử và thông báo về Sở để liên lạc (địa chỉ... và cuối năm học từng môn học của các lớp THPT - Báo cáo tổng kết cuối năm và những đề nghị khen thưởng 3 Tổ chức thực hiện: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, Hiệu trưởng các trường THPT cần có kế họach chỉ đạo đến cán bộ quản lý và toàn thể GV.CNVC trong đơn vị mình quán triệt đầy đủ tinh thần văn bản hướng dẫn này để xây dựng kế họach nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 cho từng... hoạt động tuyên truyền cổ động, các họat động văn nghệ, báo chí, thể dục thể thao do ngành và địa phương phát động - Thực hiện tốt kế hoạch chương trình hoạt động của Đoàn, Hội, Đội trong trường học do Sở GD&ĐT và Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp chỉ đạo g Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc Trung học: - Tiếp tục triển khai đề án “Xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 – 2010” Tiến... THCS, THPT so với chuẩn quốc gia và xây dựng kế hoạch đầu tư trường chuẩn quốc gia Từ đó tham mưu tích cực với chính quyền địa phương để dành quỹ đất và kinh phí hợp lý cho việc xây dựng trường đạt chuẩn - Mỗi phòng Giáo dục tiếp tục xác định cụ thể 01 đến 02 trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2009 – 2010 và có biện pháp tham mưu tích cực việc đầu tư xây dựng để hoàn thiện các tiêu chuẩn theo... tục tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, lớp 10 THPT chuyên - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 – 2010 sẽ thông báo khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thi Giáo viên dạy giỏi: Năm học 2009 – 2010: + Đối với cấp THCS: Tiếp tục thi cấp trường, cấp huyện, thị xã, thành phố kết hợp với bình xét và đề xuất về Sở công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vào năm học 2010 – 2011 + Đối với cấp THPT:... giảng chuyên đề theo cụm trường Các trường THPT mới thành lập, đội ngũ giáo viên chưa có kinh nghiệm, cần có kế hoạch liên hệ với trường bạn để dự giờ học hỏi kinh nghiệm - Tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra, trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh kết hợp một cách hợp lý các dạng đề giữa hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi... học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để kết quả học tập phản ánh đúng điều kiện, thực chất dạy và học của đơn vị mình Kiên quyết ngăn chặn tình trạng quay cóp trong khi thi cử đối với học sinh; tránh tình trạng giáo viên cấy điểm, nâng điểm, gà bài cho học sinh trong kiểm tra, thi cử; hạn chế những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm - Tăng cường kiểm tra lịch báo giảng và việc thực hiện chương trình... dạng hoá nội dung, chương trình, hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân, duy trì và phát huy kết quả PCGD THCS đã đạt được Tiếp tục phát triển các Trung tâm GDTX-HN, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch “Xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại Bình Thuận từ nay đến 2010” theo Chỉ thị số 29 – CT/UT ngày 04.9.2003 của Tỉnh ủy và văn . hiện trong tháng 10 hàng năm). - Báo cáo danh hiệu đăng ký thi đua đầu năm: Đơn vị, tập thể, cá nhân (tháng 11). - Báo cáo kết quả học kỳ I. - Báo cáo cụ thể kết quả kiểm tra học kì I và cuối. văn bản hướng dẫn riêng) o. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo: 13 Tiếp tục thực hiện tốt các loại báo cáo sau đây: - Báo cáo công tác tuyển sinh đầu năm và thống kê số liệu trường, lớp,. không chạy theo thành tích mang tính hình thức, có sơ kết, tổng kết để rút ra kinh nghiệm trong từng đơn vị. - Đăng ký thi đua và báo cáo kết quả đăng ký để cơ quan quản lý cấp trên kịp thời