1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN pps

40 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN 1. Định nghĩa: chính sách tiền tệ (money policy) do NHTW hoạch đinh và thực thi nhawmg o0onr định tiền tệ QG. Nếu NHTW phụ thuộc chính thuộc CP chì nếu có vấn đề lớn đến phải trình Quốc hội hoặc CP. Nếu NHTW là độc lập thì không phải trình CP - Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quả n lý hỗ trợ đồng tiề n của chính phủ hay ngân hàng trung ươ ng để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạ m phát , duy trì ổn định tỷ giá h ố i đ oái , đạt được toàn dụ ng lao độ ng hay tă ng tr ưở ng kinh t ế . Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suấ t nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệ p v ụ th ị tr ườ ng m ở ; qui định mức dự tr ữ b ắ t bu ộ c ; hoặc trao đổi trên thị tr ườ ng ngo ạ i h ố i . Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ pháp định và quản lí dự trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách và cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng đắn quy luật của sản xuất hàng hoá và quy luật lưu thông tiền tệ để tổ chức tốt quá trình chu chuyển tiền tệ. Chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, thực hiện sự kiểm tra có hiệu lực của nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi mô. Chính sách tiền tệ là một hệ thống các biện pháp do ngân hàng trung ương thực hiện nhằm tác động lên mức độ hoạt động kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trung ương ở nhiều nước là kiểm soát lạm phát và giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của nền kinh tế, như mức GDP thực, thất nghiệp và tỉ giá hối đoái. Ở Việt Nam trong thập niên qua, Ngân hàng Nhà nước nhìn chung đã duy trì một chính sách tiền tệ tương đối kiềm chế. Chính sách này đã thành công trong việc giảm lạm phát từ mức ba con số ở cuối thập niên 1980 xuống mức tương đối ổn như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện một số cải cách khu vực tài chính bao gồm việc từng bước tự do hóa lãi suất. Trong khi tiến trình cải cách ngân hàng và tài chính vẫn tiếp tục ở Việt Nam, việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng sẽ biến chuyển, dẫn đến một sự phân bổ tốt hơn các nguồn lực tài chính, cũng như sự cải thiện về hiệu quả chung của chính sách tiền tệ. 4.5.2.Nội dung của chính sách tiền tệ Nội dung của chính sách tiền tệ xét về mặt định tính ta có thể thấy đó là chính sách thắt chặt tiền tệ hoặc chính sách mở rộng tiền tệ. Nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng lạm phát cao đòi hỏi phải thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái thì chính sách tiền tệ cần phải được mở rộng. Về mặt định lượng chính sách tiền tệ cần phản ánh khối lượng tiền tệ cung ứng tăng lên (hay giảm bớt) trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm tiền mặt và chuyển khoản. Để xây dựng các giải pháp tác động và sử dụng các công cụ để vận hành chính sách tiền tệ, nội dụng của chính sách tiền tệ gồm ba bộ phận hợp thành: chính sách cung ứng và điều hòa khối tiền, chính sách tín dụng và chính sách về ngoại hối. 4.5.3.Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ Để vận hành chính sách tiền tệ đạt được như hoạch định, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sau đây và thông qua các công cụ này nhà nước cũng sử dụng các quan hệ tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. *Dự trữ bắt buộc: tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đều bắt buộc phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo một tỷ lệ phần trăm tính trên tổng nguồn vốn huy động. Về cơ cấu mức dự trữ bắt buộc được phép tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi bắt buộc ở ngân hàng trung ương, dự trũ bằng chứng khóan, đấy là công cụ trực tiếp và có hiệu nghiệm. Nếu dự trữ bắt buộc tăng làm cho nguồn vón cho vay của ngân hàng thương mại giảm kéo theo khối tiền tệ giảm. Nếu dự trữ bắt buộc giảm làm cho nguồn vón cho vay của ngân hàng thương mại tăng kéo theo khối tiền tệ tăng. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đến khối tiền tệ và khối tín dụng rất lớn. *Lãi suất: là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh gián tiếp giữa cung và cầu tín dụng. Để phát huy được tác dụng của công cụ lãi suất, cần quán triệt một số điểm có tính ngtắc khi vận dụng công cụ lãi suất: • Lãi suất thực không thể cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quan của nền kinh tế (biểu hiện qua tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội). • Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Phần lớn hơn phải thỏa mãn bù đắp chi phí, thuế, phòng ngừa rủi ro và tiền lãi ngân hàng. • Lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn. Để sử dụng lãi suất tín dụng với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể: • Ổn định lãi suất: tối đa cho tiền gửi và tối thiểu cho tiền vay hoặc tối đa cho tiền vay và tối thiểu cho tiền gửi (nếu muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại. • Thả nổi lãi suất: lãi suất sẽ được thả nổi thông qua thị trường tiền tệ, tuy nhiên với tư cách là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương sẽ tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và tiền vay của ngân hàng thương mại bằng lãi suất tái chiết khấu đểđiều tiết cung-cầu tín dụng, điều tiết khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. Như vậy trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp trong đó cãc ngân hàng thương mại nhạy cảm với cơ chế thị trường, thì lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng trung ương trở thành công cụ linh hoạt để thực hiện chính sách tiền tệ. *Tái chiết khấu: tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc ngân hàng trung ương tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các ngân hàng thương mại hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trên cơ sở các hệ số tín dụng hoặc chứng từ được ngân hàng thương mại chiết khấu trước đây. Tái chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên tiêu chuẩn định lượng và định tính. • Về mặt định lượng: cần xem lại hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương dành cho ngân hàng thương mại có còn hay không. • Về mặt định tính: cần xem xét các hệ số tín dụng và các chứng từ xin tái chiết khấu có lành mạnh hay không và có xứng đáng để được tiếp vốn hay không, chắc chắn rằng trong nghiệp vụ tái chiết khấu ngân hàng trung ương sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, đầu mối cuối cùng để xử lý tín dụng của nền kinh tế. Thông qua lãi suất tái chiêt khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hay tăng mức cung tiền. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế cơ hội cho vay. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu ngân hàng thương mại trong trường hợp này sẽ đi vay rẻ hơn nên có khuynh hướng giảm lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay tăng. Ngoài ra chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ đăc lực trong ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội. Đối với chính sách kích thích xuất khẩu ngân hàng tủng ương sẽ ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu đó. Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã tăng khối lượng tiền cung ứng. Vì vậy, ngân hàng trung ương chỉ có thể chấp nhận tái chiết khấu theo ba điều kện: • Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết. • Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức là chi tiêu tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm. • Bản thân các ngân hàng thương mại đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt. Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, tái chiết khấu có ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Các khản cho vay của ngân hàng trung ương đều được đảm bảo bằng các giáy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán. Công cụ này có tính chất tích cực hơn các biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tac động của qu luật cung cầu. Nhược điểm:Ngân hàng trung ương bị thụ động do yếu tố chủ động vay hay không nằm ở ngân hàng trung ương. *Thị trường mở: là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền hoặc thu hẹp khối tiền của nền kinh tế thông qua việc mua hoặc bán các trái phiếu ngắn hạn. tức là thông qua nghiệp vụ củathị trường mở mà ngân hàng trung ương có thể làm cho “dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống và vì vậy tác động đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối tiền tệ của nền kinh tế. Khi cần, ngân hàng trung ương bán trái phiếu để thu hẹp khối tiền tệ trong trường hợp lạm phát có xu hướng gia tăn. Ngược lại, ngân hàng trung ương mua trái phiếu sẽ khuyến khích mở rộng tín dụng, khối tiền cung ứng tăng, trong trường hợp muốn mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm… Thị trường mở xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 20. Nó là công cụ tác động nhanh, linh hoạt và chủ động. nó có thể hạn chế được những khuyến điểm của công cụ chiết khấu. Tuy nhiên hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông nằm ở tài khoản của ngân hàng. Thị trường mở được xem là một trong những nơi mà ngân hàng trung ương phát hành tiền vào guồng máy kinh tế hoặc rút bớt khối lượng tiền tệ lưu thông. Nếu như chính sách tái chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm thời thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh linh hoạt. *Ấn định hạn mức tín dụng: cho các ngân hàng thương mại là phương pháp kiểm soát khối tín dụng về mặt định lượng. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ phân bố “hạn mức tín dụng” cho mỗi ngân hàng thương mại trên cơ sở số dư tín dụng và vốn tự có của mỗi ngân hàng. Đây là chỉ tiêu số lượng vì vậy nó trực tiếp làm tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của nền kinh tế một khi ngân hàng trung ương tăng hay giảm hạn mức nói trên. *Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái chỉ thực sự cần thiết khi tỷ giá thực tế trên thị trường biến động với biên độ lớn gây phương hại đến lĩnh vực ngoại thương, tín dụng và thanh toán quốc tế. Có nhiều phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau: thay đổi lãi suất, can thiệp ngoại hối, nâng cao hoặc phá giá tiền trong nước… *Can thiệp thị trường vàng và ngoại tệ: khi giá vàng và ngoại tệ trên thị trường biến động lớn thì ngân hàng trng ương sẽ can thiệp trược tiếp bằng cách bán hoặc mua để giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức độ thích hợp, nhờ đó các hoạt động kinh tế tài chính không bị ảnh hưởng xấu Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: • Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. • Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. • Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. • Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. • Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. • Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. [sửa] Thay đổi lãi suất chiết khấu Xem bài chính về lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. [sửa] Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Xem bài chính về dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. [sửa] Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở Xem bài chính về nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. [sửa] Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất . Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày Chính sách tiền tệ của NHNN: 1.Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc NHNN mua bán các loại giấy tờ có giá ngoài thị trường,chủ yếu đó là tín phiếu kho bạc nhằm làm thay đổi cơ số tiền từ đó dẫn đến thay đổi lượng tiền cung ứng.Sở dĩ ngân hàng tiến hành đại bộ phận nghiệp vụ thị trường tự do của mình đối với tín phiếu kho bạc vì loại chứng khoán này có số lượng lớn,lại an toàn,thời hạn thanh toán ngắn. Việc mua bán chứng khoán của NHNN là yếu tố chủ yếu gây nên những biến động về lượng tiền cung ứng. Nếu NHNN mua vào các loại chứng khoán sẽ làm tăng cơ số tiền do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Nếu NHNN bán ra các loại chứng khoán sẽ làm giảm cơ số tiền do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ có thể nói là quan trọng nhất của NHNN trong chính sách tiền tệ của NHNN vì những ưu thế vốn có của nó: -Với công cụ này NHNN có thể kiểm soát toàn bộ nghiệp vụ tự do trên thị trường. -Nhanh chóng và chính xác,có thể điều chỉnh một lượng tiền bất kì bằng việc mua bán chứng khoán. -Với công cụ này,NHNN có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình. -Tiết kiệm được nhiều loại chi phí. 2.Chính sách chiết khấu: Là việc NHNN cho các ngân hàng kinh doanh vay dưới hình thức tái cấp vốn từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.NHNN cho các ngân hàng kinh doanh vay sẽ làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.NHNN kiểm soát việc vay vốn của các tổ chức tín dụng này thông qua lãi suất tái chiết khấu.Nếu NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ dẫn đến việc mở rộng cơ số tiền và từ đó tăng cung ứng tiền còn ngược lại sẽ thu hẹp cơ số tiền và làm giảm lượng tiền cung ứng. Các khoản vay của NHNN cho các ngân hàng thương mại vay gọi là cửa sổ chiết khấu.Các ngân hàng thương mại khi đến vay thường phải chịu 3 khoản phí:thứ nhất là lãi suất chiết khấu,thứ hai là phí về việc phải tuân thủ theo các điều tra của NHNN về khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại,phí về việc có thể bị NHNN từ chối cho vay vì NHNN đang theo đuổi mục tiêu thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Ngoài ra chính sách chiết khấu có tác dụng đối phó với những cơn hoảng loạn tài chính hay các cuộc sụp đổ của các ngân hàng.Khi đó NHNN sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngần hàng vì ngay lập tức có thể dùng tiền dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng vay. Vậy chính sách chiết khấu là một công cụ vô cùng quan trọng,nó không chỉ tác động tới lượng tiền cung ứng mà còn có tác dụng giúp đối phó với các cơn hoảng loạn tài chính.Nhưng với việc sử dụng chính sách này,NHTW thường trở nên bị động vì có thể tăng lãi suất chứ không thể bắt các ngân hàng phải vay tại NHTW. 3.Dự trữ bắt buộc: Là những khoản tiền mà các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản và gửi vào NHTW.Khoản tiền do NHTW qui định và được xác định bằng một tỷ lệ nhất định của lượng tiền gửi tại các ngân hàng,gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau ở các nước và ở mỗi thời kì.Những khoản tiền dự trữ bắt buộc này thì không có lãi. Việc NHTW tăng hoặc giảm dự trữ bắt buộc sẽ tác động tới lượng tiền cung ứng.Với một lượng tiền dự trữ ban đầu,các ngân hàng thương mại có thể tạo ra được một lượng tiền gửi mới lớn gấp nhiều lần thông qua công thức sau: Tiền gửi mới được tạo thành=tiền dự trữ ban đầu*1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc với điều kiện: -Các ngân hàng ko có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đươc qui định. -Tiền gửi mới được tạo ra đều nằm trong hệ thống ngân hàng. Một sự thay đổi trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc kéo theo sự thay đổi về lượng tiền gửi mới được tạo ra và từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng.Ví dụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì lượng tiền gửi mới được tạo ra bằng 10 lần so với lượng tiền dự trữ ban đầu.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% thì từ một lượng tiền dự trữ ban đầu,lượng tiền gửi mới được tạo ra sẽ tăng thêm 20 lần. Ngoài ra dự trữ bắt buộc tác động tới lãi suất cho vay của các ngân hàng.Khi dự trữ bắt buộc tăng lên,các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất cho vay của mình lên,làm cho khả năng cho vay của các ngân hàng giảm và làm giảm lượng tiền cung ứng.Ngược lại khi dự trữ bắt buộc giảm thì lượng tiền cung ứng sẽ tăng lên. Trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW,công cụ dự trữ bắt buộc thường tỏ ra kém phần quan trọng.Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế đầu tư của các DN,làm giảm cạnh tranh của các ngân hàng và giảm lợi nhuận của chúng. Ba công cụ này được các nước phát triển sử dụng một cách có hiệu quả.Tuy vậy ở các nước kém hoặc đang phát triển,các công cụ trên còn chưa thật sự phát huy hết hiệu quả mà trái lại còn nhiều hạn chế.Khi đó các nước có thể sử dụng thêm một vài công cụ khác là kiểm soát hạn mức tín dụng,quản lý lãi suất các ngân hàng 4.Kiểm soát hạn mức tín dụng: Kiểm soát hạn mức tín dụng căn cứ theo tỷ lệ tăng trưởng hay tỷ lệ lạm phát của quốc gia.Ngoài ra còn một số các tín hiệu khác như là tỷ lệ thất nghiệp,tốc độ lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế Từ đó sẽ có qui định hạn mức tín dụng cụ thể đối với các ngân hàng cho phù hợp với mục đích chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế. Để hạn chế việc tạo tiền quá mức,NHNN đưa ra hạn mức tín dụng đối với từng ngân hàng.Trong phần lớn các trường hợp,các hạn mức riêng này sẽ được căn cứ vào tỷ lệ cho vay của nó trong quá khứ trên tổng lượng tiền cho vay của hệ thống ngân hàng.Các ngân hàng thương mại không được cho vay quá hạn mức tín dụng đã qui định. Hạn mức tín dụng là công cụ quan trọng được NHNN sử dụng khi các công cụ trên tỏ ra kém hiệu quả.Tuy vậy việc qui định hạn mức tín dụng sẽ làm lãi suất thị trường tăng,giảm cạnh tranh của các ngân hàng,ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp,hơn nữa còn tạo ra những thị trường tài chính ngầm ngoài kiểm soát của NHTW 5.Quản lý lãi suất của các ngân hàng: Các công cụ trên của chính sách tiền tệ đều tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng,đặc biệt đó là chính sách chiết khấu.Khi các công cụ trên còn chưa phát huy hiệu quả,NHTW sử dụng một công cụ khác đó là quản lý lãi suất của các ngân hàng,từ đó điều tiết lượng tiền cung ứng.Để bảo vệ lợi ích các ngân hàng,NHNN sẽ qui định mức lãi suất huy động tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu.Ngược lại để bảo vệ lợi ích của người dân,NHNN sẽ qui định lãi suất cho vay tối đa và lãi suất huy động tối thiểu.NHNN muốn kiểm soát lãi suất,bởi nó là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng,ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy việc sử dụng công cụ này làm giảm đi tính cạnh tranh của các ngân hàng.Ở các nước phát triển,họ dần hướng đến một cơ chế tự do hoá lãi suất của các ngân hàng. Theo mình trong nền kinh tế hậu khủng hoảng tức là đang hướng đến việc tăng trưởng kinh tế,chính sách tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng.NHNN sẽ áp dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ,giải ngân vốn,kích thích tăng trưởng kinh tế.Ngoài ra đi kèm theo là các gói kích thích kinh tế,ví dụ ở việt nam tổng cộng là 143000 tỷ đồng,Mỹ là 787 tỷ đô la,châu á là 1000 tỷ đôla,trung quốc gần 600 tỷ đôla những khoản tiền này sẽ được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách,dự trữ,trái phiếu. CHÍNH SÁCH TIÊN TỆ VN: Trước hết là vấn đề tăng lãi suất cơ bản 8%.Kích thích tăng trưởng tức là kích về cầu và kích về lượng.Mình cho rằng đây là một quyết định rất sáng suốt và kịp thời của NHTW. Thứ nhất tăng lãi suất cơ bản khiến mặt bằng lãi suất tăng cao,giảm tăng trưởng tín dụng,góp phần giảm nguy cơ lạm phát.Thứ 2 tăng lãi suất cơ bản giúp việc huy động vốn bù thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ trở nên dễ dàng hơn,cũng giúp chặn lạm phát do thâm hụt ngân sách,hiện giờ theo báo cáo thâm hụt khoảng 6,5%GDP.Thứ 3,hiện giờ khoản tiền kích cầu lần 1 của chính phủ đã vực dậy được nền kinh tế,tuy chưa hoàn toàn,vả lại nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại do rất nhiều nguyên nhân.Trong đó phải kể đến 1 nguyên nhân đó là khoản tiền kích thích kinh tế cả 2 đợt ước tính 143000 tỷ đồng sẽ có nguy cơ gây lạm phát nghiêm trọng nếu ko có biện pháp phòng ngừa.Vì thế NHTW đã tăng lãi suất cơ bản như 1 biện pháp đối phó trước tiên. Bạn thấy đấy,chính phủ vẫn quyết định kích thích kinh tế,nhưng là trung dài hạn còn ngắn hạn đã ngưng cũng là muốn hướng đến mục tiêu tăng trưởng trong lâu dài,đây cũng là cách đối phó lạm phát.Đúng như nhiều chuyên gia nhân định ko nên hỗ trợ ngắn hạn.Kích thích kinh tế hiện giờ là kích vào những nơi chưa được kích trong lần 1.Đó là nông nghiệp,đầu tư mua vật tư máy móc,tạo việc làm,mở rộng sản xuất,tăng sản lượng. Tuy vậy hiện giờ là thời điểm cực kì nhạy cảm,cuối năm nhu cầu sẽ tăng cao,giá nguyên liệu thế giới đang tăng do nhiều nước đã bắt đầu hồi phục,lượng kiều hối đổ về cuối năm cũng tăng,giá vàng,giá dầu hàng trăm nguyên nhân có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.Vì vậy gói kích thích kinh tế nên thật sự thận trọng. Mình xin nói thêm việc tăng lãi suất cơ bản của NHTW đi kèm việc giảm biên độ tỷ giá từ 5%- >3%,thêm nữa lại bơm 2 tỷ usd để bình ổn tỷ giá,nhằm làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu đỡ sốt,như 1 cách đối phó lạm phát.Tỷ giả chính thức giờ đã hơn 18600 và gần sát giá chợ đen,tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng giảm còn trên 17500.Ngoài ra cách làm này khiến doanh nghiệp và người dân bớt găm ngoại tệ vì lo sợ mất giá,càng làm tăng cung ngoại tệ,tỷ giá càng ổn định.Hơn nữa NHTW lại yêu cầu các DN nhà nước còn ngoại tệ phải bán lại cho NHTW. Đó là những gì mà chính phủ đang thực hiện đối phó với lạm phát đó! Còn vấn đề Nhật bản,họ giảm phát bởi nhu cầu đã giảm mạnh,CPI giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 38 năm qua.Bởi vì người dân đang thắt lưng buộc bụng do tình trạng thất nghiệp gia tăng,sản lượng giảm nên các công ty buộc cắt giảm nhân công.Nhiều hãng điện tử nổi tiếng như Sony đang phải khuyến mãi để kích thích nhu cầu mà dường như chưa có mấy tín hiệu tốt.Thêm vào đó đồng Yên tăng giá càng làm giảm xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. S: " đồng yên tăng giá càng làm giảm nhập khẩu của nền kt lớn thứ 2 thế giới" nhưng theo mình thì nếu đồng yên tăng giá thì tỷ giả của đồng của tiền ngoại tệ khác so với yên sẽ giảm có nghĩa là với một lượng tiền nhưng có thể mua được nhiều hàng hơn trước vậy thì phải tăng nhập khấu chứ  giảm xuất khẩu của Nhật còn tạo điều kiện cho nhập khẩu tại sao Các Ngân hàng vẫn phải tiếp tục nâng lãi suất lên đến mức 10.49% (10.5% là max)/năm để huy động vốn? Tức là Ngân hàng thưong mại đang khát vốn, vậy sao ngân hàng nhà nước không tiếp tục nâng lãi suất cơ bản lên, hoăc thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế? Đó là NHTW đang thắt chặt tiền tệ,muốn giảm lượng tiền cung ứng.Lãi suất cơ bản tăng sẽ tác động tới các lãi suất khác như chiết khấu,tái chiết khấu,lãi suất trái phiếu,tín phiếu,huy động,cho vay Tức là NHTW muốn VND đỡ mất giá,giảm áp lực lạm phát,hoặc có thể đề phòng trước về lạm phát.Theo mình nghĩ,việc tăng hay giảm lãi suất cơ bản cần phải căn cứ vào lượng tiền cần lưu thông,bám sát tín hiệu thị trường chứ ko phải cứ muốn tăng lên bao nhiêu cũng đc.Nền kinh tế sẽ khủng hoảng nhanh chóng.Chỉ đơn cử 1 ví dụ.DN vay vốn NH thời điểm trước khi tăng lãi suất cơ bản là 12% nhé.Khi lãi suất cơ bản được tăng lên 8%/năm,DN chịu lãi suất tín dụng NH là 14%,hiển nhiên là DN sẽ giảm đầu tư,GDP giảm >nhân công sẽ bị sa thải bớt,làm tổng cầu bị giảm.NH huy động nhiều vốn nhưng nó bị ứ đọng thì sẽ rất là nguy hiểm,ko đẩy đc tín dụng ra,nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm đi,số tiền nhàn rỗi có thể lại bị dùng vào đầu tư tài chính Ngoài ra DN vay vốn hỗ trợ lãi suất cũng sẽ trở nên khó khăn vì bỗng nhiên phải vay với lãi suất cao gấp nhiều lần khi ngừng hỗ trợ lãi suất! Còn về việc thay đổi dự trữ bắt buộc,ý bạn là giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng cung ứng tiền á? Như vậy thì thắt chặt tiền tệ làm gì nữa!1 sự giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể khiến lãi suất của NH giảm,cả lãi suất huy động và cho vay và ngược lại! Chính sách tiền tệ 2010: Mục tiêu tăng trưởng sẽ chiếm ưu thế? Lao Động số 45 Ngày 01/03/2010 Cập nhật: 8:51 AM, 01/03/2010 Nếu nền kinh tế càng ngày càng ổn định hơn thì NHNN cần sử dụng nhiều hơn những công cụ của chính sách tiền tệ thay vì những biện pháp hành chính. (LĐ) - Trước những thành quả, cũng như những thách thức mà NHNN đang phải đối phó, TS Nguyễn Trí Hiếu có nhiều suy nghĩ về vị thế và vai trò của NHTƯ Việt Nam. Lao Động có cuộc trò chuyện với ông về vấn đề này. TS Nguyễn Trí Hiếu là chuyên gia có hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại Đức và Hoa Kỳ. Ông đã từng làm luận án tiến sĩ tại University of Munich (Đức) về sự vận hành và tiến trình quyết định của các ngân hàng trung ương (NHTƯ) tại Nam và Đông Nam Châu Á. - NHNN tuyên bố sẽ điều hành CSTT trong năm 2010 đáp ứng hai mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát. Với hai mục tiêu có phần trái ngược nhau như vậy NHNN có thể đạt được không? - Mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát là hai mục tiêu phải được thực hiện song hành về lâu dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn bị đe doạ bởi những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, hai mục tiêu này có khả năng xung đột nhau vì kích thích tăng trưởng là phải tăng cung tiền và dễ đưa đến tỉ lệ lạm phát cao. Và ngược lại, để kiềm chế lạm phát, cung tiền phải được kiểm soát chặt chẽ đưa đến sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2009, NHNN đã thành công trong việc kích thích tăng trưởng ở mức 5,3%, trong khi kiềm chế lạm phát ở mức 6,5%. Sang năm 2010, NHNN có khả năng đáp ứng cả hai mục tiêu, nhưng mục tiêu tăng trưởng có thể sẽ chiếm ưu thế vì tình hình kinh tế thế giới sẽ biến chuyển thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho VN tăng trưởng nhanh hơn so với năm ngoái. Để đạt mức tăng trưởng 6,5% cho 2010, có lẽ chúng ta phải chấp nhận một mức độ lạm phát cao hơn 7%. Một mức lạm phát 7-9% có thể chấp nhận được. - Có một số ý kiến cho rằng thời gian qua, đặc biệt từ cuối năm 2008 đến nay, NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp hành chính trong điều hành. Ý kiến của ông về vấn đề này? - Nền kinh tế nào cũng phải có vai trò điều tiết của nhà nước, nhất là trong bối cảnh của VN - một đất nước đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2009, khi kinh tế VN nói chung, hệ thống NH nói riêng phải đương đầu nhiều khó khăn, thách thức gay gắt do tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái của kinh tế thế giới. Trong một số tình huống có nguy cơ dẫn đến tính khủng hoảng, NHNN cần mạnh tay can thiệp bằng những biện pháp hành chính. Tuy nhiên, sau cơn khủng hoảng, NHNN nên nới lỏng và sử dụng cơ chế thị trường để điều tiết thị trường. Biện pháp hành chính tăng LSCB từ 7% lên 8% vào tháng 11 năm ngoái và giữ đến nay bị coi như là một trong những nguyên nhân làm suy giảm khả năng huy động vốn của các NHTM và do đó suy giảm tính thanh khoản trên toàn thị trường tài chính. Thay vì sử dụng LSCB, NHNN có thể điều tiết lãi suất qua nghiệp vụ thị trường mở qua việc bán ra hay mua vào những chứng từ có giá và do đó rút vào hay bơm ra một lượng tiền cần thiết để điều chỉnh cung tiền và cùng với đó đạt được mức lãi suất chỉ đạo. Trong năm 2010 nếu nền kinh tế càng ngày càng ổn định hơn thì NHNN cần sử dụng nhiều hơn những công cụ của CSTT thay vì những biện pháp hành chính, như nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc để điều tiết cung tiền. - Các quyết định của NHNN sẽ tác động đến giá cả. Vì vậy, quá trình ra quyết định thường được giữ bí mật. Thị trường trông đợi gì ở NHNN? - NHNN VN đang tiến dần đến một mô hình một NHTƯ của một nền kinh tế trưởng thành. Ngày trước một số chỉ tiêu tài chính được xem là bí mật quốc gia, thì ngày nay đã được công khai hóa. Tuy nhiên, thị trường tài chính chờ đợi ở NHNN một sự trong suốt hơn trong CSTT qua việc công bố những chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về cung tiền, mức lãi suất, tỉ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối. Việc công khai hoá những chỉ tiêu này không những tạo sự an tâm của thị trường về CSTT của NHNN mà còn giúp thị trường dự đoán chính xác hơn những biện pháp của NHNN. - Những khó khăn, thách thức nào mà NHNN sẽ phải đương đầu năm 2010. Theo ông, vấn đề gì cần phải được xử lý ngay để hỗ trợ NHNN thực hiện tốt được vai trò của mình với nền kinh tế? - Sang năm 2010, chúng ta đã vượt qua khỏi đáy của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt, nhiều quốc gia vẫn có độ tăng trưởng âm hoặc rất thấp và nhiều quốc gia đã trở lại chế độ bảo hộ mậu dịch, tiếp tục gây khó khăn cho hàng xuất khẩu VN. Nhiều DN trong nước tiếp tục gặp khó khăn, doanh thu suy giảm, hàng tồn kho ứ đọng, hạn chế hay mất khả năng trả nợ NH. Chính vì những rủi ro tiếm ẩn đó, NHNN nên tăng cường giám sát chất lượng tài sản cho vay của các tổ chức tín dụng, để giúp các ngân hàng kịp thời phát hiện rủi ro tín dụng và có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Chính sách tiền tệ đa mục tiêu Những ý kiến của ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nêu bối cảnh việc thực hiện nhiệm vụ "đa mục tiêu" của chính sách tiền tệ thời gian tới. Ngày 20/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: chính sách tiền tệ cần linh hoạt nhằm đảm bảo tăng trưởng 6,5%, không để lạm phát cao, đẩy mạnh xuất khẩu và phải giảm nhập siêu TS Võ Trí Thành: Có thể nói vào cuối 2009 đến đầu 2010, kinh tế thế giới phục hồi và còn bất định với hàm nghĩa rủi ro. Đầu năm 2010, IMF nói rằng tăng trưởng thế giới khoảng 4,1%, hồi phục có vẻ chưa chắc chắn: Một loạt sự đổ vỡ ở Dubai vào cuối năm ngoái; 200 ngân hàng sụp đổ; hệ thống tài chính vẫn được nhận định còn tiềm ẩn rủi ro. Một vấn đề đặt ra trên cả toàn thế giới là tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ này ngày càng tăng lên và rất khó có thể giảm. Về Việt Nam, các nhìn nhận về kinh tế vĩ mô từ ba bốn tháng trở lại đây có nhiều thay đổi. Nếu nhìn vào tăng trưởng thì đều dự báo là 6,5 và đa số thận trọng là 5,5 - 6%. Để hài hòa giữa tăng trưởng và lạm phát, cần minh bạch trong nguồn vốn và chính sách; phối hợp chặt chẽ giữa lãi suất - tỷ giá và tín dụng; can thiệp vĩ mô khi cần thiết. Nếu giải quyết được những mối quan hệ trên thì sẽ có khả năng kiềm chế được lạm phát. [...]... động của chính sách tiền tệ nước ta Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi đúng hướng Đó là nhận định của ông Hisatsugu Furukawa, Chuyên gia Chính sách tiền tệ, Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc trao đổi với chúng tôi về xung quanh chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua Theo ông, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 có những điểm hạn chế gì? Chính. .. trưởng của Việt Nam, bởi khi đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2010, thì chính sách tài khóa, tiền tệ không thể thắt chặt quá mức Đây chính là mặt trái của chính sách Nhưng dù sao dự báo vẫn là dự báo Vấn đề ở đây là cách xử lý của Chính phủ trước tình hình Khi đưa ra mục tiêu tăng trưởng này, Chính phủ cũng đã cân nhắc về chính sách tài khóa, cung tiền trong năm 2010 và nói chung các chính sách. .. gây khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ Đó là việc cân bằng lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, giữa lãi suất và tỷ giá, giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó đặc biệt lưu ý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp Trong điều hành chính sách tiền tệ thì có một vấn đề khó khăn, đó là cân bằng lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ để làm sao người dân tin vào đồng nội tệ Chúng ta phải rất thận... dài hạn DỰ TRỮ BẮT BUỘC Bốn công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước SanOTC- NHNN là cơ quan có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ nhằm đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong việc điều hành chính sách tiền tệ NHNN thường sử dụng bốn công cụ chính nhằm đạt được các mục đích của mình Công cụ thứ nhất: lãi suất chiết khấu... Nam đã gặp những khó khăn gì khi ra quyết định đối với các chính sách tiền tệ, thưa ông? Để điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước cần phải có một thị trường tiền tệ hoạt động đầy đủ Nhưng thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển tốt và Ngân hàng Nhà nước đã gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trên thị trường Giới hạn về chủng loại... định chính sách tiền tệ phải đối mặt để ngăn chặn Điều tiết mức cung tiền là nội dung cơ bản và cũng là quan trọng nhất của chính sách tiền tệ Thông qua các công cự khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, … NHNN tác động điều tiết mức cung tiền nhằm ổn định tiền tệ, tác động vào nên kinh tế hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô Vai trò to lớn và ngày càng rõ rệt của. .. của Việt Nam chưa đáp ứng kịp với nhu cầu trong nước, vì vậy, chúng ta cần thận trọng, tránh để xảy ra tình trạng tái phát và nhập khẩu lớn Ông có bình luận gì về chính sách nới lỏng tiền tệ gần đây của Ngân hàng Nhà nước? Chính sách nới lỏng tiền tệ cho thấy Ngân hàng Nhà nước có khả năng có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt Chuyển từ mục tiêu kiềm chế lạm phát, tốc độ thay đổi chính. .. toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày, cho rằng: chính sách tài chính - tiền tệ năm 2009 đã tạo kết quả tích cực cho tăng trưởng kinh tế và thực hiện dự toán thu chi ngân sách, trong đó, số thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán Việc thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế tuy có làm giảm số thu ngân sách của nhiều... mà NHNN (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền. .. vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ Tác động của dự trữ bắt buộc Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dữ trữ trong hệ thống ngân hàng), cácữa tiền mặt . chính, cũng như sự cải thiện về hiệu quả chung của chính sách tiền tệ. 4.5.2.Nội dung của chính sách tiền tệ Nội dung của chính sách tiền tệ xét về mặt định tính ta có thể thấy đó là chính sách. xung quanh chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua. Theo ông, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 có những điểm hạn chế gì? Chính sách tiền tệ của Ngân hàng. sách cung ứng và điều hòa khối tiền, chính sách tín dụng và chính sách về ngoại hối. 4.5.3.Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ Để vận hành chính sách tiền tệ đạt được như hoạch định, ngân

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w