Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kyung-Việt
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 3
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG 3
1) Những lý luận cơ bản về tiền lương 3
1.1) Khái niệm về tiền lương 3
1.1.1) Tiền lương 3
1.1.2) Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 4
1.1.3) Tiền lương và lạm phát 5
1.2) Yêu cầu của tổ chức tiền lương 5
1.3) Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương 6
2) Các chế độ tiền lương 7
2.1) Chế độ tiền lương chức vụ 7
2.1.1) Khái niệm 7
2.1.2) Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ: 8
2.2) Chế độ tiền lương cấp bậc 9
2.2.1) Khái niệm 9
2.2.2) Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc 9
2.2.3) Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc 9
2.2.3.1) Một số khái niệm 9
2.2.3.2) Xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc 12
2.2.3.3) Mức tiền lương 12
II) NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 13
Trang 21 Khái niệm về quản lý tiền lương 13
2 Ý nghĩa của công tác quản lý tiền lương 13
3 Nội dung của quản lý tiền lương 15
3.1) Các nguyên tắc trả lương 15
3.2) Hình thức trả lương theo sản phẩm 15
3.2.1) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp 16
3.2.2) Trả lương sản phẩm tập thể 17
3.2.3) Trả lương sản phẩm khoán 18
3.2.4) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp 19
3.2.5) Trả lương sản phẩm có thưởng 19
3.2.6) Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 20
3.3) Hình thức trả lương theo thời gian 22
3.3.1) Trả lương theo thời gian đơn giản 22
3.3.2) Trả lương theo thời gian có thưởng 23
3.3.3) Trả lương làm thêm giờ 23
3.3.4) Trả lương làm việc vào ban đêm 25
3.4) Tiền thưởng 26
3.5) Quỹ tiền lương 27
3.5.1) Khái niệm 27
3.5.2)Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: 27
3.5.3) Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quỹ tiền lương 28
3.5.4) Tính quỹ lương: 28
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KUNG-VIET 30
I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 30
Trang 31 ) Quá trình hình thành, phát triển của công ty 30
2) Cơ cấu tổ chức bộ máy 31
3) Chức năng nhiệm vụ 34
3.1) Chức năng: 34
3.2) Nhiệm vụ: 34
4) Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh của công ty 35
4.1) Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của công ty 35
4.2 ) Đặc điểm về sản phẩm của công ty 35
4.3) Đặc điểm về lao động của công ty 36
4.4) Đặc điểm về Quy trình sản xuất sản phẩm 39
II) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 40
III) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 41
1) Tiền lương 41
1.1)Thang bảng lương công ty đang áp dụng 41
1.2) Các chế độ phụ cấp lương đang áp dụng trong công ty 46
1.2.1 ) Phụ cấp an toàn viên: 46
1.2.2) Tiền ăn: 46
1.2.3) Phụ cấp thai sản: 46
1.2.4) Phụ cấp ốm đau 47
1.2.5) Phụ cấp thâm niên: 47
1.2.6) Phụ cấp học nghề: 48
1.2.7) Phụ cấp trách nhiệm: 48
1.2.8) Phụ cấp Bảo Hiểm Xã Hội 49
1.3 ) Tiền thưởng 49
1.4) Tạm ứng : 49
1.5 Quy chế trả lương 50
1.5.1) Cơ cấu Quỹ tiền lương công ty: 50
1.5.2 ) Thanh toán lương 51
Trang 42) Các hình thức trả lương tại công ty 52
2.1) Trả lương theo hình thức quỹ lương khoán 52
2.1.1) Trả lương theo quỹ lương khoán cho đội Bảo Vệ 52
2.1.2) Đáng giá việc áp dụng trả theo lương khoán cho cả đội Bảo Vệ 54
2.2) Lương khoán theo sản phẩm : 56
2.2.1) Lương vào chuyền: 60
2.2.2) Lương điều chuyển : 60
2.2.3) Lương nghỉ phép: 60
2.2.4) Lương giờ con bú: 60
2.2.5) Lương thử việc : 61
2.2.6) Lương học nghề: 61
2.2.7) Đánh giá về tình hình trả lương khoán theo sản phẩm 65
3) Hình thức trả lương theo thời gian: 65
3.1) Trả lương theo thời gian 65
3.2) Đánh giá về tình hình trả lương theo thời gian tại công ty 66
IV ) ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN Quả lý các hình thức TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG_VIỆT 70
1) Những mặt đạt được: 70
2) Hạn chế tồn tại 71
3) Nguyên nhân 72
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG_VIỆT 73
I) MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 73
1) Mục tiêu phát triển của công ty 73
2) Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh 74
2.1) Chiến lược phát triển thị trưởng 74
2.2) Chiến lược đầu tư phát triển đổi mới công nghệ 75
Trang 53) Quan điểm về tiền lương tại công ty may liên doanh Kyung_Việt 76
II) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 77
1) Hoàn thiện công tác trả lương cho đội bảo vệ 78
2) Hoàn thiện công tác phân tích công việc trong công ty 78
3) Hoàn thiện các tiêu chí đánh gía thực hiện công việc 84
4) Hoàn thiện công tác tiền thưởng 89
5) Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm: 91
6) Tăng năng suất lao động 92
7) Xem xét kỹ lưỡng Quy định của pháp luật để xây dựng cơ chế trả lương phù hợp trong công ty 92
8) Quan điểm và ý kiến của người lao động 93
9) Khả năng chi trả của công ty: 94
10) Mở rộng thị trường xuất khẩu 95
11) Một số giải pháp khác : 95
LỜI KẾT 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mạithế giới WTO, ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với những thách thức,đặc biệt là áp lực cạnh tranh Tình trạng thiếu hụt lao động dẫn đến tranhgiành lao động trong nội bộ ngành đang ngày càng trầm trọng vì nguồn nhânlực của dệt may Việt Nam vừa thiếu lại chịu sự cạnh tranh của các ngànhcông nghiệp khác đang phát triển rất mạnh mẽ Mà tiền lương luôn là mốiquan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu
tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làmviệc, cơ hội thăng tiến đây là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy khuyếnkhích họ tích cực làm việc nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượnglao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì ổn định được nguồn nhân lựccho doanh nghiệp mình
Công ty May liên doanh Kyung-Việt là một công ty mới thành lập lại
có các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu công nghiệp phố nối A nên việcxác định đúng mức độ đóng góp của người lao động để đảm bảo sự công bằng
và hiệu quả trong quá trình trả lương là cần thiết Vì vậy việc xây dựng cơ chếtrả lương cho người lao động nhằm đảm bảo trả lương đúng với số lượng vàchất lượng lao động mà họ đóng góp là rất quan trọng
Trong thời gian thực tập tại phòng Hành Chính Nhân Sự công ty mayliên doanh Kyung-Việt là bộ phận thực hiện hoạt động quản lý các hình thứctrả lương từ đó tính toán tiền lương cho người lao động trong toàn công ty,
em đã nhận thấy công tác trả lương tại công ty về cơ bản có rất nhiều ưu điểm
tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế Do đó em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kyung-Việt”
Trang 7nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các hình thứctrả lương tại công ty.
- Mục đích và nhiệm vụ nghên cứu
+ Mục đích nghiên cứu: phân tích về thực trạng công tác trả lương tạicông ty từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận chung vềtiền lương, từ đó nắm rõ được ưu, nhược điểm của các hình thức trả lương để
áp dụng vào thực tế của công ty đạt hiệu quả cao,
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác trả lương tại công ty + Phạm vi nghiên cứu: phòng Hành Chính Nhân Sự, phòng kỹ thuật
và các phân xưởng sản xuất trong doanh nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong chuyên đề thực tập này gồm: phươngpháp phân tích, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp đánh giá để vạch
rõ bản chất của công tác trả lương Số liệu được lấy từ các báo cáo chính thứccủa phong Hành Chính Nhân Sự
- Kết cấu nội dung nghiên cứu
Ngoài mở đầu, mục lục, danh mục bảng, sơ đồ, danh mục tài liệu thamkhảo, chuyên đề này được trình bày thành 3chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về tiền lương và quản lý tiền lương Chương II: Phân tích đánh gía thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kuyng-Viet.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty
Trang 8CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
1) Những lý luận cơ bản về tiền lương
1.1) Khái niệm về tiền lương
mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự
xã hội - đó là quan hệ xã hội
Trong hoạt động kinh doanh, tiền lương là một phần chi phí cấu thànhchi phí sản xuất – kinh doanh Do đó tiền lương luôn cần được tính toán vàquản lý chặt chẽ Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trìnhlao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu và có ảnh hưởng trực tiếp tới mứcsống của đại đa số lao động trong xã hội Tiền lương cao tạo động lực chongười lao động nâng cao trình độ và khả năng lao động của mình
Vậy tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sửdụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thờigian lao động nhất định
a)- Vai trò của tiền lương
+ Tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó còn trở thànhphương tiện tạo ra giá trị mới, là nguồn khích thích sự sáng tạo, sức sản xuất,năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra các gía trị gia tăng
Trang 9+ Khích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động Khinăng suất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng tạo nguồn phúc lợicủa doanh nghiệp Từ đó làm tăng thu nhập và tăng ích lợi cho người laođộng
b)- Chức năng của tiền lương
- Là thước đo giá trị sức lao động: thông qua những tiêu chuẩn:
+ Mức độ phức tạp của công việc
+ Tính chất kinh tế của công việc
+ Các yêu cầu đối với người lao động như: năng lực phẩm chất, trình
độ tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ
- Chức năng tái sản xuất sức lao động
- Chức năng khích thích sản xuất : tiền lương là một động lực quantrọng để người lao động không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề củamình nhằm nâng cao hiệu quả làm việc từ đó được tăng lương Do đó sản xuấtkhông ngừng được mở rộng và hiệu quả
- Chức năng tích luỹ : Đảm bảo cho người lao động khi hết tuổi laođộng, khi gặp rủi ro vẫn có thể ổn định được đời sống thông qua khoán tíchluỹ, từ tiền lương dưới hình thức Bảo hiểm xã hội hoặc các tài khoản tiết kiệm
1.1.2) Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả chongười lao động
Tiền lương thực tế là số lượng các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế đượcthể hiện qua công thức sau:
Itltt =Itldn : Igc
Trong đó : Itltt : tiền lương thực tế
Itldn : tiền lương danh nghĩa
Trang 10Igc : chỉ số giá cảNhư vậy ta thấy nếu giá cả tăng lên thì ảnh hưởng tới tiền lương thực
tế Mà tiền lương thực tế là mối quan tâm của người dân lao động vì nó ảnhhưởng tới mức sống của họ Do đó tiền lương thực tế là đối tượng quản lýtrực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương, và đời sống
Như vậy tiền lương và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lạmphát làm cho tiền lương thực tế giảm, mức sống của người lao động giảm do
đó đòi hỏi phải tăng tiền lương danh nghĩa Tiền lương tăng lại gây ra tănglạm phát Do đó, việc ổn định và đảm bảo tiền lương không tách rời kiểm soátlạm phát
1.2) Yêu cầu của tổ chức tiền lương.
+ Đảm bảo tái sản xuất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người lao động Nhằm đảm bảo và thực hiện đúng chức năng và vaitrò của tiền lương trong đời sống xã hội
+ Nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quảkinh doanh Đồng thời đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển vànâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động
+ Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu và phải rõ ràng
+ Tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời làm tăng hiệuquả của hoạt động quản lý, đặc biệt là quản lý tiền lương
Trang 111.3) Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương.
Việc thực hiện chế độ tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Làm công việc gì chức vụ gì phải hưởng lương theo chức vụ đó,công việc đó thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể
Đối với công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ sở
để xếp lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đối với viên chức là tiêu chuẩnnghiệp vụ chuyên môn, đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩnxếp hạng doanh nghiệp theo độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Đối với những người lao động làm các nghành nghề khác nhau trongnền kinh tế phải có chính sách về tiền lương khác nhau nhằm đảm bảo sựcông bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động dựa trên những cơ
sở sau:
a) Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi nghànhkhác nhau là khác nhau
b) Điều kiện lao động
Điều kiện lao động khác nhau có ảnh hưởng tới mức hao phí sức laođộng khác nhau trong quá trình làm việc
c) Ý nghĩa kinh tế của mỗi nghành trong nền kinh tế quốc dân
Thực hiện sự phân biệt này thường rất đa dạng, có thể thông qua tiềnlương cụ thể là thang bảng lương, hoặc các loại phụ cấp khuyến khích
d) Sự phân bố theo khu vực sản xuất
Để khuyến khích người lao động làm việc ở các vùng xa xôi hẻo lánh,vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, phải có những loại phụ cấp ưu đãi thoảđáng
Trang 12+ Việc trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo cácnghĩa vụ đối với nhà nước, không được thấp hơn mức quy định hiện hành.
+ Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tăng tiền lương bìnhquân
Trong doanh nghiệp, tăng tiên lương dẫn đến tăng chi phí sản xuấtkinh doanh, tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí sản xuất cho từngđơn vị sản phẩm Một doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả chi phínói chung cũng như chi phí cho một đơn vị sản phẩm nói riêng giảm đi, tứcmức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn mức giảm chi phí
do tăng năng suất lao động
2) Các chế độ tiền lương.
2.1) Chế độ tiền lương chức vụ.
2.1.1) Khái niệm.
“Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước
mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanhnghiệp áp dụng để trả lương cho lao động quản lý”1
Chế độ tiền lương chức vụ là chế độ tiền lương mà trước tiên đánh giámột cách khách quan về gía trị của bản thân chức vụ, sau đó căn cứ vào kếtquả đánh giá này để đưa ra mức lương tương ứng với chức vụ do nhân viênđảm nhận chức vụ đó.gồm:
+ Chế độ tiền lương chức vụ loại hình đơn nhất
+ Chế độ tiền lương chức vụ loại hình tồn tại song song
Tuỳ theo từng chức vụ mà người lao động đảm nhiệm mà có các yêucầu về trình độ chuyên môn, kiến thức khác nhau:
1 giáo trình kinh tế lao động_ trang 177
Trang 13VD : Kiến thức cần cho từng nhóm người (%)
2.1.2) Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ:
+ Xác định chức danh của lao động quản lý Thường có:
- Chức danh lãnh đạo quản lý
- Chức danh chuyên môn kỹ thuật
Mức lương bậc một bằng mức lương tối thiểu trong nền kinh tế nhânvới hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu
Mức lương của các bậc còn lại được xác định bằng mức lương bậc mộtnhân với hệ của bậc lương tương ứng
2.2) Chế độ tiền lương cấp bậc
Trang 14Để trả lương cho người lao động công bằng và đúng đắn thì phải căn
cứ vào hai mặt: số lượng và chất lượng của lao động Số lượng lao động thểhiện qua mức hao phí thời gian lao động dùng để sản xuất ra sản phẩm trongmột khoảng thời gian ví dụ: số giờ lao động trong ngày, số ngày lao độngtrong tuần Chất lượng lao động là trình độ lành nghề của người lao độngthể hiện ở trình độ giáo dục đào tạo, kinh nghiệm kỹ năng Năng suất laođộng và hiệu quả làm việc tỷ lệ thuận với chất lượng lao động
2.2.2) Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc
+ Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các nghành nghề một cáchhợp lý
+ Bố trí và sử dụng công nhân một cách thích hợp với khả năng vềtrình độ lành nghề và khả năng sức khoẻ của người lao động, tạo cơ sở xâydựng kế hoạch lao động
+ Khuyến khích và thu hút người lao động làm việc ở những vùng kinh
tế khó khăn, trong những nghành có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại
2.2.3) Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc.
Trang 15ứng khác nhau” 2
Theo thông tư số 14/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 và thông tư
số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao Động Thương Binh
Xã Hội thì: thang lương, bảng lương phải bảo đảm mức lương thấp nhất đốivới lao động làm nghề, công việc đòi hỏi phải qua học nghề cao hơn ít nhất7% so với mức lương tối thiểu, chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề trongcùng một nghạch lương thấp nhất bằng 5% mức lương của nghề, công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất bằng 5% so với công việc
có điều kiện lao động bình thường Thang lương, bảng lương là thang gía trị
về mặt lao động của các chức danh, công việc trong công ty Thông qua thanglương, bảng lương người lao động có cơ sở để thoả thuận ký hợp đồng laođộng, biết được quá trình tăng lương, nâng bậc lương, và lên nghạch lương
Từ đó khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao để phấn đấu đạt tới bậc lương cao hơn
Thang lương có vai trò rất quan trọng Nó giúp cho doanh nghiệp cóđược cơ sở để:
+ Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng
+ Xác định đơn gía tiền lương, thực hiện chế độ tiền lương theo thoảthuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể
+ Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trả lương cho ngườilao động tránh gây ra xung đột, tranh chấp quyền lợi của hai bên
- Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân
- Hệ số lương chỉ rõ công nhân ở một bậc nào đó trong thang bảnglương được trả cao hơn so với công nhân bậc 1 bao nhiêu lần
2 giáo trình kinh tế lao động_ trang 168
Trang 16Hệ số tăng tuyệt đối của hệ số lương:
Trong đó: Htgd : hệ số tăng tương đối
Htd : hệ số tăng tuyệt đối
Hn-1 : hệ số lương bậc n-1
- Xây dựng thang lương bảng lương trong doanh nghiệp:
Bước 1: phân tích công việc
+ Thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụngtrong doanh nghiệp
+ Xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từngchức danh công việc đồng thời xác định các yêu cầu về chuyên môn, trình độhọc vấn, thể chất, kiến thức kỹ năng và điều kiện làm việc của từng công việc
Bước 2: Đánh giá giá trị công việc
Xác định những vị trí công việc tương tự nhau để tập hợp thành từngnhóm làm cơ sở xác định thang lương bảng lương cho mỗi nhóm
Các bước đánh gía giá trị công việc:
+ Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc.Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc
+ Lựa chọn các vị trí để đánh gía
+ Đánh giá và cho điểm Xác định thang điểm các yếu tố phù hợpvới từng công việc
Trang 17+ Cân đối thang điểm giữa từng yếu tố từ đó điều chỉnh lại thangđiểm cho phù hợp
Bước 3: Phân nghạch công việc
Mỗi nhóm công việc được quy định thành một nghạch công việc tuỳtheo tầm quan trọng của nhóm công việc
Bước 4: Thiết lập thang lương bảng lương cho từng nghạch công việc + Xác định các yếu tố ảnh hưởng
+ Thiết lập thang lương bảng lương
Xác định số ngạch lương
Xác định số ngạch lương trong mỗi ngạch
Quyết định mức lương theo ngạch và bậc
2.2.3.2) Xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc
+ Xây dựng chức danh nghề của các nhóm công nhân: căn cứ vào tínhchất đặc điểm, nội dung của quá trình lao động
Phân tích các yếu tố như: thời gian học tập, thời gian đào tạo bồidưỡng, thời gian tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc để xác định hệ sốcủa thang lương
+ Xác định số bậc của thang lương: căn cứ vào tính chất phức tạp củasản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật của người lao động, trình độ phát triểntrình độ lành nghề để xác định số bậc cần thiết kế
Trang 18S1 : mức lương bậc 1 hay mức lương tối thiểu
Ki : hệ số lương bậc iMức lương bậc 1 là mức lương thấp nhất trong ngành nghề, nó luôn lớnhơn hoặc bằng mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất
+ Cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bìnhthường
+ Nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết
+ Tương ứng với giá các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giátrung bình hiện nay của đất nước
II) NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
1 Khái niệm về quản lý tiền lương
Quản lý tiền lương được hiểu là những biện pháp, công cụ mà chủ thểquản lý áp dụng để xây dựng, trích lập, và sử dụng quỹ tiền lương của đơn vị
để trả lương cho người lao động một cách công bằng và hiệu quả
2 Ý nghĩa của công tác quản lý tiền lương
“Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất
lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động mộtcách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động Tuy nhiên, tácdụng của trả công còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả công củacông ty cho người lao động trong tương quan với sự đóng góp của họ Một cơcấu tiền công hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công công bằng nhấtcho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiềncông đó
Trang 19Các tổ chức cần quản trị có hiệu quả chương trình tiền công, tiền lươngcủa mình vì kết quả của chương trình đó có ý nghĩa đặc biệt lớn Tiền côngkhông chỉ ảnh hưởng tới người lao động mà còn tới cả tổ chức và xã hội” (3)
- Ý nghĩa của quản lý tiền lương đối với người lao động:
+ Tiền lương là phần chiếm chủ yếu trong thu nhập của người lao độngchính vì vậy nó giúp cho họ và gia đình đáp ứng các nhu cầu cần thiết
+ Tiền lương của người lao động ảnh hưởng đến địa vị của người laođộng trong gia đình, trong xã hội
+ Tiền lương cao tạo động lực sẽ tạo động lực cho người lao độngtích cực học tập để nâng cao trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn của họ
từ đó nâng cao vai trò đóng góp của họ cho tổ chức
- Ý nghĩa của quản lý tiền lương đối với tổ chức
+ Tiền công trả cho người lao động là một yếu tố quan trọng trong chiphí sản xuất Tiền công tăng sẽ làm tăng chi phí từ đó làm tăng giá thành sảnxuất làm tăng giá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty
+ Tiền lương là công cụ để thu hút, duy trì và giữ những người laođộng giỏi có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức
- Ý nghĩa của quản lý tiền lương đối với xã hội
+ Tiền lương cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn,tạo cho họ có mức sống cao hơn làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng Tuynhiên, Tiền công tăng có thể làm cho giá cả tăng từ đó có thể làm giảm cầu vềsản phẩm và dịch vụ từ đó làm giảm công việc làm
+ Tiền lương góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông quaviệc nộp thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nướccủa chính phủ từ đó giúp cho chính phủ điều tiết thu nhập giữa các tầng lớpdân cư trong xã hội
(3) Giáo trình quản trị nhân lực trang199
Trang 203 Nội dung của quản lý tiền lương
Để công tác quản lý tiền lương đạt hiệu quả các doanh nghiệp cầnxem xét việc quản lý tiền lương thông qua các hình thức trả lương chongười lao động
3.1) Các nguyên tắc trả lương.
+ Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn và tại nơi làm việc
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động đãsửa đổi bổ sung:
Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải đền bù Nếu thời gian trả lương châm từ 15 ngày trở lên, thì phải đền bù mộtkhoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp mở tài khoản giaodịch thông báo tại thời điểm trả lương
+ Trả lương bằng tiền mặt, không bằng hiện vật
+ Trả lương dựa trên cơ sở năng suất,hiệu quả, chất lượng công việc “Các yếu tố ảnh hưởng tới việc trả lương cho người lao động
+ Khả năng, bản thân người lao động, kinh nghiêm thâm niên, hiệuquả công việc
+ Yêu cầu về công việc: các đòi hỏi về kỹ năng, trách nhiệm, năng lựcđối với công việc và điều kiện làm việc
+ Điều kiện doanh nghiệp: Quy mô, lĩnh vực hoạt động, quan điểm củacấp lãnh đạo
Trang 21+ Hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ của người laođộng.
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đảm bảo sảnphẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định
+ Giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động
3.2.1) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp.
Đối tượng áp dụng là người lao động trong điều kiện quá trình lao độngcủa họ mang tình độc lập tương đối, có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thusản phẩm một cách cụ thể rõ ràng
- Tính đơn gía tiền lương
Trang 22Là số tiền trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sảnphẩm hay một công việc nhất định
ĐG = L0 / Q
Hoặc ĐG = L0 *T
Trong đó:
ĐG : đơn gía tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm
L0 : lương cấp bậc của công nhân trong kỳ
Q : mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T : mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm Tiền lương trong kỳ của một công nhân
L1 = ĐG * Q1
Trong đó : L1 : tiền lương công nhân được nhận
Q1 : số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
- Ưu điểm:
+ Dễ dành tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ
+ Tạo động lực làm việc cho người lao động để nâng cao năng suất laođộng từ đó tăng tiền lương một cách trực tiếp
- Nhựơc điểm:
+ Chỉ quan tâm tới số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng
+ Ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng kém hiệuquả máy móc thiết bị
3.2.2) Trả lương sản phẩm tập thể
Đối tượng áp dụng là một nhóm người khi họ hoàn thành một khốilượng sản phẩm nhất định mà những sản phẩm này đòi hỏi nhiều người cùngtham gia, công việc của mỗi cá nhân có liên quan tới nhau
- Tính đơn gía tiền lương
+ Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ:
Trang 23ĐG = TLCBi /Q0
+ Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ:
ĐG = TLCBi * T0
Trong đó : ĐG : đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ
TLCBi : tổng tiền lương cấp bậc của cả tổ
LCBi : lương cấp bậc của công việc bậc i
n : số công việc trong tổ
Trang 24ĐGK : đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc
Q : số lượng sản phẩm hoàn thành
- Ưu điểm: Tạo cho người lao động tích cực phát huy sáng kiến và cảitiến lao động để hoàn thành nhanh chóng và đảm bảo điều kiện công việcđược giao
- Nhược điểm: Khó xác định được đơn gía giao khoán một cách chínhxác
3.2.4) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Tính đơn giá tiền lương
ĐG = L / ( M*Q) Trong đó : ĐG : đơn gía tiền lương
L : lương cấp bậc của công nhân phụ
M : số máy phục vụ cùng loại
Q : mức sản lượng của công nhân chính
- Tính tiền lương
L1 = ĐG * Q Trong đó : L1 : tiền lương của công nhân phụ
Q : mức sản lượng của công nhân chính
Trang 25- Tính lương
+ Tiền thưởng :
Tiền thưởng = L*(m*h)/100 + Tiền lương sản phẩm có thưởng:
Lth = L + L*(m*h) / 100 Trong đó: Lth : tiền lương sản phẩm có thưởng
L : tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m : tỷ lệ phần trăm tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h : tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
- Ưu điểm: Khuyến khích công nhân làm việc hoàn thành vượt mứcsản lượng
- Nhược điểm: Khó xác định được các chỉ tiêu tính thưởng dễ dẫn tớitình trạng làm tăng chi phí tiền lương
3.2.6) Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Áp dụng cho những khâu có ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trìnhsản xuất
Thường dùng hai loại đơn giá : Đơn gía cố định và đơn gía luỹ tiến chonhững sản phẩm vượt mức
- Tính lương:
+ Đơn gía cố định
ĐGtt = L/Q = L*T Trong đó : ĐGtt : đơn gía sản phẩm trực tiếp
L : tiền lương theo cấp bậc công việc của côngnhân
Q : mức sản lượng của công nhân
T : mức thời gian
Trang 26+ Đơn gía luỹ tiến
ĐGlt = ĐGtt( 1+k ) Trong đó : ĐGlt : đơn giá sản phẩm luỹ tiến
k : Tỷ lệ tăng đơn gía
+ Tiền lương:
Llt = ĐGtt*Q1 + ĐGlt *k(Q1-Q0)Trong đó: Llt : tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến
Q1 : mức sản phẩm hoàn thành thực tế
Q0 : tổng sản lượng đạt mức khởi điểm -Ưu điểm : khuyến khích công nhân tích cực làm việc để tăng năngsuất lao động
- Nhược điểm : khó xác định được một cách chính xác tỷ lệ tăng đơngía, dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất laođộng của những khâu được áp dụng
Trang 27+ Cần phải dựa vào nhiệm vụ sản xuất phải hoàn thành, không thể chỉdựa vào khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
+ Không nên áp dụng một cách tràn lan
3.3) Hình thức trả lương theo thời gian.
Áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹthuật, nghiệp vụ, những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ,máy móc thiết bị, và những công việc trả lương theo thời gian có hiệu quảhơn các hình thức trả lương khác
- Ưu điểm : Tạo động lực làm việc cho người lao động, nâng cao trình
độ quản lý của họ
- Nhược điểm : Không ngắn thu nhập của người lao động với kết quảlao động mà họ đã làm ra Mang tính chất bình quân chủ nghĩa, không khuyếnkhích sử dụng hợp lý thời gian làm việc
3.3.1) Trả lương theo thời gian đơn giản
Áp dụng khi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá côngviệc chính xác
Lương theo thời gian có thưởng phụ thuộc vào lương cấp bậc, chức vụ,
và thời gian làm việc thực tế
- Tính lương:
Ldg = LCB * TTrong đó: Ldg : tiền lương trả theo thời gian đơn giản
LCB : tiền lương cấp bậc
T : thời gian làm việc thực tế
- Ưu điểm: cách tính đơn giản, dễ dàng
- Nhược điểm : Mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp
lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu
Trang 283.3.2) Trả lương theo thời gian có thưởng.
Là sự kết hợp của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản cộng vớitiền thưởng
Áp dụng đối với những công nhân làm những công việc tuyệt đối phảiđảm bảo chất lượng, hoặc những công nhân chính làm việc ở những khâu sảnxuất có trình độ cơ khí hoá và tự động hoá cao
- Tính lương:
Lth = Ldg + Tiền thưởngTrong đó:
Lth : lương tính theo thời gian có thưởng
Ldg : lương tính theo thời gian đơn giản Tiền thưởng căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thâm niên, kỹnăng kinh nghiệm đã được tích luỹ
- Ưu điểm: tạo động lực làm việc cho người lao động, gắn thời gianlàm việc thực tế với thành tích công việc của người lao động Phản ánh đúngtrình độ thành thạo, khả năng, kinh nghiệm của người lao đông
- Nhược điểm : Việc tính toán tiền thưởng phải hợp lý tránh gây tìnhtrạng tăng chi phí tiền lương
3.3.3) Trả lương làm thêm giờ
Áp dụng khi người lao động làm vượt quá giờ tiêu chuẩn ( 8 tiếng/ngày ), người sử dụng lao động phải trả thêm lương làm thêm giờ cho ngườilao động
Theo Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủsửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngay 31/12/1994 củaChính phủ:
a) Đối với lao động trả lương theo thời gian
Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm
Trang 29thêm thì người sử dụng lao động phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờthực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 100%nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, 200% nếu lam thêm giờ vào ngàynghỉ lễ nghỉ có lương
- Tính lương:
Ltg =L*150% ( hoặc 200%, hoặc 300%) * số giờ làm thêm
Trong đó:
Ltg : tiền lương làm thêm giờ
L : tiền lương giờ thực trả Mức 150% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
Mức 200% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần Mức 300% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ cóhưởng lương
b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm : Đơn giá tiền lương củasản phẩm làm thêm giờ được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sảnphẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 200%nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% nếu làm vào ngày lễ nghỉ có hưởnglương
Tính lương
ĐGT = ĐG *150% ( hoặc 200%, hoặc 300%) Trong đó: ĐGT : đơn gía của sản phẩm làm thêm
ĐG : đơn giá của sản phẩm làm bình thường
LT = ĐGT *số lượng sản phẩm
Trong đó : LT : lương làm thêm
L = Ltc + LT
Trong đó : L : tiền lương mà người lao động được hưởng( cả làm thêm)
Ltc : tiền lương làm theo đúng giờ tiêu chuẩn
Trang 303.3.4) Trả lương làm việc vào ban đêm
Ngoài số tiền trả cho người lao động làm việc, doanh nghiệp còn phảitrả thêm cho họ tiền phụ cấp làm đêm nhằm bù đắp hao phí lao động tăng lên
do trạng thái sinh lý bị thay đổi đối với công nhân, viên chức làm việc từ 6h sáng ( hoặc 21h-5h sáng)
a) Đối với lao động trả lương theo thời gian
LBĐ = L *130%*T
Trong đó:
LBĐ : Tiền lương làm việc vào ban đêm
L : tiền lương giờ thực trả
T : số giờ làm việc vào ban đêm
Mức 130% gồm tiền lương làm thêm giờ thực trả làm việc vào banngày và 30% tiền lương giờ thực trả vào ban đêm
Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm
LtBĐ = L *130%*150%( hoặc 200%, hoặc 300%)* t
Trong đó:
LtBĐ : tiền lương làm thêm vào ban đêm
L : tiền lương giờ thực trả
t : số giờ làm thêm vào ban đêm b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm
Cũng giống như cách tính lương theo sản phẩm làm việc bìnhthường Chỉ khác về đơn gía tiền lương khi làm việc về ban đêm
ĐGBĐ = ĐG * 130%
Trong đó:
ĐGBĐ : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm
ĐG : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩnvào ban ngày
Trang 31Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm:
ĐGtBĐ = ĐGBĐ*150% ( hoặc 200%, hoặc 300% )
Trong đó :
ĐGtBĐ : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm Mức trả lương làm thêm giờ bằng 150%, 200%, 300% Làm việc vàoban đêm là 130% là mức bắt buộc doanh nghiệp, cơ quan phải trả khi làmthêm giờ, làm việc vào ban đêm Còn mức cao hơn do người sử dụng laođộng và người lao động tự thoả thuận
3.4) Tiền thưởng
“Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệthơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đốivới người lao động trong quá trình làm việc.Qua đó nâng cao năng suất laođộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gían làm việc, tiết kiệm
Quy định về tiền thưởng
- Nguồn tiền thưởng được trích từ quỹ tiền lương và lợi nhuận để lại.Tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có mứclương và tỷ lệ phù hợp
- Phương pháp phân phối tiền thưởng dựa trên cơ sở thời gian và kếtquả đóng góp của từng cá nhân, đơn vị, đảm bảo công bằng, công khai Có tácdụng khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động
Trang 32nhân, đơn vị theo kết quả công việc của cá nhân, đơn vị đó.
- Một phần quỹ này được sử dụng để trả cho những cá nhân có trình độchuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm động viên họ tích cực làm việc, đưa ranhững phát minh sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
- Quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp( kể cả giám đốc, phó giám đốc, kếtoán trưởng) được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức, thanhtoán các khoản tiền phạt, công nợ, tối đa không quá 50% quỹ tiền lươngthực hiện của doanh nghiệp Ngoài quỹ tiền thưởng này doanh nghiệp khôngđược lấy bất kỳ nguồn nào khác để trả thưởng cho người lao động
Các chế độ tiền thưởng:
+ Thưởng tiết kiệm vật tư
+ Thưởng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Thưởng cá nhân, đơn vị đưa ra sáng kiến đổi mới, cải tiến làm việctạo hiệu quả cho doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước
3.5) Quỹ tiền lương
3.5.1) Khái niệm
- Dưới góc độ kế toán: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để chitrả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và chi phí cho công việc có tính chấtlương được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, có phân biệt rõ
về nội dung và tính chất của các khoản mục
- Dưới góc độ quản lý nhân lực: Quỹ tiền lương là tổng số tiền doanhnghiệp chi trả về : tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội, Bảohiểm y tế, công đoàn, tiền ăn, tiền làm thêm giờ, các khoản trả bổ sung kháctheo chế độ hiện hành mà người lao động được hưởng
3.5.2)Thành phần quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả cho người lao động theo kết quả công việc và thời
Trang 33gian làm việc thực tế của người lao động.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc dothiết bị máy móc hỏng, thiếu nguyên vật liệu, chưa có đơn đặt hàng
+ Các khoản phụ cấp
+ Các khoản tiền thưởng
+ Tiền lương làm thêm giờ, thêm ca
+ Các khoản bổ sung khác
3.5.3) Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quỹ tiền lương.
Có hai nhân tố cơ bản thường xuyên ảnh hưởng đến sự biến động củaquỹ tiền lương trong doanh nghiệp đó là: số người làm việc và tiền lương bìnhquân
- Tiền lương bình quân chịu sự tác động của:
+ Chính sách tiền lương hiện hành
+ Cơ cấu về trình độ lành nghề của công nhân
+ Hệ thống định mức lao động đang áp dụng
+ Mức năng suất của lao động
- Số lượng người làm việc chịu sự tác động của các nhân tố:
+ Trình độ đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang áp dụng
+ Mức sản lượng mà doanh nghiệp dự kiến phải sản xuất
Các nhân tố khác ảnh hưởng tới quỹ tiền lương như:
+ Sự thay đổi của công nghệ sản xuất
+ Sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực
+ Cơ cấu mặt hàng, trình độ quản lý,
Trang 34ĐGtl : đơn giá tiền lương
TSP : tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện
QLbs ; quỹ lương bổ sung
Quỹ lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham giasản xuất theo chế độ được hưởng cho công nhân gồm : nghỉ lễ, nghỉ phép,nghỉ theo chế độ
- Theo tổng doanh thu - tổng chi phí
QLdtcp = ĐGtl * TDT – TCP( chưa có tiền lương)
Trong đó:
QLdtcp : quỹ lương thực hiện theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí
ĐGtl : đơn giá tiền lương
TDT : tổng doanh thu thực hiện
QLln : quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận
LN : lợi nhuận thực hiện
- Theo doanh thu:
QLdt = ĐGtl * TDT
Trong đó :
QLdt : quỹ lương thực hiện theo doanh thu
tổng doanh thu thực hiện đã loại trừ yếu tố tăng, giảm do nguyênnhân khách quan
Trang 35CHƯƠNG II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY
LIÊN DOANH KUNG-VIET
I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾNCÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
1 ) Quá trình hình thành, phát triển của công ty
Công ty may liên doanh Kyung_Việt (Kyung_Vietcorparation) làcông ty liên doanh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phú (Việt Nam) vàcông ty Kyung Seung Trading Co…, Ltd (Hàn Quốc) được thành lập theogiấy phép đầu tư số 008/ GP_HY do uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấpngày 09/05/2002
Hội viên phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Hội viên hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)Công ty may liên doanh Kyung_Việt có nhiều lợi thế như nằm trênquốc lộ 5 thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, thuận tiện về giao thông (cách cảngHải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài khoảng một giờ xe chạy) Nguồn cungcấp điện, nước ổn định; hệ thống thông tin liên lạc luôn được đảm bảo thôngsuốt Đặc biệt Hưng Yên là nơi có nguồn nhân lực dồi dào về nghành may có
kỹ thuật
Trang 36Từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng phát triển, từ 8 chuyềnnăm 2003 phát triển lên 15 chuyền năm 2006, và 16 chuyền năm 2007 Vớiđội ngũ lãnh đạo quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ caocùng kinh nghiệm làm việc nhiều năm Đội ngũ cán bộ trẻ năng nổ, nhiệt tình,
có tinh thần trách nhiệm cao do đó tạo được niềm tin tưởng của công nhânviên, tạo được môi trường làm việc thân thiện cởi mở, từ đó gắn công nhânvới công ty tránh sự biến động lớn về công nhân mặc dù công ty hoạt độngtrong lĩnh vực may mặc
2) Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tổ Điện Nước
K H o
K ỹ T H U Â T
C Ă T
M A Y
K C S
Hoàn Thiện
Tổ QA
Tổ Sửa Máy
C1 C2 C3 C15 C16 Là hơi Đóng gói
Trang 372.1)Hội đồng quản trị do cả hai bên: một bên là công ty TNHH ViệtPhú (Việt Nam) và một bên là công ty Kyung Seung (Hàn Quốc ) cùng đứngđầu và chịu trách nhiệm với chức chủ tịch Hội đồng quản trị do hai bên thayphiên nhau đảm nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm một lần
4 Chu Việt Cường Trung tâm đào tạo
6 NguyễnHữu Thắng Quản lý sản xuất
7 Hoàng Thị Liên Kế toán trưởng
8 Đỗ Trường Giang Trưởng Phòng XNK
9 Hoàng Thạch Liệu Điện nước
- Tổng Giám Đốc :chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của toàncông ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đờisống của cán bộ công nhân viên
- Phó Tổng Giám Đốc : Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sảnxuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, an toànlao động
2.3) Các phòng chức năng gồm: phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu,phòng Tài Vụ, phòng Hành Chính Nhân Sự, Trung Tâm Đào Tạo
2.3.1)Phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu: Đỗ Trường Giang làm trưởngphòng với 6 nhân viên Trong đó có 4 nhân viên có trình độ Đại học, 1 nhânviên có trình độ Cao đẳng, 1 nhân viên có trình độ trung cấp Phụ trách việclập kế hoạch sản xuất và làm việc với đối tác và khách hàng nước ngoài như:nhập nguyên liệu về, xuất hàng đi Đồng thời kiếm tìm thị trường phát triển
Trang 38mạng lưới phân phối.
2.3.2)Phòng Hành Chính Nhân Sự : bác Phạm Văn Đa làm trưởngphòng với 6 nhân viên Trong đó có 4 trình độ Đại học, 2 trình độ cao đẳng.Phụ trách về đời sống và quản lý chung của toàn công ty bao gồm :HànhChính Nhân Sự, Độ Bảo Vệ, Bộ phận Y tế-Tạp Vụ, Tổ Điện Nước
2.3.3 ) Trung Tâm đào tạo :
Giám đốc trung tâm đào tạo là anh Chu Việt Cường Giúp cho công tyđào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân Lớp học gồm có 15 máy, công tythường xuyên thu hút các lao động từ địa phương và các địa phương lân cận.Trung tâm đào tạo lao động có tay nghề kể cả khi không có kỹ năng tay nghề
về may mặc Khi tham gia các lớp học ở đây học viên được hưởng nhiều ưutiên hơn học ở các cơ sở dạy nghề
Đến ngày 14/2/2008 trung tâm đã khai gíảng khoá học thứ XIII Lớphọc đã có 20 học viên đăng ký học nghề với nguyện vọng mong muốn sau khiđược trung tâm đào tạo có tay nghề sẽ trở thành công nhân chính thức củacông ty
2.3) Xưởng sản xuất
Bao gồm các bộ phận : Kho, Kỹ thuật, Cắt, May, KCS, Hoàn thiện,
QA, Sửa Máy, và 16 chuyền may
2.4) Phòng Tài Vụ : Hoàng Thị Liên làm trưởng phòng, phòng có 6nhân viên Trong đó 2 nhân viên có trình độ Đại học,1 nhân viên có trình độCao đẳng, 3 nhân viên trình độ trung cấp Chịu trách nhiệm về đảm bảo nguồn vốn,hạch toán thống kê, quản lý tài sản công ty, thuế, tiền lương, và chế độ chính sách
3) Chức năng nhiệm vụ
3.1) Chức năng:
Đất nước ta có nguồn lực lao động rất phong phú, đặc biệt là một nướcnông nghiệp người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, muốn chuyển sang một
Trang 39nước công nghiệp thì cần phải thu hút số lao động này chuyển dần sang làmviệc trong các lĩnh vực công nghiệp Một trong các nghành công nghiệpkhông cần lao động có trình độ chuyên môn cao, chỉ cần qua đào tạo dậy nghề
là có thể làm được đó là ngành may mặc
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặcxuất khẩu Nhập nguyên liệu từ nước ngoài về rồi tiến hành sản xuất theo yêucầu đặt hàng của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã, số lượng sản phẩm rồixuất hàng ra nước ngoài Nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân lao động,nâng cao mức sống của người dân, góp phần đưa đất nước phát triển theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 404) Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh của công ty
4.1) Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của công ty
Đến nay công ty đã xuất khẩu hàng vào các thị trường
4.2 ) Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Sản phẩm công ty đang sản xuất:
Sản phẩm nữ Sản phẩm nam Sản phẩm cho trẻ sơ
sinh
Mặt hàng chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc bằng vải dệt kimnhư : áo phông, áo T_shirt, áo Polo_shir_KV01, Fasion_shirt_KV02,
MansT_shirt_KV03, Short_KV04, Mens Poloshirt_KV05,
LadiesPoloshort_KV06, Long Pants_KV07, Ladies_Poloshirt_KV08, Sport_Shirt_KV09,
Các sản phẩm khác như: A set of sportswear_KV10, Hooded
pollover_KV11, A set of sportswear_KV12, Long sleevepollovẻ_kv13, Jacket_KV14, Children Jacket_KV15, Longsleevepullover_KV16, T_shirt_KV17,
Ngoài ra còn các sản phẩm khác nữa
Với các loại vải 100% Cotton, 100% Polyster, 95% Cotton và 5%Spandex, 60% Cotton và 40% Polyster