Đổi mới phương pháp dạy hoc-Linh

5 195 0
Đổi mới phương pháp dạy hoc-Linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HẢI BA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2009 – 2010 Họ và tên: TRẦN THỊ TÚ LINH. Ngày tháng năm sinh: 17 – 11 – 1974 Ngày vào ngành: 20 – 8 – 1996. Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học. *Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của Phòng GD & ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học như sau: I. Mục tiêu: Trong xã hội hiện nay khi mà người người thay đổi, nhà nhà thay đổi và xã hội cũng thay đổi từng ngày thì yêu cầu cấp bách trước mắt là hệ thống giáo dục cần được đổi mới. Phương pháp giáo dục một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học và công tác quản lí. Muốn đổi mới PP giáo dục cần đổi mới PPDH tức là phát huy nguồn lực con người. Nói đến việc phát huy nguồn lực con người thì trước hết, nền tảng phải là sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo vững chắc.Tất cả chúng ta đang cùng hướng tới xây dựng một nền giáo dục toàn diện, đổi mới, hiệu quả, không tiêu cực, không bệnh thành tích, vậy thì, vấn đề cần được chú ý đầu tư là việc dạy và học trong trường học.Việc đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đặc biệt là ở trường tiểu học thực ra đã được nói đến và đã thực hiện.Tuy nhiên với tình hình phát triển như vũ bão của thế giới thì nó vẫn luôn là vấn đề nóng hổi cần được chú trọng thực hiện mỗi ngày mỗi giờ. Khi chương trình sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy, nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, định hướng được một phương pháp dạy và học thích hợp, điều tất yếu chất lượng sẽ đạt hiệu quả cao. Vậy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính tư duy, sáng tạo, tính tự học, tự tìm hiểu của học sinh. II. Thực trạng: Đất nước Việt Nam đang từng ngày đổi mới. Việc mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới đã đưa Việt Nam lên một tầm cao trong trường quốc tế. Để kịp hội nhập đòi hỏi con người việt Nam cần năng động, sáng tạo. Vì vậy Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động kiến thức của học sinh.Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, nắm bắt được phương pháp dạy học mới để áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Trong những năm học vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học được Phòng GD & ĐT Hải Lăng đặc biệt quan tâm, bằng nhiệm vụ cụ thể Phòng triển khai đến từng trường và nhân rộng đến từng giáo viên. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, bởi nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan: -GV vẫn chưa quen phương pháp mới, lối dạy thầy đọc trò ghi vẫn còn là bản năng. -Chương trình SGK tuy có sự đổi mới song vẫn còn quá tải đối với học sinh. -Đồ dùng và các phương tiện dạy học thông thường cũng như hiện đại vẫn thiếu trầm trọng . -Kiểm tra, đánh giá HS vẫn còn nặng nề, chưa đúng thực chất. -Quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, nhiều cán bộ quản lí còn nặng nề về hình thức, tạo ra áp lực dẫn đến những việc làm đối phó, kém hiệu quả. -Lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH chưa có sự gắn bó và kết hợp đồng bộ -GV vẫn chưa nhận thức rõ thế nào là đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH nhằm mục đích gì. Chính vì những lí do trên nên việc đổi mới PPDH trong các năm qua đã được triển khai , nhân rộng, áp dụng nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, chất lượng dạy học có nhiều tiến triển song chưa đáng kể. Một câu hỏi đang được đặt ra là: Trước thực trạng như thế mỗi người GV cần làm gì để đạt mục đích ĐMPPDH? Có lẽ chúng ta phải hiểu được thế nào là đổi mới phương pháp dạy học, các điều kiện cần và đủ để phục vụ cho việc DH . *Theo tôi ĐMPPDH là: +Sự cải tiến hoàn thiện các PP DH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. +Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PP dạy học để khôi phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu bài học đề ra. +Là sự thay đổi PPDH bằng các PPDH tối ưu, kết hợp với các phương tiện truyền thông đa phương tiện từ đó mình hình thành nên các kiểu dạy học mới, phù hợp để đem lại kết quả cao hơn. Nói chung muốn đổi mới tới mức độ nào thì cũng phải hướng đến “Dạy- học” lấy HS làm trung tâm. *Các điều kiện cần và đủ để phục vụ cho việc DH : +HS có đủ tài liệu, SGK, đồ dùng học tập. +Lớp học không quá đông. +GV, HS chủ động thời gian dạy học. +GV có khả năng, nhiệt tình tâm huyết. +Bàn ghế có thể di chuyển được. +Trang bị máy vi tính và các phường tiện dạy học khác(máy projector, thực hiện giáo án điện tử. *Ngoài ra việc quản lí chỉ đạo sâu sát, đồng nhất cũng góp phần đáng kể vào thành công trong ĐMPPDH. III.Nội dung đổi mới: 1. Đổi mới không gian lớp học: Không gian lớp học thoáng đãng, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên sẽ tạo cho HS có cảm giác thoải mái, không gò bó, phát huy khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo. Đổi mới không gian lớp học đòi hỏi một lớp học có sĩ số học sinh không quá đông (Khoảng từ 25-35em), có bàn ghế phù hợp đảm bảo kích cỡ của HS, có thể di chuyển được (Hiện tại ở trường tôi vấn đề này không đảm bảo, bởi bàn ghếc đã mua sắm quá lâu,cái thì dài quá, cái thì ngắn quá, trong một lớp lại có cái quá cao, cái quá thấp, mỗi lần muốn thay đổi không gian cho phù hợp với tiết học quả là khó khăn cho GV). Trong lớp học cần có cây xanh. Phần lớn các lớp đều đã chú trọng đến vấn đề này song còn cứng nhắc, rập khuôn; cần để cho HS tự sáng tạo, trồng cây và trang trí lớp học của mình theo suy nghĩ của các em dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV. Phân bố hợp lí tiết học ngoài trời, tiết học trong nhà, có khuôn viên trường phục vụ cho việc dạy học( Vườn rau, vườn hoa, cây thuốc , phòng truyền thống, lịch sử ). các bảng biểu hướng dẫn theo dõi thi đua của từng tổ, từng sao rõ ràng, công minh giúp HS có ý chí phấn đấu. Thay đổi vị trí ngồi cho HS thường sau hai đến ba tháng. 2.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học: Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới PPDH thì đồ dùng và các phương tiện dạy học thông thường cũng như hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Năm học 2008- 2009 và 2009 – 2010 Phòng GD&ĐT Hải Lăng mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy- học. Quả thật đây là một phương tiện dạy - học mới và hiện đại đối với GV và HS tiểu học, dưới sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm khác GV có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động và hiệu quả, gây sự hứng thú, tò mò cho HS sau mỗi slide trình chiếu. Đó Là chưa kể đến GV có thể sưu tầm và đưa vào giáo án của mình những tư liệu từ thực tế; từ địa phương mà các đồ dùng khác không thể có. Đối với HS đặc biệt là khu vực nông thôn khi mà các phương tiện truyền thông(Như máy vi tính) vẫn còn nhiều hạn chế, phần lớn các em chỉ mới được làm quen ở trường thì việc học với máy vi tính và projector sẽ giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, đầy sáng tạo. Tuy nhiên việc áp dụng CNTT vào dạy học vẫn còn hạn chế, phần lớn các trường chỉ mới áp dụng vào các tiết triển khai chuyên đề, thao giảng. Vì để trang bị đầy đủ cho tất cả các lớp trong nhà trường cùng ứng dụng CNTT vào dạy học thì cần trang trải một khoản kinh phí rất lớn; Hơn nữa, soạn được giáo án điện tử để dạy học mất rất nhiều thời gian. Nhưng, để nâng cao chất lượng GD buộc chúng ta cần có biện pháp hợp lí nhằm phát huy hết khả năng và tính tích cực của các phương tiện dạy – học. 3.Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn: Đổi mới PPDH là người thầy phải luôn luôn hướng đến học sinh, nắm được các đặc điểm, kiểu tư duy của học sinh, làm sao chúng ta truyền thụ được cái mà HS cần. Vì thế việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đặc thù của từng bộ môn là cần thiết nhằm tạo ra nhiều hình thức học tập, cuốn hút HS giúp HS phát huy năng lực, sáng tạo của bản thân. GV cần hoạt động hóa người học qua hoạt động nhóm. Giao việc và bằng nhiều phương thức khác nhau tạo điều kiện buộc HS làm việc. Lúc đó HS là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau. Thông qua hoạt động nhóm HS cùng làm việc, cùng hợp tác với nhau “ Học thầy không tày học bạn” mà, cá nhân trao đổi với cá nhân, giữa cá nhân trao đổi với tập thể. Dẫn đến HS mạnh dạn, chủ động nói lên được suy nghĩ của mình, học được ở bạn nhiều điều góp phần hoàn thiện bản thân. Thực hiện tốt học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Giúp HS biết vận dụng những điều đã được học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Hình thức dạy học ngoài trời, liên hệ thực tế cũng tạo ra sự hào hứng, góp phần huy động tối đa các giác quan của HS. III.Kết quả đạt được: Trong những năm qua, mới bước đầu chập chững thực hiện đổi mới PPDH nhưng chất lượng dạy – học đã có nhiều chuyển biến, HS thay đổi rõ rệt về cách học thụ động thành chủ động. Với điều kiện dạy học đầy đủ; GV được tập huấn, bồi dưỡng chu đáo, thêm một phần khả năng, nhiệt tình, tâm huyết. tôi chắc chắn rằng việc đổi mới PPDH sẽ đạt kết quả như mong muốn. IV.Bài học kinh nghiệm: Việc đổi mới PPDH được thực hiện một cách đúng đắn sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, hứng thú, say mê. Phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác,tính độc lập, sáng tạo, khả năng giao tiếp ứng xử. Làm thay đổi được cách học, chủ động nghiên cứu trước bài. Tạo điều kiện cho HS được tranh luận, được phát biểu chính kiến của mình, khẳng định mình trước tập thể. Hạn chế những thói quên chưa tốt như: Lười biếng, nghe và ghi thụ động, thiếu tự tin. Kết Luận: Đổi mới PPDH là một yếu tố khách quan, là một tiêu chí quan trọng đánh giá việc dạy và học của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, việc căn cứ vào điều kiện của từng trường để có mô hình phù hợp và bước đi thích hợp là vấn đề hết sức quan trọng. V.Kiến nghị - Đề xuất: ÝKIẾN CỦA BGH: Hải Ba,ngày 01tháng 3năm 2010 Người viết: Trần Thị Tú Linh . toàn diện, đổi mới, hiệu quả, không tiêu cực, không bệnh thành tích, vậy thì, vấn đề cần được chú ý đầu tư là việc dạy và học trong trường học.Việc đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học,. & ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học như sau: I. Mục tiêu: Trong. một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học và công tác quản lí. Muốn đổi mới PP giáo dục cần đổi mới PPDH tức là phát huy nguồn lực con người. Nói đến

Ngày đăng: 06/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan