Bài soạn Ngữ văn 8 - HKII - TQT

3 985 5
Bài soạn Ngữ văn 8 - HKII - TQT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỂ CƯƠNG ÔN THI MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 1/ Học thuộc lòng  Nắm tác giả - hoàn cảnh sang tác, thể thơ – nội dung – nghệ thuật các bài thơ : Quê hương, Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó, Nước Đại Việt ta.  Trả lời : a/ Quê hương : + Tác giả : Tế Hanh + Hoàn cảnh sáng tác : Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. + Thể thơ : Tám chữ + Nội dung : Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. + Nghệ thuật : Biểu cảm + Miêu tả - Hình ảnh thơ phong phú - Kết hợp giữa so sánh và nhân hoá một cách độc đáo ⇒ Thổi linh hồn vào sự vật b/ Ngắm trăng + Tác giả : Hồ Chí Minh + Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. + Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt + Nội dung : Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tối tăm. + Nghệ thuật : Nhân hoá, đối c/ Tức cảnh Pác Bó + Tác giả : Hồ Chí Minh + Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 2 – 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ : ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) + Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt + Nội dung : Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đừa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiện là một niềm vui lớn. d/ Nước Đại Việt ta + Tác giả : Nguyễn Trãi + Hoàn cảnh sáng tác : Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. + Nội dung : Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nên văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. + Nghệ thuật : - Từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên : Từ trước, vốn có, đã lâu, đã chia, cũng khác. - So sánh : Ta với Trung Quốc đạt ngang hàng nhau : Trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lí quốc gia. 2/ Phân biệt Hịch, chiếu, cáo, tấu?  Trả lời: Giống: Đều viết bằng văn nghị luận cổ theo thể văn biền ngẫu, văn xuôi, hay văn vần. Cách lập luận tương đối chặt chẽ. Khác: - Hịch, chiếu, cáo là do vua, chúa, tướng lĩnh, hoặc thủ lĩnh dùng để cổ động, ban bố mệnh lệnh xuống cho thần dân. - Tấu: Là do thần dân viết để góp ý kiến lên vua chúa. 3/ Vì sao nói “chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?  Trả lời: Vì “chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 4/ Thái độ căm tức, uất ức của Trần Quốc Tuấn được thể hiện bằng chi tiết nào trong bài “Hịch Tướng sĩ”?  Trả lời: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. 5/ Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt được khẳng định vào những yếu tố nào trong bài Nước Đại Việt ta?  Trả lời : Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt được khẳng định vào những yếu tố trong bài Nước Đại Việt ta là : - Nền văn hiến lâu đời - Phong tục tập quán - Lãnh thổ chủ quyền - Chế độ riêng - Lịch sử riêng  Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc của nước Đại Việt 6/ Nêu thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở 3 thời điểm: Trước, khi chiến tranh xảy ra và sau chiến tranh?  Trả lời: Thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở 3 thời điểm: Trước, khi chiến tranh xảy ra và sau chiến tranh là : Trước chiến tranh Khi chiến tranh Sau chiến tranh Họ là giống người hạ đẳng (nô lệ) bị đối xử, đánh đập như súc vật. Họ được tân bốc, vỗ về, được phong cho danh hiệu cao quý: “Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” - Những con người hi sinh trở về, họ quay trở lại giống người hạ đẳng. => Họ bị tước đoạt những gì họ đã mua sắm, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như súc vật. 7/ Trong tiếng việt câu chia theo mục đích nói có mấy kiểu câu? Lấy ví dụ cho mỗi kiểu câu?  Trả lời: Có 3 kiểu câu được chia theo mục đích nói, đó là : - Câu cầu khiến Vd : Lấy giùm mình cuốn sách với. - Câu nghi vấn Vd : Bạn đang làm gì thế? - Câu cảm thán Vd : Ôi! Quyền sách này đẹp quá. - Câu trần thuật Vd : Hôm nay trời mưa. 8/ Thế nào là hạnh động nói? Xác định hành động nói của các câu trong đoạn văn: BT1 (sgk/131)  Trả lời: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. Bài tập : (1) Tôi bật cười bảo lão :  Kiểu hành động nói : Kể ( Trình bày ) (2) – Sao cụ lo xa quá thể?  Kiểu hành động nói : bộc lộ sự ngạc nhiên (3) Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!  Kiểu hành động nói : nhận định, dự đoán (4) Cụ cứ để tiền mà ăn, lúc chết hãy hay!  Kiểu hành động nói : đề nghị (5) Tội gì nhịn đói mà tiền để lại?  Kiểu hành động nói : giải thích (6) – Không ông giáo ạ!  Kiểu hành động nói : phủ định (7) Ăn mãi hết đi đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?  Kiểu hành động nói : Hỏi 9/ Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật từ từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. 10/ Giải thích lý do sắp xếp trật tự từ in đậm trong các câu sau:  Trả lời: a/ Từ bãi sau, trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.  Nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của nhân vật Bọ Ngựa. b/ Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.  Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc trước – sau: Việc chính diễn ra hàng ngày (bán bóng đèn), việc phụ (bán vàng hương). . ĐỂ CƯƠNG ÔN THI MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 1/ Học thuộc lòng  Nắm tác giả - hoàn cảnh sang tác, thể thơ – nội dung – nghệ thuật các bài thơ : Quê hương, Ngắm trăng, Tức cảnh. trong bài Nước Đại Việt ta?  Trả lời : Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt được khẳng định vào những yếu tố trong bài Nước Đại Việt ta là : - Nền văn hiến lâu đời -. là : - Câu cầu khiến Vd : Lấy giùm mình cuốn sách với. - Câu nghi vấn Vd : Bạn đang làm gì thế? - Câu cảm thán Vd : Ôi! Quyền sách này đẹp quá. - Câu trần thuật Vd : Hôm nay trời mưa. 8/ Thế

Ngày đăng: 06/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan