CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục từ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 9
1.1 Khái quát về Khu công nghiệp tập trung 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của KCNTT 10
1.1.2.1 Đặc điểm KCN 10
1.1.2.2 Vai trò của KCN 12
1.1.3 Phân loại KCNTT 17
1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế 18
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững 18
1.2.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế 20
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung 27
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng 27
1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng 28
1.2.3.3 Các trung tâm kinh tế và đô thị 28
1.2.3.4 Cơ chế chính sách 29
1.2.3.5 Môi trường chính trị, pháp luật 29
1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN 30
1.2.3.7 Chất lượng các dịch vụ 30
1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư 31
1.2.3.9 Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ 31
1.2.3.10 Nguồn lao động 31
1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước 32
1.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN 32
Trang 21.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN 33
1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy 33 1.2.4.2 Số dự án đầu tư 34
1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư 34
1.2.4.4 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp 35
1.2.4.5 Tổng số lao động 35
1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân 35
1.2.4.7 Tỷ lệ % đóng góp GDP 36
1.2.4.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp 36
1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình quân của công nhân 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI 38
2.1 Giới thiệu về Hà Nội 38
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội 38
2.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội 43
2.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội 44
2.2 Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội 46
2.2.1 KCN Nội Bài 47
2.2.2 KCN Sài Đồng B 49
2.2.3 KCN Nam Thăng Long 51
2.2.4 KCN Hà Nội – Đài Tư 53
2.2.5 KCN Thăng Long 54
2.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế 58
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 60
2.3.1.1 Tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội khá cao 60
2.3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư : 60
2.3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 61
2.3.1.4 Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ xung quanh KCN 64
2.3.2 Hạn chế 64
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCNTT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 70
Trang 33.1 Định hướng phát triển công nghiệp và phân bố công nghiệp của Hà Nội trong thời
gian tới 70
3.1.1 Định hướng phát triển công nghiệp và các KCNTT 70
3.1.2 Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các KCN Hà Nội từ nay đến năm 2010 72
3.2 Một số giải pháp phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT trên địa bàn Hà Nội .73
3.2.1 Huy động vốn đầu tư vào các KCN 73
3.2.2 Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp 75
3.2.3 Về nguồn nhân lực 77
3.2.4 Về quy hoạch các KCN 78
3.2.5 Về chính sách tăng cường nội địa hoá 79
3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước của BQL các KCN&CX Hà Nội 81
3.2.7 Về công tác đền bù, giải phóng mở rộng các KCN 82
3.2.8 Các chính sách marketing và công tác xúc tiến đầu tư 84
3.3 Một số kiến nghị hỗ trợ các KCN phát triển bền vững về mặt kinh tế 86
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 4Danh mục từ viết tắt
Trang 5Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tính theo giá thực tếBảng 2: Tình hình triển khai các khu công nghiệp
Bảng 3: Số liệu đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư của các KCN
Bảng 5: Số dự án được cấp và điều chỉnh qua các năm
Bảng 6: Giá trị sản xuất của các KCN
Bảng 7: Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các KCN Hà Nội
từ nay đến năm 2010
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sự ra đời của các Khu Công nghiệp tập trung là xu thế tất yếu của nềnkinh tế hiện đại Với hiệu quả của mô hình phát triển công nghiệp theo cáckhu công nghiệp tập trung, đến nay cả nước ta đã có khoảng 150 KCNTT.Việc hình thành các KCNTT chính là một trong các giải pháp quan trọng đẩynhanh khả năng CNH-HĐH ở nước ta, là địa điểm quan trọng trong việc thuhút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo(FDI) điềukiện lớn để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lạilao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tăng trưởngcông nghiệp góp phần phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô và nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế Việc phát triển các khu công nghiệp cũng thúc đẩyviệc hình thành các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
và dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triểnnguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế kỹ thuật, đảm bảotrật tự an toàn xã hội
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng
tỏ được vai trò của KCN thủ đô, đạt được những kết quả quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế Chỉ với diện tích hơn 921km2, nhưng Hà Nội đãxây dựng được 5KCNTT với tổng diện tích 543,11ha, thu hút được nhiều các
dự án có công nghệ cao và quy mô của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giớinhư: Canon, Toto, Daewoo- Hanel, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Yamaha,
…Riêng hai dự án của Canon và Orion-hanel đã có tổng vốn đầu tư lên đếngần 500triệu USD Các KCN của Hà Nội ra đời góp phần hình thành các khu
đô thị, tăng cường tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm, đóng góp
Trang 7vào tăng thu ngân sách…góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của HàNội nói riêng và của cả nước nói chung.
Tuy nhiên, Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung vần còn những tồntại trong quá trình phát triển bền vững các KCN Phát triển các KCN cần phảitính đến sự phát triển bền vững về tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môitrường Đặc biệt, hoạt động của các KCN thường là 50 năm, một khoảng thờigian dài như vậy nếu không phát triển theo hướng bền vững thì không nhữngkhông thể có những đóng góp cho địa phương mà thậm chí còn có thể gâynên những trở ngại cho sự phát triển chung của xã hội
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà tôi đã rất quan tâm đến vấn
đề phát triển bền vững KCN của Hà Nội Tuy nhiên, do thời gian và khả năngbản thân có hạn, nên tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu về mặt kinh tế cho chuyên
đề thực tập của mình: “Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế”
2 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: các KCN trên địa bàn Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu là: tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải phápcho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng để nghiên cứuchuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích sốliệu và phương pháp so sánh
3 Kết cấu của chuyên đề:
Trang 8- Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững về kinh tế của cácKCNTT trên địa bàn Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của GS.TSĐàm Văn Nhuệ, và sự giúp đỡ trong quá trình thực tập của Ban quản lý cáckhu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 4/2008
SVTH: Nguyễn Trúc Quỳnh
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNGNGHIỆP TẬP TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ.
1.1 Khái quát về Khu công nghiệp tập trung.
1.1.1 Khái niệm
Sự ra đời của KCN thế giới là bắt đầu từ thế kỷ 18, khi các nước phát tưbản giàu có quan tâm mở rộng thương mại quốc tế, áp dụng các loại thuếquan khắt khe đối với những sản phẩm hàng hóa vào lãnh thổ của mình Đặcbiệt vào nửa cuối thế kỷ XX, các KCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ khicác nước chủ nghĩa tư bản đang ở trong thời cạnh tranh tìm kiếm thị trường
và tranh giành phân lại thị trường thế giới
Lúc này trình độ phát triển của các nước tư bản đã ở trình độ cao, vốn cóhiện tượng thừa và giá nhân công cao, khan hiếm về nguồn tài nguyên nên chiphí sản xuất cao, lợi nhuận ngày càng giảm
Trong khi đó thì ở các nước đang phát triển lại rơi vào tình trạng thiếuvốn để phát triển kinh tế, trình độ khoa học công nghệ thấp, thiếu lao động cótay nghề cao, thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế chậm phát triển Nguồn vốntrong nước và nguồn vốn viện trợ thì có hạn, không đáp ứng được nhu cầuphát triển kinh tế
Do đó, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế giữa các nướcphát triển và các nước đang phát triển, tạo nên nhu cầu dịch chuyển vốn vàcông nghệ giữa các nước này với nhau Các doanh nghiệp ở các nước pháttriển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tận dunglợi thế so sánh ở các nước kém phát triển hơn, có thị trường mới, nguồnnguyên liệu mới Còn với các nước đang phát triển, với nguồn vốn đầu tư này
đã có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của mình, có được vốn đầu tư, cóđược công nghệ, tiến hành nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá
Trang 10Thời gian đầu, do thiếu vốn, các cơ sở công nghiệp của các nước đangphát triển phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, phân bố phân tán, khả năng xử lý ônhiễm và bảo vệ môi trường kém Dân số tăng, đất đai ngày càng hạn chế,thêm vào nữa là Chính phủ cần chi tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đápứng nhu cầu xây dựng phát triển cuả các doanh nghiệp đi đầu tư, làm sao cóđược cơ sở hạ tầng hiện đại để phát triển công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môitrường, xử lý tốt chất thải công nghiệp, tập trung quản lý, tiết kiệm đất đai,chi phí Đảm bảo được các yêu cầu trên, KCN ra đời như một tất yếu kháchquan.
Có nhiều khái niệm về KCN trên thế giới, tuy nhiên theo Nghị Định của
Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN,
KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đượcthành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranhgiới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụngđối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừtrường hợp quy định cụ thể
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của KCNTT
1.1.2.1 Đặc điểm KCN
Việc thành lập các KCN có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước như tổ chức cơ cấu lại kinh tế của vùng lãnh thổ, bốtrí dân cư, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực Khu công nghiệp tập trung có nhữngđặc điểm cơ bản sau đây:
Trang 11- Là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp trongmột khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng như hệthống cung cấp điện, nước; chung hệ thống xử lý nước thải, khí thải và cácloại chất thải khác; chung giá thành sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụliên quan Đầu ra của các doanh nghiệp còn có thể gắn bó với nhau như sảnphẩm của nhà máy này còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máykia, hoặc là nguyên liệu cho nhà máy kia…Vì vậy, các xí nghiệp này tiếtkiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành của sản phẩm, cũng chính là tiếtkiệm được chi phí cho xã hội.
- Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãiriêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chínhsách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môitrường đầu tư thuận lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụngnhững phạm vi đất đai nhất định trong khu công nghiệp để thành lập các nhàmáy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xinphép và thuê đất, miễn hoặc giảm thuế
- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoàihay các tổ chức, cá nhân trong nước Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏvốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhưng ở Việt Nam thì nhà nước không
có đủ vốn, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu
tư từ vốn trong và ngoài nước
- Việc hình thành các KCN tạo nên sự liên kết với các cơ sở kinh tếtrong nước, có tác dụng lan toả trước hết là khu vực xung quanh KCN
- Sản phẩm của các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dànhcho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệbằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hoátiêu dùng, các nhà sản xuất trong KCN cũng rất quan tâm đến việc sản xuấthàng hoá có chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu
Trang 12- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chếthị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Do đó, cơ chế quản lý kinh tếtrong KCN lấy điều tiết của thị trường làm chính.
- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần vànhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài,hợp đồng, hợp táckinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp vốn 100% vốn trongnước
- Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhântrong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng
1.1.2.2 Vai trò của KCN
Việc hình thành các KCNTT là một yêu cầu tất yếu của sự phát triểnkinh tế - xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển thì việc hình thànhcác KCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Cụ thể:
- Việc ra đời các KCN đã thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.
Với những ưu điểm tất yếu của KCNTT như cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh,đồng bộ và hiện đại, thuận tiện trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảmchi phí sản xuất và xử lý chất thải tốt đã là một nhân tố để thu hút các nhàđầu tư Hơn nữa với quy chế quản lý và hệ thống chính sách ưu đãi, cácKCNTT tạo ra được một môi trường đầu tư kinh doanh, thuận lợi, có sức hấpdẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Từ đó giúp cho các nước có KCN cóthêm vốn đầu tư, tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến cũng như phongcách quản lý hiện đại Mặt khác, việc phát triển các KCNTT cũng phù hợpvới chiến lược của các công ty xuyên quốc gia trong việc mở rộng phạm vihoạt động trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế quan ưuđãi từ phía nước chủ nhà, khai thác thị trường rộng lớn ở các nước đang pháttriển Chính vì thế ma nguồn vốn đầu tư vào các địa bàn này không ngừng
Trang 13tăng lên Theo thống kê của Ngân hàng thế giới thì các dự án thực hiện trongKCN hầu hết do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nướcngoài thực hiện Do vậy KCNTT đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài Ví dụ, ở Malaysia và Đài Loan trong những nămđầu phát triển , KCN đã thu hút khoảng 60% số vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài.
Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vịtrí và ưu đãi về chính sách, cơ chế thì KCNTT còn thu hút được các nhà đầu
tư trong nước Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong nhân dân chưa đượckhai thác và sử dụng xứng đáng KCNTT sẽ tạo môi trường và cơ hội pháthuy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện
ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ liêndoanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài Từ đó, tạo cơ hội để cácdoanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độđiều hành sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nướcngoài , bồi dưỡng nhân tài, thử các phương án cải cách để tiến dần đến trình
Trang 14bị những tri thức công nghệ hiện đại, nhưng chỉ riêng họ thôi thì không đủ đểgiải quyết được hết vấn đề của nước nghèo Cần thấy rằng, bản thân côngnghệ tiên tiến đã được phát triển là để đáp ứng các điều kiện đặc biệt của cácnước phát triển như lương cao, tư bản dồi dào so với lao động và có nhiều kỹ
sư lành nghề, trong khi đó thì điều kiện này không có ở các nước nghèo.Chính vì vậy có một giải pháp đó là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, vớiviệc hình thành các KCNTT sẽ là nơi để thu hút sự đầu tư này Qua đó, ngườinước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, quy trình côngnghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩnquốc tế có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, các KCNTT thườngđược quy hoạch theo một mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành Dovậy, các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết với nhau trong việc nhậpkhẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụngđược những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn được khoảng cách về khoa học
kỹ thuật với các nước đi trước Việc các doanh nghiệp liên kết hợp tác vớinhau sẽ tiết kiệm được chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển( R&D) và quyền sở hữu trí tuệ
Mặt khác, xuất phát từ các trang thiết bị hịên đại, công nghệ kỹ thuật tiêntiến thì các cán bộ quản lý, các công nhân kỹ thuật và viên chức làm việc tạicác KCN sẽ được đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho thích hợp và trực tiếp tiếpthu tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý, phương pháp kiểm tra chấtlượng hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường và đạt hiệu quả cao Những kếtquả này không chỉ mang lại cho KCN mà nó còn tác động mạnh đến việc thayđổi công nghệ, trang thiết bị, chất lượng sản phẩm, cơ chế hoạt động, kiếnthức và phương pháp quản lý của các doanh nghiệp bên ngoài, làm cho cácdoanh nghiệp này cũng đổi mới để đạt hiệu quả kinh tế cao
- KCN là nơi tạo công ăn việc làm và phát triển kỹ năng lao động.
Xây dựng và phát triển các KCN để tạo nhiều hơn việc làm là một trongnhững mục tiêu của các nước đang phát triển Đồng thời tạo điều kiện cho
Trang 15lực lượng lao động nước ta tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công lạilực lượng lao động xã hội.
Các KCN là nơi hấp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại và học tập kinhnghiệm quản lý tiên tiến, vừa là môi trường đào tạo ra những nhà quản lý cótrình độ cao, có bản lĩnh và kinh nghiệm; những công nhân có tay nghề cao và
ý thức, tác phong công nghiệp do được tiếp cận và làm việc với dây chuyềncông nghệ tiên tiến cùng kỷ luật lao động cao buộc các nhà quản lý và ngườilao động phải rèn luyện và không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyênmôn
- KCN là nơi hấp thu nhanh nhất chính sách mới.
Thường thì khi các chính sách mới ra đời, việc áp dụng chúng cùng mộtlúc trên diện rộng là không thuận lợi, do vậy các KCN là nơi thí điểm nhữngchính sách kinh tế mới, đặc biệt là những chính sách về kinh tế đối ngoại
- KCN góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các KCN là đầu tầu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác pháttriển, là điều kiện dẫn dắt các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ như tàichính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, lao động, tư vấn, lao động… Đồngthời, KCN phát triển sẽ đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu,…Do đóKCN góp phần quan trọng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăngnhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nềnkinh tế
- KCN góp phần phát triển đô thị và nông thôn.
Việc hình thành các KCN có vai trò cơ bản trong quá trình hình thànhcác khu đô thị mới, phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, làm thayđổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá
- KCN là giải pháp hướng đến phát triển bền vững.
Trang 16Quy hoạch phát triển các KCN góp phần quan trọng và tăng trưởng kinhtế,đó là tiền đề cơ bản để thực hiện công bằng xã hội Ngoài ra, xây dựng cácKCN đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ như: quy hoạch,xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, sử dụng đất đai có hiệu quả, đàotạo và tuyển dụng lao động, bảo vệ môi trường ,an ninh trật tự, cung cấp cácdịch vụ, tổ chức đời sống văn hoá, giáo dục, tác động đô thị hoá, hiện đại hoánông nghiệp nông thôn…giải quyết tốt các mối quan hệ trên chính là tạo sựphát triển bền vững.
- KCN là cầu nối hội nhập với thế giới.
KCN thường gắn liền với các điều kiện thuận lợi cả về vị trí địa lý và cácdịch vụ đi kèm cùng với các chính sách ưu đãi và đơn giản Đó là điều kiệnthuận lợi thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là cầu nối tốt nhất cho doanh nghiệptrong nước tiếp cận với thị trường thế giới Với trình độ quản lý chuyênnghiệp, công nghệ tiên tiến của nước đi trước, các doanh nghiệp nước ngoàitrong KCN có tác động lan toả đến trình độ và kỹ năng công nghiệp đối vớiphần còn lại của nền kinh tế nội địa
Nhìn chung, ảnh hưởng của KCN đối với sự phát triển của nền kinh tế là
rõ ràng Tuy nhiên, ở mỗi nước, mức độ ảnh hưởng là khác nhau
Tóm lại, có thể nói, KCNTT là công cụ khá hữu hiệu để một đất nướckhởi động sự phát triển các lĩnh vực công nghiệp hướng về xuất khẩu, thaythế nhập khẩu và sử dụng nhiều lao động trong nước, thu hút vốn đầu tư, côngnghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước đang phát triển Về lâu dài,các KCN tác động gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế qua khâu chuyển giaocông nghệ và qua những mối liên kết KCN với nội địa Phát triển các KCNTT
là một giải pháp thích hợp với giai đoạn đầu của quá trình đẩy nhanh sự pháttriển của các nước đang phát triển vì nó phù hợp trình độ quản lý, sử dụng
Trang 17vốn đầu tư trong giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế thị trường, là con đường
mở cửa để gia nhập vào nền kinh tế thế giới
1.1.3 Phân loại KCNTT
Có nhiều cách phân loại KCN, nhưng tôi đồng ý với các cách phân loạiKCN như sau:
- Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề: gồm 4 loại
+ KCN chuyên ngành: được hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp
cùng một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp khác nhau nhưng cùng sảnxuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo nhưhoá chất-hoá dầu, điện tử-tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí(gang thép Thái Nguyên, hoá chất Việt trì, lọc dầu Dung Quất)
+ KCN đa ngành: gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp
khác nhau KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ chosản xuất công nghiệp, song trong quy hoạch xây dựng cần lưu ý vấn đề môitrường nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau,tiết kiệm đầu tư hạ tầng
+ KCN sinh thái: là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp Các
ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ vớinhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững Với
mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhàmáy kia, hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhàmáy kia
+ KCN hỗn hợp: là KCN có đầy đủ các yếu tố của KCN đa ngành, trong
đó chia ra các khu chuyên ngành, khu có yêu cầu công nghệ cao, có tổ chứcdịch vụ như vui chơi, giải trí, bệnh viện, trường học…đảm bảo đời sống củangười lao động trong KCN và dân nhập cư
Trang 18- Phân loại theo quy mô diện tích phân làm các loại KCN nhỏ, trung bình,lớn và rất lớn Theo tiêu chí này phụ thuộc quan điểm của từng nước về kích
cỡ KCN, chủ yếu để nhằm phân biệt xếp hạng KCN
- Phân loại theo đặc điểm quản lý thì có các loại:
+ KCNTT: có thể là đa ngành, chuyên ngành, có quy mô diện tích khác
nhau, được hình thành với cac điều kiện khác nhau
+ KCX: khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
+ KCNC: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và
các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiêncứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan
+ CCN: cụm công nghiệp là tên gọi chung cho các cụm công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp, thực chất là KCN tập trung nhưng có quy mô nhỏ do UBNDcấp tỉnh quyết định thành lập( hoặc phân cấp quyết định thành lập) theo quyhoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn để bố trí các cơ sở sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống trong diện di dờikhỏi nội thành, nội thị hoặc các khu dân cư tập trung, và thu hút các dự án đầu
tư mới với quy mô vừa và nhỏ
1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển bền vững, một trong cácđịnh nghĩa hay được các quốc gia sử dụng là khái niệm của Hội đồng thế giới
về môi trường và phát triển bền vững (WCED), được trình bày trong tài liệu
“Tương lai chung của chúng ta” năm 1987:
“ Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, định hướng phát triển kỹ thuật và
Trang 19sự thay đổi về luật pháp đều làm hài hòa và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai”.Hay “ Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ”
Cũng năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới
(WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó thì “Phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
Các khái niệm trên chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quảnguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con ngườitrong quá trình phát triển
Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập đầy đủ hơn,ngoài vấn đề môi trường, phát triển bền vững còn xét cả về khía cạnh kinh tế
và xã hội Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug- Cộng hòa Nam Phi năm 2002 đã xác định “ Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển , gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội
và bảo vệ môi trường” Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng
trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai tháchợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng caochất lượng môi trường sống
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển bền vữngđược thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đếnnăm 2010, đó là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sựphát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm an ninh quốcphòng
Trang 20Phát triển bền vững về kinh tế là sự tăng trưởng của kinh tế phải đi đôivới sự tăng trưởng ổn định và lâu dài.
Sự phát triển bền vững về kinh tế của một quốc gia phải đạt được những yêucầu sau:
- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người cao Nước càng nghèo thu nhậpcàng thấp đòi hỏi sự tăng trưởng này càng phải cao Trong điều kiện hiện naynước có thu nhập thấp phải có tỷ lệ tăng GDP vào khoảng 5% /năm thì mới cóthể xem là phát triển bền vững về kinh tế Nếu thấp hơn thì không được coi làphát triển bền vững về kinh tế
- Có GDP hoặc GDP bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn mức trungbình hiện nay cuả các nước đang phát triển Nếu có tăng trưởng GDP caonhưng mức GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn coi là chưa đạt tới mứcphát triển bền vững
- Cơ cấu GDP theo hướng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụtrong GDP phải cao hơn nông nghiệp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổnđịnh và lâu dài
1.2.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng
độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng vào phát triển công nghệ sạch Việcphân bổ các nguồn lực phải hài hoà giữa các thế hệ
Trang 21Trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam”về vấn đề phát triển bền
vững ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vai trò phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp chặt chẽ, hợp lý ,hài hoà với phát triển xã hội, khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn
cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền Từng bước thực hiện
nguyên tắc “ mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều có lợi”
Như vậy, phát triển kinh tế luôn là mục tiêu đầu tiên đối với mỗi quốcgia Tuy nhân loại vẫn phải đối mặt với sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế vàbảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm, vì kinh tế càng phát triển thì sẽ càng thải
ra môi trường nhiều hơn, các nguồn tài nguyên sẽ ngày càng sớm cạn kiệt,nhưng không thể không phát triển kinh tế, vì nhu cầu của con người là ngàycàng cao, phát triển kinh tế là quy luật tiến hoá của xã hội loài người Vậy vẫnphải phát triển kinh tế , nhưng phải theo hướng bền vững
Các KCN ra đời là các khu tập trung các nhà máy xí nghiệp công nghiệp,
do đó KCN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng CácKCN phát triển theo hướng bền vững về kinh tế biểu hiện:
- Các doanh nghiệp trong KCN có năng suất lao động và tốc độ tăngtrưởng cao và ổn định
- Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh đượcvới các sản phẩm trên thế giới
Các chính sách và tiêu chí chủ yếu phát triển KCNTT theo hướng bềnvững về kinh tế tại Việt Nam là:
a) Chính sách quy hoạch phát triển KCN phù hợp với chiến lược pháttriển lâu dài:
- Quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo phát huy và khai thác lợithế so sánh của từng khu vực, bảo đảm tính hiệu quả, cân nhắc đầy đủ các yếu
tố môi trường và xã hội trong các quyết định quy hoạch
Trang 22- Chính sách quy hoạch KCN phải gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN như hệ thống giao thông, đènchiếu sáng, đường dây điện, bưu điện… và các dịch vụ phục vụ như xe buýtđưa đón công nhân, nhà trọ cho công nhân, nhà ăn cho công nhân, đồn công
an, công đoàn, Hải quan KCN…là các yếu tố vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa
là những giải pháp kinh tế-xã hội cần phải thực hiện để đảm bảo cho sự pháttriển ổn định, bền vững của KCN
- Phát triển KCN thực chất là kinh doanh bất động sản đất đai công nghiệpnên phaỉ chọn địa điểm tại các vị trí thuận lợi về địa lý-kinh tế
Trong một thời gian dài, chiến lược phát triển của chúng ta dựa trên quanđiểm các cực phát triển Nhưng chiến lược trên có mặt trái và giới hạn của nó
vì sự tập trung quá nóng tại một khu vực thành phố đặt ra vấn đề về môitrường, xã hội nghiêm trọng đe dọa tính bền vững của chiến lược Do vậysong song với việc tập trung phát triển các KCN tại các vùng có lợi thế, chínhsách quy hoạch KCN cần chuyển hướng dần sang các vùng kém lợi thế hơnnhưng giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, môi trường
b) Chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN mộtcách đồng bộ
Để thu hút đầu tư vào KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứngyêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng và đi trước một bước Vìvậy chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN một cáchđồng bộ, có chất lượng, đúng tiến độ, tránh tiêu cực thất thóat là những yêucầu bức thiết đối với KCN Không có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng hợp
lý và đồng bộ sẽ gây lãng phí hoặc gây những ách tắc, cản trở quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến môi trường Một KCN có cơ sở
hạ tầng yếu kém sẽ không thể sản xuất tốt và ổn định, hơn nữa sẽ dẫn đến việcyếu kém trong quá trình xử lý môi trường Chắc chắn một KCN có cơ sở hạtầng yếu kém sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn,
Trang 23vì khả năng phát triển sản xuất là yếu kém, chi phí trong quá trình sản xuất sẽ
có nhiều phát sinh, không thể phát triển bền vững
c) Chính sách khai thác sử dụng hài hòa các nguồn lực
Chính sách phát triển KCN phải dựa vào nguồn lực và cả cách thức sửdụng hài hòa nguồn lực, điều này quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quảcủa doanh nghiệp
Theo quan niệm truyền thống, nguồn lực là các yếu tố tạo nên nền kinh
tế và thúc đẩy nó phát triển Các yếu tố đó là đất đai, tài nguyên thiên nhiênkhí hậu, nguồn nước, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, khoa họccông nghệ, các truyền thống văn hóa…
Theo giác độ nâng cao năng lực cạnh tranh, nguồn lực giống nhau nhưngcác tác nhân gắn liền với việc sử dụng nguồn lực như năng lực quản lý, thểchế, chính sách từng địa phương khác nhau sẽ trạo nên sự khác biệt giữa cácđịa phương có cùng nguồn lực
Theo giác độ nguồn gốc và thời điểm phát sinh thì sự phong phú, quy môcác nguồn lực có ý nghĩa quan trọng nhưng chính việc sử dụng có hiệu quảhơn các nguồn lực, tạo ra những “giá trị sử dụng mới” sẽ tạo nên lợi thế trongquá trình phát triển
Qua cách phân loại như trên thì rõ ràng các nguồn lực truỳên thống lànền tảng để phát triển, nhưng các nguồn lực vô hình như năng lực quản lý, cảicách thể chế, phát huy năng lực sáng tạo ra những “giá trị sử dụng mới” sẽ tạonên sự khác biệt giữa các địa phương Do đó chính sách khai thác sử dụngnguồn lực trong phát triển KCN cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hợp tác chia sẻ sử dụng nguồn lực vì trong thời kỳ hội nhập, nguồn lựctrở thành taì sản chung của toàn nhân loại không phụ thuộc vào vị trí địa lýhay quyền sở hữu Thế giới là sự chia sẻ và mỗi nước đều có những lợi thếriêng, chính vì vậy một sự phân công hợp tác quốc tế hợp lý sẽ là một sự đảmbảo cho sử dụng nguồn lực bền vững Do đó, chính sách sử dụng nguồn lực
Trang 24trong nước cần kết hợp tận dụng tốt hơn các nguồn lực bên ngoài, từng bướcxác lập một cơ cấu chia sẻ cân bằng hơn và ít phụ thuộc hơn, từ bỏ hoàn toàn
cơ cấu khép kín phi hiệu quả
- Chính sách phát triển các KCN cần có sự liên kết, hợp tác và chia sẻ,nhằm giảm sự cạnh tranh nội bộ trong việc mời gọi đầu tư, đồng thời có chiếnlược phát triển các KCN mũi nhọn, tránh dàn hàng ngang cùng tiến
- Chính sách phát triển các KCN phải chú ý đến công nghệ, vì lâu dài,công nghiệp sẽ tự điều chỉnh hướng đến các ngành ít bị phụ thuộc vào tàinguyên thiên nhiên, dựa trên những ứng dụng công nghệ cao và tiết kiệm hơn,
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và gia tăng hàm lượng chất xám cao hơn
- Chính sách phát triển KCN phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người
Đa phần các nước đang phát triển chỉ biết dựa vào khai thác nguồn tàinguyên, do vậy đất nước nghèo Các nước biết dựa vào tri thức, lấy tri thứclàm nòng cốt mới giàu có Mặt khác, một KCN thiếu nguồn lao động sẽ kémhấp dẫn với các nhà đầu tư
d) Chính sách thu hút đầu tư vào KCN đảm bảo có cơ cấu cân đối, thânthiện và hội nhập
- Cơ cấu cân đối:
+ Cân đối các KCN: cân đối giữa các KCN tổng hợp với các KCNchuyên ngành, KCNC, CCN nhằm giải quyết nhu cầu đa dạng và lâu dài.+ Cân đối cơ cấu ngành: cân đối giữa công nghiệp thượng nguồn và hạnguồn, giữa công nghiệp cơ bản và công nghiệp phụ trợ
+ Cân đối sản phẩm và thị trường: cân đối giữa sản xuất hàng xuất khẩu
và hàng thay thế nhập khẩu, vừa tập trung phát triển các ngành công nghiệpcạnh tranh nhưng phải chú ý an ninh nguyên liệu trong nước
+ Cân đối các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế : một KCN chỉthu hút được đầu tư nước ngoài sẽ thiếu tính bền vững, do vậy một KCN bền
Trang 25vững phaỉ có cơ cấu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hợp lýgiữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước
- Cơ cấu thân thiện:
+ Cơ cấu thân thiện trở thành nhu cầu và đòi hỏi của phát triển bềnvững , thể hiện ngay trong quá trình lựa chọn công nghệ, sản phẩm phảihướng đến các công nghệ ít phát thải, tiết kiệm nguyên liệu, dễ tái chế và cókhả năng sử dụng lại sẽ tạo cơ hội cho việc cải thiện môi trường theo hướngthân thiện
+ Cơ cấu thân thiện cũng cần phải tạo ra sự cân bằng giữa đầu ra và đầuvào và cơ hội để tái chế chất thải ngay trong quá trình công nghiệp Việt Nam
và một số nước trong khu vực được đánh giá là những nước có cơ hội pháttriển các ngành công nghiệp tái chế chất thải-xu hướng tích cực đang được thếgiới khuyến khích Trong một báo cáo diễn biến môi trường của Ngân hàngthế giới cho thấy để xử lý 1 tấn chất thải chi phí tối thiểu là 10USD, đó là cơhội cho ngành công nghiệp tái chế, nhưng quan trọng hơn, đó là lợi ích về môitrường mà xã hội thu được
- Cơ cấu hội nhập:
+ Một KCN đáp ứng những chuẩn mực quốc tế , là cơ hội để mở rộnggiao lưu và cạnh tranh với thế giới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh đã cónhiều thay đổi, trong đó những chuẩn mực về môi trường trở thành rào cản vàthách thức đối với các nước Một số nhà đầu tư và thương mại đến quan hệvới Việt Nam ngày nay vấn đề họ quan tâm đầu tiên không phải là giá cả,mẫu mã hay chất lượng sản phẩm mà là những đáp ứng về xử lý chất thải,những điều kiện đối với công nhân, nhất là công nhân nữ
+ Hội nhập đang mở ra cơ hội cho những ngành công nghiệp mới, lấymục tiêu là đáp ứng nhu cầu của thế giới chia sẻ nguồn tài nguyên và phâncông lao động của thế giới, bằng lao động và trí tuệ của Việt Nam
e) Chính sách xây dựng KCN có thương hiệu và bản sắc:
Trang 26Nền kinh tế thế giới ngày nay là nền kinh tế mở, do vậy chính sách xâydựng KCN có thương hiệu và bản sắc là vấn đề rất quan trọng bảo đảm lâudài cho phát triển.
- Phẩm chất và bản sắc của KCN thể hiện ở những giá trị hữu hình và vôhình, ở uy tín thương hiệu của các nhà đầu tư và khách hàng biết đến Trong
xu thế tài chính hóa các luồng đầu tư (cổ phần hóa, chứng khóan hóa) ,nhữnggiá trị vô hình có giá trị hơn rất nhiều so với những giá trị hữu hình thể hiệnqua giá trị xác định tại thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư mua và trả chonhững giá trị bất ổn hiện tại Chính điều này tạo điều kiện khuyến khích xuthế phát triển bền vững , sẽ là mục tiêu mà các KCN Việt Nam cần hướng tới
- Các KCN phải đặc biệt chú trọng phần chuyển giao các bí quyết côngnghệ, ngoài quan tâm về công nghệ, cần chú trọng quy trình sản xuất ( quytrình quản lý hệ thống như ISO, kinh doanh, thiết kế, phần mềm ), giá trị giatăng của tài sản vô hình như các phần mềm hệ thống, các giá trị sáng tạo củadoanh nghiệp , những mẫu mã mới, tính năng mới của sản phẩm và tích tụnăng lực của đội ngũ chuyên gia…Những giá trị “phần mềm” như vậy mớithực sự là yếu tố quyết định thị trường và cạnh tranh
Hiện nay các KCN của Việt Nam chưa xác định được thế mạnh vànhững nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc của một nền công nghiệp KCN vẫndàn trải, chưa có thương hiệu Do vậy chính sách xây dựng vị thế và uy tín vềthương hiệu có thể phải mất nhiều thời gian, nhưng vẫn cần thiết phải làm
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững về kinh tế của
các khu công nghiệp tập trung.
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng.
Vị trí địa lý hết sức quan trọng trong quá trình thu hút sự phát triển củacác KCN Trong các yếu tố quyết định sự thành công của KCN, thì có 2 yếu
tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên là:
Trang 27+ Gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các điềukiện thuận lợi khác.
+ Nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ
KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao lưuhàng hoá giữa KCN với thị trường quốc tế và các vùng còn lại trong nước.Đây là một trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự pháttriển bền vững của các KCN để đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá và nguyênliệu ra vào các KCN được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phílưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra Các KCNcần được xây dựng ở gần các khu vực đô thị, gần các trung tâm văn hoá-xãhội, có hệ thống giao thông thuận lợi
Ngoài ra, về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, sông, hồ cũng cần phải lưu ý đểtránh gây khó khăn cho quá trình xây dựng và hoạt động sau này
Quy mô đất xây dựng KCN cũng có vai trò quan trọng trong việc pháttriển các KCN, vì quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực công nghiệp rộng lớn,tiềm năng phát triển lớn hơn Cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệptrong KCN sẽ cho hiệu quả thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp
1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng
Về các điều kinh tế, các KCN phải nằm trong khu vực có chính sách ưutiên của nhà nước, đặc biệt là trong các khu vực làm đòn bẩy phát triển kinh
tế của cả nước Những khu vực này có thể được Nhà nước hỗ trợ trong quátrình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ chung nhưng có lợi cho
cả KCN như: nâng cấp sân bay, cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mởrộng các cảng biển…và được các Bộ, các ngành tạo điều kiện thuận lợi vàgiúp đỡ trong việc xây dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tinliên lạc…
Đối với các nhà đầu tư , vấn đề cũng rất được quan tâm là nguồn nguyênliệu có sẵn ở địa phương có đủ cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp ,
Trang 28địa chất khu vực công nghiệp phải đảm bảo khả năng để xây dựng các xínghiệp, các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp
1.2.3.3 Các trung tâm kinh tế và đô thị.
Các trung tâm kinh tế và đô thị vừa có vị trí thuận lợi, vừa có điều kiệnnội tại làm cho các KCN có khả năng phát triển hiệu quả cao, vì đó là:
+ Nơi tập trung lao động kỹ thuật có chất lượng cao
+ Tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, dạy nghề giúp cácKCN phát triển thuận lợi
ưu đãi thì sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư do họ sẽ giảm được chi phí sản xuất
và tăng lợi nhuận kinh doanh
Do đó, chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tưvào KCN Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhậpkhẩu, thuế lợi tức; không hạn chế việc chuỷển vốn lợi nhuận của các nhà đầu
tư ra nước ngoài; xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư ,…sẽ hấpdẫn các nhà đầu tư Đồng thời phải có quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụthể và ổn định Có như vậy, các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào KCN và
Trang 29nước chủ nhà mới có thể quản lý tốt được hoạt động của cac doanh nghiệptrong KCN.
Ngòai ra, chính sách kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sựthành công của KCN Đó là các chính sách về đầu tư, thương mại, lao động,ngoại hối và các chính sách khác
1.2.3.5 Môi trường chính trị, pháp luật.
Nơi có dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh
và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi vàlợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư Kinh nghiệmcho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi vềkinh tế là yêú tố quyết định đầu tư hàng đầu, mà chính là sự ổn định về chínhtrị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu
tư vào một quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị, an ninh xã hội phức tạp Hệthống pháp luật phaỉ chặt chẽ và có hiệu lực để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư,sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình
1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh
tế của các KCN Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ là nền tảng vữngchắc cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng KCN baogồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN
Với hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phươngtiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa Hệ thống đèn đường chiếu sáng,nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất phải đầy đủ, hệ thống cung cấpnước đầy đủ và hiện đại, bền vững để các doanh nghiệp sản xuất ổn định vànăng suất cao Hệ thống cống thóat nước phải được quy hoạch đồng bộ cótính tóan lâu dài Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựngnhằm giải quýêt các loại chất thaỉ của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảomôi trường không bị ô nhiễm Tất cả phải được xây dựng từ khi quy hoạch
Trang 30xây dựng cơ sở hạ tầng Do đó, cơ sở hạ tầng của KCN cần phải được quyhoạch và xây dựng hết sức vững chắc ngay từ lúc khởi công xây dựng KCN,
vì sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vào sản xuất thì việcnâng cấp cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém
1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư
Ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn đầu tư huy động được trongnước là rất hạn chế Mà muốn các KCN phát triển bền vững thì phải có đủđược nguồn vốn
Thứ nhất, có vốn để xây dựng các KCN, để xây dựng cơ sở hạ tầng choKCN, muốn xây dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại và vững chắc thì phải
có được nguồn vốn lớn Do đó, cần huy động được nguồn vốn nước ngoài Thứ hai, là khả năng vốn đầu tư vào các dự án đầu tư trong KCN Khảnăng vốn đầu tư lớn thể hiện quy mô của dự án, hứa hẹn sự đóng góp của dự
án lớn, chi phí cho máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng nhưchi phí cho nguyên vật liệu và nhân công là cơ sở để doanh nghiệp phát triểnbền vững Là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các KCN bền vững vềkinh tế
1.2.3.9 Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ.
Trang 31Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, năng lực của các ngành côngnghiệp phụ trợ địa phương là một tiêu chí khá quan trọng trong việc lựa chọnđịa điểm đầu tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sảnxuất mang tính quốc tế cao.
1.2.3.10 Nguồn lao động
Nguồn lao động phải không những phải đủ về số lượng mà còn phải cóchất lượng tay nghề cao Nguồn nhân lực có chất lượng là nền tảng cho sựphát triển bền vững của các doanh nghiệp của KCN
Theo kinh nghiệm của Đài Loan, là nước được coi là nơi tổ chức KCNthành công nhất trên thế giới, thì trong 10 yếu tố quyết định sự thành bại củaKCN, các chuyên gia Đài Loan cho rằng yếu tố số một là phải có đội ngũ laođộng có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư
1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước.
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tậndụng thị trường của nước chủ nhà Sản phẩm tiêu thụ được ở thị trường trongnước là yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trước hết là thị trường tiêu thụ hàng hóa Với dân số đông như nước ta,hàng hóa sản xuất trong nước còn kém cả về số lượng và chất lượng, tạo racho các công ty nước ngoài một thị trường rất lớn về sản phẩm hàng hóa Sứchút đối với các KCN về mặt thị trường thường được tập trung ở những vùngdân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn như vùng đồng bằng sôngHồng, Đông Nam Bộ,
Ngòai sức hút về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì sức hút về thị trườnglao động rẻ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngòai Đối với các công
ty xuyên quốc gia, sức hút về gía nhân công rẻ tại các nước là một động lựcquan trọng thôi thúc phát triển các KCN Nhờ đầu tư vào các KCN ở các nước
có nguồn lao động rẻ
Trang 321.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN.
Nhằm tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN vớimục đích phát triển KCN theo hướng bền vững về mặt kinh tế ,ban quản lýKCN cần phải họat động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ Điều đócòn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Sự phân cấp giao quỳên quản lý của cấp trên cho Ban quản lý đến thờigian và thủ tục cấp phép
Sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý KCN với các cơ quan đóngtrong địa phương
Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổchức hành chính
Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý KCN Khả năng chủđộng đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các bịên pháp khuyến khích thu hútđầu tư vào các KCN của từng Ban quản lý
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN.
1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ
lấp đầy.
- Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên (%)
% 100
TN
CN
S S
Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu
hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinhdoanh trong KCN
Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàngrào KCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạtầng khác như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong
Trang 33KCN, hệ thống đèn chiếu sáng, diện tích vườn cây trong KCN, văn phònggiới thiệu sản phẩm…
Tỷ lệ này thể hiện độ “dày” của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN.Nếu tỷ lệ này thấp quá thì sẽ lãng phí mặt bằng, việc khai thác kém hiệu quả.Còn nếu tỷ lệ này cao quá thì phần diện tích dành làm đường, làm sân, vườn,bến bãi…sẽ ít, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và chứahàng hoá cũng như môi trường thông thoáng trong KCN Tỷ lệ này nên vàokhoảng 60%-70% thì hợp lý
- Tỷ lệ diện tích được lấp đầy:
Tỷ lệ diện tích được lấp đầy(%) = CN
án đầu tư Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khaithác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phầndiện tích đất trống
1.2.4.2 Số dự án đầu tư.
Tổng số dự án đầu tư trong mỗi KCN nhằm xác định số dự án được đầu
tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó còn dùng
để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau
Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hoàn toàn đánh giá được quy môKCN cũng như hiệu quả khai thác KCN nếu như các dự án đầu tư trong KCN
là những dự án nhỏ
1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư.
Trang 34Tổng số vốn đầu tư là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã được cácnhà đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hútvốn đầu tư giữa các KCN với nhau
Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quảkhai thác và sử dụng diện tích đất công nghiệp giữa các KCN có diện tíchkhác nhau
1.2.4.4 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trênmột đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấpdẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xáchơn
Tỷ lệ vốn đầu tư (triệu USD/ha) = Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Tổng diện tích đất CN(ha)
1.2.4.5 Tổng số lao động.
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giảiquyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại cácKCN Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựngcác KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở cácđịa phương
Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được khả năng giải quyết việc làm của cácKCN, chứ không đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư Bởi vìmột doanh nghiệp sử dụng một số lượng lớn nhân công nhưng vốn đầu tư ítthì chứng tỏ doanh nghiệp đó áp dụng trình độ khoa học công nghệ vào sảnxuất là không cao, trình độ hiện đại hoá thấp
1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân
Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân = Tổng vốn đầu tư(TriệuUSD)
Tổng số lao động
Trang 35Tỷ lệ này cho thấy lượng vốn mà các nhà đầu tư trang bị cho mỗi côngnhân Tỷ lệ này cao thể hiện trình độ công nghệ áp dụng trong quá trình sảnxuất của doanh nghiệp là cao Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì có thể doanhnghiệp áp dụng trình độ kỹ thuật, máy móc vào sản xuất là thấp, mà chủ yếuphải sử dụng sức con người
1.2.4.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp.
Có thể đánh giá bằng cách tính dựa trên tổng doanh thu hoặc tổng giá trịsản lượng
Tỷ lệ doanh thu = Tổng doanh thu (triệu USD)
Tổng diện tích đất KCN(ha)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất giữa các KCN với nhau Đồngthời phản ánh hiệu quả sử dụng đất KCN trong phát triển kinh tế, tăng sảnphẩm xã hội so với sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp và cácmục đích khác
1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình quân của công nhân.
Chỉ tiêu naỳ đánh giá năng suất lao động của mỗi KCN, từ đó ta có thể
so sánh giá trị sản xuất mà mỗi công nhân sản xuất giữa các doanh nghiệp vàgiữa các KCN với nhau
Giá trị bq trên công nhân = tổng giá trị sản xuất
Trang 36tổng số công nhân
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH
TẾ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu về Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội.
Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, là một thành phố đượchình thành và phát triển gần 1000 năm, nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ
Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, và cũng làtrung tâm lớn về kinh tế,tài chính, văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học kỹthuật của cả nước Đồng thời là một trung tâm lớn về giao dịch quốc tế Thủ
đô Hà Nội tập trung nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cónhiều tổ chức Quốc tế, các Đại sứ quán của các nước, nhiều trung tâm nghiêncứu khoa học, các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, là nơitập trung trí tuệ của một đội ngũ đông đảo các nhà trí thức, các cán bộ khoahọc có trình độ cao và giàu kinh nghiệm thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khácnhau ở cả Trung ương và địa phương
Đến cuối năm 2007, Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thànhvới tổng diện tích là 927,39km2
Tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội trong năm 2007 đạt kỷ lục là 3,5%, dân sốthành phố đến thời điểm này là trên 3,4 triệu người, trong đó số người trong
độ tuổi lao động là 2,17 triệu người Mật độ dân số là 3.493 người/km2, caonhất nước ta, gấp một ngàn lần mật độ chuẩn
Tình hình kinh tế Hà Nội năm 2007:
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 4.358 triệu USD,tăng 22% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND thànhphố đề ra(4.290 triệu USD, tăng20%) Trong đó, xuất khẩu địa phương
Trang 38đạt 2.432triệu USD,tăng 26,4% so với thực hiện năm 2006(nhiệm vụUBND TP giao là 2.368 triệu USD, tăng 22%).
Các thành phần kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng khá:
- Khu vực kinh tế nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 2.254 triệu USD,chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 18,3%
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 412triệu USD,chiếm tỷ trọng 9,4%, tăng 19%
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: kim ngạch xuất khẩu đạt1.691 triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,8%, tăng 28,2%
- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 14.946triệu USD, trong đó kim ngạchnhập khẩu địa phương đạt 5.116 triệu USD
Năm 2007 là năm đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài của ViệtNam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt8,03 tỷ USD Trong đó, Hà Nội chiếm 290 dự án, với số vốn đăng ký1,7 tỷ USD Cho đến nay, Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án và 14,9%tổng vốn đăng ký so với cả nước về thu hút FDI, đứng thứ 2 sauTPHCM
Năm 2007, GDP của Hà Nội ước tăng 12,1%, cao nhất từ 10 năm nay( tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1996-2000 là10,38%) Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở lĩnhvực công nghiệp tăng trưởng cao: trên dưới 30%
Thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giaođầu năm
Về chỉ số năng lực cạnh tranh, Hà Nội đứng thứ 27 trên 64 tỉnh thànhtrong cả nước, tăng 13 bậc so với năm 2006
Trang 390 5000000 10000000
Năm 2008, thành phố đặt mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 12,5-13%
Những lợi thế của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư vào các KCN:
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cảnước Là nơi tập trung các cơ quan Chính phủ, các phái đoàn ngoại giao vàcác tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc và Phái đòan Cộng đồngChâu Âu, đều đặt trụ sở taị Hà Nội đã tạo cho các nhà đầu tư một mạng lướiliên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm
Hà Nội là nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn, công nghệ tiên tiến
và hiện đaị, có điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
Là nơi có nhiều địa điểm du lịch, văn hóa của đất nước, là nơi tham quanrất hấp dẫn đối với khách tham quan nước ngoài, đó cũng chính là một điềukiện để quảng cáo Hà Nội đối với các nhà đầu tư
Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, Có 188trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trong Thành phố, bao gồm 23học viện, 38 Đại học, 31 Cao đẳng, 50 trường dạy nghề và 45 trường trung
Trang 40học với 180.000 sinh viên Ngoài ra sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chấtlượng cao, có tay nghề, làm vịêc chăm chỉ sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệpsản xuất nâng cao hiệu quả.
- Là thị trường lớn về cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Hà Nội là thành phố có dân số đông đứng thứ hai cả nước và cũng là thịtrường lớn thứ hai sau TPHCM Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch
vụ lớn, có ảnh hưởng tiếp cận thị trường đông dân các tỉnh Miền Bắc có biêngiới với Nam Trung Quốc(chỉ cách Quảng Đông, Trung Quốc 800km) vàLào Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để kinh doanh phân phối Đồng thời yếu
tố này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ hội tiếp cận vớithị trường thuận lợi hơn, có nguồn thông tin thị trường đầy đủ và nhanh chónghơn và vì thế dễ có những phản ứng thích hợp và kịp thời khi xuất hiện nhữngbiến động trên thị trường
- Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp.
Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế Là một trung tâm khoa học của cả nước, Hà Nội có
số lượng cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhiều nhất trong cả nước Đây là một yếu
tố quan trọng để Hà Nội có thể nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng nhữngtiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh
- Cơ sở hạ tầng phát triển và là đầu mối giao thông trong nước và quốc
tế
Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển Nhiều KCN,KCX và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 40km CảngHải Phòng và Cảng Cái Lân (gần vịnh Hạ Long- khu Di sản văn hóa thế giới)
là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa