CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI
2.3Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế
3
TT Tên KCN tổng số DN
tỷ lệ lấp đầy
tổng vốn đầu tư của các DN Số lao động ước tính triệu USD tỷ VNĐ 4 Hà Nội-Đài Tư 17 50% 8,949 55,484 985 5 Thăng Long 76 100% 1022,164 35000 Tổng 180 1682,058 201,201 60105
Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội
Bảng 3: Số liệu đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN
TT KCN Tỷ lệ vốn đầu tư trên
1ha(triệu USD/ha)
Tỷ lệ vốn đầu tư trên CN
(triệu USD/CN)
1. Nội Bài 3,2765 0,0282
2. Sài Đồng B 5,36 0,028
3. Nam Thăng Long 2,22 0,017
4. Hà Nội-Đài Tư 0,78 0,0126
5. Thăng Long 5,59 0,03
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư của các KCN
Nói chung các KCN ở Hà Nội đều có vị trí và giao thông rất thuận lợi. KCN Sài Đồng B và KCN Hà Nội-Đài Tư nằm ngay trên quốc lộ 5, cùng với các tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng và tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội- Lạng Sơn-qua biên giới Việt-Trung. Hai KCN này nằm trong tam giác công nghiệp Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, dọc quốc lộ 5 có rất nhiều các công ty lớn của nước ngoài cũng như các KCN được hình thành của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…Thêm nữa, hai khu này lại nằm giữa sông Hồng và
sông Đuống, ở đây có các cảng sông thuận tiện cho phương tiện vận tải thuỷ hoạt động, và cách các cảng lớn ở miền Bắc như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân không xa, đường đi lại tốt. Về đường hàng không, thì chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km và nằm sát sân bay Gia Lâm. Với mạng lưới giao thông này, việc cung ứng nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hoá xuất khẩu sẽ tiện lợi và nhanh chóng.
KCN Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long nằm cách Sân bay Nội Bài 20km, còn KCN Nội Bài thì ngay gần sân bay Nội bài. Hiện cây cầu vựơt ngay KCN Thăng Long đã hoàn thành sẽ tạo ra được một hệ thống giao thông hiện đại và thuận tiện cho việc đi lại của các phương tiện vận tải.
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được.
2.3.1.1 Tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội khá cao
Các diện tích đất công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì Hà Nội là thành phố có tỷ lệ lấp đầy khá cao so với các tỉnh thành khác như Tp. HCM (80%), Bắc Ninh (60%), Đà Nẵng (56%), Bình Dương (50%), và Bà Rịa- Vũng Tàu (45%). Hiện nay chỉ còn KCN Nam Thăng Long và Hà Nội – Đài Tư là chưa lấp đầy 100%, tuy nhiên đang thu hút rất nhanh các dự án đầu tư ,còn các khu khác về cơ bản là đã lấp đầy. Nguyên nhân là do Hà Nội là thành phố có rất nhiều lợi thế thu hút các nhà đầu tư , mặt khác cũng có thể dễ dàng nhận thấy qui mô KCN của Hà Nội là khá nhỏ so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các địa phương phía Nam.
2.3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư :
Tính đến nay, các KCN đã thu hút được 180 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 1682,058 triệu USD và 201,201 tỷ VNĐ, tỷ lệ lấp đầy đã tăng nhanh. Các khu Sài Đồng B, Thăng Long, Nội Bài là các khu thu hút được rất nhanh các dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ lấp đầy nhanh, với số vốn FDI rất lớn, chiếm hơn 98% tổng số vốn FDI vào các KCN Hà Nội.
Chỉ tiêu 2006 2007
Số dự án đầu tư cấp mới 18 61
Vốn dự án đầu tư mới 157,36 triệu USD
94,06 tỷ VNĐ 244,872 triệu USD
Số dự án điều chỉnh 30 47
Vốn điều chỉnh 55,295 triệu USD 61,480 triệu USD
Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội
Bảng 5: Số dự án được cấp và điều chỉnh qua các năm
Năm 2007, BQL các KCN và CX Hà Nội đã cấp 61 giấy phép đầu tư mới với tổng vốn đầu tư là 244,872 triệu USD, có các dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn như Machino 16,7 triệu USD, Yamaha 14,7 triệu, Nippo Seiki 9,4 triệu USD và nhiều dự án đăng ký điều chỉnh vốn.
Việc hình thành các KCN Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, đặc biệt là đã xây dựng được KCN Thăng Long là một KCN thành công điển hình. KCN được xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành sản xuất các linh kiện điện tử với dây chuyền hiện đại, công nghệ cao, công nghệ sạch. KCN thành công về cả các mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
2.3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sau đây là bảng số liệu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN từ năm 2002 đến năm 2007:
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu (triệu USD)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng so với năm trước - 200 (43,71%) 344,2 (74,54%) 384 (73,5%) 502,52 (47,26%) 408,447 (24%) Nộp thuế (triệu USD) Trị giá 13,2 20 22,6 27,12 31,73 39,956 Tăng so với năm trước - 6,8 (51,5%) 2,6 (13%) 4,52 (20%) 4,58 (16,88%) 8,226 (25,9%) Nhập khẩu (triệu USD) Trị giá 202,13 336,364 580,76 774,244 1133,493 1365,755 Tăng so với năm trước - 134,234 (66,41%) 244,396 (72,66%) 193,484 (33,3%) 359,249 (46,4%) 232,262 (20,5%) Xuất khẩu (triệu USD) Trị giá 165,02 340,17 512,51 834,383 1255,746 1521,048 Tăng so với năm trước - 175,15 (106,13%) 172,34 (50,66%) 321,873 (62,8%) 421,363 (50,5%) 265,292 (21,12%) ( XK NK XK − )x100% -22,48% 1,12% -13,32% 7,2% 9,7% 10,21%
Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội
Bảng 6: Giá trị sản xuất của các KCN
Doanh thu các doanh nghiệp và giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, bình quân doanh thu 5 năm gần đây là 52,6%/năm, bình quân xuất khẩu tăng 58,24%/năm; cao hơn rất nhiều tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Hà Nội, trung bình hai năm 2006 và 2007 xuất khẩu chiếm 34,9% , nhập khẩu chiếm 27,7% giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội. Điều
này cho thấy tiềm năng phát triển và vai trò của quan trọng của các KCN Hà Nội. Giá trị xuất khẩu tương đối so với nhập khẩu có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu ổn định.
Theo số liệu đến hết năm 2005, với 105 dự án đầu tư nước ngoài và 1,25 tỷ USD vốn đầu tư, các KCN Hà Nội đã chiếm khoảng 40% về số dự án đầu tư nước ngoài và 60% vốn đầu tư toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, và Vĩnh Phúc); tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đạt trên 50%. Trong năm 2005, các doanh nghiệp trong KCN đang hoạt động ở Hà Nội đã tạo ra giá trị sản xuất trên 1.203 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt trên 834 triệu USD và đóng góp cho ngân sách nhà nước 25,5 triệu USD, tạo việc làm cho trên 27.000 lao động. Điều đáng khích lệ là các KCN Hà Nội tuy chỉ chiếm 14,8% tổng số dự án và 13,5% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn nhưng lại chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% kim ngạch xuất khẩu và 35% việc làm. Suất đầu tư bình quân mỗi dự án là 9,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của cả nước. (BQL các KCN &CX Hà Nội, 2005).
2.3.1.4 Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ xung quanh KCN.
Hiện nay, các KCN Hà Nội đã giải quyết việc là cho hơn 60 ngàn người lao động, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm hơn 20%nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương và các tỉnh thành lân cận. Người lao động trong các KCN Hà Nội không chỉ là người dân ở ngay địa phương xây dựng KCN mà còn có những người lao động ở các tỉnh khác đến như: Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình… và thậm chí ở cả các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Đồng thời, cùng với sự phát triển của các KCN thì các dịch vụ xung quanh KCN cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động như các nhà trọ, quán ăn, quán giải khát, giải trí…góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương , tiến tới hình thành các khu đô thị.
2.3.2 Hạn chế.
Hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư chưa cao:
- Hiệu quả sử dụng đất thấp:
Ngoại trừ KCN Thăng Long, Sài Đồng B là có tỷ lệ vốn đầu tư trên 1ha là trên 5 triệu USD/ha, còn lại các khu khác thì tỷ lệ này rất thấp, đặc biệt là khu Hà Nội – Đài tư và Nam Thăng Long.
Tỷ lệ trung bình của 5khu chỉ đạt 3,44 triệu USD/ha. Trong khi đó, tỷ lệ này của các KCN ở Đồng Nai đạt 3,57 vẫn đánh giá là chưa cao.
Nguyên nhân là do các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN muốn nhanh chóng lấp đầy diện tích cho thuê nhằm thu lại vốn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng. Do vậy, trong quá trình xúc tiến, mời gọi đầu tư vào các KCN, Công ty kinh doanh hạ tầng tuy vẫn quan tâm đến các chỉ tiêu như vốn đầu tư, số lao động, trình độ công nghệ, hiệu quả dự án,… nhưng vẫn sẽ chú trọng trước hết là diện tích cho thuê của dự án đầu tư.
- Chính sách mời gọi đầu tư chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao Tuy đã có thu hút được một số dự án công nghệ cao và công nghiệp cơ bản nhưng chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, số đó không nhiều và chủ yếu tập trung ở các khu Thăng Long, Sài Đồng, Nội bài, máy móc thiết bị phần lớn đã qua sử dụng ở chính quốc được các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng di chuyển sang đầu tư ở nước ta nhằm đổi mới công nghệ ở chính quốc. Công nghệ kỹ thuật cũng là công nghệ cũ so với chính quốc, tỷ lệ vốn trang bị cho một công nhân là không cao. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này thì trong tương lai nước ta sẽ trở thành một “bãi rác công nghệ”, căn bệnh “ung thư” khó mà chữa được.
Còn ở Khu Nam Thăng Long chủ yếu là các dự án của các nhà đầu tư trong nước, các mặt hàng sản xuất chủ yếu là hàng tiêu dùng. Khu Hà Nội- Đài tư là các dự án của các công ty Đài Loan, Trung Quốc thì chủ yếu các ngành nghề sản xuất sử dụng sức tay chân lao động là chính chứ hàm lượng công nghệ không cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.
- Phát triển thiếu tính liên kết:
Các dự án FDI đầu tư vào nước ta nhằm mục đích khai thác nguồn lao động địa phương và nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp 100% nguyên liệu nhập ngoại. Đặc biệt các ngành công nghiệp trong các khu Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép thì hoàn toàn là nhập từ các nước Đài Loan, Nhật, Singapo, Thái Lan… Tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước rất thấp, giá trị không cao, và đa phần là các nguồn nguyên liệu dùng cho mặt hàng chế biến thực phẩm và tiêu dùng.
Nhìn vào bảng 6, ta thâý giá trị xuất khẩu dôi ra so với nhập khẩu rất ít, thậm chí có năm còn đạt giá trị âm (-) như năm 2002(-22,48%), hoặc năm 2004 (-13,32%), năm 2007 đạt giá trị cao nhất cũng chỉ có 10,21%. Điều này cho thấy hiệu quả xuất khẩu của các dự án không cao.
Vấn đề này cho thấy việc tìm tòi khai thác các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, trong nước, hoặc tạo nguồn nguyên liệu cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp tại các KCN còn hạn chế. Riêng công nghiệp phụ trợ chủ yếu tập trung cho các ngành xe máy, điện và điện tử nhưng theo hướng liên kết của các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, công nghiệp phụ trợ của địa phương hầu như chưa phát triển.
Cơ cấu phát triển KCN thiếu cân đối
Cơ cấu vốn của các thành phần kinh tế thiếu bền vững . Thể hiện, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì số lượng ít. Mặt khác, các dự án đầu tư nước ngoài chủ
yếu là từ Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Ả rập xê út, Đài Loan… như KCN được quan tâm nhất hiện nay là khu Thăng Long thì 100% là các công ty của Nhật. Có rất ít các doanh nghiệp Châu Âu (Medicos France- Pháp) cũng như Châu Mỹ. Việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhật trong các KCN Hà Nội sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Âu, Mỹ là các nước có trình độ khoa học công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KCN Hà Nội không thu hút được. Mà các tiêu chí này chính là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng đầu tư .
Các mặt hạn chế về hạ tầng, dịch vụ.
Ngược lại với hạ tầng bên trong KCN, hạ tầng ngoài KCN lại bị các doanh nghiệp đánh giá khá thấp.
Về cấp nước, Hà Nội bị đánh giá thấp so với các tỉnh khác, tương đương với Hải Dương, Bắc Ninh và Đà Nẵng nhưng thấp hơn các tỉnh còn lại do chất lượng nước cung cấp chưa ổn định, chất lượng nước chưa tốt. Nhiều trường hợp, thời điểm, KCN không đủ nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.
Khả năng xử lý nước thải và chất thải trong các KCN Hà Nội được đánh giá ở mức trung bình so với các địa phương khác. Kết quả này được nhận định do Hà Nội chỉ có duy nhất KCN Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải chung, ngoài ra không có KCN nào khác có hệ thống này.
Với vị trí là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư nên kết quả xử lý chất thải chỉ ở mức trung bình là điều khó chấp nhận vì nếu không có hệ thống xử lý chất thải tốt, khả năng gây ô nhiễm ra môi trường dân cư xung quanh là rất lớn, và tác động của nó là khó lường. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thành phố.
Điều này cho thấy chất lượng hạ tầng ngoài KCN vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp và cần được tiếp tục cải thiện. Thêm
một lý do khác là các dịch vụ xã hội cũng chưa theo kịp với đòi hỏi của người lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Chất lượng lao động
Tuy được đánh giá Hà Nội là nơi có đội ngũ lao động có tay nghề cao hơn so với các địa phương khác. Nhưng theo đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội về khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo hiện nay là không cao. Nguyên nhân của sự đánh giá này là do các doanh nghiệp Hà Nội thường sử dụng các công nghệ sản xuất cao hơn nên họ cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng lao động đã qua đào tạo so với các địa phương khác, nơi mà lao động “qua” đào tạo không nhất thiết là lao động có trình độ, tay nghề cao. Điều này cho thấy dù Hà Nội có đội ngũ đông đảo lao động qua đào tạo nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
- Việc đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN chưa đồng bộ, chậm trễ.
Điển hình như KCN Nam Thăng Long được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, tức là xây dựng hạ tầng khi nhà đầu tư bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy. Việc làm này có lợi cho công ty hạ tầng do không phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư ngay từ đầu, chi phí bỏ ra sẽ ít tốn kém. Nhưng chính