nghiệp tập trung
Vị trí địa lý hết sức quan trọng trong quá trình thu hút sự phát triển của các KCN. Trong các yếu tố quyết định sự thành công của KCN, thì có 2 yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên là:
+ Gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các điều kiện thuận lợi khác.
+ Nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ.
KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao lưu hàng hoá giữa KCN với thị trường quốc tế và các vùng còn lại trong nước. Đây là một trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự phát triển bền vững của các KCN để đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các KCN được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Các KCN cần được xây dựng ở gần các khu vực đô thị, gần các trung tâm văn hoá-xã hội, có hệ thống giao thông thuận lợi.
Ngoài ra, về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, sông, hồ...cũng cần phải lưu ý để tránh gây khó khăn cho quá trình xây dựng và hoạt động sau này.
Quy mô đất xây dựng KCN cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển các KCN, vì quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực công nghiệp rộng lớn, tiềm năng phát triển lớn hơn. Cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong KCN sẽ cho hiệu quả thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp.
1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng
Về các điều kinh tế, các KCN phải nằm trong khu vực có chính sách ưu tiên của nhà nước, đặc biệt là trong các khu vực làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước. Những khu vực này có thể được Nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ chung nhưng có lợi cho cả KCN như: nâng cấp sân bay, cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mở rộng các cảng biển…và được các Bộ, các ngành tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc xây dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…
Đối với các nhà đầu tư , vấn đề cũng rất được quan tâm là nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương có đủ cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp ,
địa chất khu vực công nghiệp phải đảm bảo khả năng để xây dựng các xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp .
1.2.3.3 Các trung tâm kinh tế và đô thị.
Các trung tâm kinh tế và đô thị vừa có vị trí thuận lợi, vừa có điều kiện nội tại làm cho các KCN có khả năng phát triển hiệu quả cao, vì đó là:
+ Nơi tập trung lao động kỹ thuật có chất lượng cao
+ Tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, dạy nghề giúp các KCN phát triển thuận lợi.
+ Sẵn có hệ thống tài chính ngân hàng.
+ Sẵn có những cơ sở công nghiệp hỗ trợ (về linh kịên, phụ tùng, hoặc bán thành phẩm…) cho công nghiệp trong KCN.
+ Đã sẵn có tiện nghi đầy đủ về giáo dục, giải trí, các khách sạn, nhà nghỉ, cung cấp đầy đủ thực phẩm cho người lao động.
Chính vì vậy, các trung tâm đô thị lớn có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.3.4 Cơ chế chính sách.
Môi trường cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển KCN. Vì nếu cơ chế thông thoáng, không gây qua nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi thì sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư do họ sẽ giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Do đó, chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào KCN. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức; không hạn chế việc chuỷển vốn lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài; xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư ,…sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời phải có quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có như vậy, các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào KCN và
nước chủ nhà mới có thể quản lý tốt được hoạt động của cac doanh nghiệp trong KCN.
Ngòai ra, chính sách kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của KCN. Đó là các chính sách về đầu tư, thương mại, lao động, ngoại hối và các chính sách khác.
1.2.3.5 Môi trường chính trị, pháp luật.
Nơi có dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư . Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là yêú tố quyết định đầu tư hàng đầu, mà chính là sự ổn định về chính trị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu tư vào một quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị, an ninh xã hội phức tạp. Hệ thống pháp luật phaỉ chặt chẽ và có hiệu lực để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình.
1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế của các KCN. Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN.
Với hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa. Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất phải đầy đủ, hệ thống cung cấp nước đầy đủ và hiện đại, bền vững để các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao. Hệ thống cống thóat nước phải được quy hoạch đồng bộ có tính tóan lâu dài. Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựng nhằm giải quýêt các loại chất thaỉ của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Tất cả phải được xây dựng từ khi quy hoạch
xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, cơ sở hạ tầng của KCN cần phải được quy hoạch và xây dựng hết sức vững chắc ngay từ lúc khởi công xây dựng KCN, vì sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vào sản xuất thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém.
1.2.3.7 Chất lượng các dịch vụ
Là chất lượng cung cấp điện, cung cấp nước, xử lý chất thải trong KCN. Kèm theo là các loại dịch vụ về y tế, giải trí, thông tin liên lạc, ngân hàng, nhà ở, nhà ăn…Chất lượng cung cấp điện và nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thì nguồn điện phải được cung cấp đầy đủ, điện yếu và không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất của máy móc.
1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư
Ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn đầu tư huy động được trong nước là rất hạn chế. Mà muốn các KCN phát triển bền vững thì phải có đủ được nguồn vốn .
Thứ nhất, có vốn để xây dựng các KCN, để xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN, muốn xây dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại và vững chắc thì phải có được nguồn vốn lớn. Do đó, cần huy động được nguồn vốn nước ngoài.
Thứ hai, là khả năng vốn đầu tư vào các dự án đầu tư trong KCN. Khả năng vốn đầu tư lớn thể hiện quy mô của dự án, hứa hẹn sự đóng góp của dự án lớn, chi phí cho máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng như chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các KCN bền vững về kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ địa phương là một tiêu chí khá quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản xuất mang tính quốc tế cao.
1.2.3.10 Nguồn lao động
Nguồn lao động phải không những phải đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng tay nghề cao. Nguồn nhân lực có chất lượng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp của KCN.
Theo kinh nghiệm của Đài Loan, là nước được coi là nơi tổ chức KCN thành công nhất trên thế giới, thì trong 10 yếu tố quyết định sự thành bại của KCN, các chuyên gia Đài Loan cho rằng yếu tố số một là phải có đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư .
1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước.
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận dụng thị trường của nước chủ nhà. Sản phẩm tiêu thụ được ở thị trường trong nước là yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trước hết là thị trường tiêu thụ hàng hóa. Với dân số đông như nước ta, hàng hóa sản xuất trong nước còn kém cả về số lượng và chất lượng, tạo ra cho các công ty nước ngoài một thị trường rất lớn về sản phẩm hàng hóa. Sức hút đối với các KCN về mặt thị trường thường được tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,
Ngòai sức hút về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì sức hút về thị trường lao động rẻ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngòai. Đối với các công ty xuyên quốc gia, sức hút về gía nhân công rẻ tại các nước là một động lực quan trọng thôi thúc phát triển các KCN. Nhờ đầu tư vào các KCN ở các nước có nguồn lao động rẻ .
1.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN.
Nhằm tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN với mục đích phát triển KCN theo hướng bền vững về mặt kinh tế ,ban quản lý KCN cần phải họat động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ. Điều đó