ppnckh

36 272 0
ppnckh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Phần 2) BÀI 5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Khái niệm: Phương pháp NCKH là phạm trù trung tâm của phương pháp luận NCKH, phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi chính nó góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu. Đã nghiên cứu khoa học thì bất kỳ đề tài nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phương pháp NCKH là phương pháp nhận thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các động tác cụ thể để tác động vào đối tượng, để đối tượng bộc lộ bản chất. Nói cách khác, phương pháp là cách thức nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết hoặc thực nghiệm một hiện tượng hay quá trình nào đấy, đó là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo. Hệ phương pháp là tổng hợp các phương pháp, biện pháp, thủ đoạn, trình tự thực hiện của chúng. 2. Các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học. - Phương pháp là cách làm việc của chủ thể (người nghiên cứu) nhằm vào đối tượng khách thể (đối tượng được nghiên cứu), vì vậy nó vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể. Mặt khách quan là phương pháp phải gắn liền với đối tượng, đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp nhưng nhờ chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Trong nghiên cứu khoa học, cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. - Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại. Nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp thì sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn và đôi khi vượt qua khỏi yêu cầu dự kiến ban đầu. - Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu (mục tiêu nghiên cứu). Phương pháp nghiên cứu là hình thức vận động của nội dung. Nội dung làm việc quy định phương pháp làm việc. Vì vậy, trong mỗi đề tài phải có những phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có những phương pháp đặc trưng. - Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ, thiết bị hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp mà ta lựa chọn các phương tiện phù hợp và nhiều khi phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng cụ thể nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt độ chính xác cao. 3. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học là một hệ thống phong phú, vì vậy trong thực tế có nhiều cách phân loại. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu 3 cách phân loại: 3.1. Dựa vào phạm vi sử dụng, người ta thường chia thành phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu chuyên biệt. - Phương pháp nghiên cứu chung gồm phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp toán học dùng cho tất cả các lĩnh vực khoa học. - Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt (đặc thù) nhằm giải thích tính chất của các quá trình hoạt động của một sự vật hiện tượng nào đấy của một chuyên ngành hay một lĩnh vực cụ thể . Ví dụ trong TDTT có những phương pháp chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau. 3.2. Dựa vào trình độ nhận thức, người ta chia phương pháp NCKH thành 3 nhóm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (lý luận): là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học cần thiết. Nhóm phương pháp lý thuyết gồm các phương pháp: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu, Phương pháp phân loại hệ thống hoá lý thuyết, Phương pháp mô hình hoá, Phương pháp giả thiết, Phương pháp lịch sử. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (kinh nghiệm): là nhóm phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của đối tượng ấy. Đây là nhóm phương pháp thường được sử dụng nhất trong nghiên cứu khoa học TDTT. Nhóm phương pháp này có các phương pháp: Phương pháp phỏng vấn (điều tra), Phương pháp quan sát, Phương pháp thực nghiệm khoa học (thực nghiệm sư phạm, dùng bài thử -test, nghiên cứu tâm lý, kiểm tra y học), Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, Phương pháp chuyên gia. - Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học. Các Mác khẳng định: "Một khoa học chỉ thực sự phát triển khi nó sử dụng được toán học", ngày nay toán học đã xâm nhập sâu sắc vào trong mọi lĩnh vực khoa học, làm cho khoa học phát triển nhanh chóng. Khoa học hiện đại sử dụng toán học với 2 mục đích: Một là, sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như quan sát, phỏng vấn hay thực nghiệm làm cho kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy. Hai là, sử dụng các lý thuyết toán học và phương pháp logic toán học dể xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức toán học đặc biệt được dùng để tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, tư dó tìm ra quy luật của chúng. 3.3. Dựa vào nội dung nghiên cứu, người ta chia phương pháp NCKH thành 2 nhóm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính: là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở phân tích đánh giá bằng ngôn ngữ. - Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng: là nhóm phương pháp thu thập thông tin bằng các con số, và sử dụng toán học để đánh giá 4. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản trong phương pháp nghiên cứu khoa học: 4.1. Các khái niệm: a- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là tách vật thể, hiện tượng phức tạp ra thành những bộ phận, những yếu tố những mặt đơn giản. Tổng hợp là liên kết lại, thống nhất lại các bộ phận, các mặt đã được phân tích. b- Phương pháp diễn dịch – quy nạp: Diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tổng quát đến đặc thù, cái chung đến cái riêng, từ nguyên lý đến hiệu quả. Diễn dịch có diễn dịch hình thức (tam đoạn luận - gồm 2 tiền đề và 1 kết luận) và diễn dịch toán học (gồm các tiền đề và một kết luận mang tính chắc chắn). Quy nạp là phương pháp suy luận từ đặc thù đến tổng quát, từ nhận thực sự vật, hiện tượng riêng rẽ đến nguyên lý chung, từ tri thức riêng đến tri thức chung. c- Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp lịch sử nhằm phản ảnh trong tư duy quá trình lịch sử cụ thể của sự phát triển. Phương pháp logic nhằm khám phá bản chất tính chất tất nhiên, tính sự vật trong quá trình phát triển. d- Phương pháp quan sát – thí (thực) nghiệm: Phương pháp quan sát giúp ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác các hiện tượng đúng như xảy ra trong tự nhiên nhằm khám phá ra nguyên nhân và quy luật của chúng. Phương pháp thí nghiệm giúp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng bằng cách can thiệp vào chúng trong những điều kiện do nhà khoa học quy định để quan sát hoặc kiểm chứng một giả thiết. e- Phương pháp mô hình hoá: Mô hình hoá là một phương pháp nhận thức khoa học giúp phát hiện những đặc trưng của một khách thể nào đó dựa trên một khách thể khác, khách thể đó gọi là mô hình. (Bản gốc - bản sao) f- Phương pháp xác xuất - thống kê: Xác là đúng, rõ. Suất là một phần. Xác xuất là đúng một phần. Thống là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong một phạm vi nhất định. Kê là tính toán. g- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Phương pháp hệ thống - cấu trúc thống nhất 2 phương pháp hệ thống và cấu trúc, hay đúng hơn thống nhất 2 mặt của một phương pháp. Hệ thống là tổ hợp những yếu tố, những vật thể, hiện tượng… “ giống nhau” có những mối liên hệ nhất định với nhau hay với tổ hợp đó Cấu trúc là một bất biến của một hệ thống. Các bộ phận (thành tố) được sắp xếp theo cấu trúc nào thì sản sinh ra hệ thống ấy, hệ thống nào thì có ý nghĩa ấy. Sử dụng phương pháp này lưu ý 4 mặt: Hệ thống - Cấu trúc - Chức năng - Nhất thể. 4.2. Các thuật ngữ: - Hằng số: Chỉ sự bất biến (không biến đổi) trong một nhóm vật thể. Ví dụ tổng số sinh viên trong một lớp học. - Biến số: Chỉ sự biến đổi trong một nhóm vật thể. Ví dụ: Chia số sinh viên làm 3 nhóm với các bài tập thể lực khác nhau. Bài tập thể lực là biến số (gồm 3 biến). - Đối tượng nghiên cứu: chỉ mọi thành viên của một nhóm cụ thể, đó là nhóm mà nhà nghiên cứu muốn chọn để nghiên cứu, ứng dụng, triển khai kết quả nghiên cứu. - Mẫu: Là một phần của đối tượng mà nhà nghiên cứu dựa vào đó để thu thập thông tin cần thiết trong một nghiên cứu (để phỏng vấn, kiểm tra, thực nghiệm…) - Chọn mẫu (lấy mẫu): được sử dụng trong nghiên cứu chỉ quá trình lựa chọn các cá thể tham gia vào quá trình nghiên cứu. - Chọn mẫu ngẫu nhiên: là một nhóm mẫu được lựa chọn từ nhóm đối tượng trong đó mọi thành viên của nhóm đều có cơ hội được lựa chọn ngang nhau. - Chọn mẫu có chủ định: là chọn nhóm mẫu có mục đích cụ thể. BÀI 6. PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU TÀI LIỆU 1. Khái niệm: Phương pháp Tra cứu tài liệu (Phương pháp phân tích và tổng hợp hoặc phương pháp nghiên cứu lý luận) là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tra cứu, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo. Khi đọc và phân tích nguồn tài liệu phong phú, nhà nghiên cứu có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, có các kết luận quan trọng và bổ ích. Tra cứu tài liệu có giá trị: - Giúp nhà nghiên cứu thu thập được ý kiến của nhiều người quan tâm đến một đề tài nghiên cứu cụ thể. - Biết được các kết quả của các nghiên cứu tương tự hoặc liên quan đến đề tài, từ đó có thể hệ thống các tri thức liên quan đến đề tài nghiên cứu, đảm bảo cho những giải pháp, luận chứng, luận cứ của đề tài đang nghiên cứu thực sự có tính chất sáng tạo và thể hiện những nét đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Với phương pháp này, chúng ta không phải chỉ biết cách thu thập các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dự định đang nghiên cứu mà cần phải biết cách xem xét, đánh giá các vấn đề trong mối tương quan với đề tài nghiên cứu. Hiện nay, có 2 phương pháp chính để tra cứu tư liệu: một là phương pháp thủ công (truyền thống), hai là tra cứu bằng phương tiện thiết bị tin học. Ngày nay, các nhà nghiên cứu tra cứu bằng thiết bị tin học trước, nếu không thể thu thập đủ thông tin cần thiết thì mới tiếp tục tra cứu bằng phương pháp thủ công. 2. Các dạng nguồn thông tin: Có 3 dạng; - Nguồn tham khảo tổng hợp: thường là các nguồn tư liệu đầu tiên nhà nghiên cứu tìm đến để hướng dẫn người nghiên cứu tìm đến các dạng tư liệu chi tiết khác; đó là các danh mục liệt kê tác giả, tên sách, nhà xuất bản và các tư liệu khác, ví dụ: Danh mục các sách giáo dục, Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học TDTT năm 2010… - Nguồn tham khảo thứ yếu: là những ấn phẩm tác giả bài viết nói về các công trình nghiên cứu của người khác, như các loại sách giáo khoa, giáo trình, sổ tay nghiên cứu, niên giám, văn kiện của Đảng, Nhà nước…. - Nguồn tham khảo chủ yếu: là những ấn phẩm báo cáo của các nhà khoa học, như tập san, tạp chí nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học… 3. Các giai đoạn sử dụng phương pháp Tra cứu tài liệu: Đọc sách và tài liệu nghiên cứu là công việc thường xuyên trong các giai đoạn các giai đoạn khác nhau của quá trình nghiên cứu. - Ở giai đoạn lập đề cương: Phương pháp này giúp nhà khoa học đánh giá đúng thực tiễn và lý luận sự phát triển của lĩnh vực chuyên môn, phát hiện ra những "khoảng trống" khoa học để xác định hướng và đề tài nghiên cứu có ý nghĩa. - Ở giai đoạn thu thập và xử lý thông tin: Phương pháp này trang bị những kiến thức về phương pháp và tổ chức công tác khoa học. Đồng thời, giúp nhà lý luận tìm hiểu sau sắc những hiện tượng, sự kiện, kết quả nghiên cứu của những công trình khác gần với đề tài nghiên cứu. Quan trọng hơn, nhà nghiên cứu sẽ có được những kiến thức chuyên môn, thu thập có lựa chọn, sắp xếp một cách khoa học nguồn tài liệu sử dụng chúng khi cần thiết và có hiệu quả nhất. - Giai đoạn hoàn thiện: giúp nhà nghiên cứu hình thành kết cấu nội dung, hình thức trình bày một công trình khoa học, phương pháp báo cáo bảo vệ công trình nghiên cứu. 4. Các bước trong quy trình tra cứu tài liệu truyền thống: 4.1. Xác định rõ ràng, chính xác những câu hỏi chủ điểm cần nghiên cứu: Việc đầu tiên cần làm là xác định những câu hỏi nghiên cứu càng cụ thể càng tốt, những câu hỏi tổng quát chung chung như “phương pháp giảng dạy nào thích hợp nhất trong lớp học? thường không giúp ích gì khi bắt đầu tìm kiếm trong các tài liệu tham khảo chung chung. Nên hỏi cụ thể như: “phương pháp thảo luận có hiệu quả hơn phương pháp trình bày trong việc khuyến khích sinh viên học lý thuyết thể thao chuyên ngành”. 4.2. Xem qua vài tư liệu, tác phẩm tham khảo thứ cấp có liên quan: Sau khi đã xác định được chủ điểm cụ thể của vấn đề nghiên cứu, nên đọc qua một vài cuốn tài liệu tham khảo thứ cấp để nắm được tổng thể những nghiên cứu về vấn đề đó đã được tiến hành từ trước của các tác giả khác. Quá trình này không đòi hỏi nhiều thời gian và sự sàng lọc kỹ càng. Chủ yếu chỉ cần nắm bắt được những khía cạnh đã được nghiên cứu của vấn đề, những câu hỏi đã trả lời và những câu hỏi còn đang tìm câu trả lời 4.3. Chọn nguồn tài liệu tham khảo tổng hợp phù hợp: Sau khi xem xét các nguồn tham khảo thứ yếu, người nghiên cứu phải rút ra ý kiến rõ ràng và chính xác hơn về đề tài dự định nghiên cứu. Lúc này, nhà nghiên cứu phải xem lại các câu hỏi nghiên cứu để xem có nên viết câu hỏi theo cách khác để hướng đúng vào trọng tâm nghiên cứu hay không. Khi đã xác định xong, nhà nghiên cứu có thể chọn tìm các nguồn tham khảo tư liệu tổng hợp như danh mục các sách báo chuyên khảo. 4.4. Chọn các thuật ngữ, các cụm từ thích hợp cần tra cứu: Khi đã chọn được nguồn tham khảo chung, nhà nghiên cứu cần hình thành một số thuật ngữ, cụm từ thích hợp cần tra cứu, những từ, cụm từ như thế được gọi là dấu hiệu cần biết. 4.5. Tìm trong những tài liệu tổng hợp để chọn ra nguồn tư liệu chủ yếu. a. Lập thư mục: Để giúp cho việc lựa chọn sách, cần phải lập thư mục sách và tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Việc lập thư mục đòi hỏi phải thống kê tất cả những sách báo, những công trình có liên quan hoặc nói về đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn và tìm đọc tài liệu tốt nhất và lập kế hoạch đọc sách một cách hợp lý nhất. Để lập thư mục, ta phải: - Tìm kiếm các ấn bản mới nhất trở về trước. - Sắp xếp các dữ liệu danh mục của các tài liệu liên quan vào các thẻ danh mục. Trong đó có đầy đủ thông tin về tác giả, tên tài liệu, ngày phát hành, nhà xuất bản số trang. Điều quan trọng là phải ghi thông tin chính xác và hoàn chỉnh. Không có gì thất vọng hơn là nhận ra là đã ghi sai thông tin về nguồn tham khảo mà không biết tìm ở đâu. Thư viện có thể giúp ta tra cứu thư mục thông qua Phiếu thư mục. - Phiếu thư mục còn gọi là phiếu ghi tên sách có kích thước 125mm x 75mm, bằng giấy trắng mỏng, trên tấm phiếu thư mục có ghi số liệu tổng quảt về tài liệu khoa học. Trên cơ sở phiếu thư mục của thư viện, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể thống kê các loại tài liệu cần dùng như sau: TT Mã số TV Tên tác giả Tên tài liệu Dẫn liệu 1 7A 31 S.500 Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên Sinh lý học TDTT SGK - NXB TDTT -Hà Nội - 1996 Chúng ta cũng có thể tự viết Thẻ danh mục danh mục, Thẻ danh mục có kích thước tương tự Phiếu thư mục, trong đó có các thông tin để dễ dàng cho việc tra cứu; ví dụ: Lưu Quang Hiêp - Phạm Thị Uyên 7A 31 S.500 SINH LÝ HỌC TDTT Sách giáo khoa dùng cho sinh viên ĐH TDTT - Hà Nội NXB TDTT - Năm 1996 Norman E.Wallen Phương pháp thiết kế và đánh giá trong nghiên cứu giáo dục Lý thuyết và nghiên cứu giáo dục trong xã hội, Quý 2, 1990, 11-26 NXB Giáo dục - Tiếp tục tìm kiếm ở các ấn phẩm khác, đến khi nào tập hợp một số lượng tương đối đầy đủ các tài liệu viết về đề tài quan tâm nghiên cứu, chúng ta có thể dừng lại. b. Nắm bắt nguồn thông tin chủ yếu: Sau khi tìm kiếm trên các nguồn tham khảo chung, nhà nghiên cứu đã có một tập thư mục thẻ. Bước tiếp theo là tìm các tài liệu đó, đọc và ghi lại những điểm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Có 2 loại nguồn tham khảo chủ yếu khá giống nhau về hình thức: báo cáo và tạp san chuyên đề. Các báo cáo thường chi tiết hơn và mang tính cập nhật cao hơn so với các bài viết trên tập san. Báo cáo chính là nguồn cung cấp đầy đủ nhất các thông tin cập nhật. c. Xác định nguồn tài liệu chủ yếu: Đó là những bài viết chủ yếu nằm trong các báo cáo khoa học, tuyển tập công trình và tạp san vì đó là nơi đăng tải các kết quả nghiên cứu. 4.6. Đọc và ghi chép các vấn đề có liên quan. a. Cách đọc nghiên cứu tài liệu: Đọc nghiên cứu tài liệu khác với cách đọc thông thường, thường đọc theo trình tự sau: - Đọc mục lục sách. - Đọc dẫn liệu cuốn sách (nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản ). - Đọc tài liệu tham khảo cuốn sách. - Đọc lời giới thiệu cuốn sách. - Đọc bản chú thích cuốn sách - Đọc nội dung cuốn sách và ghi chép. b. Cách ghi chép: Có nhiều cách ghi chép khác nhau: Ghi trích dẫn (sao chép):Là chép lại nguyên văn, từng đoạn, từng câu, lời nói hay (của lãnh tụ, nhà khoa học) hay những kết luận quan trọng. Việc trích dẫn cần đảm bảo độ chính xác cao. Ghi theo dàn ý:Là cách ghi được sử dụng nhiều ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu khi nhà nghiên cứu cần tìm hiểu mở rộng thông tin hoặc chưa có điều kiện đọc kỹ cuốn sách. Ghi theo dàn ý có 2 loại: - Ghi dàn ý giản đơn: là ghi đề mục của cuốn sách - Ghi dàn ý phức tạp: là ghi chi tiết hơn (ghi thêm các mục vừa và nhỏ trong từng chương. mục để hiểu kỹ hơn về kết cấu của từng chương, mục. Ghi tóm tăt: Là cách ghi có sự chọn lọc và phê phán. Có 3 cách ghi tóm tắt: - Ghi tóm tắt giản đơn: là hình thức ghi rút ngắn của vấn đề chuyên môn để nắm được những ý chính, quan trọng của từng chương, mục. - Ghi tóm tắt chi tiết: Là hình thức ghi rút gọn có phân tích hay dẫn chứng bằng các ví dụ. Có thể sử dụng những ký hiệu riêng, hình vẽ để nhớ lâu và hiểu sâu hơn vấn đề. - Ghi tổng hợp: Là hình thức ghi chép có hệ thống lại một vấn đề chuyên môn của một số tài liệu khác nhau. Trong quá trình hệ thống vấn đề có phân tích, phê phán. Để ghi chép, nhà nghiên cứu sử dụng các Phiếu trích ghi có kích thước 215mm x 150mm hoặc Phiếu tóm tắt thường có kính thước 210mm x 300mm (tiêu chuẩn) bằng giấy trắng có mẫu như sau: TT Nội dung trích dẫn (Tóm tắt) Tên sách, tác giả Năm, nơi xuất bản 1 2 3 4 4.7. Phân tích và tổng hợp tài liệu: - Phân tích: là cách nghiên cứư từ văn bản, tài liệu khác nhau về một chủ đề bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian để hiểu chúng một cách toàn diện, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu của mình. - Tổng hợp: là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp được thực hiện khi ta đã thu thập được nhiều tài liệu về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có.

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan