Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
504,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG MƯỜI CÁC THỦ TỤC ĐỊNH TÍNH Các thủ tục nghiên cứu định tính ở trong tình trạng tương phản rõ rệt với các phương pháp nghiên cứu định lượng. Điều tra định tính (qualitative inquiry) sử dụng những lời khẳng định tri thức khác, các chiến lược điều tra khác, các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu khác. Mặc dù các qui trình tương tự nhau, nhưng các thủ tục định tính dựa vào dữ liệu văn bản và hình ảnh, có các bước độc đáo trong phân tích dữ liệu, và sử dụng các chiến lược điều tra đa dạng. Thực ra, các chiến lược điều tra được chọn trong một dự án nghiên cứu định tính sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến các thủ tục định tính. Các thủ tục định tính này, ngay cả trong phạm vi các chiến lược điều tra đã chọn, vẫn hoàn toàn không đồng nhất. Xem xét kỹ những nét đặc trưng chính của các thủ tục định tính cho thấy các quan điểm đi từ tư tưởng hậu hiện đại (Denzin và Lincoln, 2000), đến các quan điểm về ý thức hệ (Lather, 1991), đến các quan điểm về triết học (Schwandt, 2000), đến những nguyên tắc hướng dẫn về thủ tục định tính có hệ thống (Creswell, 1998; Strauss và Corbin, 1998). Tất cả các quan điểm thi đua giành vị trí trung tâm được tập trung chú ý trong mô hình về điều tra đang bộc lộ rõ ràng hơn này, được gọi là nghiên cứu “định tính”. Chương này sẽ cố gắng đạt đến một quan điểm trung dụng mà nhiều người có thể đồng ý, cung cấp những thủ tục tổng quát, và sử dụng nhiều thí dụ để minh họa những sự thay đổi, khác nhau về chiến lược điều tra. Thảo luận này sử dụng những ý tưởng được đưa ra bởi nhiều tác giả viết về thiết kế đề án nghiên cứu định tính (thí dụ, hãy xem Berg, 2001; Marshall và Rossman, 1999; Maxwell, 1996; Rossman và Rallis, 1998). Những chủ đề trong phần trình bày các thủ tục của một đề án nghiên cứu định tính là các đặc điểm của nghiên cứu định tính, chiến lược nghiên cứu, vai trò của nhà nghiên cứu, các bước trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, các chiến lược đảm bảo hay chứng thực giá trị (strategies for validity), tính chính xác của các kết quả được tìm thấy, và cấu trúc tường thuật. Bảng 10.1 trình bày một danh sách kiểm tra về các câu hỏi đối với việc thiết kế các thủ tục nghiên cứu định tính. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Trong nhiều năm qua, một tác giả viết đề án nghiên cứu định tính phải thảo luận về những đặc điểm của nghiên cứu định tính và thuyết phục tập thể cán bộ giảng dạy và các khán giả về tính hợp lệ của những đặc điểm này. Bây giờ thì dường như có một sự đồng thuận nào đó về những gì cấu thành sự điều tra định tính và thảo luận như thế không còn cần thiết (Flindero và Mills [1993], chắc là bất đồng ý kiến về điểm này). Như thế, những đề nghị của tôi về phần này của một đề án nghiên cứu là như sau: 162 Bảng 10.1 Danh sách Kiểm tra về Các Câu hỏi cho việc Thiết kế một Thủ tục Định tính của Nhà Nghiên cứu ________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những đặc điểm cơ bản của các công trình nghiên cứu định tính không? ________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến loại chiến lược điều tra định tính chuyên biệt sẽ được sử dụng không? Lịch sử của chiến lược đó, định nghĩa của chiến lược đó, những ứng dụng đối với chiến lược đó có được đề cập không? ________ Có phải người đọc có được sự hiểu biết về vai trò của nhà nghiên cứu trong công trình nghiên cứu này (những kinh nghiệm trong quá khứ, những mối quan hệ cá nhân với các địa điểm nghiên cứu và những người liên quan, các bước trong quá trình thâm nhập, và các vấn đề đạo lý nhạy cảm) hay không? ________ Nhà nghiên cứu có xác định chiến lược lấy mẫu có mục đích đối với các địa điểm và các cá nhân không? ________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những hình thức thu thập dữ liệu chuyên biệt và có đưa ra cơ sở lý lẽ biện minh cho việc sử dụng các hình thức đó hay không? ________ Các thủ tục ghi chép thông tin (chẳng hạn như các biên bản hay bản nghi thức) trong suốt thủ tục thu thập dữ liệu có được đề cập không? ________ Nhà nghiên cứu có xác định các bước trong phép phân tích dữ liệu không? ________ Có bằng chứng cho thấy nhà nghiên cứu đã sắp xếp, chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích hay không? ________ Nhà nghiên cứu đã xem xét lại dữ liệu một cách tổng quát để có được một nhận thức chung về thông tin hay chưa? ________ Có phải sự mã hóa đã được sử dụng với dữ liệu trong nghiên cứu này? ________ Các mã đã được xây dựng để hình thành sự mô tả hay xác định các chủ đề hay chưa? ________ Các chủ đề có liên hệ chặt chẽ với nhau để cho thấy một mức độ cao hơn về phân tích và trừu tượng hóa hay không? ________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những cách thức theo đó dữ liệu sẽ được trình bày – như là các bảng, các đồ thị, và các hình – hay không? ________ Nhà nghiên cứu đã nêu rõ các cơ sở để giải thích phép phân tích (những kinh nghiệm cá nhân, tài liệu trong quá khứ, các câu hỏi, chương trình hành động) hay chưa? Nhà nghiên cứu đã đề cập đến kết cục của công trình nghiên cứu hay chưa? (xây dựng một lý thuyết? cung cấp một bức tranh phức tạp về các chủ đề?) ________ ________ Có phải nhiều chiến lược đã được dẫn ra để chứng thực giá trị (validating) của các kết quả tìm thấy? • Hãy xem xét lại những yêu cầu của các nhóm khán giả tiềm năng đối với đề án nghiên cứu đang xét. Hãy quyết định xem liệu các thành viên của các nhóm khán giả có đủ hiểu biết tường tận về những đặc điểm của nghiên cứu định tính để phần này không cần thiết nữa hay không. • Nếu có nghi vấn nào đó về sự hiểu biết nói trên của họ, thì hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của nghiên cứu định tính trong đề án nghiên cứu và có thể thảo luận về một bài báo trên tập san về nghiên cứu định tính (hay một công trình nghiên cứu định tính) gần đây để sử dụng làm thí dụ minh họa cho những đặc điểm của nghiên cứu định tính nói trên. • Vài bản liệt kê các đặc điểm của nghiên cứu định tính có thể được sử dụng (thí dụ, Bogdan và Biklen, 1992; Eisner, 1991; Marshall và Rossman, 1999), nhưng tôi thích những đặc 163 điểm của nghiên cứu định tính do Rossman và Rallis (1998) đưa ra bởi vì những đặc điểm này thể hiện cả những quan điểm truyền thống lẫn những quan điểm về tuyên truyền vận động, khuyến khích sự tham gia của mọi người, và tự suy ngẫm về điều tra định tính. Dựa trên những ý tưởng của Rossman và Rallis (1998), tôi đề xuất những đặc điểm của nghiên cứu định tính sau đây: - Nghiên cứu định tính diễn ra trong môi trường tự nhiên. Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính thường đi đến địa điểm (nhà ở, văn phòng làm việc) của người tham gia vào nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu. Điều này làm cho nhà nghiên cứu có khả năng hình thành một mức chi tiết về cá nhân hay nơi được nghiên cứu và tham gia với mức độ cao vào những trải nghiệm thực sự của những người tham gia vào công trình nghiên cứu. - Nghiên cứu định tính sử dụng nhiều phương pháp có tính tương tác và có tính nhân đạo chủ nghĩa. Các phương pháp thu thập dữ liệu đang ngày một nhiều hơn, và các phương pháp này ngày càng đòi hỏi sự tham gia tích cực của những người tham gia vào nghiên cứu và sự nhạy cảm đối với những người tham gia vào nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính trông đợi sự tham gia vào việc thu thập dữ liệu của những người tham gia vào nghiên cứu của họ và tìm cách xây dựng mối quan hệ thông cảm và mật thiết cũng như sự tín nhiệm với các cá nhân trong công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu này không làm xáo trộn địa điểm nghiên cứu nhiều hơn mức cần thiết. Ngoài ra, các phương pháp thu thập dữ liệu trên thực tế, theo truyền thống dựa vào những quan sát mở, những cuộc phỏng vấn mở và tài liệu bằng văn bản, bây giờ bao gồm một dãy rộng các tài liệu dưới nhiều dạng, như âm thanh hay tiếng, thư điện tử, tệp lưu (scrapbooks), và những dạng mới xuất hiện khác (hãy xem phần trình bày về thu thập dữ liệu ở sau trong chương này). Dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu văn bản (hay bằng lời) và dữ liệu hình ảnh (images) hay hình vẽ (picture). - Nghiên cứu định tính mang tính mới nổi lên (emergent) chứ không phải được hình dung trước một cách sít sao. Nhiều khía cạnh mới nổi lên trong suốt một công trình nghiên cứu định tính. Các câu hỏi nghiên cứu có thể thay đổi và được điều chỉnh, cải tiến khi nhà điều tra biết được cần phải hỏi điều gì và nên hỏi ai điều đó. Qui trình thu thập dữ liệu có thể thay đổi khi các cánh cửa mở ra và đóng lại đối với việc thu thập dữ liệu (khi có khả năng thực hiện và khi không có khả năng thực hiện việc thu thập dữ liệu), và khi nhà điều tra biết được những địa điểm tốt nhất mà tại đó họ có thể học hỏi về hiện tượng chủ yếu (hiện tượng trung tâm) được quan tâm. Lý thuyết hay mô thức tổng quát về điều hiểu biết sẽ nổi lên khi nó bắt đầu bằng những mã (codes) ban đầu, phát triển thành các chủ đề rộng, và liên kết thành một lý thuyết có cơ sở hay một lời giải thích tổng quát. Những khía cạnh này của một mô hình nghiên cứu bộc lộ dần (an unfolding research model) làm cho việc hình dung trước nghiên cứu định tính một cách sít sao ở giai đoạn làm đề án nghiên cứu hay giai đoạn nghiên cứu ban đầu trở nên khó khăn. - Nghiên cứu định tính về cơ bản mang tính giải thích hay diễn giải (interpretive). Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu đưa ra sự giải thích (sự diễn giải) về dữ liệu. Việc giải thích này bao gồm việc xây dựng một sự mô tả về một cá nhân hay môi trường, việc phân tích dữ liệu để tìm hay hình thành các chủ đề hoặc các phạm trù, và việc cuối cùng đưa ra lời giải thích hay rút ra những kết luận về ý nghĩa của dữ liệu theo quan điểm cá nhân hay theo lý thuyết, việc phát biểu về các bài học đã học được, và việc cung cấp thêm những câu hỏi sẽ được nêu lên (Wolcott, 1994). Nghiên cứu định tính về cơ bản mang tính giải thích cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu lọc dữ liệu thông qua 164 một lăng kính (quan điểm) cá nhân của mình ở vào một thời điểm chính trị-xã hội và lịch sử đặc biệt. Ta không thể lẫn tránh được sự giải thích có tính cá nhân được đưa vào phép phân tích dữ liệu định tính. - Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính nhìn các hiện tượng một cách bao quát. Điều này giải thích tại sao các công trình nghiên cứu định tính có vẻ như là những cách nhìn toàn cảnh, tổng quát chứ không phải là những phép phân tích vi mô. Bài tường thuật càng phức tạp, càng có tính tương tác, và càng bao hàm nhiều điều, thì công trình nghiên cứu định tính càng tốt. Các mô hình trực quan về nhiều khía cạnh của một qui trình hay một hiện tượng chủ yếu hỗ trợ trong việc thiết lập bức tranh bao quát này (thí dụ, xem Creswell và Brown, 1992). - Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính suy ngẫm một cách có hệ thống về việc mình là ai trong hoạt động điều tra này và nhạy cảm với tiểu sử của cá nhân mình và cách thức tiểu sử của cá nhân mình định hình công trình nghiên cứu. Sự tự vấn này và sự thừa nhận các thiên lệch, các giá trị, và các mối quan tâm (hay reflexivity (tính phản xạ)) tiêu biểu cho nghiên cứu định tính ngày nay. Cái tôi cá nhân trở nên không thể tách rời khỏi cái tôi của nhà nghiên cứu. Nó cũng thể hiện tính trung thực và sự mở cửa đối với nghiên cứu, thừa nhận rằng tất cả việc điều tra đều chất đầy các giá trị (Merten, 2003). Về mặt thủ tục, những lời phát biểu về sự suy ngẫm cá nhân xuất hiện trong phần “vai trò của nhà nghiên cứu” (hãy xem thảo luận về đề tài này ở sau, trong chương này) hay trong phần kết (hãy xem Asmussen và Creswell, 1995), hay ăn sâu vào khắp đề án nghiên cứu hay công trình nghiên cứu. - Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính sử dụng lý luận phức tạp có nhiều khía cạnh khác nhau, có tính lặp đi lặp lại, và có tính đồng thời. Mặc dù lý luận chủ yếu là theo phép qui nạp, nhưng cả quá trình qui nạp lẫn quá trình suy diễn đều có hiệu lực. Quá trình tư duy cũng có tính lặp đi lặp lại, với chu kỳ lui và tới từ việc thu thập và phân tích dữ liệu đến việc hình thành lại vấn đề và trở lui. Thêm vào điều này là các hoạt động đồng thời thu thập, phân tích, và viết ra dữ liệu. - Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính chấp nhận và sử dụng một hay nhiều hơn một chiến lược điều tra để hướng dẫn cho các thủ tục trong công trình nghiên cứu định tính. Đối với các nhà nghiên cứu mới vào nghề, chỉ cần sử dụng một chiến lược điều tra và xem trong các cuốn sách viết về thủ tục gần đây để tìm lời hướng dẫn về cách thức thiết kế một đề án nghiên cứu và tiến hành các thủ tục của chiến lược đó. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRA Ngoài những đặc điểm tổng quát nói trên là những chiến lược điều tra chuyên biệt hơn. Các chiến lược này tuy tập trung vào việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và viết lách, nhưng các chiến lược này bắt nguồn từ các ngành học thuật và diễn ra liên tục trong suốt qui trình nghiên cứu (thí dụ, các loại vấn đề nghiên cứu, các vấn đề về đạo lý quan trọng) (Creswell, 1981). Nhiều chiến lược điều tra hiện hữu, chẳng hạn như 28 cách tiếp cận điều tra được nhận diện bởi Tesch (1990), 19 loại điều tra trong cây Wolcott (Wolcott’s tree) (2001), và 5 “truyền thống” về điều tra do Creswell (1998) đưa ra. Như đã thảo luận trong Chương 1, bây giờ tôi đề xuất rằng các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính chọn trong số năm khả năng, bao gồm tường thuật, hiện tượng học, dân tộc học, nghiên cứu tình huống, và lý thuyết có cơ sở. Tôi không có cơ sở chính thức và đáng tin cậy nào cho năm khả năng này, nhưng tôi thực sự thấy các khả năng này được sử dụng thường xuyên hiện nay, và chúng thể hiện một trọng tâm bao gồm từ hẹp đến rộng. Thí dụ, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu về các cá nhân (theo tường thuật, theo hiện tượng học); tìm hiểu các quá trình, các hoạt động, và các 165 sự kiện (theo nghiên cứu tình huống, theo lý thuyết có cơ sở); hay học hỏi về hành vi xuất phát từ cùng một nền văn hóa khái quát của các cá nhân hay các nhóm (theo dân tộc học). Trong việc viết thủ tục cho một đề án nghiên cứu định tính, các công việc liệt kê dưới đây được đề xuất: • Hãy xác định chiến lược điều tra chuyên biệt sẽ được sử dụng. • Hãy cung cấp một số thông tin cơ sở về chiến lược nói trên, chẳng hạn như nguồn gốc ngành học thuật của chiến lược này, các ứng dụng và một định nghĩa ngắn gọn của chiến lược này (hãy xem Chương 1 để biết về năm chiến lược điều tra tôi minh họa). • Hãy thảo luận tại sao chiến lược nói trên là một chiến lược điều tra thích hợp để sử dụng trong nghiên cứu được đề xuất. • Hãy xác định cách thức việc sử dụng chiến lược nói trên sẽ định hình các loại câu hỏi được nêu lên (hãy xem Morse, 1994, về các câu hỏi liên quan đến các chiến lược điều tra), hình thức thu thập dữ liệu, các bước trong phân tích dữ liệu, và bài tường thuật cuối cùng. VAI TRÒ CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU Như đã đề cập trong phần liệt kê các đặc điểm của nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính là nghiên cứu có tính giải thích (diễn giải) với việc nhà điều tra thường tham gia vào sự trải nghiệm xuyên suốt với nỗ lực cao và được duy trì lâu dài với những người tham gia vào nghiên cứu. Điều này đưa một loạt các vấn đề có tính chiến lược, đạo lý và cá nhân vào qui trình nghiên cứu định tính (Locke và những người khác, 2000). Với những mối quan tâm này trong đầu, các nhà điều tra xác định một cách rõ ràng các thiên lệch, các giá trị (nguyên tắc và niềm tin), và những mối quan tâm cá nhân của họ về đề tài nghiên cứu và qui trình nghiên cứu của họ. Việc thâm nhập được một địa điểm nghiên cứu và các vấn đề về đạo lý có thể nảy sinh cũng là những thành phần trong vai trò của nhà nghiên cứu. • Hãy đưa vào những lời trình bày về các kinh nghiệm quá khứ mà cung cấp dữ liệu cơ sở, thông qua đó khán giả có thể hiểu được rõ hơn về đề tài, môi trường, hay những người tham gia. • Hãy bình luận về những quan hệ giữa nhà nghiên cứu với những người tham gia và bình luận về các địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu “sân sau” (Glesne và Peshkin, 1992) liên quan đến việc nghiên cứu tổ chức, hay bạn bè, hay môi trường làm việc trực tiếp của chính nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu này thường dẫn đến những sự thỏa hiệp trong khả năng tiết lộ thông tin của nhà nghiên cứu và thường gây ra những vấn đề khó khăn về năng lực hay quyền hạn. Mặc dù việc thu thập dữ liệu có thể thuận tiện và dễ dàng, nhưng các vấn đề về báo cáo dữ liệu bị thiên lệch, không đầy đủ, hay theo thỏa hiệp là các vấn đề được nhiều người biết đến. Nếu việc nghiên cứu “sân sau” là cần thiết, thì hãy sử dụng nhiều chiến lược về chứng thực giá trị (strategies of validity) (như sẽ được thảo luận sau) để làm cho người đọc tin tưởng vào tính chính xác của các kết quả được tìm thấy. • Hãy chỉ ra các bước được tiến hành để xin được phép của Hội đồng Duyệt xét về Thể chế (Institutional Review Board) (xem Chương 1) để bảo vệ các quyền của những người tham gia là con người. Hãy đính kèm, như một bản phụ đính, thư chấp thuận từ Hội đồng Duyệt xét về Thể chế và thảo luận về quá trình liên quan trong việc xin được sự cho phép. 166 • Hãy thảo luận về các bước được tiến hành để thâm nhập được môi trường nghiên cứu và xin được phép nghiên cứu những người cung cấp thông tin (những người tham gia vào nghiên cứu) hay nghiên cứu tình hình (Marshall và Rossman, 1999). Điều quan trọng là tiếp cận được các địa điểm nghiên cứu hay địa điểm lưu trữ tài liệu bằng việc xin được sự chấp thuận của “những người gác cổng”. Nhà nghiên cứu có thể cần phải xây dựng một đề án ngắn gọn và nộp lên cho “những người gác cổng” duyệt xét. Bogdan và Biklen (1992) đưa ra các đề tài có thể được đề cập trong một đề án như thế: - Tại sao địa điểm này đã được chọn để nghiên cứu? - Những hoạt động gì sẽ diễn ra ở địa điểm này trong suốt công trình nghiên cứu? - Nghiên cứu này sẽ gây rối loạn hay không? - Các kết quả sẽ được báo cáo như thế nào? - “Người gác cổng” sẽ được lợi gì từ công trình nghiên cứu này? • Hãy bình luận về các vấn đề đạo lý nhạy cảm có thể nảy sinh (hãy xem Chương 1 của cuốn sách này và Berg, 2001). Đối với mỗi vấn đề được nêu lên, hãy thảo luận về việc công trình nghiên cứu sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào. Thí dụ, khi nghiên cứu một đề tài nhạy cảm, cần phải che giấu danh tánh hay tên gọi của người, địa điểm và hoạt động. Trong trường hợp này, qui trình che giấu thông tin cần phải được thảo luận trong đề án nghiên cứu. CÁC THỦ TỤC THU THẬP DỮ LIỆU Những bình luận về vai trò của nhà nghiên cứu chuẩn bị cho việc thảo luận về các vấn đề liên quan trong việc thu thập dữ liệu. Các bước trong việc thu thập dữ liệu bao gồm ấn định các giới hạn hay ranh giới cho công trình nghiên cứu, thu thập thông tin qua những quan sát và các cuộc phỏng vấn phi cấu trúc (hay bán cấu trúc), các tài liệu bằng văn bản, và các tài liệu nhìn (visual materials), cũng như thiết lập nghi thức để ghi thông tin. • Hãy xác định các địa điểm hay các cá nhân được chọn một cách có mục đích quả quyết (purposefully selected) cho công trình nghiên cứu đề xuất. Ý tưởng đằng sau nghiên cứu định tính là chọn một cách có mục đích quả quyết những người tham gia vào nghiên cứu và những địa điểm (hay tài liệu văn bản hay tài liệu nhìn) sẽ giúp tốt nhất cho nhà nghiên cứu hiểu được vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Điều này không nhất thiết đề xuất phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hay việc chọn lựa ngẫu nhiên một số lượng lớn người tham gia hay địa điểm, như thường tìm thấy trong nghiên cứu định lượng. Phần thảo luận về những người tham gia và địa điểm có thể bao gồm bốn khía cạnh được xác định bởi Miles và Huberman (1994): môi truờng (setting) (nơi nghiên cứu sẽ xảy ra), các tác nhân (actors) (những người sẽ được quan sát hay được phỏng vấn), các sự kiện (những điều các tác nhân sẽ được quan sát hay phỏng vấn làm), và quá trình (tính chất tiến hóa của các sự kiện được thực hiện bởi các tác nhân trong môi trường nói trên). • Ngoài ra, hãy cho biết loại hay các loại dữ liệu sẽ được thu thập. Trong nhiều công trình nghiên cứu định tính, các nhà điều tra thu thập nhiều hình thức dữ liệu và bỏ ra nhiều thời gian trong môi trường tự nhiên để thu thập thông tin. Các thủ tục thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính bao gồm bốn loại cơ bản, như được trình bày trong Bảng 10.2. 1. Các Quan sát (Obervations), trong đó nhà nghiên cứu thực hiện những bản ghi chép tại hiện trường (nhật ký hiện trường) về hành vi và hoạt động của các cá nhân tại địa 167 điểm nghiên cứu. Trong các bản ghi chép tại hiện trường này, nhà nghiên cứu ghi lại, theo một cách thức phi cấu trúc hay bán cấu trúc (bằng việc sử dụng một số câu hỏi có sẵn trước mà nhà nghiên cứu muốn biết), các hoạt động tại địa điểm nghiên cứu. Nhà quan sát định tính cũng có thể đóng các vai trò khác nhau, từ vai trò một người không phải là người tham gia trong nghiên cứu (non-participant) đến vai trò một người tham gia trong nghiên cứu hoàn toàn (complete participant). 2. Các cuộc phỏng vấn (interviews): Trong các cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt với những người tham gia, phỏng vấn những người tham gia bằng điện thoại, hay tham gia vào các cuộc phỏng vấn nhóm trọng tâm (focus group), với sáu đến tám người được phỏng vấn trong mỗi nhóm. Những cuộc phỏng vấn này bao gồm các câu hỏi phi cấu trúc và thường là mở, các câu hỏi này chỉ có số lượng ít và có chủ đích moi hỏi những cách nhìn và những quan điểm của những người tham gia trong nghiên cứu. 3. Tài liệu bằng văn bản (documents): Trong suốt qui trình nghiên cứu, nhà điều tra định tính có thể thu thập các tài liệu bằng văn bản. Các tài liệu này có thể là các tài liệu công khai (thí dụ báo chí, các biên bản buổi họp, các báo cáo chính thức) hay các tài liệu riêng (thí dụ, các loại nhật ký của cá nhân, thư từ, thư điện tử). 4. Tài liệu nghe nhìn (âm thanh và hình ảnh) (audio and visual material). Dữ liệu này có thể dưới hình thức các ảnh chụp, các vật thể nghệ thuật, các băng video, hay bất kỳ dạng âm thanh nào. • Trong thảo luận về các hình thức thu thập dữ liệu, hãy trình bày cụ thể về các loại hình (types) và bao gồm các lập luận liên quan đến những điểm mạnh và những điểm yếu của mỗi loại hình, như đã được thảo luận trong Bảng 10.2. • Hãy bao gồm những loại hình thu thập dữ liệu vượt quá những sự quan sát thông thường và các cuộc phỏng vấn thông thường. Những hình thức khác thường này làm cho người đọc quan tâm đến đề án nghiên cứu và có thể nắm bắt những thông tin hữu ích mà những sự quan sát và các cuộc phỏng vấn có thể bỏ qua. Thí dụ, hãy xem xét bảng tóm tắt về các loại dữ liệu trong Bảng 10.3, bảng tóm tắt này có thể dùng để mở rộng trí tưởng tưởng về các khả năng thu thập dữ liệu, chẳng hạn như thu thập các âm thanh hay vị, hoặc sử dụng các mục được ấp ủ để moi hỏi những ý kiến nhận xét trong suốt một cuộc phỏng vấn. Bảng 10.2 Các LoạI hình Thu thập Dữ liệu Định tính, các Phương án Chọn lựa, những Ưu điểm, và những Hạn chế Các Loại hình Thu thập Dữ liệu Các Phương án Chọn lựa trong Phạm vi Loại hình Những Ưu điểm của Loại hình này Những Hạn chế của Loại hình này • Người ta có thể cho là nhà nghiên cứu xâm phạm. • Người tham gia hoàn toàn: nhà nghiên cứu che giấu vai trò của mình. • Nhà nghiên cứu có được kinh nghiệm trực tiếp với những ngườI tham gia trong cuộc nghiên cứu. Quan sát • Thông tin “riêng tư” có thể được quan sát mà nhà nghiên cứu không thể báo cáo. • Nhà quan sát như là người tham gia: vai trò của nhà nghiên cứu được biết đến. • Nhà nghên cứu có thể ghi chép thông tin khi thông tin được bộc lộ. • Những khía cạnh bất thường có thể được chú ý trong suốt quá trình quan sát • Nhà nghiên cứu có thể không có các kỹ năng tham dự và quan sát tốt. • Người tham gia như là nhà quan sát: vai trò quan sát là thứ yếu so với vai trò người tham gia. • Hữu ích trong việc thăm dò, tìm hiểu các đề tài mà những người tham gia • Một số người tham gia nhất định (thí dụ, trẻ em) có thể biểu hiện những vấn đề khó khăn đặc biệt • Nhà quan sát hoàn toàn: nhà nghiên cứu quan sát 168 mà không tham gia thảo luận thì có thể không thoải mái. trong việc tạo ra được mối quan hệ mật thiết. Phỏng vấn • Hữu ích khi không thể quan sát những người tham gia một cách trực tiếp. • Cung cấp thông tin “gián tiếp” đã được lọc qua quan điểm của những người được phỏng vấn. • Mặt-đối-mặt (trực tiếp): phỏng vấn đích thân trực tiếp, chỉ giữa hai người (người phỏng vấn và người được phỏng vấn). • Những người tham gia có thể cung cấp thông tin trong quá khứ. • Cung cấp thông tin ở một “nơi” được chỉ định chứ không phải ở hiện trường tự nhiên. • Qua điện thoại: nhà nghiên cứu phỏng vấn bằng điện thoại. • Cho phép nhà nghiên cứu ‘kiển soát” phương hướng hỏI thông tin • Nhóm: nhà nghiên cứu phỏng vấn những người tham gia trong một nhóm. • Sự hiện diện của nhà nghiên cứu có thể có ảnh hưởng làm thiên lệch các câu trả lời. • Người ta không có khả năng diễn đạt tư tưởng, cảm xúc rõ ràng và có khả năng nhận thức ngang nhau. Tài liệu (bằng văn bản) • Có thể là thông tin được bảo vệ, không có sẵn để tiếp cận công khai hay riêng tư. • Những tài liệu công khai như biên bản buổi họp, và báo chí. • Giúp cho nhà nghiên cứu thu nhận được ngôn ngữ và lời diễn đạt của những người tham gia. • Những tài liệu riêng tư như các loại sổ nhật ký và thư từ. • Có thể được tiếp cận vào thời điểm thuận tiện cho nhà nghiên cứu – một nguồn thông tin kín đáo • Đòi hỏi nhà nghiên cứu tìm ra thông tin trong những nơi khó tìm. • Những thảo luận qua thư điện tử. • Đòi hỏi việc sao chép lạI (transcribing) hay việc quét quang (optically scanning) để nhập vào máy tính. • Thể hiện dữ liệu có suy nghĩ chín chắn, theo nghĩa là những người tham gia đã chú ý biên soạn hay sưu tập. • Tài liệu có thể không hoàn chỉnh. • Là bằng chứng bằng văn bản, nó giúp nhà nghiên cứu không mất thời gian và chi phí cho việc sao chép lạI (transcribing) từ lời nói, bản tốc ký v.v thành văn bản. • Tài liệu (bằng văn bản) có thể không thực hay chính xác. Tài liệu nghe nhìn (Audiovisual materials) • Các bức ảnh • Có thể khó diễn giải. • Có thể là một phương pháp kín đáo về thu thập dữ liệu. • Băng video • Có thể là không thể tiếp cận được một cách công khai hay riêng tư. • Các vật thể hay tác phẩm nghệ thuật. • Tạo ra cơ hội cho những người tham gia chia xẻ một cách trực tiếp “hiện thực” của họ. • Phần mềm máy tính. • Sự hiện diện của một người quan sát (thí dụ, người thợ nhiếp ảnh) có thể gây cản trở và ảnh hưởng đến sự trả lời. • Phim ảnh • Có tính sáng tạo theo nghĩa là nó thu hút sự chú ý bằng thị giác. GHI CHÚ: Bảng này bao gồm một số nội dung hay ý tưởng lấy từ Merriam (1998), Bogdan và Biklen (1992), và Creswell (2002). CÁC THỦ TỤC GHI DỮ LIỆU (DATA RECORDING) 169 Trước khi đi vào hiện trường, các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính lập kế hoạch về phương pháp ghi dữ liệu của mình. Đề án nghiên cứu cần xác định nhà nghiên cứu sẽ ghi dữ liệu và các thủ tục để ghi dữ liệu. • Hãy sử dụng một bản nghi thức quan sát hay biên bản quan sát (observational protocol) để ghi dữ liệu quan sát được. Các nhà nghiên cứu thường tiến hành nhiều sự quan sát trong suốt tiến trình của một công trình nghiên cứu định tính và sử dụng một bản nghi thức hay một biểu mẫu ghi thông tin. Bản nghi thức quan sát này có thể là một trang đơn lẻ với một đường phân chia nằm khoảng giữa trang này để tách biệt các ghi chép mô tả (decriptive notes) (những mô tả về những người tham gia, việc dựng lại cuộc đối thoại, mô tả về môi trường vật chất, tường trình về những sự kiện đặc biệt, hay những hoạt động cụ thể) khỏi các ghi chép có tính suy ngẫm (reflective notes) (những suy nghĩ cá nhân của nhà nghiên cứu, như là “sự suy đoán, những cảm nhận, những vấn đề, những ý tưởng, những linh cảm, những ấn tượng, và những định kiến) (Boglan và Biklen, 1992, trang 121). Ngoài ra, trên bản nghi thức hay biểu mẫu này cũng có thể viết thông tin nhân khẩu học về thời gian, nơi chốn, và ngày, tháng hoặc năm của môi trường thực địa, nơi việc quan sát xảy ra. • Hãy sử dụng một bản nghi thức hay biên bản phỏng vấn (interview protocol) để ghi thông tin trong suốt cuộc phỏng vấn định tính. Bản nghi thức hay biên bản phỏng vấn này bao gồm những thành phần sau đây: một đầu đề, những điều chỉ dẫn cho người phỏng vấn (những lời phát biểu mở đầu), các câu hỏi nghiên cứu then chốt, những thăm dò theo sau các câu hỏi nghiên cứu then chốt, các thông điệp chuyển tiếp đối với người phỏng vấn, chỗ trống để ghi những lời bình luận của người phỏng vấn, và chỗ trống ở đó nhà nghiên cứu ghi những điều ghi chép có tính suy ngẫm. • Các nhà nghiên cứu ghi thông tin từ các cuộc phỏng vấn bằng cách sử dụng các bản ghi chép viết tay, ghi băng âm thanh, ghi băng video. Trong suốt cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu cần phải thực hiện việc ghi chép trong trường hợp thiết bị ghi bị hỏng. Việc lập kế hoạch trước liệu sẽ sử dụng một người sao chép lại (người vừa nghe vừa đánh máy) hay không là điều quan trọng. • Việc ghi các tài liệu bằng văn bản và các tài liệu nhìn (thị giác) có thể dựa vào cấu trúc ghi chép của nhà nghiên cứu. Thông thường, các bản ghi chép phản ánh thông tin về tài liệu bằng văn bản và tài liệu dưới dạng khác cũng như những ý tưởng chủ yếu trong các tài liệu. Đối với tài liệu bằng văn bản, điều hữu ích là lưu ý liệu thông tin thể hiện tư liệu hay dữ liệu sơ cấp (primary material) (nghĩa là thông tin trực tiếp từ những người hay tình hình được nghiên cứu) hoặc tư liệu hay dữ liệu thứ cấp (secondary material) (nghĩa là những bản báo cáo hay tường trình gián tiếp về những người hay tình hình cho những người khác viết ra). BẢNG 10.3 Bảng Liệt kê những Cách Tiếp cận Thu thập Dữ liệu Định tính • Thu thập những lời ghi chép theo quan sát bằng cách tiến hành việc quan sát với tư cách là một người tham gia trong nghiên cứu. • Thu thập những lời ghi chép theo quan sát bằng cách tiến hành việc quan sát với tư cách là một nhà quan sát. • Tiến hành một cuộc phỏng vấn mở, phi cấu trúc (an unstructured, open ended interview) và ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn. • Tiến hành một cuộc phỏng vấn mở, phi cấu trúc, ghi băng âm thanh nội dung cuộc phỏng vấn, 170 và sao chép lại (transcribe) nội dung cuộc phỏng vấn (từ băng âm thanh thành văn bản). • Giữ một sổ nhật ký (a journal) trong suốt công trình nghiên cứu. • Sắp xếp cho một người tham gia giữ một sổ nhật ký trong suốt công trình nghiên cứu. • Quét bằng máy quét quang các bài mô tả trên báo chí. • Thu thập thư từ cá nhân từ những người tham gia. • Phân tích những tài liệu công khai (thí dụ, những bản ghi nhớ chính thức, các biên bản, các hồ sơ, tài liệu lưu trữ) • Xem xét, nghiên cứu các cuốn tự truyện và các tiểu sử. • Sắp xếp cho một người tham gia trong nghiên cứu viết tự truyện của người ấy. • Viết cuốn tự truyện của riêng bạn (của nhà nghiên cứu). • Sắp xếp cho những người tham gia trong nghiên cứu chụp ảnh hay ghi băng video (nghĩa là moi hỏi ảnh). • Xem xét bằng chứng về dấu vết vật chất (thí dụ, những dấu chân trên tuyết). • Ghi băng video một tình huống xã hội hay một cá nhân/một nhóm. • Nghiên cứu các bức ảnh hay các băng video. • Thu thập âm thanh (thí dụ, âm thanh trong âm nhạc, tiếng cười của một đứa trẻ, tiếng còi xe hơi). • Thu thập thư điện tử hay các thông báo điện tử. • Xem xét những vật sở hữu và đồ nghi lễ để moi hỏi quan điểm trong suốt cuộc phỏng vấn. • Thu thập mùi, vị, hay cảm giác thông qua việc chạm nhẹ. GHI CHÚ: Phỏng theo Creswell (1998) và Creswell (2002). PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH (DIỄN GIẢI) DỮ LIỆU Thảo luận về kế hoạch phân tích dữ liệu có thể có nhiều thành phần. Qui trình phân tích dữ liệu liên quan đến việc hiểu ra được dữ liệu văn bản và hình ảnh. Qui trình phân tích dữ liệu bao gồm chuẩn bị dữ liệu sẵn sàng cho việc phân tích, tiến hành những phép phân tích khác nhau, tiến sâu hơn rồi sâu hơn nữa vào sự hiểu biết dữ liệu, trình bày dữ liệu, và đưa ra lời giải thích (diễn giải) về ý nghĩa rộng lớn hơn của dữ liệu. Vài qui trình chung có thể được trình bày trong đề án nghiên cứu mà chuyển tải được sự nhận thức về toàn bộ các hoạt động trong phân tích dữ liệu định tính, chẳng hạn như qui trình sau đây. Qui trình này được rút ra từ những suy nghĩ của riêng tôi và những ý tưởng của Rossman và Rallis (1998). • Qui trình này là một qui trình tiếp diễn bao gồm việc suy ngẫm liên tục về dữ liệu, việc nêu lên những câu hỏi theo phân tích (analytic question), và việc viết các bản ghi nhớ (memos) trong suốt công trình nghiên cứu. Qui trình chung này không được tách ra một cách rõ rệt khỏi các hoạt động khác trong qui trình nghiên cứu, chẳng hạn như việc thu thập dữ liệu hay việc hình thành các câu hỏi nghiên cứu. • Qui trình chung này hầu hết liên quan đến việc sử dụng dữ liệu mở. Điều này đòi hỏi việc nêu ra những câu hỏi tổng quát và xây dựng một phép phân tích từ thông tin do những người tham gia trong nghiên cứu cung cấp. 171 [...]... gia vào hầu hết các giai đoạn của nghiên cứu này, từ việc thiết kế dự án nghiên cứu đến việc kiểm tra những lời giải thích và các kết luận; và 6 Sự làm rõ thiên lệch của nhà nghiên cứu Ngay từ lúc đầu của nghiên cứu này, thiên lệch của nhà nghiên cứu sẽ được trình bày rõ bằng văn bản trong đề án nghiên cứu để làm luận án tiến sĩ này dưới đề mục “Vai trò của Nhà Nghiên cứu 182 Chiến lược chủ yếu được... trong các nghiên cứu tình huống và nghiên cứu theo dân tộc học, một câu chuyện chi tiết trong nghiên cứu tường thuật) Ngoài ra, hãy mô tả kết cục của bài tường thuật sẽ được so sánh như thế nào với các lý thuyết và tài liệu tổng quát về đề tài đang được nghiên cứu Trong nhiều bài viết về nghiên cứu định tính, các nhà nghiên cứu thảo luận về tài liệu trong quá khứ vào cuối của công trình nghiên cứu (hãy... quan đến những đặc điểm do nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trình bày 1 Nghiên cứu định tính diễn ra trong những môi trường tự nhiên, nơi mà hành vi của con người và các sự kiện xảy ra 2 Nghiên cứu định tính dựa trên những giả định rất khác với các thiết kế nghiên cứu định lượng Lý thuyết hay các giả thuyết không được thiết lập tiên nghiệm (a priori) 3 Nhà nghiên cứu là công cụ chủ yếu trong việc thu... cho nên, dữ liệu trong nghiên cứu định tính là không thể định lượng được theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này 10 Tính khách quan và tính xác thực là hết sức quan trọng đối với cả hai truyền thống nghiên cứu định tính và định lượng Tuy nhiên, những tiêu chí cho việc đánh giá một công trình nghiên cứu định tính khác với nghiên cứu định lượng Trước hết và trên hết, nhà nghiên cứu cố đạt được tính có... trên sự cố kết, sự thấu hiểu và sự hữu dụng về công cụ (Eisner, 1991) và tính đáng tin cậy (Lincoln và Guba, 1985) thông qua một qui trình chứng thực hay xác minh chứ không phải thông qua các thước đo về giá trị (validity) và độ tin cậy truyền thống (Các đặc điểm của nghiên cứu định tính được đề cập) Thiết kế Nghiên cứu theo Dân tộc học Công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng truyền thống nghiên cứu theo... không phải những điều khái quát 8 Nghiên cứu định tính là một thiết kế có tính mới nổi lên trong các kết cục được dàn xếp của thiết kế này Những ý nghĩa và lời giải thích được dàn xếp với các nguồn dữ liệu của con người bởi vì chính những hiện thực của các chủ đề là điều mà nhà nghiên cứu cố gắng dựng lại (Lincoln và Guba, 1985; Merriam, 1988) 9 Truyền thống nghiên cứu này dựa vào việc sử dụng kiến... tượng (Các kết quả của công trình nghiên cứu được đề cập) TÓM TẮT Chương này tìm hiểu các bước trong việc xây dựng và viết một thủ tục nghiên cứu định tính Với việc thừa nhận sự thay đổi khác nhau tồn tại trong các công trình nghiên cứu định tính, chương này đưa ra bản hướng dẫn tổng quát về các thủ tục Bản hướng dẫn này bao gồm một phần thảo luận về những đặc điểm tổng quát của nghiên cứu định tính... tuyệt vời về nghiên cứu định tính cũng như về việc soạn thảo đề án nghiên cứu Tesch, R (1990) Nghiên cứu định tính: Các loại phép phân tích và các công cụ phần mềm New York: Nhà Xuất bản Falmer Reneta Tesch đã biên soạn một cuốn sách giáo khoa về phân tích dữ liệu định tính mà bao trùm các đề tài rộng như là các loại thiết kế nghiên cứu định tính, kỹ thuật mã hóa dữ liệu, văn bản, và các chương trình... các kết quả tìm thấy (findings: kết luận rút ra được, thông tin phát hiện được, hay quan điểm được hình thành sau khi thực hiện nghiên cứu) xảy ra khắp các bước trong qui trình nghiên cứu, phần thảo luận này tách riêng việc chứng thực tính chính xác này ra để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó Những người xây dựng đề án nghiên cứu cần truyền đạt các bước họ sẽ tiến hành trong các công trình nghiên cứu. .. hỏi các câu hỏi về công trình nghiên cứu định tính đang xét sao cho báo cáo sẽ gây tiếng vang đối với những nguời khác ngoài nhà nghiên cứu • Sử dụng một nhà kiểm tra đánh giá bên ngoài (external auditor) để xem xét lại toàn bộ dự án nghiên cứu Khác với người phỏng vấn đồng đẳng, nhà kiểm tra đánh giá này là người mới đến, chưa quen với nhà nghiên cứu và dự án nghiên cứu này và có thể đưa ra sự đánh . đặc điểm của nghiên cứu định tính được đề cập). Thiết kế Nghiên cứu theo Dân tộc học Công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng truyền thống nghiên cứu theo dân tộc học. Thiết kế này đã nổi. việc Thiết kế một Thủ tục Định tính của Nhà Nghiên cứu ________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những đặc điểm cơ bản của các công trình nghiên cứu định tính không? ________ Nhà nghiên cứu có. được nghiên cứu. Trong nhiều bài viết về nghiên cứu định tính, các nhà nghiên cứu thảo luận về tài liệu trong quá khứ vào cuối của công trình nghiên cứu (hãy xem nội dung thảo luận trong Chương