1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI 8: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CỞ pot

4 19,6K 214
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66 KB

Nội dung

- TCCSĐ là nơi tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và động viên nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội c

Trang 1

Bài 8

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CỞ

Chương trình: LLCT dành cho Đảng viên mới

*

I/ Tổ chức cơ sở Đảng

1- Tổ chức cơ sở đảng là gì?

* Về tổ chức: là tổ chức đảng nhỏ nhất (trong hệ thống tổ chức Đảng 4 cấp: Trung

ương – Tỉnh – Huyện – Cơ sở của chúng ta hiện nay) và có số lượng nhiều nhất, bao gồm

các chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở.

Điều lệ Đảng CSVN (đã được thông qua tại Đại hội lần thứ X) quy định:

+ TCCSĐ có dưới 30 ĐV thì lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

+ TCCSĐ có 30 ĐV trở lên thì lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy

+ Những trường hợp sau đây:

- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị chưa đủ 30 ĐV

- Lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có trên 30 ĐV

- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở

Cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý

* Về vị trí: là nền tảng của Đảng

- TCCSĐ gắn liền với các tổ chức hành chính, kinh tế ở cơ sở (xã, phường, thi trấn)

- TCCSĐ vừa là nơi trực tiếp thực hiện vừa là nơi góp phần phát triển và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước

- TCCSĐ là là nơi trực tiếp, gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân (là nơi trực tiếp nối liền giữa Đảng với dân) tạo nên sức mạnh của Đảng

* Về vai trò: là hạt nhân chính trị ở cơ sở

- TCCSĐ vừa là thành viên của HTCT ở cơ sở, vừa giữ vai trò lãnh đạo đảm bảo cho

hệ thống đó hoạt động đúng định hướng chính trị của Đảng

- TCCSĐ là nơi tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và động viên nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- TCCSĐ là nơi đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở thành khối thống nhất ý chí

và hành động thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở

Chính vì vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ mà chúng ta phải tập trung xây dựng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

2- Chức năng và nhiệm vụ của TCCSĐ

a) Chức năng (2 chức năng quan trọng)

- Lãnh đạo thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ở cơ sở

Trang 2

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác cơ sở; chăm lo đời sống của nhân dân; động viên nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước

b) Nhiệm vụ (5 nhiệm vụ chính)

- Chấp hành đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện

- Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh (về chính trị, tư tưởng và tổ chức); thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; thực hiện phê bình

và tự phê bình; giữ gìn kỹ luật, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; giáo dục , rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực công tác và làm công tác phát triển đảng viên

- Xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiêp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị-xã hội; chấp hành pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân, lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước

- Kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Pháp luật của Đảng, Nhà nước; kiemr tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng

Đó cũng là 5 nội dung cơ bản để thực hiện chức năng lãnh đạo của TCCSĐ, đẻ thực hiện tốt vai trò, chức năng của TCCSĐ cần phải từng bước củng cố, nâng cao năng lực TCCSĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới.

3- Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

- Chi bộ trực thuộc cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi cư trú của ĐV (chi bộ có ít nhất 03 ĐV chính thức)

- Chi bộ là tổ chức cơ sở đảng nhỏ nhất của Đảng, là nơi mà đảng viên trực tiếp sinh hoạt, thực hiện nhiệm vụ của mình

- Nhiệm vụ của chi bộ:

→Lãnh dạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị

→Quản lý, giáo dục và phân công công tác cho ĐV

→Làm công tác vận động quần chúng

→Làm công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật ĐV

→Thu, nộp đảng phí theo quy định

→Thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ

- Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tế để đánh giá chất lượng chi bộ

II/ Công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và nhiệm vụ của đảng viên

1- Nội dung công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

Từ thực tiễn cách mạng, để đáp ứng vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới

cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực

Trang 3

sự trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có trí tuệ cao, phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân.

a) Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ

- Xây dựng, củng cố TCCSĐ cần thực hiện một số yêu cầu sau:

→ TCCSĐ phải thực sự trong sạch vững mạnh, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao năng lực hoàn thành nhiệm vụ và đạo đức lối sống cho ĐV; đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng

→ TCCSĐ phải nâng cao nhận thức và thực hiện chức nằng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng TCCSĐ và ĐV

→ Phải dựa vào dân để xây dựng Đảng ở cơ sở, có cơ chế để nhân dân tham gia góp

ý xây dựng Đảng và Chính quyền ở cơ sở

→ Đổi mới phương thức lãnh đạo, đảm báo phát huy dân chủ trong lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, bầu cử và ra NQ

→ Khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo, đề cao trách nhiệm quản lý kiểm tra giám sát ĐV

- Một số chủ trương và biện pháp để củng cố, xây dựng TCCSĐ:

→ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và cấp ủy

→ Phân công, hướng dẫn ĐV chấp hành nhiệm vụ, phát huy tính tiên phong, gương mẫu, gắn bó mật thiết với quần chúng

→ Chú trọng công tác phát triển Đảng, kết nạp ĐV phải chú trọng đến chất lượng, tiêu chuẩn (giác ngộ lý tưởng,đạo dức, lối sống, năng lực)

→ Đổi mới việc phân tích đánh giá chất lượng các TCCSĐ và đảng viên

b) Nâng cao chất luợng đảng viên

- Tư tưởng chính trị

→ Mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng

→ Bản lĩnh chính trị vững vàng

→ Có ý thức giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng

- Trình độ năng lực

→ Có kiến thức cơ bản về CN Mac-Lênin, tư tưởng HCM, đường lối và quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

→ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

→ Có năng lực vận động quần chúng tổ chức thực hiện đường lối …

- Phẩm chất đao đức, lối sống

→ Có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong công tác

→ Liên hệ mật thiết với nhân dân

→ Có lối sống trong sạch lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực

2- Trách nhiệm của đảng viên đối với TCCSĐ và chi bộ

a) Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Trang 4

→ Không ngừng học tập làm giàu trí tuệ của mình, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ đảng viên và góp phần cùng tổ chức Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo chính trị ở cơ sở

→ Phải nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, NQ của Đảng, chính sách, PL của Nhà nước, chủ trương,nhiệm vụ của Đảng và Chính quyền địa phương

→ Phải thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình thực tế ở cơ sở

→ Góp phần đề ra chủ trương,giải pháp khả thi thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn

vị mình

→ Gương mẫu chấp hành NQ và chấp hành sự phân công của Đảng, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện mọi nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra

b) Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng TCCSĐ có sự thống nhất cao về chính trị và tư tuởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức , lối sống.

→ Thực hiện nghiêm chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng

→ Tự giác rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống

→ Đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí hiểu rõ và khắc phục sai lầm phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch

→ Phát huy tự do tư tưởng, tham gia thảo luận, tranh luận tìm ra lẽ phải, không được truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đường lối của Đảng

c) Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.

→ Phát huy dân chủ, tích cực thảo luận và tham gia quyết định các chủ trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức

→ Tự giác rèn luyện, đặt mình vào sự quản lý của chi bộ, tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật Đảng

→ Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình Khắc phục phê bình hình thức, chiếu lệ, nể nang, xuê xoa, nhưng cũng không lợi dụng để vu cáo, đả kích, gây rối nội bộ

→ Chăm lo giữ gìn đoàn kết nội bộ, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ,

bè phái, cục bộ, kèn cựa, tranh giành chức quyên

→ Bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm làm suy yếu, hạ thất và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

Ngày đăng: 05/07/2014, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w