Các giải pháp trong xử lý TSBĐ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 36 - 39)

- Đối với tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: trong quá trình quản lý tài sản, sự biến động mạnh về giá trị giấy tờ có giá như cổ phiếu cũng gây nên khó khăn

5. Các giải pháp trong xử lý TSBĐ:

5.1. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác xử lý tàisản: sản:

- Thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao khả năng về nghiệp vụ cũng như bản lĩnh của cán bộ. Đồng thời cũng nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu biết pháp luật, các chính sách kinh tế và các văn bản có liên quan nhằm giúp cho họ có khả năng tiếp cận và xử lý nợ khó đòi có hiệu quả.

- Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn liền với kết quả công tác của từng cán bộ. Đây là cơ góp phần làm lành mạnh hoá chất lượng cán bộ tín dụng; thực hiện gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đến từng cán bộ.

5.2. Xây dựng đội ngũ nhân viên pháp chế làm tư vấn trong hoạtđộng cho vay cũng như hoạt động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. động cho vay cũng như hoạt động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng được trang bị chưa nhiều về kiến thức pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế mà nếu có thì cũng không thể hiểu biết sâu sắc với nó. Chính vì vậy cần có chuyên gia tư vấn pháp luật trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng. Các chuyên gia này sẽ tư vấn pháp lý phát sinh trong quá trình cho vay vốn.

- Đồng thời, Ngân hàng cũng có đội ngũ nhân viên pháp chế tham gia, soạn thảo mẫu hợp đồng hợp đồng vay vốn, thế chấp, cầm cố , góp ý kiến về từng điều khoản cụ thể của hợp đồng để nội dung của nó phù hợp với những qui định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Khi tiến hành các biện pháp xử lý nợ khó đòi có liên quan đên các cơ quan pháp luật thì những chuyên gia này là người trực tiếp tham gia làm việc với cơ quan đó và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng.

5.3. Đối với vấn đề phát mãi tài sản thế chấp, cấm cố để thu hồi nợ:

- Khi phát sinh sự kiện khiến phải phát mãi tài sản, mọi vấn đề sẽ được xử lý theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết trước đây.

- Ngân hàng đã thành lập một trung tâm xử lý nợ xấu (ACBA) để kết hợp mua bán tài sản thế chấp, cấm cố của Ngân hàng vì thông qua doanh nghiệp này sẽ hoàn thiện tính pháp lý của tài sản thế chấp, cầm cố để chuyển nhượng cho người mua. Sau khi nợ xấu được chuyển cho ACBA, ACBA sẽ tiến hành các biện pháp xử lý: phát mãi, cho thuê,… nhằm thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất.

Ngân hàng X đã thành lập trung tâm thẩm định BĐS độc lập (AREW). Trung tâm này có nhiệm vụ thẩm định giá trị BĐS, phân tích, đánh giá “cầu” của thị trường bất động; thực hiện thống kê và thành lập ra một bảng biểu về giá của các loại tài sản. Từ đây tạo cơ sở cho việc phát mãi tài sản đảm bảo diễn ra nhanh chóng vừa đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

5.5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm:

Các khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố thuộc diện phải phát mãi để thu nợ, có chế độ bảo quản, bảo dưỡng thích hợp, tránh việc khi sự việc được đưa ra giải quyết tại Toà án thì tài sản để lâu ngày dẫn đến hư hỏng, giảm giá nghiêm trọng gây tổn thất cho Ngân hàng.

Đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, khắc phục tình trạng lỏng lẻo trong việc quản lý và điều hành công tác thu nợ.

5.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn:

Đây là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, nhằm giảm thiểu phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi dẫn đến phải tiến hành xử lý tài đảm bảo.

Ngân hàng cần thiết phải làm tốt công tác tiến hành kiểm tra trước, trong và sau quá trình cho vay về mục đích sử dụng tiền vay, cũng như khả năng thu hồi lại vốn. Nếu khách hàng có những biểu hiện gian dối trong việc thiết lập quan hệ tín dụng và sử dụng vón vay không đúng mục đích,.. thì Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kiên quyết, hợp lý và kịp thời.

5.7. Thực hiện tốt việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủiro: ro:

Thực hiện và triển khai tích cực quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 780/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc ban hành qui định về phân loại tài sản “có” trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

B - KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w