Vướng mắc liên quan đến xử lý TSBĐ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 28 - 30)

- Đối với tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: trong quá trình quản lý tài sản, sự biến động mạnh về giá trị giấy tờ có giá như cổ phiếu cũng gây nên khó khăn

2.5. Vướng mắc liên quan đến xử lý TSBĐ:

2.5.1. Tài sản thế chấp trong tình trạng khó xử lý:

- Tài sản thế chấp hiện nay tại các NHTM phần lớn là bất động sản, mà giá BĐS ở Việt Nam thường hay biến động, điều này gây khó khăn cho việc XLTS để thu hồi nợ nếu như tại thời điểm xử lý giá tài sản giảm thấp hơn so

với thời điểm định giá cho vay vì không đủ bù đắp cho khoản vay đang chờ xử lý.

- Đối với dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị có giá trị lớn nên rất khó bán vì ở Việt Nam thị trường cho loại tài sản này chưa thực sự phát triển. - Tài sản không có giấy tờ sở hữu hợp pháp.

- Tài sản bị tranh chấp do khách hàng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ, do vậy không đưa ra bán tại Trung tâm đấu giá được.

- Tài sản bán được nhưng không thu hồi đủ gốc do khi định giá để cho vay quá cao, hoặc giá thị trường giảm xuống như nhà đất.

- Chi phí phát mại lớn nên cũng ảnh hưởng đến số tiền thu nợ, đặc biệt trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp thông qua khởi kiện ra Toà án vì có tranh chấp.

2.5.2. Thời gian xử lý tài sản thế chấp kéo dài:

Thủ tục xử lý tài sản đảm bảo thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án. Thực tế, mặc dù bản án/quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành án, nhưng với lý do bản án/quyết định của Tòa án chưa rõ ràng, hoặc lý do khác mà Ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án tổ chức thi hành. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài đến hàng tháng thậm chí có trường hợp phải chờ đến cả năm Ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án. Vì vậy việc Ngân hàng thu hồi nợ thông qua khởi kiện ra Tòa án là rất lâu, thông thường phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của các TCTD.

2.5.3. Hệ thống các văn bản pháp luật về xử lý TSBĐ chưa đồng bộ, thống nhất về phương thức xử lý TSBĐ trong trường hợp các bên không thỏa thuận

được. Chẳng hạn như Luật Đất đai 2003 quy định: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý thì được bán đấu giá (Điều 68). Trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án (Điều 721).

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 28 - 30)