Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 39 - 43)

- Đối với tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: trong quá trình quản lý tài sản, sự biến động mạnh về giá trị giấy tờ có giá như cổ phiếu cũng gây nên khó khăn

1.Kiến nghị với Chính phủ:

a. Cần có quy định cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng

Sau hơn 5 năm thực hiện, các quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định 163/2006/NĐ-CP) và Bộ luật Dân sự đã tạo lập khung pháp lý tương đối đồng bộ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia vào các giao dịch bảo đảm; tác động tích cực đến quá trình ký kết, thực hiện các giao dịch bảo đảm của các tổ chức, cá nhân và góp phần thúc đẩy các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại phát triển; tăng thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các chủ thể kinh doanh trong xã hội. Cùng với sự vận động của đời sống kinh tế xã hội, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, một số quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã bộc lộ bất cập, vướng mắc ảnh hưởng đến quyền sử dụng các tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm như các quy định về tài sản hình thành trong tương lai, nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, quyền thu nợ có bảo đảm của các tổ chức tín dụng, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảm, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang bên mua… Để khắc phục các bất cập đã nảy

sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 163/2006/NĐ-CP, ngày 22 tháng 02 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Nghị định 11/2012/NĐ- CP). Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 20 điều, khoản của Nghị định 163/2006/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2012.

Tuy nhiên, Nghị định số 163 cũng như Nghị định 11 đều là văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung chứ không phải riêng về bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng để giúp cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Cần có Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm quy định, trong đó có sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong quá trình người xử lý tài sản thu giữ tài sản bảo đảm bằng việc “chứng kiến” và “giữ gìn an ninh trật tự theo đề nghị của người xử lý tài sản bảo đảm”, đồng thời hướng dẫn cách thức thu giữ tài sản bảo đảm trong những trường hợp đặc biệt như bên nợ chết hoặc vắng mặt không có lý do tại nơi cư trú như một biện pháp bảo đảm sự chủ đọng trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí…

b. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các bộ Luật có liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo

Trong tiến trình hoàn thiện pháp luật, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, sửa đổi tổng thể, đồng bộ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005,

Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan về xử lý tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm trong sự hài hòa lợi ích với các chủ thể khác có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự dưới giác độ của các nguyên lý về vật quyền bảo đảm. Việc tiếp cận lý thuyết này cho phép bên nhận bảo đảm thực thi ngay các quyền xác lập trên tài sản bảo đảm phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm đã ký kết, đồng thời giúp bên bảo đảm có khả năng tự mình xử lý khối tài sản bảo đảm và thu hồi lợi ích của mình trong thời gian nhanh nhất với thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất trong trường hợp đã đăng ký quyền phát sinh từ việc nhận tài sản bảo đảm (đăng ký vật quyền bảo đảm) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hai là, rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn hoặc hạn chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, ví dụ như: quy định “về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005) hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 717, khoản 5 Điều 718 Bộ luật Dân sự 2005)...; bãi bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất, ví dụ như cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong trường hợp không xử lý được theo thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá, trong khi đó Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên nhận bảo đảm phải khởi kiện tại Toà án); nghiên cứu bổ sung một số quy định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ví dụ như: những quy định bảo vệ quyền kiểm soát tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư hay bổ

sung quy định về xác định tư cách thành viên hộ gia đình, thống nhất tên gọi và nội dung của việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác của Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005, nghiên cứu bổ sung cơ chế cơ quan thi hành án tham gia vào quá trình thu giữ tài sản bảo đảm trong giai đoạn tiền tố tụng... Việc sửa đổi, bổ sung các quy định nêu trên sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

Ba là, nghiên cứu áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản do nợ xấu tăng cao. Thực tiễn cho thấy, bên nhận bảo đảm không chỉ quan tâm đến kết quả xử lý tài sản bảo đảm mà còn quan tâm đến thời điểm thu hồi được vốn vay khi xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay, “có 56 nước áp dụng quy trình tố tụng giản lược này, nhờ đó thời gian để tiến hành xử lý tài sản thế chấp ở những nước này ít hơn 50% so với những nước dùng các biện pháp xét xử khác”(Theo ấn phẩm Môi trường kinh doanh năm 2006 do Ngân hàng thế giới và Công ty Tài chính quốc tế đồng xuất bản ). Trong thời gian tới cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc áp dụng thủ tục rút gọn, nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Bốn là, Quy định chính xác, toàn diện thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm, góp phần đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thi hành án dân sự hiệu quả, đảm bảo thực thi kết quả xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất, từ đó tạo cơ sở cho bên nhận bảo đảm

được thực hiện ngay các quyền hợp pháp của mình đối với tài sản bảo đảm như: quyền thu hồi tài sản, quyền nhận chính tài sản bảo đảm, quyền bán tài sản bảo đảm…

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản bảo đảm tại các NHTM và giải pháp khắc phục (Trang 39 - 43)