1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sổ Tự học-Tự rèn

10 631 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 162 KB

Nội dung

- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ… Để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, GV cần đ

Trang 1

KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5

1.Trong giờ tập đọc:

a Về luyện đọc đúng:

- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng

- Để giúp HS luyện đọc đúng, GV phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải trong khi đọc, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho thích hợp

b Về luyện đọc nhanh:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài, Giáo viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ Giáo viên

đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc trong bài nhiêu phút, từ đó hướng dẫn HS cách đọc

c Về đọc diễn cảm:

Kĩ năng đọc diễn cảm được kuyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch…) , sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản Khi dạy HS đọc diễn cảm,

GV hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu trên theo mức

độ từ thấp đến cao như sau:

- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu

- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật

- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật

- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ…)

Để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, GV cần đọc mẫu, giúp

HS luyện tập thể sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo Để phát

huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm giáo viên cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” qua đó điều chỉnh, chỉ dẫn cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết

về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo cách giống hệt nhau

Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần:

- Sau khi tìm hiểu bài, GV yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn “Thăm dò” khả

năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh

Trang 2

- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí Ví dụ đoạn văn vừa rồi đọc với giọng vui hay buồn? Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào?

- GV đọc mẫu diến cảm nhằm minh hoạ, gợi ý cho học sinh nhận xét, giải thích,

tự tìm ra cách đọc

- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, tuyên dương hay uốn nắn

2 Ngoài giờ tập đọc:

Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay, kể chuyện hấp dẫn

- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn hay

- Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các em cách đọc đúmg, đọc diễn cảm

- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra bạn

có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo

- Tôi cũng đã tổ chức cho các en tự học nhóm ở nhà, tôi chọn em có giọng đọc tốt,

em có có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một nhóm, để các em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ

- Ngoài ra tôi còn động viên các em xem những chương trình “đọc mỗi ngày một cuốn sách” ở trên ti vi để các em có giọng đọc tốt hơn.

Cam Chính, ngày 10/9/2009

============= o O o ============

ĐỂ DẠY TỐT MÔN ĐỊA LÍ Ở LỚP 5

Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bản đồ

Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học

Bước 2 : Xem bảng chú giải để biết biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.

Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì Ví dụ : đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển chỉ thành phố …

Bước 3 : Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ.

Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau :

• chỉ điểm ( thành phố , khoáng sản, … )

• chỉ đường ( sông, dãy núi, … )

• chỉ vùng ( chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, quốc gia châu lục …)

@ Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí :

- Chỉ về một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh Nếu là bản đồ hành chinh thì sẽ có ranh giới giữa các châu lục, các nước, các thành phố, tỉnh GV

Trang 3

chỉ theo đường ranh giới , bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đi của một châu lục, một nước, một thành phố , tỉnh muốn chỉ Lưu ý khi chỉ Châu Âu vì

cả hai mảng rời và một số đảo ở giữa thì giáo viên chỉ từng mảng một rồi giới thiệu thêm các đảo Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố

Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản

của đối tượng ( khai thác một phần kiến thức mới )

- Ví dụ : Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc

xuống Nam, nằm phía cực Nam

- Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong , học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt

- Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều hơn đồng bằng

Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên

- Ví dụ : Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường

bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản ) Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất

Cam Chính, ngày 10/10/2009

============ o O o ===========

NHỮNG CHÚ Ý KHI HỌC EXCEL

1/ Một số thuật ngữ:

Workbook Window là cửa sổ chứa nội dung tệp Tên tệp (workbook) hiện trên thanh tiêu đề cửa sổ với phần mở rộng định sẵn là XLS Các thành phần của Workbook Window là:

- Đường viền cột (Column Border) ghi ký hiệu cột từ trái sang phải theo chữ cái bắt đầu từ A đến Z, tiếp từ AA đến AZ, , IV, có tổng số 256 cột

- Đường viền hàng (Row Border) ghi số thứ tự dòng từ trên xuống dưới bắt đầu từ 1, có tổng cộng 16.384 dòng

- Ô (Cell) là giao giữa hàng và cột, địa chỉ của một ô xác định bởi cột trước dòng sau Ví dụ: A5 - Cột A, dòng 5 Ô hiện hành (Select cell) là ô có khung viền quanh

- Bảng tính (Sheet) là một bảng gồm 256 cột/16384 dòng hình thành 4 triệu ô dữ liệu Tên bảng tính mặc nhiên là Sheet# (# là số thứ tự) Một tệp Workbook mặc định có 16 sheet (có thể tăng đến 255)

2/ Thanh trượt (Scrool Bar): dùng để hiển thị những phần bị che khuất của

bảng tính trên màn hình

3/ Thanh trạng thái (Status Bar): dòng chứa chế độ làm việc và các tình

trạng hiện hành của hệ thống như NumLock, CapsLock,

1.3 Các thao tác cơ bản trong bảng tính

a Di chuyển phím

Trang 4

Ta có thể dùng mũi tên, Page Up, Page Down trên bàn phím hoặc các tổ hợp phím khác nhau để di chuyển đến một ô khác Các phím di chuyển con trỏ thông dụng là:

←, →, ↑, ↓ Di chuyển qua một ô về bên trái, phải, trên,

dưới tương ứng Ctrl + ←, →, ↑, ↓

End + ←, →, ↑, ↓

Di chuyển tới ô kế không trống

Tab Di chuyển qua một ô về bên phải

Enter Di chuyển một ô xuống bên dưới

Home Di chuyển đến cột A của hàng hiện hành

Ctrl + Home Di chuyển đến ô A1 của bảng tính

Ctrl + End Di chuyển đến ô cuối cùng của bảng tính

Page Up Di chuyển lên một trang màn hình

Page Down Di chuyển xuống một trang màn hình

Alt + Page Up Di chuyển về bên trái một màn hình

Alt + Page Down Di chuyển về bên phải một màn hình

Ctrl + Page Up Di chuyển đến bảng tính kế tiếp

Ctrl + Page Down Di chuyển về bảng tính đứng trước

Dùng lệnh Go to để di chuyển đến một ô xác định Chọn Edit, Go to hoặc

phím F5, gõ địa chỉ của ô cần chuyển đến rồi ấn <Enter>

Cũng có thể di chuyển đến một ô bằng cách dùng hộp "Toạ độ hiện hành" (Trên thanh công thức) Nhắp hộp, gõ địa chỉ ô muốn chuyển đến rồi ấn

<Enter>

Ngoài ra có thể nhắp chuột tại một ô để di chuyển con trỏ tới ô đó

b Chọn ô - vùng

Vùng bao gồm một hoặc nhiều ô liên tục Vùng được xác định bởi toạ độ vùng gồm địa chỉ ô đầu và địa chỉ ô cuối, dạng: <ô đầu>:<ô cuối> Ví dụ: A1:E5

Trước khi thực hiện một thao tác, người sử dụng phải chọn phạm vi làm việc (có thể một hoặc nhiều vùng)

- Chọn một ô : di chuyển đến ô cần chọn, nhắp chuột

- Chọn một cột : nhắp chuột tại ký hiệu cột

- Chọn một dòng : nhắp chuột tại số thứ tự dòng

- Chọn một vùng, có các cách sau:

• Đặt con trỏ tại ô đầu vùng, ấn và giữ Shift, dùng các phím mũi tên

di chuyển đến ô cuối vùng

• Đặt con trỏ chuột tại ô đầu vùng, ấn và giữ nút trái chuột, rê chuột đến ô cuối vùng

• Đặt con trỏ chuột tại ô đầu vùng, ấn và giữ Shift trong khi nhắp chuột tại ô cuối vùng

Trang 5

- Chọn nhiều vùng : ấn và giữ Ctrl trong khi dùng chuột thực hiện thao tác chọn các vùng khác

c Cách nhập các kiểu dữ liệu

Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu phụ thuộc vào

ký tự đầu tiên gõ vào

Kiểu số (Number): Ký tự đầu tiên gõ vào là các chữ số 0 đến 9, các dấu

+ Một số được nhập vào mặc nhiên là dạng General, sau đó có thể định dạng trình bày số lại theo ý muốn bằng lệnh Format/Cells Nếu nhập vào ô một số lớn và xuất hiện #### nghĩa là bề rộng của cột quá nhỏ Muốn thấy rõ số, nhắp đúp vào cạnh phải của tiêu đề cột để mở rộng nó

Kiểu chuỗi (Text): Ký tự đầu tiên gõ vào là các ký tự từ chữ A đến Z, các ký

tự canh biên như sau: ', ", ^, \

Ký tự ' để canh các ký tự trong ô về bên trái

Ký tự " để canh các ký tự trong ô về bên phải

Ký tự ^ để canh các ký tự trong ô vào giữa

Ký tự \ để lặp lại ký tự theo sau nó cho đến hết chiều rộng của ô Các ký tự canh biên chỉ có tác dụng khi người sử dụng có chỉ định:

Tools/Option/Transition, trong đó chọn mục: Navigation Keys.

Kiểu ngày tháng và thời gian (date-time): Có thể gõ bất kỳ một trong

các dạng sau:

date: 8/5/97; 5-Aug-97; 5-Aug; Aug-12 ; time: 14:25; 14:25:09; 2:25 PM;

2:25:09 PM Để nhập ngày hiện hành vào ô nhấn Ctrl+(;) còn thời gian hiện hành nhấn Ctrl+(:).

Kiểu công thức: Một trong các đặc điểm giá trị nhất của Excel là khả

năng tính toán các giá trị bằng cách dùng các công thức Excel nhận biết công thức trong ô nếu dữ liệu vào bắt đầu bởi dấu (=), dấu (+) hoặc dấu (-) Để nhập một công thức, đầu tiên gõ dấu (=) sau đó gõ công thức Công thức nhập vào được hiển thị trên ô hiện hành và thanh công thức Khi gõ xong công thức ấn

<Enter>, kết quả trình bày trong ô không phải là các ký tự gõ vào mà chính là giá trị của công thức đó Trong thành phần của công thức có thể gồm có: số, chuỗi (phải đặt trong dấu "" ), toạ độ ô, tên vùng, các toán tử, các loại hàm: Ví dụ: = 4+5+7 hoặc = B2+B3+B4

Các toán tử sử dụng trong công thức:

- Toán tử tính toán: + (cộng), - (trừ), * (nhân), / (chia), ^ (luỹ thừa), %

(phần trăm)

- Toán tử chuỗi: & (nối chuỗi)

- Toán tử so sánh: = (bằng), <> (không bằng), > (lớn hơn), >= (lớn hơn hay bằng), < (nhỏ hơn), <= (nhỏ hơn hay bằng)

Độ ưu tiên của toán tử trong công thức: các biểu thức trong ( ), luỹ thừa, nhân, chia, cộng, trừ

1.4 Thoát khỏi Excel

Dùng một trong ba cách sau:

- Nhắp đúp chuột vào Control menu box

Trang 6

- Vào Menu File/Exit ( hoặc ấn Alt+F,X).

- Dùng tổ hợp phím Alt+F4.

Nếu văn bản hiện hành có sửa đổi mà chưa ghi vào đĩa thì khi thoát Excel sẽ thông báo:

Thoát, có ghi Không thoát Trợ giúp

Thoát, không ghi

2 Các thao tác cơ bản trên bảng tính và trên file

2.1 Thao tác trên vùng

a Xoá dữ liệu vùng

Chọn vùng muốn xoá, gõ phím Del Hoặc nhắp nút chuột phải, chọn "Clear

Contents"

b Hiệu chỉnh dữ liệu bảng tính

- Chọn ô cần hiệu chỉnh, gõ F2 hoặc nhắp đúp chuột vào ô đó

- Sửa xong, gõ <Enter>

c Lặp lại và huỷ bỏ một lệnh

Để lặp lại và huỷ bỏ một thao tác vừa thực hiện, có 2 cách:

- Dùng bàn phím:

Huỷ bỏ: Vào Menu Edit/ Undo hoặc gõ Ctrl+Z Lặp lại: Vào Menu Edit/ Repeat hoặc ấn phím F4

- Dùng chuột:

Huỷ bỏ: Nhắp chuột vào biểu tượng Undo trên Standard Toolbar Lặp lại: Nhắp chuột vào biểu tượng Redo trên Standard Toolbar

Undo Redo

d Sao chép dữ liệu trong bảng tính

Sao chép và dán dữ liệu

- Chọn vùng dữ liệu cần sao chép

- Chọn Edit/ Copy hoặc gõ Ctrl+C Hoặc nhắp nút chuột phải, chọn

Copy

- Chọn ô cần dán dữ liệu đã sao chép

- Chọn Edit/Paste hoặc gõ Ctrl+V Hoặc nhắp nút chuột phải, chọn

Paste; nếu muốn dán một lần thì gõ Enter.

Có thể dùng biểu tượng Copy, Paste: Copy Paste

Sao chép dữ liệu bằng cách rê và thả chuột.

Đặt con trỏ chuột vào cạnh viền của vùng cần sao chép, khi con trỏ có hình  thì ấn Ctrl đồng thời rê chuột đến vị trí mới

Sao chép dữ liệu với Auto Fill

Trang 7

Lệnh Auto Fill có thể sao chép nội dung trong ô đến ô liền kế bên rất

nhanh

- Chọn ô chứa dữ liệu cần sao chép

- Đưa con trỏ về nút Fill Handle (dấu + ở góc dưới bên phải của ô chọn)

- Nhấn và rê chuột sang các ô kế tiếp, rồi thả chuột ra

e Sự khác nhau của việc sao chép một vùng có công thức tham chiếu địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp

Địa chỉ tương đối (Relative Address)

Địa chỉ tham chiếu có dạng <cột><dòng> Khi chép đến vùng đích, địa chỉ tham chiếu của vùng đích sẽ thay đổi theo nghĩa phương, chiều và khoảng cách

Ví dụ: Có dữ liệu tại các ô như sau: A1=2, B1=4, A2=4, B2=6

- Công thức tại ô C1 là: =A1*B1  Kết quả là 8

- Khi sao chép công thức của ô C1 vào ô C2 thì công thức tại ô này là:

=A2*B2 và kết quả là 24

- Khi sao chép công thức của ô C1 vào ô D1 thì công thức tại ô này là:

=B1*C1 và kết quả là 32

Địa chỉ A1, B1 trong công thức của ô C1 là địa chỉ tương đối

Cam Chính, ngày 01/11/2009

=============== o O o ==============

DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM Ở TIỂU HỌC

* Biện phápcần thực hiện:Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải lưu ý

một số vấn đề cơ bản sau đây:

Học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng :

-Kỹ năng giao tiếp , tương tác trẻ với trẻ Đó là :

+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng

+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác

+ Biết ngắt lời một cách hợp lí

+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối

+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục

-Kỹ năng tạo môi trường hợp tác :

Đây là sự ảnh hưởng qua lại , sự gắn kết giữa các thành viên

-Kỹ năng xây dựng niềm tin :

Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học -Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn :

Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây nách lòng nhau Vì thế,

Trang 8

trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm

từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn Để đạt được mục đích nêu trên, giáo viên cần:

1 Về soạn giảng:Giáo viên phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ

khó tương đối , có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận , tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề

2 Chia nhóm :Có nhiều cách chia nhóm Tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm

của lớp, ta có thể chia nhóm theo các cách sau đây:

- Nhóm gọi số : cho học sinh đếm số từ 1 đến 8, đếm cho hết số học sinh của lớp Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm;

- Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn;

- Nhóm theo biểu tượng: giáo viên chuẩn bị các biểu tượng có số lượng bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho học sinh Những học sinh có cùng biểu tượng thì được xếp vào một nhóm;

- Nhóm chọn bạn: học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm;

- Nhóm cố định : do giáo viên chọn những em ngồi gần để thành lập một nhóm

( ngoài ra còn nhiều cách chia nhóm khác nữa).Một số lưu ý khi tiến hành chia

nhóm:- Cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm.Qua khảo sát nhiều

lớp/trường và tiến hành thử nghiệm số lượng thành viên trong hoạt động nhóm thì mỗi nhóm chỉ có từ 2 đến 5 thành viên là có hiệu quả nhất Vì nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năng như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham gia khó có thể đạt được

- Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từ nhóm đôi Khi trẻ đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn.Nếu nhóm trên 5 em , nhiều trẻ sẽ thụ động, hoặc chỉ trao đổi với một hay hai thành viên bên cạnh Học hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, để cùng hưởng vui , buồn với kết quả của mình Do vậy trẻ cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm

- Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau

- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống

3 Phân công trách nhiệm trong nhóm :

Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau:

+ Trưởng nhóm : quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động;

+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất;

+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm;

+ Người theo dõi về thời gian

Trang 9

Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên

4 Giao nhiệm vụ cho nhóm :

Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu; nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm , kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất

5 Tổ chức quản lí nhóm :

Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cá nhân Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp, mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnh hội kiến thức Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Vì thế trẻ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau.Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thành viên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng Cần ưu tiên cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm Nếu cần, giáo viên cho cả lớp dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm

6 Tổ chức báo cáo :Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo

cáo; không chỉ trích các nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ Nói cách khác, trong tranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thôi

C Kết luận:Trong học hợp tác nhóm, trách nhiệm học tập của mỗi thành viên được

chia sẻ Mỗi thành viên đều có trách nhiệm giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ

Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới Đó là một trong

những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất

Sau một thời gian triển khai tập huấn cấp huyện và áp dụng mẫu trong các tiết thao giảng tại các cụm trường, triển khai rộng rãi trong toàn huyện, phương pháp này đã phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh

Cam Chính, ngày 01/11/2009

Ngày đăng: 05/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w