6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2.3. Phương pháp phổ tử ngoại khả kiến
Ánh sáng bị hấp thụ bởi dung dịch là phương pháp sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. Bước sóng ánh sáng đặc trưng cho cấu trúc hoá học của hợp chất hấp thụ. Trong các khoảng đặc biệt của phổ điện từ bị hấp thụ, phân tử chuyển lên trạng thái kích thích và nguyên tử trong phân tử có năng lượng cao hơn. Ánh sáng hấp thụ có bước sóng ngắn gây chuyển động quay của phân tử. Ánh sáng hấp thụ thuộc vùng tử ngoại và khả kiến gây thay đổi năng lượng của electron làm cho electron trong phân tử đưa lên trạng thái kích thích.
Phân tử có hệ electron liên hợp sẽ hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-Vis (ví dụ, benzene hấp thụ ánh sáng có bước sóng 260 nm). Bậc liên hợp càng cao, phổ hấp thụ có mức năng lượng thấp.Vì vậy, naphthalene hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 300 nm, anthracene hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 400 nm.
Lượng ánh sáng truyền qua dung dịch quan hệ với nồng độ chất và tuân theo định luật Lambert-Beer:
A= -log(I/Io)= ε.b.C
Trong đó Io là cường độ ánh sáng tới, I là cường độ ánh sáng truyền qua, A là độ hấp thụ, b là chiều dày cuvet chứa mẫu và C là nồng độ dung dịch (mol/lít), ε là hằng số hấp thụ (phụ thuộc vào bước sóng và bản chất của chất). Tại pic có hệ số hấp thụ đạt cực đại thì phổ thấp thụ được sử dụng để định lượng.
Máy UV-Vis được chuẩn hóa để có hệ số hấp thụ đặc trưng cho một chất. Quá trình chuẩn hóa được thực hiện phù hợp với thiết bị khi dung dịch biết nồng độ. Đường chuẩn hóa đo bằng máy quang phổ UV-Vis của hợp chất là đồ thị hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ dung dịch từ đó xác định nồng độ của chất. Hợp chất hữu cơ, đặc biệt là chất có độ liên hợp cao, cũng hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-Vis. Dung môi được sử dụng thường là nước hoặc etanol (Các dung môi hữu cơ thường có mức độ hấp thụ UV đáng kể; không phải tất cả các dung môi hữu cơ đều thích hợp trong việc sử dụng đo phổ UV). pH và độ phân cực của dung môi ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng của hợp chất hữu cơ.
Phương pháp phổ UV-Vis được dùng đo mẫu chất lỏng, đôi khi cũng là các chất khí, hay chất rắn. Mẫu đo đựng trong cuvet chiều dày 1 cm, trong một số loại máy quang phổ người ta còn đựng mẫu trong ống nghiệm. Vật liệu chứa mẫu không được hấp thụ ánh sáng trong khoảng đo, thường làm bằng thạch anh.
Phổ tử ngoại- khả kiến (UV-Vis) được đo trên máy phổ tử ngoại khả kiến CINTRA 40, GBC (Mỹ) tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới.