1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tản văn

2 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 35 KB

Nội dung

Tản văn “Chẻo” Kì Lân Ở quê tôi, mỗi lần có đám cưới, đám giổ. Mỗi dịp lễ tết xuân về, hay giúp nhau sửa nhà, sửa cửa. Người dân làng tôi vẫn thường hay đồ xôi, nấu các món ăn làm mâm cỗ để mời mọi người. Vừa thể hiện tình làng, nghĩa xóm, lại vừa là tấm thịnh tình của chủ nhà đối với khách. Mâm cỗ có đủ các món bày biện công phu, đẹp mắt. Tuy nhiên, đã đồ xôi thì không thể thiếu món chấm - đó là chẻo. Chẻo là món ăn bình dân, song nếu tôi, bạn hay ai đó có dịp thưởng thức thì dù có một lần cũng sẽ nhớ mãi cái hương vị thơm lừng và ngậy béo, vừa sánh lại mịn màng, quện với hương nếp của xôi thì dù ăn no rồi nhưng miệng vẫn thòm thèm. Tôi xa quê đã hơn 10 năm, từng sống với đồng bào người Thái, người Khơ Mú, người Hơ Mông ở vùng cao Tương Dương. Quanh năm ăn xôi nếp nương; từng đi công tác nhiều vùng, ăn nhiều bữa cơm đãi khách, hay sà vào gánh xôi sáng nào đó ở thành phố. Xôi có đủ các loại thức ăn bán kèm theo yêu cầu của thực khách như trứng rán, dò chả, dò lụa. Thậm chí là vừng lạc, nhưng không ở đâu tôi thấy có cái món chẻo như ở quê tôi, kể cũng lạ. Vì vậy một lần về quê, tôi hỏi mẹ: vì sao vùng khác lại không có, hay họ không biết làm. Mẹ cười bảo tôi: “Chẻo thì nhiều vùng cũng có chứ con, tại con không biết hết đó thôi. Tuy nhiên không đâu làm ngon được như ở quê ta, đó cũng là bí quyết mà các cụ từ xưa đã truyền dạy cho con cháu. Hơn nữa để làm được chẻo ngon thì phải hơi cầu kỳ, mà có người thậm chí còn quan niệm “ Chẻo” là món dân dã quá, không sang trọng nên họ không làm.” Có lẽ thế thật nên tôi chỉ thấy ở Kỳ Lân xóm tôi mới có món ăn mang tính cổ truyền này. Sở dĩ không thất truyền cũng bởi một câu chuyện khá ly kỳ, thần bí truyền tụng trong vùng quê tôi từ ngày xa xưa. Làng Kỳ Lân trước đây có một ngôi đình to, uy nghi. Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng, người có công khai dân, lập ấp đầu tiên ở trại Lạt. Đình làng còn là nơi làm việc của các bậc chức sắc như Lý trưởng, Chánh tổng thời phong kiến. Tháng sáu việc làng là quan trọng lắm đối với làng tôi, người dân làm mâm cỗ để cúng tế Thành Hoàng, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân tình mạnh khoẻ ; đồng thời cũng là hội thi tay khéo của các bà, các chị trong các gia đình : “Một miếng giữa làng, bằng một sàng trong bếp” chắc là từ cái lẽ này. Lễ cúng Thành Hoàng năm ấy làng tổ chức to lắm, nghe nói là vì có Quan Phủ và Chánh Tổng về thị sát. Vì nghĩ chẻo là món ăn tầm thường quá, mà đêm ấy Lý Trưởng làng tôi thông báo cho mọi nhà không được làm chẻo. Sau lễ cúng Thành Hoàng. Đêm ấy, mấy vị chức sắc, các vị tộc trưởng hai dòng họ lớn trong làng đều mộng thấy “bề trên” quở trách sự cẩu thả trong việc bày biện mâm cỗ và cái sự cẩu thả ấy là không có chẻo chấm xôi. Chuyện có vẻ hoang đường, hư hư, thực thực nhưng cũng từ đó mà trong làng từ việc lớn đến việc nhỏ, mâm cỗ đều có chẻo. Quả nếu ăn xôi mà không có chẻo tôi cũng tự thấy như thiêu thiếu một cái gì đó. Làm chẻo khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là lạc rang giã nhuyễn. Lạc phải chọn loại hạt đều, không mốc, không lép. Khi rang phải đun nhỏ lửa, tốt nhất là rang bằng than hoa để hạt chín đều từ trong ra ngoài. Rang xong xát vỏ lụa, sảy sạch rồi giã. Công đoạn giã là quan trọng nhất. Cối giã tốt nhất là loại cối đá, muốn giã được một mẻ lạc phải mất cả giờ đồng hồ chứ chả chơi; lạc phải nhuyễn, mịn màng. Dùng hai ngón tay bóp, miết, nhẹ không thấy gợn là được, dầu trong hạt lạc chảy ra bóng mướt. Vì vậy, người dân quê tôi vẫn thường đùa rằng: Vô phúc anh rể mới mà mẹ vợ bảo giã lạc làm chẻo thì nhớ đời. Để nấu chẻo, người dân làng tôi thường dùng nước luộc gà, tốt nhất là gà ta, khi luộc gà không được cho bột nghệ vào vì ngang mùi khi làm chẻo. Dùng lượng nước vừa đủ, cho thêm một ít mỳ chính, ớt bột, mắm tôm, sả băm nhỏ, mật mía, một chút riềng, một chút mẻ. Lượng pha chế là cả một nghệ thuật làm sao vừa đủ độ mặn, ngọt, cay và dậy mùi. đun sôi cho lạc vào, đun nhỏ lửa và khuấy đều. Chẻo phải sánh, nhưng không đặc quá hoặc loãng quá. Khi ăn múc vào bát con, độ 2/3 bát là vừa. Chẻo dùng để chấm xôi, bún chả nướng thì tuyệt, nếu bình thường thì chấm cà sống, chuối xanh cũng là món khoái khẩu. Người dân làng tôi, dù ai đi ngược về xuôi, dù xa quê bao năm cũng không quên được món ăn dân dã này. Nếu bạn muốn thưởng thức hãy mời về xóm Kỳ Lân, Tân Kỳ quê tôi. Chắc chắn bạn sẽ được hài lòng./. Trần Thanh Liêm . Tản văn “Chẻo” Kì Lân Ở quê tôi, mỗi lần có đám cưới, đám giổ. Mỗi dịp lễ tết xuân về, hay giúp nhau

Ngày đăng: 05/07/2014, 11:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w