tản văn hay báo văn nghệ quân đội

5 370 0
tản văn hay báo văn nghệ quân đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Buổi sáng thức dậy, bước ra cửa, chợt thấy trời trong veo, những ánh nắng ngọt mát, dịu dàng bắt đầu lan tỏa. Gió cũng ngọt ngào và mềm mại hơn. Tiếng hót líu lo, sảng khoái của bầy sẻ non ríu ran khắp hiên nhà. Sấu đã xanh thẫm lá, phượng đã thả đầy những thanh bảo kiếm xanh non, sản phẩm của cả một mùa rút ruột mình làm lửa. Từng giọt thời gian đã chảy dài dưới mỗi cành dương liễu… Vậy là trời đã sang thu! Vĩ Thanh Vườn hoa trước nhà đã nhú đầy những nụ cúc xanh non. Những nụ cúc nhỏ xíu luôn khiến tâm hồn ta xốn xang kỳ lạ. Người ta bảo hoa hồng đẹp, quyến rũ nhưng ít thủy chung. Ngày hoa nở đẹp rực rỡ, đài hoa cũng vươn mình tự hào khoe sắc. Khi cánh hoa lũa tàn cũng là lúc đài hoa rũ bỏ, từng cánh nhỏ tả tơi, tan tác, mặc cho gió trời thả sức cuốn trôi. Hoa cúc không quá đẹp, không quá đam mê, không quá rợn ngợp nhưng hoa cúc làm người ta nghĩ nhiều về sự bền bỉ, son sắt, thủy chung. Những cánh hoa nhỏ xíu, trắng đến tinh khôi, không bao giờ xòe nở hết mình, hoa nở càng đến độ, từng đầu cánh nhỏ càng co tròn lại, hướng về tâm hoa, nhỏ nhắn, căng đầy, tròn trịa. Ngày hoa tàn, đài hoa rắn rỏi hơn, ra sức nâng đỡ những sợi cánh mỏng manh không còn sức sống. Cánh hoa càng khô héo, tàn lũa, đài hoa càng gồng mình lên để nâng niu, gìn giữ, chỉ đến khi cả hai không còn sức sống, chúng cùng tàn lũa và cùng nhau tìm về đất mẹ. Hoa cúc - mùa thu - những tinh khôi của đất trời, của đời người như hòa làm một. Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa thăng hoa của hồn người. Khi đã trải qua những non nớt, mỏng manh; những sôi nổi rực cháy đam mê và khát vọng; mùa thu vừa cho người ta chiêm nghiệm, vừa cho người ta vững bước đi lên, đủ sức chống chọi với những rét mướt của mùa đông quạnh quẽ đã đang lẩn quất đâu đây… Mùa thu! Bọn trẻ tíu tít đến trường, xốn xang áo quần, khăn quàng, sách bút… Không giống bọn trẻ chúng tôi thuở trước, nhón chân sáo đến trường, đầu đội trời, chân đạp đất, tay xách làn cói với vài cuốn vở mỏng teng, rồi quản bút, lọ mực. Tan trường về, áo quần, mặt mũi lem nhem mực, nhảy tùm xuống ao ngụp lặn chán chê rồi ngoi lên. Da đứa nào đứa nấy bóng nhẫy, đen giòn. Bọn trẻ bây giờ quần áo tinh khôi, khăn quàng đỏ chói, sách vở trĩu nặng hai vai, trĩu nặng cả tâm hồn. Thả cánh diều bay cao sợ vướng đường dây điện; nhảy xuống sông trầm mình tắm mát sợ nước đục ngầu làm mẩn ngứa da non; chạy dọc bờ đê hái hoa bắt bướm, chỉ thấy chang chang một màu trắng lóa của bê tông, cốt thép, không biết bên trời sông lở về đâu, sông bồi về đâu. Mùa thu! Lá bàng không xanh thêm nữa, quả bắt đầu chín rộ, bọn học trò tíu tít dưới gốc cây đập hạt bàng, nhặt phần nhân thơm bùi, béo ngậy chia cho nhau từng mẩu. Những mối tình đầu nảy nở từ những sẻ chia nhỏ xíu nhỏ xiu ấy, để rồi mỗi lần cầm quả bàng chín mọng trên tay, đưa lên môi nhấm nháp, lại thấy đâu đây vị ngọt nụ hôn đầu. Hoa sữa cũng bắt đầu tách mình khỏi kẽ lá chuẩn bị cuốn người ta vào những đam mê, nhung nhớ, khát khao… Bất chợt một sớm nào thức dậy, thấy trời se se, đất se se… hình như thu đã đi rồi… Quanh quất đâu đó trong phòng, cảm giác như gặp lại một mùi ổi chín, để nhớ những ngày thu có tiếng chim chào mào về tha hạt ổi trong vườn… Khu vườn ấy của bà ngoại, lao xao những mùa cây trái, nằm yên trong những kỷ niệm đầm ấm của tuổi thơ… Xóm ấy là xóm trại, quanh co những lối đi đầy dứa dại, những cây dương xỉ, dây mây, dây bìm bìm bám đầy tường đất… Ngồi bên bậc cửa là nhìn ra những mảnh ao chuôm có tiếng ếch nhái, ễnh ương kêu chiều ộp oạp, chen trong cánh đồng hoai hoải vàng, chuẩn bị đón mùa lúa mới… Tản văn. PHẠM TRUNG KIÊN Ấy là nhìn qua một khoảng vườn có nhiều thứ cây. Những cây doi của tháng Ba, vải của tháng Năm. Và những cây ổi lào xào của tháng Tám… Đầu thu có cành ổi ngoài cửa sổ, ruột đỏ hồng đào, thơm đến nghẹt mũi. Có những quả ổi chín vàng chim ăn dở thi thoảng rụng bì bõm xuống mặt cái ao nhỏ ngày mưa nước dập dềnh… Ngay lối đi là cây ổi mỡ cao gấp hai, ba đầu người, thân trơn nhẵn thín, vỏ quả xanh nhạt, ruột trắng như mỡ, cắn một miếng chín mềm, ngòn ngọt Ba cây ổi Tàu thấp lè tè, quả to hơn vốc tay, xanh thô xù xì như da cóc, cắn giòn sần sật. Ăn hai quả là no suốt buổi chiều… Cây ổi kia quả nhỏ hơn, chả biết gọi là ổi gì, cắn vào thịt quả ương ương giòn giòn, vỏ xanh, thấy còn hơi chát chát. Vừa ăn vừa nhả vỏ ra vườn. Thỉnh thoảng ném vèo vèo vài quả còn xanh, rắn câng câng xuống dưới mặt ao tòm tõm. Nghe như tiếng cá chuối đớp mồi… Cứ thế mỗi ngày một mớ ổi tạp, bà ngoại mang ra chợ, bán được vài trăm đồng… Cả một mùa hè - thu, ngày nào bà ngoại cũng đi ra đi vào lầm rầm tính toán, loanh quanh hết trong nhà ngoài vườn rồi ra chợ với những rổ quả cây như thế… Cho đến hết những ngày cuối hè đầu thu, những đứa cháu trở về thành phố thị xã để đến với những lớp học khai trường… Ổi cứ thế chín đến hết mùa thu, cho đến những ngày dứt hẳn những cơn mưa rào, đàn chào mào bỏ đi, đàn chim ngói bay về, và cánh đồng trước nhà đã trơ khô những gốc rạ. Khi heo may hanh hao bắt đầu thổi qua những khu vườn, những mái ngói. Người già bắt đầu quàng thêm khăn, khi trời chớm lạnh… Thì những mùa ổi đi qua, thì những đàn chim bay qua… Và bầy trẻ ngày xưa đã trở thành những chàng trai cô gái cao lộc ngộc, lâu lâu ghé thăm bà một lần… Một tháng Tám bà ra thành phố, ra để nằm viện. Và khi trở về, trong giấc nằm, bà không bao giờ còn nhìn thấy vườn ổi nữa… Những mùi ổi vĩnh viễn đi khỏi bà. Rồi chỉ còn mãi xanh trên những vuông cỏ… Tháng Tám lại nghe quanh quất mùi ổi đào trong phòng. Và nhớ… Có thằng bé năm nào ngồi đu đưa trên cây… Chè đỗ thả sương Thứ bảy, 20 Tháng 2 2010 06:30 Sương giăng giăng từ chập tối. Đến sáng vẫn mờ mờ Trời đêm hơi lạnh và ẩm. Chuyển mùa đâm khó ngủ. Chơi vơi nhìn bóng đèn đường đỏ quạch nhòa nhòa trong sương. Ngày còn bé, chả mấy khi để ý đến sương thu. Nhưng mong có sương để được ăn món chè đỗ đen thả sương mẹ nấu Đi học về, vục cái gáo dừa vào chum nước mưa, uống một hơi cho đã. Khi cơn khát dịu đi, vội chạy vào nhà bưng bát cơm khoai ăn ngấu nghiến, mồ hôi chảy ròng ròng. Mẹ bảo số thằng này vất vả… Qua một ngày tất tả đi bộ mấy cây số đến trường, về nhà hùng hục thực hiện nghĩa vụ vớt bèo nấu cám lợn, tối lo hoàn thành các bài tập Rồi cũng xong thở phào. Ngủ một giấc cho tới sáng mà chẳng hề mộng mị. Tỉnh giấc bắt đầu một ngày với quy trình không thay đổi. Chẳng biết mùa thu, chẳng biết sương thu Chỉ đến một buổi sáng, khi tỉnh giấc mẹ bảo đi rửa mặt rồi mấy anh em ăn chè còn đi học. Nhìn ngoài sân thấy có cái rổ úp. Lật ra, nồi chè đỗ đen! Mấy anh em cùng reo lên, tranh nhau bê vào. Anh cả được cái vinh dự ấy. Chỉ mươi bước chân mà rón rén. Lũ em căng thẳng nhìn theo, sợ thằng anh đánh đổ. Mẹ múc chia đều mỗi đứa một bát con. Nhận phần mình từ tay mẹ, mấy anh em giăng hàng trên hè đất ngồi ăn. Thìa đầu tiên đưa lên môi cảm nhận vị ngọt thanh. Chao ôi từ đầu lưỡi đến cổ họng. Muốn giữ mãi trong khoang miệng cho bõ thèm. Hàng mấy tháng mới được ăn chè, mới được thưởng thức vị ngọt, mới tìm lại được vị đậm đà tưởng đã quên. Nhận được vị ngọt từ đầu lưỡi rồi mới nhìn. Lưng bát nước nâu huyền sóng sánh, hình như vị ngọt có được là nhờ cái màu nước nâu huyền ấy. Húp thêm vài thìa, nghiêng bát một tý thấy những hạt đỗ đen - không nhiều lắm. Hạt đỗ ninh nhừ như quả cật lợn tý hon đã bung lớp vỏ, khúc giữa có những vệt nhỏ xíu như vết khắc của người thợ kim hoàn khéo léo cắt lên ngang thân. Những hạt đỗ đen bùi tan trong miệng. Ngọt bùi và mát Cảm giác mát ấy như thoang thoảng mùi tinh dầu chuối nhưng nhẹ, êm ái hơn. Mát hơi lành lạnh. Chỉ hơi lạnh một tý thôi cũng đủ cho vị ngọt của nước trở nên thanh hơn, vị bùi của đỗ như ngậy hơn, hạt đỗ cũng nhừ tơi trong miệng. Miếng chè trôi xuống thực quản nhưng vẫn giữ được vị ngọt bùi trên đầu lưỡi. Cảm giác man mát ấy chầm chậm lan tỏa trong người, có thể biết nó đang từ từ trôi dần, trôi dần vào trong cơ thể. Cái mát thanh ấy là bởi sương thu. Trong đêm, lúc ngồi học bài xong thìmẹ vẫn lụi hụi dưới bếp. Mẹ vo đỗ đen rồi đổ nước vào nấu. Khi nồi chè sôi một lúc, mẹ vùi vào tro nóng. Lúc ấy cả nhà đã đi ngủ. Mẹ ngồi bệt, đầu gục xuống vòng tay trên đầu gối, nhẫn nại chờ trong bóng đêm yên ả. Khoảng một tiếng đồng hồ, ướm chừng đậu nhừ, mẹ bắc ra đun sôi lại và thêm vào lưng bát nước lạnh. Mẹ bảo chè đang sôi đổ nước lạnh vào hạt đậu sẽ nhừ hơn. Rồi mẹ cho đường cát khuấy đều. Lúc ấy chỉ là đường cát chế biến thủ công từ mía chứ làm gì có đường kính. Để cho vị ngọt đằm hơn, mẹ búng thêm vài hạt muối Nửa đêm sương thu xuống dày. Mẹ đưa nồi chè ra sân, mở vung, rồi úp lại bằng cái rổ Những hạt sương li ti mang cái lạnh, cái trong trẻo của đất trời, mang cả hương cau, hương chuối trong vườn từng hạt, từng hạt lọt qua kẽ rổ, ướp hương cho nồi chè, để sáng mai này có bát chè thơm ngậm những hạt sương thu… Bây giờ thì khác rồi. Đỗ đen cho vào nồi áp suất. Đun mười lăm phút là nhừ tơi. Cho đường kính, thêm vài giọt tinh dầu chuối, lấy nước đá tủ lạnh thả vào. Vậy là có chè đỗ đen, nhưng mùi tinh dầu thơm xộc thẳng lên mũi. Vị ngọt sắc của đường kính thiếu đi cái thanh thanh nhẹ nhàng. Hạt đỗ nhừ tơi kém vị bùi, độ ngậy Và cái lạnh của nước đá trong bát chè, nó làm hàm răng tê buốt. Cái tê buốt lan tới tận đỉnh đầu. Lại nhớ về ngày xưa, bưng bát chè đỗ thả sương từ tay mẹ nấu. Ngoài kia, sương xuống dày. Ngọn đèn đường đỏ quạch nhòa hẳn trong sương lạnh. Trên bàn thờ, tấm hình mẹ lãng đãng khói hương MAI TIẾN NGHỊ BÁNH ĐA CUA CỦA MẸ Thứ ba, 20 Tháng 11 2007 20:13 Nhà tôi cách con sông Lấp có mấy thước, con sông bị lấp đi từ thời cụ Tú Xương còn sống, và có lần Cụ đã thao thức trong câu thơ đau đáu của mình: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” Mùa đông đến, gió từ phía bờ sông thổi thốc lên làm cho cái rét thêm tê buốt cộng với mưa rả rích, dầm dề suốt ngày suốt đêm. Thuở nhỏ tôi thường ăn sáng ở một quán hàng trong phố nhỏ. Bà cụ bán quán lưng đã còng, thường thức dậy rất sớm dù mưa hay nắng, đông hay hè Đoản văn . PHẠM XUÂN TRƯỜNG Những hôm trời rét như cắt da, cắt thịt, cái bếp lò than của Cụ cứ đỏ rực toả ra hơi ấm cho mọi người. Hàng ăn của cụ chỉ bán duy nhất một thức là Bánh đa cua. Cụ không tham làm nhiều phần về sức khoẻ, phần vì theo cụ vẫn bảo “bán đủ ăn là được rồi”. Cứ 9 giờ sáng là hàng của cụ đã hết. Những năm tháng tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm trong cái phố nghèo ấy với những con người bình dị làm đủ các nghề khác nhau: dạy học, viết báo, công nhân cảng, lái xe, đạp xích lô… Tất cả đều ăn sáng ở quán bánh đa cua của cụ già còng lưng. Cụ hiểu tính nết, sở thích, cách nêm gia vị của từng người. - Cụ cho con ít bánh nhé! - Cụ cho con nhiều rau vào nhé! Đó là những câu nói quen thuộc, những yêu cầu quen thuộc của những khách hàng quen thuộc. Khi đoàn tàu hoả hú còi ầm ầm tiến vào sân ga, tiếng còi tàu thuỷ vang vọng ngoài khơi xa tiến vào cảng, tôi thức dậy ăn sáng và đi học. Ôi! bát bánh đa cua quen thuộc đã nuôi tôi lớn khôn từ lúc nào. Tôi lớn lên đi xa thành phố, xa quê. Tôi đã đi đến nhiều nơi, ở nhiều chỗ khác nhau nhưng có lẽ không ở đâu tôi ăn mà thấy ngon hơn ở phố nhỏ, ngõ nhỏ nhà tôi. Bánh đa làm bằng gạo to nhưng lại dẻo màu đỏ tươi như gạch cua. Nước dùng trong mà ngọt, mùi thơm thoang thoảng, gạch cua vàng óng ngọt sắc. Kỳ nghỉ hè mẹ cho chúng tôi về quê thăm Ngoại và được đi bắt cua. Chúng tôi như chim sổ lồng, bất chấp nắng nóng nhưng tha hồ thoả thích vùng vẫy với nắng gió thiên nhiên đồng ruộng và sông nước. Những cánh đồng lúa xanh rì, gió từng cơn thổi từ phía bờ sông qua mát rượi như quạt hầu. Vào những mùa hè nắng như đổ lửa tôi theo Ngoại đi bắt cua ngôm. Ngoại đeo chiếc mo bằng cau vào lưng cho đỡ nắng, Ngoại hái cho tôi chiếc lá Sen tôi đội đầu. Nước nóng cua ngoi hết lên bờ, lên ụ đất, mô rạ chỉ việc bắt. Chỉ có hai tiếng đồng hồ, Mẹ và Ngoại đã bắt đầy hai giỏ cua. Ngoại về lúc thì nấu riêu cua ăn bún, hôm thì Ngoại bảo nấu bánh đa cua mà chúng tôi hay thích. Thường thì ngoại nấu canh cua với rau đay, mùng tơi và ăn với cà muối. Thời gian thấm thoát trôi đi, tôi công tác và sống ở miền Nam 14 năm, thỉnh thoảng mới có dịp về quê một vài lần, nhưng đều vội vã trở về, vội vã ra đi. Những góc phố, ngõ nhỏ, cây bàng và chỗ bà cụ bán bánh đa cua vẫn còn đây, nhưng những người cũ thì đâu rồi? Tháng trước tôi gọi điện, Mẹ bảo: “Về quê đi , mẹ nấu canh bánh đa cua cho ăn”. Mẹ còn nói rằng: “Bây giờ cua không còn nhiều như ngày xưa con ở nhà đâu. Người ta phun nhiều thuốc sâu quá, cua cá đi đâu hết cả rồi”. Vì công việc, vì mải mê với đời, tôi khất lần với mẹ: “Con đang bận quá”. Tôi nghe tiếng mẹ buồn buồn ở đầu dây điện thoại bên kia: “Lại bận”. Lần lữa mãi cuối cùng tôi cũng về với mẹ. Gió từ bờ sông vẫn thổi ngược lên. Chẳng kịp nữa rồi, mẹ không còn nữa. Quê hương, ngôi nhà, góc phố, bóng mẹ chờ tôi khi xưa không còn nữa. Tôi muốn mẹ nấu cho bát bánh đa cua thuở nào, nhưng không bao giờ lặp lại, tất cả đã trở thành những kỷ niệm nhạt nhoà không thành tiếng. Những tháng ngày yêu thương nhất, những kỷ niệm về quê hương sâu đậm nhất và con người yêu quí nhất đã ra đi. Tôi thầm gọi và ước mơ được sống lại những ngày thuở nhỏ. Ôi! đứa con trai tội lỗi của mẹ, hãy tha thứ cho con. Bánh đa cua của mẹ đâu rồi!. Trường SQ lục quân 2. P.X.T . hàng trong phố nhỏ. Bà cụ bán quán lưng đã còng, thường thức dậy rất sớm dù mưa hay nắng, đông hay hè Đoản văn . PHẠM XUÂN TRƯỜNG Những hôm trời rét như cắt da, cắt thịt, cái bếp lò than của. nhái, ễnh ương kêu chiều ộp oạp, chen trong cánh đồng hoai hoải vàng, chuẩn bị đón mùa lúa mới… Tản văn. PHẠM TRUNG KIÊN Ấy là nhìn qua một khoảng vườn có nhiều thứ cây. Những cây doi của tháng. Ngủ một giấc cho tới sáng mà chẳng hề mộng mị. Tỉnh giấc bắt đầu một ngày với quy trình không thay đổi. Chẳng biết mùa thu, chẳng biết sương thu Chỉ đến một buổi sáng, khi tỉnh giấc mẹ bảo đi

Ngày đăng: 02/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan