1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện” pot

53 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 402,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện” MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên đề tài: Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2.Phạm vi nghiên cứu 3.Mục đích nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Bố cục luận văn PHẦN NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước 1.1.Khái quát về ngân sách nhà nước 1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước 1.1.2.Đặc điểm ngân sách nhà nước 1.2.Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước 1.2.1. Các lý thuyết về cân đối ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách 1.2.1.2. Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước 1.2.2.Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước 1.2.3.Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước 1.2.4.Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường Chương II: Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước 2.1.Các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước 2.2.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước 2.2.1.Tổng thu ngân sách nhà nước 2.2.1.1.Thu nội địa 2.2.1.2.Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 2.2.1.3.Thu viện trợ không hoàn lại 2.2.2.Tổng chi ngân sách nhà nước 2.2.2.1.Chi đầu tư phát triển 2.2.2.2.Chi trả nợ và viện trợ 2.2.2.3.Chi thường xuyên 2.2.2.4.Chi bổ sung dự trữ ngân sách 2.2.3.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước 2.3.Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước 2.3.1.Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách 2.3.2.Phân định thẩm quyền quyết định thu, chi giữa các cơ quan Nhà nước 2.3.3.Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách nhà nước 2.4.Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước 2.4.1.Khái niệm và nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước 2.4.1.1.Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước 2.4.1.2.Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước 2.4.2.Các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước Chương III: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện. 3.1.Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. 3.1.1.Trên thế giới 3.1.2.Ở Việt Nam 3.1.2.1.Giai đoạn trước khi có luật ngân sách nhà nước 3.1.2.1.1.Tình hình thu chi ngân sách nhà nước 3.1.2.1.2.Về phân cấp quản lí ngân sách nhà nước 3.1.2.1.3.Về bội chi ngân sách nhà nước 3.1.2.2.Giai đoạn từ khi có luật ngân sách nhà nước đến nay 3.1.2.2.1.Về thu ngân sách nhà nước 3.1.2.2.2.Phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu ngân sách nhà nước 3.1.2.2.3.Về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước 3.1.2.2.4.Bội chi ngân sách nhà nước 3.1.2.2.5. Về việc tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước 3.2.Hướng hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3.2.1.Định hướng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3.2.2.Thuận lợi và thách thức trong quản lý và cân đối ngân sách nhà nước 3.2.3.Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước 3.2.3.1.Giải pháp mang tính tài chính 3.2.3.1.1.Hoàn thiện các chính sách về thuế 3.2.3.1.2.Chuyển dich cơ cấu thu ngân sách nhà nước 3.2.3.1.3.Cải cách công tác quản lý thu ngân sách nhà nước 3.2.3.2.Khắc phục tình trạng thu, chi ngân sách nhà nước vượt xa dự toán 3.2.3.3.Hoàn thiện các định mức phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước 3.2.3.4.Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước 3.2.3.5.Đẩy mạnh các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước PHẦN KẾT LUẬN LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta. Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ năm 1991 trở đi nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt nhịp được theo cơ chế kinh tế mới, đất nước cũng đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhất là vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội của Nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết. Để đảm trách tốt được vai trò này, Nhà nước cần có những biện pháp và công cụ hữu hiệu để can thiệp vào hoạt động kinh tế. Một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp đúng lúc và kịp thời một cách toàn diện vào nền kinh tế chính là ngân sách nhà nước. Mỗi một nhà nước khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động thì đều có ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, để thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một ngân sách nhà nước cân đối và ổn định. Từ quá khứ đến hiện tại cũng đã có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau bàn về cân đối ngân sách nhà nước nhưng trong thực tiển để làm được vấn đề này là rất khó khăn, vì tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia luôn biến đổi không ngừng nó có thể là tăng trưởng, phát triển nhưng cũng có thể rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước có thể rơi vào tình trạng bội chi hay bội thu. Vì vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận dụng những phương cách khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của nước mình để cân đối ngân sách nhà nước cho hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Bỡi lẽ, ngân sách nhà nước là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân,… Nhưng để đảm bảo tốt những vai trò trên thì ngân sách nhà nước phải được cân đối. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ nước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng mức vào hoạt động kinh tế… Để khắc phục những vấn đề trên, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách quản lý hành chính, đổi mới chính sách thu, chi ngân sách để hướng tới một ngân sách nhà nước được cân đối nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và kiểm soát tình trạng lạm phát đang diển ra ở nước ta và đưa Việt Nam tiến vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thế giới. Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề phức tạp nhưng nó có một vai trò quan trọng đối với kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển đổi, hội nhập và cùng với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Qua đó tôi hy vọng có được những hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về vấn đế cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện những chính sách về cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ mới đưa đất nước phát triển cùng thế giới. 2. Phạm vi nghiên cứu Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên trong luận văn của mình tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Giới thiệu những vấn đề chung về cân đối ngân sách nhà nước. - Cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường. - Những đề xuất hoàn thiện tình hình cân đối ngân sách của nước ta dựa trên thực trạng cân đối ngân sách nhà nước. 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài luận văn này tôi hướng tới những mục đích sẽ đạt được sau đây: - Hệ thống lại những quan điểm, những định nghĩa về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước từ đó đưa những quan điểm phù hợp nhất với nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đưa ra những nội dung cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, tìm hiểu và nhận xét về tình hình cân đối ngân sách nhà nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của chính sách cân đối ngân sách nhà nước để đề xuất những giả pháp tích cực và hữu hiệu về vấn đề cân đối ngân sách nhà nước ở nước nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững và ổn định. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn của mình, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: so sánh, phân tích và đánh giá, thống kê, thu thập tài liệu,…để thể hiện nội dung luận văn của mình mang tính chất của một đề tài nghiên cứu khoa học. 5. Bố cục của đề tài Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước. - Chương 2: Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước. - Chương 3: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện. Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã sử dụng những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan như: Sách, tạp chí, internet và những số liệu thực tế. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhờ sự dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Lê Huỳnh Phương Chinh cùng các bạn trong lớp, trong khoa. Tuy nhiên do kiến thức còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu và trình bày đề tài của tôi khó tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng xin cho em gửi đến các thầy cô, cùng tất cả các bạn, đặc biệt là cô Lê Huỳnh Phương Chinh lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước. 1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước 1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước Một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần có một nguồn quỹ tài chính (Nguồn quỹ này được Nhà nước huy động từ trong xã hội) để phục vụ cho hoạt động của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.Chính vì vậy, sự ra đời của Nhà nước cũng kéo theo sự hình thành về ngân sách nhà nước. Ở giai đoạn đầu của lịch sử phát triển Nhà nước, quỹ tài chính được hình thành với mục đích đảm bảo cho sự tồn tại của bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, quỹ tài chính này chưa đảm bảo đầy đủ các yếu tố để được gọi là ngân sách nhà nước. Vì nó chưa đảm bảo tính minh bạch và rỏ ràng trong cách sử dụng, quản lý và phân phối các nguồn lực tài chính. Lúc này, các nguồn lực tài chính huy động được hoàn toàn không phải vì mục đích phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội, mà còn phục vụ cho những mục đích chi tiêu riêng, khác của những chủ thể đứng đầu Nhà nước. Đặc trưng này được biểu hiên rỏ nhất là ở thời kỳ Nhà nước phong kiến, nguồn lực tài chính của Nhà nước tập trung trong tay nhà Vua và hoàn toàn do nhà Vua quyết định phân chia và chi tiêu nó như thế nào. Chính vì thế, việc sử dụng nguồn lực tài chính của quốc gia không được minh bạch, rỏ ràng, theo hướng tiêu cực và chủ quan của một người. Đặc biệt, người dân không thể kiểm sóat được những khoản đóng góp của mình vào quỹ tài chính đã chi tiêu cho việc gì và mình đã được hưởng những lợi ích gì. Ngân sách nhà nước đã xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, từ thời kỳ phong kiến nhưng thuật ngữ “ ngân sách nhà nước” được thừa nhận với một ý nghĩa đầy đủ của nó khi mầm móng tư bản chủ nghĩa ra đời 1 . Lúc này nhà Vua không còn quyền tự quyết đối với các khoản thu chi của quốc gia nữa mà nó đã được chuyển giao lại cho Quốc hội. Điều đó cũng tạo ra một bước ngoặc mới về việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước được minh bạch và rỏ ràng hơn. Ngân sách Nhà nước là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 17. Khi đó, ngân sách nhà nước được hiểu là một nguồn quỹ hoặc là túi tiền của người quản lý ngân khố, nó là toàn bộ những khoản thu chi thuộc về Nhà nước và do Nhà nước thực hiện. Cho đến ngày nay, ngân sách nhà nước được hiểu là bảng kế hoạch tài chính lớn nhất của một quốc gia bao gồm tất cả các khoản thu chi phục vụ cho chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, thong qua đó đảm bảo những lợi ích công cộng của xã hội. Ngân sách nhà nước là một phạm trù rất rộng và bao quát, vừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế vừa liên quan đến góc độ quản lý Nhà nước. Vì vậy hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau định nghĩa về ngân sách Nhà nước, nhưng thể hiện rõ nhất và đầy đủ nhất về bản chất của ngân sách nhà nước là hai định nghĩa trên hai phương diện kinh tế và pháp lý.  Ngân sách nhà nước xét về phương diện kinh tế 2 : Trước hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học.Theo đó, ngân sách nhà nước là bảng dự toán về các khoản thu và các khoản chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện trong một khoản thời hạn nhất định, thường là một năm. Từ định nghĩa đó ta thấy có 2 yếu tố cơ bản trong ngân sách nhà nước: + Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia, thông qua hành vi kinh tế là xác lập nội dung thu chi liên quan đến ngân quỹ của Nhà nước. Do đó phải được Quốc hội với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế, để đảm bảo cho việc thu, chi ngân sách có hiệu quả và phù hợp với người dân. Ngoài ra, Quốc hội còn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê 1 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Tư Pháp, 2007, Trang 9,10. 2 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 11-12. chuẩn bảng quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách kết thúc. + Ngân sách nhà nước có hiệu lực trong vòng một năm, tức là việc dự toán thu, chi đã được đề ra phải hoàn thành trong năm ngân sách đó tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đây là khoản thời gian mà pháp luật quy định nhằm giới hạn rỏ việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước. Khoản thời gian này có thể trùng hoặc không trùng với năm dương lịch tùy theo tập quán của mỗi nước. Việc quy định rỏ thời gian này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân sách nhà nước, tránh sự tùy tiện, độc đoán của Nhà nước trong việc thu nộp và chi tiêu ngân sách.  Ngân sách nhà nước xét về phương diện pháp lý 3 : Theo phương diện này, ngân sách nhà nước cũng không có nhiều khác biệt so với phương diện kinh tế, nó đều nói về các khoản thu, chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm. Khi tiếp cận ngân sách nhà nước qua phương diện kinh tế, ta thấy đó là một bảng kế hoạch tài chính khổng lồ của một quốc gia, trong đó dự liệu các khoản thu chi và tiền tệ trong một năm. Còn ở phương diện pháp lý, ngân sách nhà nước được hiểu là một đạo luật đặc biệt của mỗi quốc gia do Quốc hội ban hành và chính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định. Nhưng khác với những đạo luật thông thường, ngân sách nhà nước được cơ quan lập pháp tạo ra theo trình tự thủ tục riêng và hiệu lực thi hành của đạo luật này được xác định rỏ ràng là một năm. Theo Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”. Qua những quy định và phân tích về ngân sách nhà nước ta thấy, ngân sách nhà nước chính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu chi thực hiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó ngân sách nhà nước còn là một công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay thì ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. - Trước hết, ngân sách nhà nước là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh thu nhập của toàn xã hội hạn chế sự phân hóa giàu nghèo đảm bảo sự công bằng trong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như: trợ cấp thất nghiệp, chính sách trợ giúp cho những người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, chi chính sách dân số, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai,…Để thực hiện được việc này, Nhà nước đã sử dụng công cụ thuế điều chỉnh những người có thu nhập cao trong xã hội, 3 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 14-15. tạo nguồn thu về cho ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. Thông qua các hoạt động: Cấp phát vốn, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho các ngành then chốt, mũi nhọn của đất nước, áp dụng các chính sách thuế để định hướng đầu tư phát triển kinh doanh… Nhà nước đã đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và tạo thế cân bằng giữa các ngành nghề, địa phương của đất nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động hiện nay, sự thay đổi về giá cả, mất cân bằng về cung cầu, lạm phát xãy ra thì vai trò điều tiết của ngân sách nhà nước góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát. Nhà nước thực hiện các biện pháp giảm chi, tăng thu và huy động nguồn vốn từ trong nhân dân để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước để điều tiết nền kinh tế. - Ngân sách nhà nước còn là công cụ để hướng dẫn tiêu dùng của xã hội, xuất phát từ đặc điểm ngân sách nhà nước đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Vì vậy hàng năm nhà nước phải chi một khoản tiền rất lớn cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đồng thời chi cho các khoản nhằm bình ổn, phát triển kinh tế- xã hội. Ngân sách nhà nước có chứa đựng những khoản dự toán chi ngân sách hang năm để định hướng việc chi tiêu cho xã hội, khoản chi nào là phù hợp, là cần thiết để cân đối với các khoản thu năm đó, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, tràn lang dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước Thông qua định nghĩa về ngân sách nhà nước, ta thấy ngân sách nhà nước là một loại hình ngân sách đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ mang những đặc điểm chung của các loại ngân sách thông thường, mà còn hàm chứa những đặc điểm riêng thể hiện bản chất của một loại hình ngân sách của một quốc gia như: - Ngân sách nhà nước vừa là một bảng kế hoạch tài chính vừa là một đạo luật của một quốc gia. Ngân sách nhà nước chính là toàn bộ các khoản thu, chi của một quốc gia đã được dự toán thực hiện trong một năm, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ mang tính kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế giống như các loại ngân sách thông thường khác mà nó còn mang tính kỹ thuật pháp lý, ngân sách nhà nước được soạn thảo và thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt phải được Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua giống như việc ban hành một đạo luật. Đặc điểm này đã làm cho ngân sách nhà nước khác hẵn với các loại ngân sách thông thường khác như: ngân sách của gia đình của các tổ chức chính tri- xã hội,… Ngân sách nhà nước đảm bảo về giá trị pháp và bắt buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình giống như việc thực hiện, chấp hành một đạo luật. Còn các loại ngân sách [...]... ngân sách nhà nước, cơ cấu các khoản thu và chi ngân sách nhà nước có liên quan mật thiết đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước.Vì cân đối ngân sách chính là sự cân bằng về các khoản thu và chi ngân sách, đảm bảo cho sự cân bằng này thì trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước phải dựa trên một cơ cấu ngân sách hợp lý và được phân định rỏ ràng Cơ cấu ngân sách nhà nước sẽ giúp cho cân đối ngân sách nhà. .. chi ngân sách nhà nước thì sẽ gây nhiều áp lực cho chính phủ về nợ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước khó đạt mức cân bằng Qua đó ta thấy bội chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với vấn đề cân đối ngân sách nhà nước Nếu bội chi ngân sách nhà nước xãy ra, tức là chi lớn hơn thu ngân sách nhà nước làm cho ngân sách bị thiếu hụt, mất cân đối và. .. đưa ra thi hành trên thực tế nhằm hướng tới mục tiêu đạt được sự cân đối giữa các khoản thu chi ngân sách nhà nước và hoàn thành nhiệm vụ mà năm ngân sách đề ra 1.2 Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước 1.2.1 Các học thuyết về cân đối ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi Nhà nước, nó đảm bảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình... một tài khóa, phân định những nguồn thu nào quan trọng và cần thiết, từ đó có những chính sách chi tiêu hợp lý 2.3 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước Theo luật ngân sách nhà nước năm 2002, phạm vi cân đối ngân sách nhà nước được phân định khá rỏ ràng, bao gồm: cân đối ngân sách trung ương và cân đối ngân sách địa phương, trong đó cân đối ngân sách. .. đối ngân sách nhà nước sẽ giúp nước ta có thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua Ngân sách nhà nước được cân đối, ổn định sẽ giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đối với toàn dân, toàn xã hội Chương II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề rất quan... đây: - Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế- xã hội Cân đối ngân sách nhà nước không phải là để thu chi cân đối hoặc chỉ là cân đối đơn thuần về mặt lượng, mà cân đối ngân sách nhà nước... hiệu quả - Cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước Cân bằng thu- chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt mức tuyệt đối được vì... cân đối và nhà nước tìm cách khắc phục bội chi ngân sách nhà nước cũng chính là tìm cách đưa ngân sách nhà nước về trạng thái cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi Bội chi ngân sách nhà nước được xử lý tốt và được đảm bảo ở mức hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển đất nước Tóm lại, Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề cần thiết... các cơ quan nhà nước 2.4 Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước 2.4.1 Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với quá trình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi đối với ngân sách của một... được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào ngân sách nhà nước, còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào ngân sách nhà nước giảm và còn phải chi nhiều để hổ trợ Điều đó dể dẫn đến ngân sách nhà nước bị mất cân đối Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa . BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện” MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên đề tài: Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện LỜI NÓI. Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước. - Chương 2: Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước. - Chương 3: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước. tắc cân đối ngân sách nhà nước 3.2 .Hướng hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3.2.1.Định hướng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3.2.2.Thuận lợi và thách thức trong quản lý và cân

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w