động chi của nhà nước. Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Việt Nam thời gian qua con số bội chi ở mức khoảng 5%27, Nhà nước đã tìm mọi biện pháp để con số bội chi này không tăng lên. Nguyên nhân của tình hình bội chi này, do nước ta liên tục phải đối mặt với cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề bội chi ngân sách nhà nước như: ảnh hưởng của sự khủng hoảng và suy thoái của nên kinh tế giới, sự bất ổn về chính tri của một số nước trong khu vực, thiên tai lũ lụt xãy ra thường xuyên, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trong nước ở các lĩnh vực, hệ thống hành thu chưa tốt, chi tiêu còn lãng phí, tham nhũng nhiều,…đã làm cho ngân sách nhà nước phải chi tiêu rất nhiều để đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước, nhưng nguồn thu lại bị thất thoát và không ổn định. Và nước ta phải chấp nhận ở mức bội chi như vậy.
2.4.3 Các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước28
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề vừa rất nhạy cảm vừa rất cần thiết, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước, mà còn tác động đến nền kinh tế và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, Nhà nước cần phải lựa chọn những giải pháp xử lý bội chi hợp lý, có tính chiến lược lâu dài thúc đẩy kinh tế phát triển, khơi dậy các tiềm năng kinh tế và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các chính sách điều chỉnh quan hệ phân phối nguồn lực tài chính nhà nước như: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, phát hành tiền, vay nợ. Do vậy khi áp dụng các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước này, Nhà nước cần phải dựa vào bối cảnh kinh tế- xã hội thực tại của đất nước, vận dụng một cách linh hoạt sao cho phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, để mang lại kết quả tốt nhất tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước được cân đối ổn định.