- Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách để bù đắp bội chi ngân sách
Thực trạng cân đối ngân sách nhà nướ cở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng
3.1.2.2.3 Về bội chi ngân sách nhà nước
Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản. Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này, chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài, từ năm 1992 Nhà nước đã có những quy định về việc chấm dứt phát hành tiền trực tiếp để bù đắp bội chi. Trong giai đoạn từ năm 1991- 1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%) 38. Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất thấp được khống chế ở mức chấp nhận được là 2,63%, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này.
Nhìn chung, thực trang cân đối NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước đã có nhiều nổ lực trong việc đổi mới chính sách quản lý và cân đối NSNN để cải thiện khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn lực Quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển. So với giai đoạn trước, cân đối NSNN ở giai đoạn này đạt được kết quả rất khả quan như: nguồn thu vào NSNN gia tăng, chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn, có sự cân đối giữa nguồn thu và nhệm vụ chi, bội chi giảm và duy trì ở mức chấp nhận được,…Tuy vậy, cân đối NSNN trong giai đoạn này cũng còn nhiều hạn chế như: cải cách thuế vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thuế chồng chéo, phức tạp gây khó khăn cho công tác hành thu và quản lý thuế; vay bù đắp bội chi NSNN chỉ chú