- Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách để bù đắp bội chi ngân sách
Thực trạng cân đối ngân sách nhà nướ cở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng
3.1.2.2 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn (1991-1996) trước khi có Luật ngân sách nhà nước
trước khi có Luật ngân sách nhà nước
Giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước luôn được chính phủ quan tam thực hiện. Trong Nghị Quyết của Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 10 ngày 26/12/1991 đã đưa ra quan điểm và yêu cầu trong cân đối ngân sách nhà nước là:
“Thu trong nước phải đảm bảo các khoản chi thường xuyên và trả nợ”. Việc phân
định nguồn thu, nhiệm vụ chi và vấn đề chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách để thực hiện cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước được quy định trong Quyết Định 186/HĐBT ngày 27/11/1989 và Quyết Định 168/HĐBT ngày 19/5/1992 của HĐBT. Trong giai đoạn này, thực trạng cân đối ngân sách bao gồm những vấn đề sau: tình hình thu chi ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và bội chi ngân sách nhà nước.
3.1.2.2.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước
- Về thu ngân sách nhà nước: Nhà nước đã có những cải cách trong hoạt động thu ngân sách nhà nước để đảm bảo nguồn thu trong giai đoạn này như:cải cách bộ máy hành thu thuế đánh dấu bằng sự ra đời của Tổng cục thuế thống nhất hoạt động từ trung ương xuống địa phương, hình thành hệ thống thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế,… Trong giai đoạn này, thu ngân sách nhà nước đã đạt kết quả cao. Xét về tốc độ tăng thu NSNN, các năm 1990, 1991, 1992 tốc độ tăng thu năm sau cao hơn năm trước, năm 1992 tốc độ tăng thu tăng 98,1% so với năm 1991. Xét về quy mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao 23,3% GDP năm 1995. Bình quân 5 năm (1991- 1995) thu NSNN đạt 20,5 % GDP 36. Trong đó số thu thuế, phí và lệ phí chiếm hơn 90% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, thu trong nước trong tổng thu NSNN có xu hướng giảm dần từ 86,77% năm 1991 xuống còn 73,77% năm 1996. Đạt được nguồn thu nêu trên là do trong giai đoạn này chính phủ đã “cỡi trói” và giải phong sức sản xuất cho mọi thành phần kinh tế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, đầu tư đang rầm rộ và sôi động. Ngoài ra, thời điểm này những tấn dầu thô đầu tiên được xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Về chi ngân sách nhà nước: Nguồn thu ngày một ổn định và theo chiều hướng tăng lên. Vì vậy, chính phủ cũng đã điều chỉnh cơ chế chi ngân sách phù hợp đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước được cải thiện. Trong Nghị Quyết Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 10 ngày 26/ 12/1991 nêu rỏ: “Nhà nước tập trung trong đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng và các cơ sở then chốt của nền kinh tế”. Chiến lược chi tiêu NSNN trong giai
36 Xem: Bùi Đường Nghiêu, Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, NXB Tài Chính 2000, Trang 28. 2001-2010, NXB Tài Chính 2000, Trang 28.
đoạn này tập trung vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và những khu vực then chốt của nền kinh tế, quan điểm này rất phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện tại của nước ta. Bên cạnh đó Nhà nước còn từng bước cắt giảm những khoản chi mang tính bao cấp, bao biện, không thuộc chức năng và nhiệm vụ của NSNN như: một số nội dung chi trong sự nghiệp y tế, giáo dục,… để giảm gánh nặng cho NSNN, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm các khoản chi bao cấp cho loại doanh nghiệp này như: bao cấp qua cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, bù lỗ, bù chênh lệch giá,… Chi NSNN trong giai đoạn này đã đạt được những kết quả như sau: Về quy mô, năm 1990 tổng chi NSNN chiếm 20,5% GDP đến năm 1991 giảm xuống chỉ còn 15,9% GDP, sau đó đột ngột tăng lên 30% GDP vào năm 1993. Từ năm 1994, đặc biệt sau năm 1995 tổng chi NSNN so với GDP lien tục giảm. Mức chi bình quân thực tế giai đoạn (1991-1995) đạt 24,5% GDP. Về tốc độ chi NSNN, tăng mạnh vào các năm 1992 tăng 100% so với năm 1991, năm 1993 NSNN cũng đạt tốc độ tăng chi cao tăng 69% so với năm 1992 37. Tuy đã có những chuyển hướng tích cực trong hoạt động chi NSNN nhưng NSNN vẫn chưa khắc phục được tình trạng phân phối và sử dụng nguồn lực phân tán, dàn trãi, lãng phí, mục tiêu chi cho đầu tư phát triển được đề cao nhưng phải xếp hang sau mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nhìn chung, tình hình thu chi NSNN trong giai đoạn này là tích cực, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tuy tốc độ tăng chi có cao hơn tốc độ tăng thu nhưng cân đối NSNN tiến gần tới chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra: “Thu trong nước phải đảm bảo các khoản chi thường xuyên và trả nợ”.