vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã được quy định thông qua. Quỹ dự trữ tài chính chỉ có ở ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, được hình thành từ phần tăng thu ngân sách; thu kết dư và tối đa 25% trong dự toán chi ngân sách hàng năm.
+ Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư: Đây là các khoản chi phản ánh
việc thực hiện trái vụ của Nhà nước trong quan hệ vay mượn23. Trong quá trình chấp hành ngân sách, do thường xuyên phải đương đầu với tình trạng thu không đủ chi Chính phủ thường lựa chọn một biện pháp hữu hiệu là vay nơ trong và ngoài nước. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu, chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu của khoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước. Nhà nước tiến hành vay nợ thông qua việc phát hành trái phiếu và việc thanh toán nợ sẽ được Bộ tài chính lập kế hoạch, sau đó trình quốc hội thông qua, Kho bạc nhà nước sẽ tiến hành thanh toán khi trái phiếu đến hạn.
+ Chi viện trợ: Là khoản chi nãy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước,
cho phép Chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do hậu quả của thiên tai để lại, hoặc do các biến cố về chính trị,…Nước ta là nước nghèo, đang phát triển nhưng vẫn phải chi viện trợ cho các quốc gia khác để thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, làm tăng cường mối quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới. Chi viện trợ là một khoản chi được đưa vào trong kết cấu chi nhân sách nhà nước và được đưa vào trong cân đối ngân sách nhà nước là hợp lý, vì nước ta cũng được nhận sự viện trợ của các nước để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đè xã hội.
Qua đó ta thấy có sự tương thích giữa cơ cấu thu và chi ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước được cân đối. Nhà nước có thể điều phối hoạt động chi dựa trên nguồn thu vào của một tài khóa, phân định những nguồn thu nào quan trọng và cần thiết, từ đó có những chính sách chi tiêu hợp lý.
2.3 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách nhà nước năm 2002, phạm vi cân đối ngân sách nhà nước được phân định khá rỏ ràng, bao gồm: cân đối ngân sách trung ương và cân đối ngân sách địa phương, trong đó cân đối ngân sách trung ương có vai trò rất quan trọng. Bỡi lẽ, trong hệ thống ngân sách trung ương thường tập trung những nguồn thu lớn và đảm nhận những nhiệm vụ chi chủ yếu gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng. Ngoài ra, ngân sách trung ương còn đảm trách vai trò điều phối nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách và cân