1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Sổ tay bệnh động vật - Chương 5 doc

54 375 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

56 CHƯƠNG 5 CáC TRIệU CHứNG LÂM SàNG Để Nhận RA BệNH Chơng 4 khái quát đánh giá các dấu hiệu của sức khoẻ tốt ở gia súc, nhờ đó có thể nhận ra những dấu hiệu của bệnh tức là triệu chứng lâm sàng. Các BSTY đợc đào tạo chuyên nghiệp để nhận ra các triệu chứng lâm sàng, nhng ngời chăn nuôi nhờ kinh nghiệm cũng là những chuyên gia nhận ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Ngời chăn nuôi có thể không biết là bệnh gì nhng họ nhanh chóng nhận ra có điều gì đó không ổn. Nh ta đã biết trong Chơng 1, dựa vào quan sát diễn biến của bệnh, ta có thể phân loại bệnh. Tuy nhiên, đối với hầu hết ngời chăn nuôi, triệu chứng lâm sàng của bệnh là điểm rõ rệt nhất, liệu bệnh có làm gia súc bị ỉa chảy hay ho hay chết không thì dễ thấy hơn là bệnh thuộc loại bệnh nhiễm trùng hay bệnh do động vật chân đốt truyền. Dới đây khái quát những mô tả tóm tắt triệu chứng lâm sàng những bệnh chính của gia súc vùng nhiệt đới. Sau phần mô tả tóm tắt là các bảng chẩn đoán dựa theo triệu chứng lâm sàng chính của các bệnh mô tả trong quyển sách này. Một số bệnh có nhiều triệu chứng lâm sàng nổi bật nên đợc trình bày trong nhiều bảng. Ví dụ, bệnh Dịch tả trâu bò là một bệnh thờng gây chết, làm gia súc ỉa chảy nặng trớc khi chết, nên bệnh Dịch tả trâu bò có cả trong bảng các bệnh gây chết và bảng các bệnh ỉa chảy. Những bảng này có thể dùng để hớng dẫn và rất hữu ích khi không cán bộ thú y chuyên nghiệp. 1. Chết Nh đã nêu trên, chết là không thể tránh khỏi và chỉ khi xảy ra chết trong đàn tới mức bất bình thờng thì mới coi đó là dấu hiệu bệnh. Có lập luận cho rằng bất cứ một bệnh nào đều là tiềm ẩn gây chết. Ngời già sức khoẻ suy giảm có thể chết do ốm nhẹ nh cảm lạnh thông thờng, nhng coi lạnh là bệnh gây chết thì thật là ngu ngốc. Gia súc cũng vậy, trong các bảng dới đây, bệnh gây chết là những bệnh có tỷ lệ chết cao, đặc biệt là khi không điều trị. Một đặc tính quan trọng của bệnh gây chết là liệt gia súc chết nhanh sau một cơn bệnh ngắn hay không, vì đó là kim chỉ nam quan trọng cho chẩn đoán. Các bảng chẩn đoán phân biệt rõ các bệnh gây chết nhanh. Ngời ta thờng gọi là gây chết đột ngột, nhng trong thực tế, có rất ít bệnh gây cho gia súc chết gục ngay mà không thấy ốm trớc. Trong thực tế, chết đột ngột thờng có nghĩa là con vật chết sau khi ốm rất ngắn mà không biết. Các bảng 5.1 đến 5.4 trình bày các bệnh gây chết quan trọng. 2. Thể trạng kém Một số bệnh quan trọng nhất của gia súc vùng nhiệt đới không có triệu chứng lâm sàng điển hình, mà làm gia súc gầy sút rất nhiều, cuối cùng có thể chết nếu gia súc không phục hồi đợc sức khoẻ. Gia súc gầy yếu hay suy sụp không còn lanh lợi và có sinh lực nh gia súc khoẻ, lông của chúng chắc chắn bị xỉn và khô, không còn mợt và bóng. Dấu hiệu rõ rệt nhất là gia súc sút cân, những đờng cong, nây mẩy của cơ thể dần dần biến mất, thay vào đó thấy rõ xơng nhô lên dới lớp da; xơng sờn và xơng chậu đặc biệt nổi lên rõ. Bụng lép, thay cho đờng cong đều. Những dấu hiệu này khá rõ, kể cả đối với ngời không có chuyên môn, có thể đánh giá bằng cách cho điểm nh đã trình bày trong chơng 4. Bảng 5.5 và 5.6 trình bày 57 các bệnh gây gày yếu ở loài nhai lại. Do nhiều bệnh trong số các bệnh này gây ỉa chảy, nên các bảng này cũng trình bày những bệnh có triệu chứng ỉa chảy. 3. Bệnh tích ngoài da Nh đã khái quát ở chơng trớc, da gia súc khoẻ mạnh mợt và không đợc nổi cục ở trong da hay dới da. Gia súc ở các miền nhiệt đới phổ biến có nguy cơ có động vật chân đốt trên da (xem Chơng 3), một số gây ngứa. Da bị ngứa thờng thể hiện khá rõ, con vật cố gắng làm đỡ ngứa bằng cách cọ xát vào các vật khác hay gặm nhấm da (Hình 5.1). Có thể coi vùng da đỏ lên và rụng lông là một dấu hiệu đáng ngờ do cọ xát vì ngứa ngáy. Mô tả bệnh tích ở da trong những bệnh khác nhau có thể viết thành riêng một quyển sách, và để chẩn đoán, trong bất cứ trờng hợp nào, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Trong quyển sách này, nói đến bệnh tích da là nói đến u, bớu (ở trong da hay dới da), da đóng vảy, phù thũng và da dầy lên. Bệnh tích da lan rộng toàn cơ thể thờng rõ rệt nhng một số bệnh gây bệnh tích ở da các đầu mút nh mỏm tai, mũi, môi, đuôi, cẳng chân và bàn chân. Nếu không khám gia súc cẩn thận có thể bỏ sót những bệnh tích này. Những bệnh có bệnh tích da đặc thù trình bày trong các bảng từ 5.7 đến 5.10. Hình 5.1 Cừu bị bệnh ngứa Scrapie đang cố gắng gãi cho đỡ ngứa bằng cách cọ mình vào chuồng 3.1. U bớu U bớu có thể nhìn thấy tuỳ theo kích thớc, số lợng u bớu và độ dầy mỏng của lông. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra riêng bằng mắt thì cha đủ, bất cứ ai làm việc với gia súc nên thờng xuyên rờ tay trên mình con vật, thao tác này sẽ dò tìm đợc bất cứ u bớu nào ẩn dới lớp lông. Một khi dò thấy u bớu, bớc tiếp theo là phải xác định u bớu là một phần của da hay dới da bằng cách beo kéo da lên. 58 U bớu dới da có thể biểu hiện những phản ứng trong hệ thống lympho. Hệ thống lympho là trung tâm của bố phòng phức tạp của cơ chếtự bảo vệ của động vật nhằm chống lại các vi sinh vật gây nhiễm, bao gồm mạng lới các hạch và mạch lympho lu thông các tế bào lympho là các tế bào miễn dịch quan trọng nhất, thông qua máu và mô bào. Hệ thông lympho có khắp cơ thể, những hạch lympho dới da đôi khi gọi là hạch lympho nông (Hình 5.2). Một số trờng hợp nhiễm trùng có thể gây nên phản ứng mạnh đến nỗi các hạch lympho này to ra rõ rệt và có thể sờ thấy đợc. Phản ứng trong các mạch lympho nối kết nhau có thể gây ra viêm và dầy lên (viêm mạch lympho, xem hình 9.3 và 9.9, chơng 9). Các mạch lympho dới da trở nên dầy và rắn. Tất nhiên có hàng loạt những bệnh tích khác có thể gây nên bớu ở dới da nh các mụn mủ, các khối u Các bệnh khác gây nên các mụn ở bản thân trong da nh bệnh đậu lợn (Hình 5.3). Hình 5.2 Các hạch lympho nông ngay dới da có thể tăng sinh trong một số bệnh. Hình 5.3 Các mụn (u nhỏ) ở da nổi rõ của bệnh đậu lợn. 59 3.2. Vảy Vảy, giống nh bớu và u, có thể không nhìn thấy mà chỉ có thể phát hiện bằng sờ nắn hay vạch lông ra. Nếu con vật có đóng vảy ở da thì quan trọng là xác định liệu vảy có gây ngứa hay không, vì điều này có thể giúp cho chẩn đoán. Một ví dụ về bệnh có đặc điểm da đóng vảy là bệnh Ghẻ Sarcoptes (Hình 2.1). 3.3. Phù Phù là tích luỹ dịch thể trong tổ chức. Phù sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và khi xẩy ra ở da sẽ gây nên sng mọng. Nếu ấn bằng đầu ngón tay thì chỗ phù lõm xuống, tức là sau vài giây vết lõm do ấn mới mất. Ví dụ ai cũng biết là hàm hình chai do phù ở dới hàm do sán lá gan và các bệnh khác (Hình 13.2, chơng 13). 3.4. Nổi mày đay và dị ứng do ruồi Culicoides Đây là bệnh ở da do phản ứng dị ứng gây nên và vì thế có thể xẩy ra bất cứ đâu trên thế giới. Nổi mày đay có thể xẩy ra rải rác từng cá thể gia súc nhng phổ biến nhất là ở ngựa. Có nhiều tác nhân khác nhau (dị ứng nguyên) có thể gây nên dị ứng. Các mảng phù hình tròn kích thớc rất khác nhau phát triển rất nhanh trong vòng vài phút hay vài giờ kể từ khi con vật tiếp xúc với dị ứng nguyên và có thể xẩy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể. Có thể có những dấu hiệu báo động trớc, trong những ca nặng gia súc mắc bệnh có thể rất đau đớn, nhng các triệu chứng lâm sàng thờng mất đi nhanh chóng cũng nh khi xuất hiện mà không cần điều trị gì. Dị ứng do ruồi Culicoides là một phản ứng dị ứng da đặc thù ở ngựa do tiếp xúc đối với loại ruồi Cullcoides. Có viêm và ngứa mạnh ở vùng da bờm, đuôi và bụng. Bệnh thờng xẩy ra vào các tháng nóng nhất khi ruồi hoạt động mạnh và độ mẫn cảm tăng theo tuổi. Trong bất cứ một đàn ngựa nào chỉ có một sốít có thể mẫn cảm và mắc bệnh. 3.5. Chảy dịch từ mắt, mũi, miệng Một số bệnh quan trọng làm chảy dịch từ mắt, lỗ mũi, miệng. Quan trọng là xác định xem chỉ chảy dịch ở một loại lỗ tự nhiên (ví dụ chỉ từ mắt) hay nhiều loại lỗ tự nhiên. Điều này cho biết bệnh cục bộ (ví dụ bệnh mắt) hay bệnh toàn thân ảnh hởng tới một số hệ thống (ví dụ hệ hô hấp, hệ tiêu hoá). Chảy dịch từ một bên mắt hay lỗ mũi hay cả hai bên cũng chỉ ra mức độ khu trú của bệnh. Nh đã đề cập trong Chơng 4, niêm mạc tạo ra lớp rào chắn bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các sinh vật lạ, những sinh vật này bị chất nhầy tiết ra từ niêm mạc giừ lại. Chảy dịch từ lớp niêm mạc nhìn thấy đợc cho thấy niêm mạc đang phản ứng lại một cuộc tấn công, thờng là của các vi sinh vật. Dịch chảy ra có thể trong (huyết thanh) hay nhầy do tăng tiết ra dịch nhầy đáng kể. Niêm mạc tổn thơng nặng có thể bị nhiễm khuẩn và sinh ra mủ màu vàng hoặc màu xanh, làm dịch chảy ra lẫn mủ. Nếu có cả dịch nhầy thì dịch chảy ra gọi là dịch mủ nhầy. 60 Dịch chảy ra từ mắt và lỗ mũi thờng rõ rệt. Dịch chảy ra từ miệng có thể trộn lẫn với tăng tiết nớc bọt và vì vậy bất cứ sự tăng tiết nớc bọt nào phải luôn luôn nghi ngờ là chảy dịch từ niêm mạc miệng. (Hình 1.1) 3.6. Các triệu chứng của bệnh đờng hô hấp Chảy dịch ở mũi có thể cho biết có bệnh đờng hô hấp đang diễn ra có liên quan tới phổi cũng nh đờng hô hấp trên. Vì vậy cần thận trọng xem xét những triệu chứng lâm sàng hô hấp khi có chảy nớc mũi, loại triệu chứng này đợc gộp lại trong một số bảng chẩn đoán sau. Có lẽ triệu chứng lâm sàng rõ nhất của bệnh hô hấp là ho. Ho là do ngứa ở lớp màng bên trong khí quản và đờng hô hấp dới (phế quản) phân nhánh từ khí quản vào phổi. Ho là phản xạ tự phát nhằm loại bỏ vật lạ ra khỏi đờng hô hấp. Ho liên tục là dấu hiệu khí quản và phế quản bị bệnh. Nếu không chắc con vật có bị ho quá mức không thì có thể kiểm tra rất đơn giản. Bóp nhẹ đoạn khí quản trên. ở con vật bình thờng, không có phản ứng gì, nhng nếu con vật bị viêm hay ngứa ở khí quản thì sẽ gây ho. Bệnh ở đờng hô hấp dới trong phổi và màng ngực gây nên thở khó gọi là chứng khó thở (Dyspnoea). Nhịp hô hấp gồm 3 pha nhẹ nhàng, nhìn thấy đợc nh đã mô tả ở chơng trớc bị rối loạn, biến thành kiểu thở hổn hển thấy rõ, dừng ít hoặc không dừng sau khi thở ra. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng, hô hấp có thể trở nên thô và nghe thấy đợc; đau do thở có thể gây nên tiếng rên rỉ. Để cố gắng thở? con vật mắc bệnh có thể có những động tác khác nh nở rộng lỗ mũi, há miệng thở, vơn đầu, vơn cổ hay dạng chân ỡn ngực. (Hình 5.4). Tần số hô hấp có thể tăng lên nhng chỉ riêng tần số hô hấp tăng không nhất thiết là dấu hiệu bệnh phổi. Gia súc bị sốt có thể thở nhanh hơn, và nh đã chỉ ra ở Chơng trớc gia súc khoẻ mạnh khi làm việc hoặc nhiệt độ xung quanh cao cũng tăng tần số hô hấp. Bệnh phổi bao gồm viêm tổ chức phổi (viêm phổ-pneumonia). Bề mặt của phổi và màng ngực đợc lót một lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Nếu viêm phổi lan tới màng phổi thì gọi là viêm phổi-màng phổi, nếu lan rộng bệnh sẽ nặng và đau đớn. Ghi chú: Bệnh về phổi không nhất thiết gây ra những triệu chứng lâm sàng nói trên. Gia súc thờng có viêm phổi mà không biết, trừ khi đến lò mổ hay điểm giết mổ. Đó là vì, nói chung, năng lực của phổi quá đủ cho phần lớn chức phận của phổi nên phổi có chịu đựng đợc viêm phổi ở mức độ trung bình nếu con vật không bị stress hay làm việc quá sức. Những bệnh có đặc điểm chảy nớc mắt, nớc mũi hay chảy dãi và có triệu chứng hô hấp đợc trình bày ở các bảng từ 5.11 tới 5.16. 61 Hình 5.4 Bệnh viêm màng phổi - phổi truyền nhiễm ở bò: chú ý đặc điểm t thế dạng chân và vơn đầu ra để dễ thở 3.7. Những thay đổi ở niêm mạc nhìn thấy Nh đã đề cập ở chơng trớc, niêm mạc có thể.nhìn thấy đợc ở những điểm khác nhau nh lợi, lỗ mũi, mắt (kết mạc mắt), trực tràng và âm đạo. Niêm mạc nhìn thấy là một chỉ tiêu có giá trị vể trạng thái sức khoẻ của động vật, các bác sĩ thú y luôn luôn kiểm tra niêm mạc nhìn thấy khi khám gia súc ốm. ở động vật khoẻ mạnh, niêm mạc có mầu hồng và láng bóng do dịch nhầy tiết ra trên bề mặt. Trong những điều kiện nhất định, mầu sắc niêm mạc thay đổi nh sau: Mầu hồng nhạt tới trắng bệch Niêm mạc đợc cung cấp nhiều máu, mầu hồng của niêm mạc là do hồng cầu lu thông qua niêm mạc. ít hồng cầu (thiếu máu) sẽ làm cho niêm mạc trở nên nhợt nhạt hay thậm chí trắng bệch nếu thiếu máu nặng (Hình 5.5 và 5.6). Có nhiều nguyên nhân gây nên thiếu máu. Một số bệnh quan trọng do ve truyền tấn công và phá huỷ hồng cầu, những bệnh khác làm giảm khả năng của gia súc sinh ra hồng cầu ở tuỷ xơng. Mầu vàng Nh vừa đề cập tới, thiếu máu có thể do hồng cầu bị phá huỷ. Việc phá huỷ đó giải phóng ra (hemoglobin), huyết sắc tố lại chuyển thành một sắc tốkhác (bilirubin). Khi vợt quá ngỡng, bilirnhin sẽ nhuộm màu vàng nhạt các mô bào, kể cả niêm mạc nhìn thấy đợc (hoàng đản). Nh vậy những bệnh nh bệnh do ve truyền, ví dụ Biên trùng, Babesia, Theleria, có thể làm cho niêm mạc vừa nhợt nhạt vừa có mầu vàng do thiếu máu và hoàng đản. Bệnh Babesia có thể giải phóng hemoglobin vào máu nhiều đến nỗi một phần hemoglobin đo trực tiếp vào nớc tiểu, kết quả là nớc tiểu có màu đỏ Hiện tợng này gọi là đái ra hemoglobin (hemoglobin niệu) hay thông dụng hơn, gọi là nớc tiểu đỏ (Hình 5.7). Bilirubin còn là một sản phẩm phụ của trao đổi chất phức tạp của gan và ở gia súc khoẻ mạnh Bilirubin đợc chuyển vào mật từ gan xuống túi mật rồi thải ra ngoài qua phân. Bất cứ bệnh gì làm giảm sút dòng chảy của mật, ví dụ các bệnh gan, đều làm cho bilirubin tích luỹ lại ở mô bào. Một ví dụ điển hình là bệnh sán lá gan, sán xâm nhập vào gan gây viêm gan và xơ 62 gan (Hình 5.8). Một kết quả cuối cùng cũng sinh ra hoàng đản nhng thờng mạnh hơn hoàng đản do vỡ hồng cầu, màu vàng đậm hơn, rõ hơn, dễ thấy hơn. Đỏ Ngợc lại với nhợt nhạt do thiếu máu, niêm mạc và các mô bào khác có thể bị sung huyết. Tuy nhiên, đây là hậu quả phổ biến của rất nhiều bệnh, việc xếp loại chúng theo cột có lẽ ít giá trị nên không đa vào trong quyển sách này. Ví dụ, bất cứ một bệnh nào mà gây nên sốt thì cũng có thể gây nên sung huyết ở mô bào. Tuy nhiên, có một bệnh làm đỏ niêm mạc đợc nêu ra trong các bảng chẩn đoán, đó là ngộ độc Xya-nua là do ăn phải một số thực vật (xem phần sau). Máu vận chuyển oxy từ phổi tới mô bào nhng ngộ độc Xya-nua đã ngăn cản quá trình này nên oxy vẫn giữ lại trong máu. Màu đỏ tơi của niêm mạc do ngộ độc Xya-nua rất rõ, rất đặc thù. Xanh Ngợc với ngộ độc Xya-nua, một số bệnh làm giảm lợng oxy trong máu, gây cho mô bào trở thành có mầu xanh, goi là xanh tím. Một lần nữa, điều này có thể nhìn thấy ở niêm mạc. ở gia súc bị ngộ độc nitrate/ nitrite (xem chơng 14), hemoglobin trong máu biến thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển đợc oxy vào mô bào, kết quả là mô bào bị xanh tím. Hình 5.5 Niêm mạc miệng thiếu máu ở bò mắc bệnh Babesia ở bò 63 H×nh 5.6 KÕt m¹c m¾t thiÕu m¸u ë cõu m¾c bÖnh giun xo¨n d¹ mói khÕ H×nh 5.7 Haemoglobulin niÖu hay n−íc tiÓu ®á trong bÖnh Babesia ë bß 64 Hình 5.8 Viêm gan và xơ gan nặng ở bò do nhiễm lá gan 6.1. Xuất huyết Xuất huyết từ các mao quản trong niêm mạc thấy nh đốm đỏ nhỏ gọi là lấm tấm xuất huyết, xuất huyết nh chấm nhỏ gọi là xuất huyết điểm, còn xuất huyết từng mảng lớn gọi là bầm huyết. Xuất huyết điểm hay bầm huyết thờng là do nhiễm trùng máu, khi đó vi sinh vật gây nhiễm và độc tố của chúng tuần hoàn trong máu. Gia súc nhiễm trùng máu thờng sốt và ốm nặng. Cũng nh đối với mô bào bị sung huyết, vì nhiễm trùng máu và xuất huyết ở niêm mạc có thể là hậu quả của rất nhiều bệnh nên không thể lập bảng về các bệnh này đợc. 7. Sốt Tăng thân nhiệt xẩy ra trong rất nhiều bệnh đến nỗi riêng bản thân triệu chứng này ít có giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên, sốt hay không sốt có thể giúp ích cho việc phân biệt những bệnh có các triệu chứng khác tơng tự nhau. Do đó sốt đợc đa ra trong các bảng 5.17 và 5.18 trình bày những bệnh có thay đổi ở niêm mạc nhìn thấy. 8. ỉ a chảy Nh đã chỉ ra ở chơng trớc, ỉa chảy có thể chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thờng khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Vì vậy nếu khám gia súc bị ỉa chảy thì bắt buộc phải tính đến khả năng này. Một số bệnh mạn tính có đặc điểm là ỉa chảy, nên điều quan trọng là phải xác định xem gia súc ỉa chảy có ốm lâu không. ỉa chảy trong bệnh tật thờng do những biến đổi bệnh lý ở đờng ruột và những thay đổi đó bao gồm cả xuất huyết làm xuất hiện máu ở trong phân (bệnh lỵ). Nếu xảy ra xuất huyết ở đoạn ruột trên thì phân có màu đen nâu, nếu ở đoạn ruột dới thì máu xuất 65 huyết qua phân cha thay đổi nên có mầu đỏ, có thể rõ cả cục máu. Những điểm này đợc trình bày trong các Bảng từ 5.19 đến 5.22. 9. Triệu chứng thần kinh Hệ thống thần kinh trung ơng, hay não và tuỷ sống là cực kì phức tạp nhng đại để có thể chia ra hai phần, hệ thống thần kinh thực vật và hệ thống thần kinh vận động. Hệ thống thần kinh thực vật kiểm soát hoạt động các hệ thống mà động vật không biết, nh các cơ nhỏ mở và đóng đồng tử của mắt để cho lợng ánh sáng lọt vào theo yêu cầu, những cơ vòng ở hệ tiết niệu, tiêu hoá để nớc tiểu và phân không luôn luôn lọt ra ngoài. Hệ thống thực vật còn điều khiển nhiều tuyến khác nhau của cơ thể. Hệ thống thần kinh vận động liên quan tới cơ do động vật điều khiển nh các cơ vận động, đi lại. Hệ thống này cũng liên quan tới các cảm giác (nếm, nhìn, ngửi và sờ) cũng nh trạng thái tinh thần chung của động vật. Nh vậy có thể thấy rằng bệnh của hệ thống thần kinh trung ơng có thể gây nên hàng loạt triệu chứng lâm sàng tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và vị trí của các tổn thơng. Giải thích các triệu chứng gây ra do bệnh ở hệ thống thần kinh vận động đợc não điều khiển là rất phức tạp, nhng nói chung các triệu chứng này đều có một đặc điểm là xuất phát từ hành vi bình thờng; vì vậy điểm then chất là biết đợc hành vi bình thờng của động vật khoẻ mạnh. Khi đó bất cứ hành vi bất bình thờng nào, đặc biệt nếu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, là đáng nghi ngờ. Điều này bao gồm từ những thay đổi nhỏ trong biểu hiện và hành vi bình thờng của một động vật cho đến những thay đổi nghiêm trọng nh hung hăng rõ rệt, thay đổi tiếng kêu, buồn ngủ và thèm ăn và uống những thứ lạ. Tất nhiên các bệnh của não có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng khác. Những triệu chứng lâm sàng này bao gồm từ run rẩy, cử động nhấm nháp cho tới các triệu chứng rõ rệt nh mù, đi vòng tròn, dáng đi bất bình thờng (bớc thấp bớc cao), đầu tỳ xuống đất, đầu cử động khác thờng, loạng choạng và co giật. Các bệnh ở hệ thần kinh trung ơng có thể gây cho động vật bị co thắt hay thần kinh bị kích thích đột ngột, ví dụ một tiếng động mạnh rất có thể làm động vật bị co giật hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột nh trong bệnh Uốn ván (Hình 14.1, chơng 14). Bệnh ở thần kinh trung ơng nặng có thể gây ra mất điều khiển cơ vận động, con vật không có khả năng đi đứng, tức là bị bại liệt. Bệnh Dại là một bệnh điển hình và gây chết, gây viêm não nặng. Các triệu chứng lâm sàng nh tấn công điên cuồng hay bại liệt đã đợc biết rõ, nhng những triệu chứng ban đầu có thể rất nhỏ và chỉ là thay đổi hành vi, biểu hiện trên nét mặt. Bệnh có viêm cả não và tuỷ sống gọi là viêm não tuỷ. Bệnh hệ thần kinh thực vật có thể gây ra những triệu chứng tơng tự. Ví dụ những dấu hiệu nh chảy dãi, tiểu tiện không chủ động là đáng nghi ngờ. Chẩn đoán các loại triệu chứng thần kinh khác nhau đòi hỏi nhiều kỹ năng, các bảng chẩn đoán cũng không cố gắng phân biệt các loại triệu chứng thần kinh khác nhau trừ trờng hợp bại liệt rõ ràng, kể cả dới con mắt không có chuyên môn. 10. Dáng dấp không bình thờng Động vật bị thơng hay bị bệnh ở bàn chân hay chân có thể có dáng dấp không bình thờng, có thể bị nhầm là triệu chứng thần kinh. Thật ra rất khó giải thích sự khác nhau giữa vận động không phối hợp và què. Phân biệt dễ nhất là dáng dấp không bình thờng do bệnh ở hệ thần kinh trung ơng thì tự phát, khác thờng, trong khi dáng dấp không bình thờng do tổn thơng ở chân thì chủ động khi con vật thay đổi t thế hay vận động để làm giảm bớt chân đau. [...]... thể do một số bệnh ảnh hởng tới đờng sinh dục nh bệnh Xảy thai nhiễm trùng ở dê cừu (Bảng5.27) Vú viêm nóng, đau và có thể sng Tuy nhiên, viêm vú có thể là bệnh hoàn toàn ở vú, thật ra có thể đây là bệnh quan trọng nhất của bò sữa cao sản Tất cả các bệnh sinh sản đợc trình bày trong các bảng từ 5. 27 tới 5. 30 Bảng 5. 1 Bệnh gây chết ở trâu bò Bệnh Nhiệt thán Chết nhanh * Đặc điểm dịch tễ Bệnh ở loài nhai... mũi mạn tính 88 Bảng 5. 15 Các bệnh ở dê cừu có đặc điểm chảy nớc mắt, nớc mũi hay chảy dãi Bệnh Chảy dịch từ Đặc điểm dịch tễ Mắt Bệnh lỡi xanh Mũi Miện g * * * Bệnh phân bố rộng, nặng ở loài nhai lại nhập nội; con vật sốt, có bệnh tích ở chân có thể gây què Bệnh mất sữa truyền * nhiễm Bệnh truyền nhiễm ở bầu vú, mắt, khớp và đờng sinh dục (con đực), dê mẫn cảm hơn Bệnh giun mắt Bệnh nhiễm trùng mắt,... Phi, con vật thèm muối sinh ra uống nớc tiểu, liếm đất và lông Tiên mao trùng Bệnh gây gầy sút mạn tính chủ yếu, do ruồi đốt truyền, xảy ra ở châu á trong đó có Việt Nam Bệnh ve Quá nhiều ve là một nguyên nhân phổ biến làm gia súc gầy yếu Bệnh lao Bệnh nhiễm trùng làm suy nhợc bò chủ yếu, thờng liên quan đến phổi gây thở khó và ho kéo dài 75 Bảng 5. 6 Các bệnh giảm thể trạng ở dê cừu Bệnh Bệnh lỡi... khi mắc bệnh; bệnh thờng ảnh hởng đến phổi gây thở khó và ho kéo dài 77 Bảng 5. 7 Bệnh ở da và phần phụ của da của trâu bò Bệnh tích ở da Bệnh Đặc điểm dịch tễ Ngứa Viêm da do Besnoitia bennetti U Đóng vảy * Nhiễm trùng * * Bệnh giòi da Viêm hệ lâm ba bò (Farcy) Bệnh xảy ra rải rác; ở thể nhẹ (có một ít mụn, u); ở thể nặng (nhiều mụn lan tràn và đôi khi chết), bệnh tích thờng ở âm nang và mắt Bệnh không... lây nhiễm cho lợn con đang bú Bệnh mụn nớc Bệnh giống nh bệnh LMLM nhẹ, hình thành mụn nớc ở chân, mõm 81 Bảng 5. 10 Bệnh ở da và các phần phụ của da của ngựa và lừa Bệnh tích ở da Bệnh Đặc điểm dịch tễ Ngứa Viêm da do Besnoitia bennetti U Đóng vảy Nhiễm trùng * Bệnh không phổ biến, cha rõ vòng đời, các kén ký sinh ở da, mắt và âm nang, bệnh thờng nhẹ Sẩy thai truyền nhiễm Bệnh hiếm, nhiễm Brucella qua... Akabane và bệnh do vi-rút herpes của ngựa 66 Hình 5. 9 Viêm nhau thai trong bệnh Sẩy thai truyền nhiễm của bò với nhau thai dày lên, trông nh miếng da thuộc Hình 5. 10 Bệnh Akabane: bê không đứng lên đợc và có triệu chứng thần kinh nh mắt run, chân trớc bơi chèo Bệnh Akabane là bệnh vi-rút theo mùa vụ của loài nhai lại do muỗi và ruồi truyền Tác động bệnh lý của bệnh chỉ giới hạn đối với con cái có chửa gây... đối với dê cừu; bệnh rất giống bệnh Dịch tả dê cừu Đậu dê cừu Bệnh phân bố rộng, các lứa tuổi đều mẫn cảm; con vật sốt và có bệnh tích mụn đậu ở vùng da mỏng, đôi khi chết Đột tử Theileria * Chủ yếu ở cừu dới 1 năm tuổi, thờng xảy ra sau khi tăng lợng dinh dỡng; bệnh phát đột ngột, con vật đi không vững, co giật và chết trong vài giờ Bệnh do ve truyền, các giống nhập nội rất mẫn cảm; con vật sốt sng các... kém, con vật lờ đờ, thân nhiệt tăng, truỵ tim mạchvà chết Bệnh dại Không phổ biến, thờng bị nhiễm do bị động vật dại khác cắn nh chó, chó rừng; con vật có triệu chứng thần kinh và chết trong khoảng 1 tuần Ngộ độc cỏ Senecio Bệnh hiếm, xảy ra khi ăn nhanh và nhiều cỏ dại họ Senecio, ví dụ sau khi đốt rẫy, con vật xuất huyết nội và chết đột ngột Giun lơn (S Vulgaris) Bệnh hiếm, ấu trùng làm tắc động mạch,... 85 Bảng 5. 13 Các bệnh gây thở khó hoặc thở nhanh ở lợn Bệnh Ho Bệnh Aujezsky * Suyễn * Sốt Chảy nớc mũi * Đặc điểm dịch tễ ở lợn con mới cai sữa có hàng loạt triệu chứng lâm sàng nh ho, hắt hơi, thở khó, viêm kết mạc; ở lợn lớn thờng không rõ, có thể gây bệnh hô hấp nhẹ Viêm phổi mạn tính ở lợn trên 3-6 tháng tuổi, ho khan dai dẳng Bệnh lan dần ra toàn đàn Khi xâm nhập lần đầu tiên vào đàn mẫn cảm bệnh. .. con vật sng nóng, đau ở đùi trớc, đùi sau; què, sốt và chết trong 1 - 2 ngày Ngộ độc thịt Ngộ độc do ăn phải thịt có độc tố, con vật liệt, thè lỡi, chết sau 1-2 tuần, đôi khi truỵ tim mạch và chết nhanh Viêm phổi và màng phổi truyền nhiễm của dê Bệnh phổi truyền nhiễm chủ yếu của dê: con vật sốt, thở khó, ho và chảy nớc mũi; 6 0-9 0% có thể chết trong một ổ dịch Ngộ độc Xya-nua * Ngộ độc một số thực vật . Bảng 5. 5 và 5. 6 trình bày 57 các bệnh gây gày yếu ở loài nhai lại. Do nhiều bệnh trong số các bệnh này gây ỉa chảy, nên các bảng này cũng trình bày những bệnh có triệu chứng ỉa chảy. 3. Bệnh. chứng lâm sàng của bệnh là điểm rõ rệt nhất, liệu bệnh có làm gia súc bị ỉa chảy hay ho hay chết không thì dễ thấy hơn là bệnh thuộc loại bệnh nhiễm trùng hay bệnh do động vật chân đốt truyền. Dới. khám gia súc cẩn thận có thể bỏ sót những bệnh tích này. Những bệnh có bệnh tích da đặc thù trình bày trong các bảng từ 5. 7 đến 5. 10. Hình 5. 1 Cừu bị bệnh ngứa Scrapie đang cố gắng gãi cho đỡ

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:20

Xem thêm: Sổ tay bệnh động vật - Chương 5 doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w