1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc

19 545 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 619,13 KB

Nội dung

Trong vành đai rộng có tính toàn cầu này, nhiễm bệnh ở các loài nhai lại địa phương khác, cả hoang dã lẫn gia súc, thường không có triệu chứng, bệnh lưỡi xanh chỉ thấy ở rìa khu vực bệnh

Trang 1

CHƯƠNG 12

BệNH DO ĐộNG VậT CHÂN ĐốT TRUYềN

1 Bệnh do ruồi truyền ở loài nhai lại

1.1 Bệnh lưỡi xanh (Blue tongue)

Định nghĩa Bệnh do vi-rút ở cừu và dê, hiếm khi ở bò.

Phân bố Có 25 chủng vi-rút khác nhau gây ra thể không có triệu chứng lâm sàng ở bò trên

thế giới từ khoảng 400 vĩ Bắc tởi 310 vĩ Nam, gồm cả Việt Nam Trong vành đai rộng có tính toàn cầu này, nhiễm bệnh ở các loài nhai lại địa phương khác, cả hoang dã lẫn gia súc, thường không có triệu chứng, bệnh lưỡi xanh chỉ thấy ở rìa khu vực bệnh là dịch địa phương Ngược lại, các loài nhai lại ở ngoài vành đai trên, đặc biệt là cừu, rất có thể mẫn cảm và nếu nhập vào bất cứ vùng nào trong vành đai chắc chắn sẽ nhiễm và mắc bệnh

Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng đầu tiên là sốt, khoảng một ngày sau là viêm và xuất

huyết nhỏ ở niêm mạc nhìn thấy được ở miệng, mũi và mắt Chảy dãi nhiều kèm theo chảy nước mũi, mới đầu nước mũi trong, vài ngày sau trở nên đục có mủ và dịch nhầy Cuối cùng dịch này khô bám thành vảy quanh mũi, môi và lưỡi Đôi khi cả đầu bị sưng lên do phù Sốt kéo dài khoảng một tuần, cuối đợt sốt, các vết hoại tử phát triển ở lợi, má, lưỡi Cũng khoảng lúc này, sung huyết và xuất huyết có thể xuất hiện ở gờ móng tại một chân hay nhiều chân gây què nặng Động vật măc bệnh nhanh chóng gầy yếu, rụng lông Tỷ lệ chết thay đổi từ 0

đến 70%, tuỳ theo vào tính mẫn cảm của con vật mắc bệnh Quá trình khỏi chậm và hình thành lớp màng giả trên các tổn thương ở miệng và mũi gây khó thở Thời kỳ hồi phục kéo dài

Một số ít trường hợp phát triển mầu xanh tím ở lưỡi, do đó có tên là “bệnh lưỡi xanh” Những triệu chứng khác có thể xẩy ra là sẩy thai, nôn mửa, ỉa chảy và cổ vặn sang bên

Cách lây lan Bệnh lưỡi xanh truyền lây từ con vật này sang con khác do một số loài ruồi

Culieoides Ruồi Culicoides thích hút máu bò, bò là con mang trùng chủ yếu vi-rút lưỡi xanh Muỗi (Aedes spp) và rận cừu (Melophagus ovinus) cũng được biết là vectơ truyền bệnh Như vậy bệnh xẩy ra khi ruồi Culicoiaes hoạt động, có thể quanh năm hay theo thời vụ, theo nguyên tắc chung là nguy cơ nhiễm bệnh lớn nhất là sau một đợt mưa khi ruồi Culicoides

đông đảo nhất

Điều trị Không có điều trị đặc hiệu, nhưng điều trị cục bộ các tổn thương bằng thuốc sát

trùng có thể có tác dụng Điều trị bằng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn kế phát cũng được chỉ

định ánh nắng làm bệnh nặng thêm nên gia súc mắc bệnh phải nhốt vào nơi râm mát Khâu

hộ lý rất quan trọng, đặc biệt đối với những con bị què

Phòng chống Gia súc, đặc biệt là bò đưa vào khu vực có ruồi Culicoides có thể truyền bệnh

cho gia súc địa phương Có thể tránh điều này bằng cách hạn chếnhập gia súc; nếu cần thiết

có thể phun thuốc và kiểm tra gia súc nhập để đảm bảo chúng không có bệnh

ở khu vực có dịch địa phương, nơi bệnh không có triệu chứng lâm sàng trên gia súc địa phương lan rộng và phổbiến, một số giống cừu (ví dụ cừu châu Âu, cừu Anh, cừu Merinos) rất mẫn cảm đối với bệnh này, đặc biệt nếu là cừu mới nhập, hàng năm phải tiêm phòng cho chúng trước khi mùa mưa Những biện pháp khác làm giảm tối đa tiếp xúc với vectơ truyền

Trang 2

bệnh là vấn đề chuồng trại ban đêm khi ruồi Culicoides hoạt động mạnh nhất, phun thuốc diệt ruồi và tránh các khu vực đầm lầy và ngập nước nơi vectơ truyền bệnh có thể có nhiều

Nhận xét Bệnh lưỡi xanh có thể là dịch địa phương ở Việt Nam và loài nhai lại gỉống nội

chắc không thể mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng Nguy cơ lớn nhất là đưa vào bất cứ loài nhai lại nào từ khu vực không có dịch, vì chúng rất mẫn cảm

1.2 Bệnh sốt phù du ở bò (Bovine ephemeral fever)

Tên khác Bệnh ba ngày (Three day sickness); bệnh cứng đơ (Stiff sickness).

Định nghĩa Bệnh nhiễm rhabdovirus ở bò và trâu nhà do côn trùng truyền.

Phân bố Châu Phi, châu á và châu úc nhiệt đới Côn trùng nhiễm mầm bệnh theo gió truyền

bệnh qua hàng trăm km vào các khu vực trước đây không có bệnh

Triệu chứng lâm sàng Phần lớn các trường hợp là nhẹ và ít khi kéo dài quá 3-5 ngày Gia

súc mắc bệnh sốt nhẹ, què và cứng đơ nhưng khỏi nhanh Một ít nặng hơn, sốt cao, bỏ ăn, chảy nước mắt và nước mũi, cứng đơ, què và run cơ Những con này có khuynh hướng nằm nhưng cũng khỏi nhanh Cũng có khi gia súc bị liệt và chết trong vòng vài ngày nhưng rất hiếm Bò cái có chửa có thể sẩy thai

Cách lây lan Các loài ruồi Culicoides và muỗi khác nhau truyền bệnh và dịch nổ ra vào

những tháng hè ẩm ướt Người ta nghi là giữa các đợt dịch, vi-rút cư trú trên vật chủ tàng trữ,

ví dụ các loài nhai lại hoang dã ở châu Phi

Điều trị Không có điều trị đặc hiệu, nhưng gia súc liệt cần được hộ lý cho tới khi khỏi.

Phòng chống Đã có vắc-xin thực nghiệm nhưng chưa có vắc-xin thương phẩm, việc khống

chế côn trùng là vec-tơ truyền bệnh không có tính khả thi

Nhận xét Người chăn nuôi biết rõ bệnh này, nhưng may mắn là bệnh hiếm khi gây quan ngại.

Ngoài ít gây chết, ý nghĩa chủ yếu là ở bò sữa giảm năng suất sữa mà không trở lại năng suất

cũ trong kỳ vắt sữa đó

1.3 Bệnh giun chỉ (Stephanoflarois)

Tên khác Bệnh đau bướu (Hump sore)

Định nghĩa Bệnh ngoài da của bò và trâu do giun chỉ Stephanorlaria spp

Phân bố Đông Nam á và tiểu lục địa ấ n Độ

Triệu chứng lâm sàng Những u nhỏ phát triển cục bộ ở da, sau vài tháng chảy nước và xuất huyết, làm da dầy lên và khô Tổn thương có thể phát triển ở đầu và cổ, chân và tai, trên u vai (bệnh đau bướu Hình 12.1) và dọc theo mặt bụng của cơ thể

Cách lây lan Ruồi đất và gây khó chịu hút máu ở tổn thương ăn phải ấu trùng của giun, ấu

trùng phát triền thành ấu trùng gây nhiễm trong cơ thể ruồi Những ruồi này sau đó đẻ ấu trùng trên da của vật chủ khác, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành và gây nên những tổn thương mới

Điều trị Có thể điều trị tổn thương bằng cách bôi ngoài da các chất photpho hữu cơ như thuốc

mỡ Coumaphos 2% Tiêm thuốc diệt giun sán, như levamisole hay ivermectin cũng có tác

Trang 3

Phòng chống Khống chế vectơ truyền bệnh là ruồi ít khi có tính khả thi.

Nhận xét Bệnh do ruồi truyền nên thường lây lan có tính mùa vụ Dễ đàng chẩn đoán xác

định bằng cách soi kính hiển vi tìm giun trong vết nạo hay sinh thiết tổn thương

Hình 12.l Bệnh đau bướu (bệnh giun chỉ).

2 Bệnh do ruồi truyền cho ngựa

2.1 Bệnh thiếu máu nhiễm trùng của lừa, ngựa (Equine infectious anaemia - EIA)

Tên khác Bệnh sốt đầm lầy (Swamp fever)

Định nghĩa Bệnh nhiễm vi-rút của lừa, ngựa do ruồi đốt truyền.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới, đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ Triệu chứng lâm sàng Sau khi nhiễm vi-rút, thời gian ủ bệnhkhoảng 1-3 tuần trước khi xuất

hiện những triệu chứng đầu tiên Những triệu chứng này có thể rất nhẹ và không bị phát hiện,

ở một số gia súc triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể xuất hiện vài tuần hay vài tháng sau đó, khi bệnh phát trở lại sau một thời gian ngừng

Triệu chứng đầu tiên là sốt lên xuống đột ngột, thường kéo dài trong vài ngày Đồng thời chảy nước mắt và nưóc mũi, nước mũi có thể lán máu Niêm mạc mất sung huyết, xuất huyết nhỏ dưới lưỡi, sưng phù phát triển ở bụng, chân và bao quy đầu của ngựa đực ở một số gia súc, sốt kéo dài tới 3 tuần sinh thiếu máu

Một số động vật có thể chết trong đợt tấn công đầu của bệnh, nhưng phần lớn khỏi tạm thời rồi bệnh phát lại sau vài tuần Bệnh phát trở lại có triệu chứng tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn, mặc dù khi triệu chứng lặp lại, con vật ngày càng trở nên thiếu máu, yếu và rối loạn vận

động Tới 70% ngựa mắc bệnh chết trong vòng 1 năm, thường chết trong khi bệnh phát lại Một số ngựa khỏi bệnh mặc dù mang mầm bệnh vĩnh viễn và hiệu suất lao động giảm sút, những con vật này rất có thể phát bệnh trở lại sau vài năm, đặc biệt nếu bị stress Ngựa cái có chửa có thể sẩy thai khi bệnh tấn công gây triệu chứng lâm sàng

Trang 4

Cách lây lan Bệnh truyền chủ yếu do ruồi hút máu, ví dụ ruồi trâu (Tabanids) và ruồi Stomoxys Vì thế bệnh phổ biến nhất ở nơi nhiều ruồi, như gần đầm lầy hay trong mùa mưa Bệnh còn lây lan do kim tiêm, bơm tiêm và dao mổ dính máu

Virút có trong tất cả các tổ chức của ngựa nhiễm bệnh và được thải vào nước tiểu, sữa, tinh dịch và qua tử cung vào bào thai ở ngựa cái có chửa Những con đường nhiễm bệnh này có thể làm lây bệnh chậm ngay cả khi không có nhiều ruồi

Điều trị Không có điều trị đặc hiệu Có thể điều trị hỗ trợ cho lừa ngựa có giá trị bằng cách

truyền máu

Phòng chống Không có vắc-xin, việc phòng chống bệnh dựa vào các biện pháp vệ sinh thích

hợp đối với các bệnh nhiễm khuẩn Ngựa ốm và nhiễm bệnh, phát hiện bằng xét nghiệm máu, phải cách ly khỏi ngựa khoẻ ít nhất là 200m để làm giảm tối đa việc truyền vi-rút do ruồi đốt Phòng chống ruồi đất thường không thực tế, nhưng riêng ngựa có giá trị có thể nhốt trong chuồng có treo mành hay bảo vệ bằng thuốc diệt ruồi trong thời gian ruồi hoạt động mạnh Những nơi động vật gặm cỏ trong rừng rậm hay ở vùng đầm lầy, chúng phải được tự do ra các khoảng đất trống để tránh ruồi Vi-rút này hồi phục rất nhanh nên bơm tiêm, kim tiêm và dụng cụ ngoại khoa phải rửa sạch sau khi sử dụng và luộc sôi tối thiểu 15 phút để đảm bảo diệt vi-rút Nếu có thể nên dùng bơm tiêm và kim tiêm một lần

Nhận xét ở vùng bệnh là dịch địa phương, biện pháp đối va; bệnh tuỳ theo giá trị của ngựa

địa phương Nơi có ngựa lao tác nhiều và rẻ, không cần áp dụng chính sách phát hiện và giết

mổ hay loại thải nghiêm ngặt và tốn kém Trong điều kiện đó, người chăn nuôi có thể chung sống với bệnh nhưng vẫn phải chú ý khi dùng bơm tiêm và kim tiêm để giảm lây lan tối đa và

có thể đề phòng giảm tối đa ruồi đốt

Bệnh thiếu máu nhiễm trùng ở lừa ngựa về mặt lâm sàng giống một số bệnh khác, những bệnh

đó có thể điều trị được, ví dụ bệnh Babesia và bệnh tiên mao trùng Do đó nếu nghi ngờ phải gửi mẫu máu và phết kính máu tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm thích hợp

2.2 Bệnh viêm não tuỷ ngựa Nhật bản (Japanese equine encephalomyelitis - JEE)

Định nghĩa Bệnh nhiễm vi-rút tình cờ của động vật họ ngựa và người

Phân bố Tiểu lục địa ấ n Độ, Đông á và Đông Nam á gồm cả Việt Nam.

Triệu chứng lâm sàng Tác động của nhiễm mầm bệnh thay đổi từ không có triệu chứng lâm

sàng tới bệnh nghiêm trọng, trong đó có viêm não tuỷ (encephalomyelitis) với các triệu chứng tương tự như đối với mọi bệnh

Thể cấp tính có sốt kiểu 2 pha với triệu chứng viêm não tuỷ xuất hiện ở pha thứ hai, tức là tăng tính kích động, rung cơ tự phát, không nuốt được, quay vòng tròn tự phát và đôi khi ngứa mạnh trên da Con vật rối loạn vận động ngày một tăng sau đó suy sụp và 40% chết trong vòng khoảng 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên

Tuy nhiên, phổ biến hơn là ngựa mắc bệnh ở thể nhẹ hơn với viêm não tuỷ ở mức thấp, tỷ lệ chết khoảng 5%, còn số còn lại khỏi hoàn toàn Thể này đối với thú y không quan trọng lắm nhưng theo quan điểm y tế lại rất quan trọng Động vật mắc thể viêm não tuỷ khi khỏi bệnh thường có tổn thương ở não lâu dài ở mức độ nhất định, trong khi số sống sót ở thể nhẹ hơn

đều khỏi hoàn toàn Mặc dù nhiễm bệnh ở lợn nái có chửa có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hay đẻ ra lợn con áị dạng bẩm sinh, phần lớn lợn con nhiễm bệnh sau khi sinh và không phát triển triệu chứng lâm sàng (Hình 12.2)

Trang 5

Hình 12.2 Viêm não Nhật Bản B ở lợn:

thai dị dạng và chết ở những giai đoạn khác nhau của cùng một đàn

Cách lây lan Vi-rút cư trú ở các loài thuỷ cầm (diệc, cò trắng), lợn và tình cờ truyền do muỗi

sang ngựa và người Muỗi truyền bệnh sinh sản ở ao hồ, ruộng lúa nên các ổ dịch có khuynh hướng xảy ra rải rác ở nông thôn

Điều trị Không có điều trị, nhưng hộ lý có thể có tác dụng Đối với con có triệu chứng lâm

sàng, phải có đệm lót mềm dầy để giảm thương tích do rối loạn vận động và vận động tự phát

Phòng chống Trong vùng bệnh là dịch địa phương, ngựa phải được tiêm phòng hàng năm.

Ngoài ra, diệt muỗi tại chỗ bằng phun thuốc diệt muỗi chuồng trại, khơi thông cống rãnh v.v cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Nhận xét Vi-rút tuần hoàn tự nhiên trong các loài thuỷ cầm (diệc, cò trắng), lợn và muỗi.

Mắc bệnh tình cờ do muỗi đốt xẩy ra trên nhiều loài gia súc nhưng phần lớn không rõ, bệnh chỉ thấy ở động vật họ ngựa và người Vì vi-rút phân bố rộng nên không thể thanh toán được bệnh Biện pháp duy nhất khống chế bệnh là tiêm phòng định kì, nếu có thể thì diệt muỗi

2.3 Bệnh loét da mùa hè (Summer sores)

Tên khác Bệnh do giun tròn Habronema (Habronemosis), bệnh ung thư đầm lầy (Swamp

cancer)

Định nghĩa Bệnh nhiễm giun tròn Habronema và Draschia spp ở ngựa

Phân bố Khắp thế giới, đặc biệt là ở Viễn đông và châu Mỹ La tinh nơi có khí hậu phù hợp cho ruồi nhà và ruồi Stomoxys sinh sôi nhiều

Triệu chứng lâm sàng Các tổn thương nhỏ nổi lên phát triển trong da, thường ở quanh đầu,

chân và u vai của ngựa Những tổn thương nhỏ này lớn rộng ra và đóng vảy bên trên tạo thành những tổn thương lớn có thể loét ra Những tổn thương tương tự nhưng nhỏ hơn trên bề mặt của mắt và niêm mạc mắt gây chảy nhiều nước mắt

Cách lây lan Giun được tìm thấy trong da dầy và thường là vô hại ấu trùng của giun thải ra

ngoài qua phân bị dòi của ruồi trâu hay ruồi Stomoxys ăn phải, trong ruồi ấu trùng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm khi dòi hoá nhộng thành ruồi trưởng thành Sau đó ruồi thải ấu trùng gây nhiễm ở quanh mắt, môi, mũi hay các vết thương của ngựa gây nên các triệu chứng

Trang 6

lâm sàng kể trên Những ấu trùng ở quanh môi bị nuết vào và phát triển thành giun trưởng thành trong dạ dầy

Điều trị Bệnh có thể điều trị bằng ivermectin (xem Bảng 13.2)

Phòng chống Phân của vật chủ phải được dọn sạch và điều trị kịp thời các vết thương ngoài

da và bảo vệ không cho ruổi bâu vào

3 Các bệnh chung do ruồi truyền lây cho gia súc

3.1 Viêm giác mạc - kết mạc (Keratoconiunctivitis)

Tên khác Bệnh mắt đỏ (Pink eye)

Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn ở mắt của bò, cừu và dê với nhiều loại vi sinh vật.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới

Triệu chứng lâm sàng Một hay cả hai mắt đều có thể mắc bệnh Sau thời gian nung bệnh vài

ngày, mắt bị chảy nước mắt, đỏ và viêm Gia súc chớp mắt liên tục và né tránh mắt viêm khỏi

ánh sáng chói Bệnh ở hầu hết dê và cừu chỉ đến thế và khỏi mà không cần điều trị trong khoảng một tuần ở bò, trong giai đoạn tiếp theo, xuất hiện một điểm đục ở giữa mắt rồi lan rộng, sau khoảng một tuần toàn mắt đục có màu hơi vàng gây ra hiện tượng mù tạm thời, vào giai đoạn này thường phát triển vết loét lõm xuống ở giữa mắt (Hình 12.3 và 12.4) Lúc này hầu hết gia súc bắt đầu khỏi và sau khoảng một tháng mắt sẽ khỏi hẳn, mặc dù có thể còn một vết sẹo ở giữa mắt Trong một số trường hợp, vết loét có thể nặng đến mức vỡ ra gây mù vĩnh viễn Bệnh xảy ra ở mọi ìứa tuổi đều mắc, nhưng thường thường gia súc non mắc bệnh nặng nhất

Hình 12.3 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò:

điểm trắng ở giác mạc và vết loét ở giữa, mí mắt sưng.

Trang 7

Hình 12.4 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò:

đục giác mạc nặng (mắt kéo cùi nhãn).

Cách lây lan Vi khuẩn gây bệnh cho dê cừu khác với vi khuẩn gây bệnh cho bò nên bệnh

không lây lan giữa dê cừu với bò Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp, các ổ dịch nặng nhất là khi gia súc nhốt đông đến nỗi chúng cọ xát vào nhau Ruồi cũng làm lây lan bệnh ở bò, nên bệnh phổ biến hơn khi có nhiều ruồi, đặc biệt nếu môi trường bụi bậm Vì vậy ở phần lớn các nơi trên thế giới, các tháng mùa hè và mùa thu là thời gian xấu nhất đối với bò

Điều trị Mặc dù phần lớn tự khỏi, nhưng gia súc phải được điều trị để loại bỏ căn bệnh gây

đau đớn và khó chịu này Bệnh được điều trị sớm rất có hiệu quả Điều trị mắt đau bằng thuốc kháng sinh (mỡ hoặc bột), tốt nhất ngày 2-3 lần Thuốc mỡ được ưa dùng hơn nhưng tốn công sức hơn khi sử dụng vì phải bôi vào cả hai mí mắt Thuốc bột gây ngứa nhiều hơn nhưng dễ dàng phụt vào mắt bị đau Tiêm kháng sinh vào dưới kết mạc cũng có kết quả nhưng phải do bác sỹ thú y thực hiện

Phòng chống Phải tránh nhốt gia súc quá đông và nếu có thể được, tách riêng con mắc bệnh

để điều trị Sân thả bò phải giữ sạch để đảm bảo ruồi và bụi là ít nhất

Nhận xét Mặc dù bệnh nhẹ, không được bỏ qua, không được để cả quá trình bệnh diễn ra.

Một nửa số gia súc trong đàn có thể mắc bệnh trong một ổ dịch và căn bệnh đau đớn này sẽ gây ra stress và gia súc gầy yếu tạm thời Có thể có bệnh tương tự xẩy ra ở trâu

3.2 Giun mắt

Tên khác Bệnh do Thelazia (Thelaziosis)

Định nghĩa Bệnh nhiễm giun Thelazia spp ở mắt gia súc Bệnh đã được ghi nhận ở bò, cừu, chó, ngựa, lạc đà và trâu

Phân bố Khắp nơi trên thế giới

Triệu chứng lâm sàng Một hay cả hai mắt đều có thể mắc bệnh Giun trắng, mảnh, dài tới

2cm và thường không gây ra triệu chứng lâm sàng Nếu có triệu chứng lâm sàng thì chỉ là chảy nhiều nước mắt, ở những trường hợp nghiêm trọng, mắt có thể bị viêm, có mủ, loét bề mặt mắt

Trang 8

Cách lây lan Ruồi nhà và các loại ruồl tương tự khác truyền giun từ vật chủ này sang vật chủ

khác Khi kiếm ăn trên các chất tiết và dịch thải từ mắt bị bệnh, ruồi ăn phải ấu trùng của giun, trong cơ thể ruồi ấu trùng phát triển thành giai đoạn cảm nhiễm

Điều trị Có thể điều trị bằng Levamisole, cho uống hay nhỏ trực tiếp vào mắt dung dịch

Levamisole l% Ivermectin cũng có hiệu lực

Phòng chống Bệnh hiếm khi nặng và khống chế vectơ truyền bệnh là không thực tế Nếu

nghi ngờ về mặt chẩn đoán, phải hỏi ý kiến các bác sỹ thú y là người có thể lấy giun ra khỏi mắt gia súc khi gây tê cục bộ

3.3 Bệnh Besnoitia (Besnoitioses)

Tên khác Bệnh da voi (elephant skin disease)

Định nghĩa Bệnh nhiễm trùng ở bò do ký sinh trùng nguyên sinh động vật Besnoitia besnoitii

Phân bố Có khả năng khắp nơi trên thế giới, bệnh trên bò do Besnoitia besnoiti đã được ghi

nhận ở châu Phi, Nam Âu và châu á

Triệu chứng lâm sàng

Bò Bệnh xảy ra ở bò trên sáu tháng tuổi Khoảng 1 tuần sau khi nhiễm bệnh, con vật sốt, sợ

ánh sáng, phù ở da, ỉa chảy và sưng các hạch lympho nông Có thể có chảy nước mắt, nước mũi và tới 10% bò mắc bệnh chết vào giai đoạn ban đầu này Những con sống sót trở thành mạn tính, ở những con mạn tính này ký sinh trùng cư trú trong kén ở dưới da Triệu chứng lâm sàng thay đổi từ có mụn riêng biệt ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể cho tới da dầy lên lan rộng và xếp nếp, rụng lông (Hình 12.5) Nhiễm khuẩn kế phát và nhặng có thể làm bệnh phức tạp thêm Tổn thương cũng có thể phát triển trên bề mặt mắt và da âm nang gây nên viêm tinh hoàn Động vật khỏi bệnh vẫn tiếp tục mang ký sinh trùng trong các kén ở trong da

Hình 12.5 Bệnh Besnoitia ở bò, đôi khi gọi là “bệnh da voi” ở bò.

Trang 9

Cách lây lan Chưa xác định được phương thức truyền bệnh chính xác Người ta nghi mèo là

vật chủ cuối cùng của B.benoiti do ăn phải thịt bò có chứa kén Besnoitia nhưng điều này chưa

được khẳng định Được biết là mèo thải kén Besnoitia vào phân, phân gây nhiễm cho động vật hoang dã và bò có thể nhiễm bệnh theo cùng một cách như vậy khi gặm cỏ trên cánh đồng

đã nhiễm mầm bệnh Tuy nhiên, có bằng chứng rõ rệt là ký sinh trùng truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác qua ruồi đốt

Điều trị Không có điều trị đặc hiệu nhưng điều trị triệu chứng dưới sự giám sát của bác sỹ thú

y có thể có lợi

Phòng chống Phải cách ly con có triệu chứng lâm sàng Có thể dùng vắc-xin nhựơc độc cho

bò, tuy không cho miễn dịch chắc chắn nhưng cũng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh

Nhận xét Bệnh có khuynh hướng xẩy ra rải rác và thường trong từng đàn riêng Những con

mắc bệnh Besnoitia lúc đầu có thể nhầm với bệnh loét da quăn tai, những con mạn tính phải phân biệt với các bệnh về da khác, nhất là bệnh u bướu da (Lumpy skin disease), bệnh ghẻ (Mange), bệnh viêm da đóng vảy (Dermatophilosis) Chẩn đoán xác định dễ dàng bằng cách kiểm tra phần da mắc bệnh dưới kính hiển vi tìm các nang điển hình có chứa rất nhiều ký sinh trùng nhỏ hình lưỡi liềm Hiện không rõ bệnh có xảy ra ở Việt Nam hay không

3.4 Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomosis)

Định nghĩa Bệnh nhiễm ký sinh trùng là nguyên sinh động vật, Trypanosoma evansi, ở gia súc

Phân bố Khắp nơi trên thế giới, các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, gồm cả Việt Nam.

Triệu chứng lâm sàng Trypanosoma evansi có thể nhiễm cho tất cả gia súc nhai lại, lợn, ngựa, lừa, chó và voi Tiên mao trùng có tính gây bệnh rất mạnh đối với ngựa và chó, nhưng cũng gây bệnh đáng kể cho trâu, lợn và voi

Tiên mao trùng xâm nhập và nhân lên trong máu và một số tổ chức, ví dụ trong não, mắt và dưới da Tiên mao trùng trong máu gây nên thiếu máu và gầy yếu nói chung Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 1-2 tuần sau khi nhiễm mầm bệnh

Gia súc sốt gọi là sốt hồi quy kéo dài tới 3 tháng với khoảng 12 ngày giữa hai cơn sốt Con vật trở nên ngày một thiếu máu và gầy yếu dần

ở những con sống sót qua cơn sốt đầu tiên so lượng ký sinh trùng trong hệ tuần hoàn giảm đi nhưng con vật vân tiếp tục gầy yếu, thiếu máu và có thể sống nhiều tháng trước khi chết

Đồng thời một vài con mắc bệnh thì khỏi Một số triệu chứng khác liên quan tới ký sinh trùng xâm nhập tới một số tổ chức, do đó triệu chứng thần kinh, chảy nước mắt, sưng phù dưới da là do ký sinh trùng xâm nhập tương ứng vào não, mắt và da

Cách lây lan Bệnh Tiên mao trùng do ruồi hút máu truyền, ví dụ ruồi trâu, ruồi Stomoxys.

Do đó các ổ dịch xẩy ra có tính mùa vụ khi số lượng ruồi nhiều, ví dụ trong mùa mưa Loài

ăn thịt gồm cả chó có thể nhiễm Tiên mao trùng do ăn phải thịt động vật mắc bệnh

Điều trị Bảng 12.1 nêu các thuốc diệt Tiên mao trùng Để có hiệu lực phải tiêm thuốc sớm

khi mắc bệnh trước khi ký sinh trùng giảm xuống mức thấp trong máu Không may là ngoài thuốc Mel Cy, tất cả các thuốc khác đã dùng trong nhiều năm nên nhiều chủng Tiên mao trùng đã phát triển kháng thuốc

Phòng chống Hiện không có vắc-xin, nên phòng bệnh bằng cách sử dụng cẩn thận các thuốc

phòng Tiên mao trùng nêu trong Bảng 4.3 Các thuốc phòng kéo dài khoảng 3 tháng sau khi tiêm, nên có thể dùng để bảo vệ gia súc thỉnh thoảng khi chúng có thể tiếp xúc với mầm bệnh

Trang 10

Rất ít việc có thể làm để khống chế ruồl đốt truyền T evansi và việc khống chế bệnh Tiên mao trùng phần lớn dựa vào sử dụng thuốc diệt Tiên mao trùng để điều trị và phòng bệnh

Bảng 12.1 Thuốc dùng để điều trị và phòng bệnh Tiên mao trùng.

Điều trị

Diminazene aceturate

Quinapyramine sulphate

Suramin sodium

Mel Cy

Loài nhai lại Ngựa và loài nhai lại Ngựa và loài nhai lại Lạc đà*

Phòng bệnh

Jsometamidlum chloride

Quinapyramine prosalt

Suramin sodium

Loài nhai lại Ngựa và loài nhai lại Ngựa và loài nhai lại

*Mel Cy được sản xuất dùng cho lạc đà nhưng có bằng chứng thực tế cho thấy thuốc cũng có hiệu lựcc với các loài động vật khác

Tất cả các gia súc đều có thể nhiễm Tiên mao trùng, trong vùng bệnh là dịch địa phương, loài nhai lại và lợn nhiễm và thường không có triệu chứng lâm sàng là nguồn lây nhiễm cho các loài mẫn cảm cao như ngựa và chó Trâu nhà chuyển từ vùng không có dịch sang vùng có dịch rất có thể phát thành bệnh có triệu chứng lâm sàng nếu nhiễm Tiên mao trùng

Bất cứ gia súc nào biểu hiện thiếu máu, sốt và gầy sút liên tục phải nghi là bệnh Tiên mao trùng, phải phết kính máu gửi tới phòng xét nghiệm thú y để kiểm tra ký sinh trùng

3.5 Bệnh giun hạt (Worm nodule disease)

Tên khác Bệnh do Onchocerca (Onchocercosis)

Định nghĩa Bệnh ở da của bò và ngựa do giun Onchocerca spp thon nhỏ

Phân bố Khắp nơi trên thế giới.

Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng ít, gồm nổi u có đường kính tới 3cm dưới và

trong da ở bò, nốt u thấy ở ức, dưới chân và dây chằng cổ, còn ở ngựa thì thấy ở dây chằng

cổ và dưới chân

Cách lây lan Các tổn thương chứa ấu trùng rất nhỏ của giun gọi là siêu giun chỉ

(microfilariae) Ruồi đốt đen nhỏ và ruồi Culicoides ăn phải ấu trùng, ấu trùng sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong cơ thể ruồi, khi hút máu chúng sẽ truyền bệnh sang vật chủ khác ấu trùng gây nhiễm di hành tới các vị trí ưa thích, ở đó phát triển các u và giun cái sinh sản ra ấu trùng

Điều trị Ivermectin có hiệu lực

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 12.l Bệnh đau b−ớu (bệnh giun chỉ). - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.l Bệnh đau b−ớu (bệnh giun chỉ) (Trang 3)
Hình 12.2 Viêm não Nhật Bản B ở lợn: - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.2 Viêm não Nhật Bản B ở lợn: (Trang 5)
Hình 12.3 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò: - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.3 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò: (Trang 6)
Hình 12.4 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò: - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.4 Viêm giác mạc-kết mạc nhiễm trùng ở bò: (Trang 7)
Hình 12.5 Bệnh Besnoitia ở bò, đôi khi gọi là “bệnh da voi” ở bò. - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.5 Bệnh Besnoitia ở bò, đôi khi gọi là “bệnh da voi” ở bò (Trang 8)
Bảng 12.1 Thuốc dùng để điều trị và phòng bệnh Tiên mao trùng. - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Bảng 12.1 Thuốc dùng để điều trị và phòng bệnh Tiên mao trùng (Trang 10)
Hình 12.6 Bệnh Anaplasma ở bò: túi mật căng chứa đầy mật. - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.6 Bệnh Anaplasma ở bò: túi mật căng chứa đầy mật (Trang 11)
Bảng 12.2 Bệnh Theileria ở gia súc - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Bảng 12.2 Bệnh Theileria ở gia súc (Trang 13)
Hình 12.8 Bệnh Babesia ở bò: não xung huyết do tích tụ hồng cầu nhiễm B.  bovis trong các mao mạch. - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.8 Bệnh Babesia ở bò: não xung huyết do tích tụ hồng cầu nhiễm B. bovis trong các mao mạch (Trang 16)
Hình 12.7 Bệnh Babesia ở bò: Hoàng đản rõ ở các tổ chức dưới da, - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Hình 12.7 Bệnh Babesia ở bò: Hoàng đản rõ ở các tổ chức dưới da, (Trang 16)
Bảng 12.4 Bệnh Ehrlichia và bệnh Cytoecete ở gia súc. - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Bảng 12.4 Bệnh Ehrlichia và bệnh Cytoecete ở gia súc (Trang 18)
Bảng 12.5 Sán dây ở gia súc do rệp oribatid truyền - Sổ tay bệnh động vật - Chương 12 doc
Bảng 12.5 Sán dây ở gia súc do rệp oribatid truyền (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w