Sổ tay bệnh động vật - Chương 2 potx

11 298 3
Sổ tay bệnh động vật - Chương 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

30 CHƯƠNG 2 ĐộNG VậT CHÂN ĐốT Và GIUN SáN Ngời ta thờng gọi những động vật chân đốt và giun sán bằng cách nào đó c trú trên vật nuôi là ký sinh trùng. Nói một cách chặt chẽ, ký sinh trùng là một sinh vật sống trong hay trên một sinh vật khác và nh vậy nhiều vi sinh vật (xem chơng 3) cũng là ký sinh trùng. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có động vật chân đốt, giun sán và đơn bào (vi sinh vật hoàn chỉnh nhất) đợc định nghĩa là ký sinh trùng. 1. Động vật chân đốt Nh tên đã gọi, động vật chân đốt là những sinh vật có chân phân đốt và những động vật chân đốt quan trọng về mặt thú y là thuộc về hai nhóm, nhóm côn trùng và nhóm ve bét. 1.1. Côn trùng (ruồi, rận và bọ chét) Đa số côn trùng có phần đầu, phần ngực mang ba đôi chân và phần bụng. Nhiều côn trùng có cánh và bay đợc. Tất cả các loài ruồi quan trọng đối với thú y đều có thể nhìn thấy bằng mắt thờng nhng kích thớc thì khác nhau rất nhiều. Loài ruồi có kích thớc nhỏ nhất là ruồi đen (Simulium spp.) dài 1,5- 5mm, chúng thờng bu lại thành từng đám tấn công gia súc, đốt rất đau và gây mất máu. Ngợc lại ruồi Tanbanid, hay còn gọi là ruồi trâu, to nh những chiếc máy bay phản lực khổng lồ trong thế giới các loài ruồi, chiều dài đạt tới 25mm. Những loại ruồi to này có thể đốt rất đau và tập quán hút máu đã biến chúng thành những vectơ truyền bệnh đắc lực cho nhiều sinh vật gây bệnh quan trọng. ở chơng 11 có hình vẽ, ảnh chụp của những loài ruồi quan trọng về mặt thú y. Khác với ruồi, rận không có cánh và là những ký sinh trùng thực thụ, chúng sống hoàn toàn trên da vật chủ, không có thể sống hơn một ngày nếu rời khỏi vật chủ. Cơ thể rận dẹt theo chiều từ trên xuống dới và dài khoảng 1 - 5mm, nhỏ hơn ruồi nhiều (xem hình 11.4, chơng 11). Loại rận cắn xé sống ngoài da hoặc ở mặt ngoài lông. Không giống nh rận cắn xé, rận hút máu chỉ có ở động vật có vú chúng có bộ phận miệng có thể cắm vào da để hút máu. Trong những điều kiện nhất định, chấy rận có thể tăng lên mức đáng kể gây nhiều ngứa ngáy, đối với loại rận hút máu thì gây mất máu. Thuật ngữ khoa học gọi đó là bệnh chấy rận (pediculosis). Bọ chét cũng không có cánh nhng không giống rận, sống phần lớn ở ngoài vật chủ. Chúng dẹt theo chiều hai bên và có chân sau rất khoẻ biến chúng thành kiện tớng nhảy cao trong thế giới côn trùng. Bất cứ khi nào cần hút máu là chúng nhảy phốc lên vật chủ và gây ngứa ngáy khi hút máu. Trong những điều kiện nhất định, chúng thờng tấn công ngời, mèo, chó và gia cầm nhng với loài nhai lại và lừa, ngựa thì ít hơn nhiều. 1.2. Ve và ghẻ Những loại này không có cánh, cơ thể không chia thành các phần rõ ràng nh côn trùng. Cơ thể của chúng gồm bộ phận trớc với phần miệng và phần cơ thể chính có các đôi chân chống 31 đỡ, dạng ấu trùng có ba đôi chân, còn nhộng và dạng trởng thành có bốn đôi chân. Trong hai loài ve, ve cứng và ve mềm, loài ve cứng quan trọng hơn. Ve cứng Loài ve này hình bầu dục, dẹt và có một lớp vỏ bảo vệ cứng trên mặt lng gọi là mai. Sau khi hút máu, ve cái trởng thành tách khỏi vật chủ và đẻ một lợng lớn trứng, trứng này nở thành ấu trùng có ba đôi chân. ấu trùng có thể sống môi trờng không ăn uống gì trong vài tháng, trong giai đoạn này chúng phải tìm cách bám vào vật chủ để hút máu. Sau khi hút máu, ấu trùng lột xác thành nhộng giống nh ve trởng thành nhỏ. Đến lợt nhộng cũng phải tìm đợc vật chủ và hút máu trớc khi lột xác thành ve trởng thành. Chu trình bám vào vật chủ và hút máu làm cho ve cứng trở thành những vectơ truyền bệnh rất quan trọng của một số bệnh kí sinh trùng đờng máu chủ yếu ở gia súc. Hình 11.5 đến 11.7, chơng 11, là một số ví dụ về ve cứng. Ngoài ra bản thân ve cũng là tác nhân gây bệnh. Một số loài ve có phần miệng đặc biệt dài nên có thể làm da tổn thơng nghiêm trọng. Nếu một số lợng lớn ve kí sinh, việc mất máu thờng xuyên sẽ ảnh hởng đến sức khoẻ của gia súc. Do ve cứng phải sống khá lâu trong môi trờng để chờ vật chủ đi qua và bám vào, nên thờng tìm thấy ve cứng ở nơi có thể bảo vệ chúng khỏi những khắc nghiệt của khí hậu. Đó thờng là bụi cây hay lùm cỏ một số loài ve cứng có thể sống ở các kẽ tờng và nhà. Những hiểu biết về yêu cầu sống của ve cứng rất quan trọng khi vạch ra những chơng trình phòng chống ve. Chơng 11 trình bày chi tiết hơn về mặt này. Ve mềm Không giống ve cứng, ve mềm không có mai. Ve mềm hút máu vừa phải và thờng xuyên nên ve mềm thờng thấy gần nơi gia súc nghỉ ngơi nh dới bóng cây, trên bãi nhốt và trong chuồng gia súc Ghẻ Ghẻ là động vật chân đốt ký sinh nhỏ nhất, đa số ghẻ dài dới 0,3mm nên mắt thờng rất khó nhìn thấy. Cũng giống nh rận, nhiều loài ghẻ là ký sinh trùng thực thụ, sống suốt đời trên da của vật chủ. Vì vậy chúng lây từ con vật này sang con khác qua tiếp xúc. Trên cơ thể vật chủ ghẻ có thể sinh sôi nẩy nở phát triển đến mức gây bệnh mà không cần nhiễm thêm từ vật chủ khác. Da ngứa ngáy và tổn thơng do ghẻ ký sinh gọi là bệnh ghẻ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ghẻ rất khác nhau tuỳ theo loài ghẻ. (Hình 2.1). Tuy nhiên, không phải tất cả ghẻ là ký sinh. Loài ghẻ oribatid di chuyển chậm thờng thấy phổ biến trên đồng cỏ khắp thế giới có thể truyền sán cho gia súc. Loài ghẻ này ăn phải trứng sán trong môi trờng do gia súc nhiễm sán thải ra qua phân. Trong cơ thể ghẻ, trứng sán phát triển thành ấu trùng. Đến lợt gia súc ăn phải ghẻ, ấu trùng giải phóng ra trong ruột và hoàn thành vòng đời trong động vật chủ. 32 Hình 2.1 Bệnh ghẻ Sarcoptes ở dê do Sarcoptes scabiei 2. Truyền bệnh qua động vật chân đốt Trong số động vật chân đốt ký sinh ở da gia súc, ruồi và ve là các vectơ truyền bệnh quan trọng nhất. Trong các chơng sau, bệnh do động vật chân đốt sẽ nhóm lại thành hai nhóm, nhóm bệnh do ruồi truyền và nhóm bệnh do ve truyền (xem chơng 12). Các vectơ truyền bệnh là động vật chân đốt lan truyền tác nhân gây bệnh theo hai con đờng, truyền lây cơ giới và truyền lây qua vòng đời. 2.1. Truyền lây cơ giới Điều này xảy ra khi vectơ truyền bệnh là động vật chân đốt chỉ đơn thuần chuyển tác nhân gây bệnh từ con vật này sang con vật khác, thờng qua bộ phận miệng của chúng. Tác nhân gây bệnh không phát triển trong động vật chân đốt. Ví dụ Trypanosoma evansi, một ký sinh trùng đờng máu quan trọng của gia súc ở Việt Nam cũng nh nhiều vùng nhiệt đới khác, lây truyền cơ giới từ động vật này sang động vật khác qua ruồi hút máu. Có một số bệnh quan trọng khác cũng lây truyền cơ giới do động vật chân đốt hút máu. Hiểu đợc những động vật chân đốt này chỉ đóng vai trò đơn giản nh chiếc xe vận chuyển máu nhiễm bệnh là điều quan trọng. Kiểu lây lan này có thể thông qua những cách khác nh bơm, kim tiêm, dao thiến hoạn vấy máu 33 2.2. Truyền lây qua vòng đời Điều này xẩy ra khi các tác nhân gây bệnh hoàn thành một phần chu trình phát triển của chúng trong các vectơ truyền bệnh là động vật chân đất, ví dụ ve truyền bệnh Babesia của gia súc ở nhiều nơi trên thế giới gồm cả Việt Nam. Khi ve hút máu từ con vật nhiễm bệnh, Babesia có trong máu tiếp tục nhân lên và phát triển thành thể gây nhiễm trong tuyến nớc bọt của ve, các thể gây nhiễm này sẽ truyền sang con vật khác trong lần hút máu tiếp theo. ở thể truyền lây qua vòng đời, các vectơ là một phần tham gia vào vòng đời của tác nhân gây bệnh. Vì vậy mới có thuật ngữ truyền lây qua vòng đời. Mặc dù tác nhân gây bệnh đợc truyền lây qua vòng đời nhờ các vectơ truyền bệnh là động vật chân đốt, đôi khi chúng cũng truyền lây cơ giới bằng các vectơ khác, nhng trong thực tế con đờng này thờng ít quan trọng. 3. Giun sán Nh đã nêu ở chơng trớc là có ba loại giun sán ký sinh ở gia súc là giun tròn, giun đầu gai và sán. 3.1 Giun tròn Nh tên đã gọi, loài giun này có mặt cắt ngang hình tròn, cơ thể hình trụ, hai đầu dẹp. Giun tròn có hệ thống tiêu hoá hình ống đơn giản với khoang miệng và hậu môn (ở con cái) hay lỗ huyệt (ở con đực) Giun tròn rất khác nhau về kích thớc. Giun tròn lớn nhất là giun đũa lợn (Ascaris suum) dài tới 40cm, kí sinh ở ở ruột non lợn. Giun tròn nhỏ nhất là giun xoăn (Trichostrongylus) ký sinh ở dạ dầy và ruột của nhiều loài gia súc, giun xoăn trởng thành dài không quá 7mm và rất khó nhìn thấy. Mặc dù các loài giun tròn khác nhau ký sinh ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể gia súc nhng tất cả đều có vòng đời cơ bản giống nhau. Có phân biệt giới tính, con cái đẻ ra rất nhiều trứng rồi nở thành ấu trùng nhỏ có hình thái cơ bản nh giun tròn trởng thành. Các ấu trùng non lột xác bốn lần và thờng gọi là năm giai đoạn ấu trùng L1, L2, L3, L4 và L5 ; L5 là giun trởng thành cha thành thục. Mặc dù có nhiều biến thái khác nhau, nhng trong vòng đời của tất cả các loại giun tròn, con vật nhiễm giun đều thải trứng hay ấu trùng đã nở vào môi trờng, thờng là theo phân. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, trứng hoặc ấu trùng tiếp tục phát triển thành dạng cảm nhiễm, tồn tại trong môi trờng và nhiễm vào các con vật khác. Dới đây là khái quát những hình thái khác nhau của vòng đời giun tròn. Giun tròn trong đó ấu trùng L3 là dạng cảm nhiễm. Nhiều loài trọng số những giun tròn quan trọng nhất ở dạ dầy và ruột gia súc có vòng đời nh sau. Giun cái trởng thành ở dạ dầy và ruột đẻ trứng theo phân ra môi trờng. Trong môi trờng trứng nở thành ấu trùng L1, rồi phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm L3 sau hai lần lột xác. Nếu vật chủ mẫn cảm ăn phải thì trong dạ dầy và ruột, ấu trùng L3 lột xác hai lần nữa và phát triển thành giun trởng thành. Hình 13.1, chơng 13 minh họa vòng đời nêu trên. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các giai đoạn khác nhau của vòng đời đó. Sự phát triển của trứng thành ấu trùng L3 ngoài cơ thể vật chủ và khả năng ấu trùng L3 sống sót trong môi trờng đủ thời gian để có cơ hội nhiễm lại vật chủ mẫn cảm khác là một khâu then chốt. Nếu thời tiết quá nóng (trên 26 0 C) thì ấu trùng sẽ nở và lột xác nhanh nhng không thể phát triển thành L3; nếu thời tiết quá lạnh (dới 10 0 C) thì quá trình nở của trứng sẽ ngừng lại. Độ ẩm cũng quan trọng. Điều kiện lý tởng cho ấu trùng cảm nhiễm L3 phát triển và sống sót là đồng cỏ có khí hậu nóng ẩm. 34 Những biến thái khác của vòng dời giun tròn có ấu trùng cảm nhiễm L3 nh giun phổi, giun lơn và giun thận lợn. Trong vòng đời của giun phổi loài nhai lại, ấu trùng L1, chứ không phải trứng, đợc thải ra ngoài theo phân vật chủ. Giun cái trởng thành trong đờng hô hấp vật chủ đẻ trứng, trứng nở ngay thành ấu trùng L1, khi con vật ho, ấu trùng L1 rơi vào thực quản, nuốt xuống rồi thải ra ngoài môi trờng theo phân. Ngoài môi trờng, ấu trùng L1 phát triển thành ấu trùng L3 theo cách thông thờng. Nếu vật chủ ăn phải thì ấu trùng L3 lột xác và di hành từ ruột qua gan và phổi tới các phế quản của phổi, ở đó ấu trùng L3 hoàn thành chu trình phát triển để trở thành giun trởng thành. Một biến thái khác của vòng đời cơ bản là vòng đời giun lơn (Strongyloides) ký sinh ở ruột gia súc. Trứng thải ra ngoài theo phân vật chủ, nở và phát triển thành ấu trùng L3 theo cách thông thờng. Những ấu trùng này hoặc cảm nhiễm cho vật chủ hoặc tiếp tục phát triển nh các giun tròn sống tự do trong môi trờng. Ngoài cách nhiễm vào vật chủ qua đờng tiêu hoá, ấu trùng L3 trên đồng cỏ có thể xuyên qua da và di hành tới ruột non thông qua hệ tuần hoàn, phổi và khí quản. Một biến thái khác của vòng đời cơ bản là vòng đời giun thận lợn (Stephanurus dentatus). Trong trờng hợp này, trứng thải vào môi trờng qua nớc tiểu vật chủ, trong môi trờng trứng có thể phát triển thành ấu trùng L3 theo cách thông thờng hoặc phát triển thành ấu trùng L3 trong giun đất đã ăn phải trứng. Nhiễm giun thận có thể do ăn phải ấu trùng L3 trực tiếp từ môi trờng hoặc ở trong giun đất hoặc ấu trùng L3 xuyên qua da (nh giun lơn Strongyloides). Sau khi nhiễm, ấu trùng lột xác và di hành tới các tổ chức bao quanh thận thông qua gan, nếu nhiễm ấu trùng L3 theo đờng tiêu hoá, hoặc là thông qua hệ tuần hoàn, phổi, gan, nếu nhiễm ấu trùng qua da. Giun thận trởng thành phát triển đầy đủ đợc bao bọc trong kén và đẻ trứng thải vào ống niệu dẫn nớc tiểu từ thận xuống bàng quang. Giun đũa Loại giun tròn to trắng này của gia súc ký sinh ở ruột non (Hình 2.2). Có một số đờng nhiễm giun đũa, thông thờng nhất là ăn phải trứng giun đũa có chứa ấu trùng L2. Trứng giun đũa vỏ dày, thải ra ngoài theo phân. Vỏ trứng giun đũa có sức đề kháng cao với nhiệt độ khắc nghiệt. Ngoài môi trờng, trứng giun đũa có thể duy trì sự sống, bảo vệ ấu trùng gây nhiễm L2 ở bên trong trong một vài năm. Sau khi ăn vào, trứng nở trong ruột non giải phóng ra ấu trùng L2, ấu trùng L2 lột xác và di hành qua gan, mạch máu, phổi, khí quản và trở lại ruột non, ở đây ấu trùng hoàn thành chu trình phát triển trở thành giun trởng thành. ấu trùng di hành có thể gây tổn thơng tới một số mô bào hình thành sẹo nh các đốm trắng ở gan (Hình 2.3). Trứng giun đũa có thể bị vật chủ vận chuyển ăn vào, trong vật chủ vận chuyển trứng nở thành ấu trùng cảm nhiễm L2. Ví dụ nh giun đất, bọ hung có thể ăn phải trứng giun đũa lợn (Ascaris suum) và đến lợt lợn bị nhiễm do ăn phải giun đất hay bọ hung. Nhiễm giun đũa là rất phổ biến, ở gia súc trởng thành thờng ít hay không có ý nghĩa về lâm sàng, ấu trùng tồn tại ở dạng không hoạt động trong tổ chức. Nhng ở gia súc có chửa ấu trùng trở nên hoạt động và có thể nhiễm vào bào thai hay di hành tới tuyến vú và thải qua sữa tới gia súc sơ sinh đang bú Nghé có thể bị nhiễm giun đũa bê nghé (Toxocara vitulorum) bằng cả hai con đờng này, trong đó nhiễm qua sữa là đặc biệt quan trọng. 35 Hình 2.2 Giun đũa lớn trong ruột nghé. Hình 2.3 Những đốm trắng ở gan lợn do ấu trùng giun đũa di hành trớc đây. 3.2. Giun đầu gai Chỉ có một loài giun đầu gai quan trọng về thú y là Macranthorhynchus hirudinaceus, ký sinh ở ruột non của lợn. Chúng là những giun rất lớn, con cái dài tới 65 cm. Trứng thải qua phân, đề kháng mạnh với khí hậu khắc nghiệt và có thể tồn tại trong môi trờng tới vài năm. Nếu ấu trùng bọ hung ăn phải trứng giun, trứng giun sẽ phát triển tới giai đoạn cảm nhiễm và lợn bị nhiễm do ăn phải ấu trùng bọ hung hay bọ hung trởng thành. 36 3.3. Sán Gồm có sán dây và sán lá; Sán dây Sán dây trởng thành ký sinh trong ruột vật chủ. Chúng có đầu, gọi là đầu sán có giác hút và đôi khi có móc để bám vào lớp màng ruột. Tuy nhiên có một loài là sán ống mật (Stilesa hepatica) kí sinh trong ống mật của loài nhai lại. Sán phát triển nhờ các đốt sán mọc ratừ cổ của đầu sán, sán trở nên dài hơn với cơ thể hình dải băng gồm một chuỗi các đốt sán, những đốt sán trởng thành ở phía đuôi to hơn những đất sán mới phát triển ở phía đầu sán. Mỗi đốt sán có cơ quan sinh dục đực và cái, khi trởng thành thì tử cung đầy những trứng. Những đốt sán hoàn toàn trởng thành chứa đầy trứng sẽ rụng và theo phân ra môi trờng, ở đó đốt sán sẽ giải phóng ra trứng. Để phát triển tiếp, trứng phải đợc một vật chủ khác ăn vào (vật chủ trung gian). Trong vật chủ trung gian, trứng phát triển tới giai đoạn ấu trùng, ấu trùng về cơ bản là các đầu sán cha trởng thành chứa trong kén nằm ở các tổ chức của vật chủ trung gian. Vật chủ cuối cùng ăn phải vật chủ trung gian, vách kén vỡ , giải phóng ra đầu sán cha trởng thành bám vào vách ruột. Bảng 2.1 trình bày vật chủ cuối cùng và vật chủ trung gian của một số sán dây. Nh bảng 2.1 cho thấy, sán dây trởng thành rất khác nhau về chiều dài. Có thể phân loại vật chủ cuối cùng và vật chủ trung gian của sán dây thành hai nhóm: một nhóm gồm vật chủ cuối cùng là động vật ăn cỏ bị nhiễm sán do ăn phải vật chủ trung gian, các loài côn trùng trong cỏ khô (nh nhện, mối ) ngoài đồng cỏ hay trong rau cỏ; nhóm kia gồm vật chủ cuối cùng là loại ăn thịt bị nhiễm sán do ăn phải tổ chức có nang sán của vật chủ trung gian (Hình 2.4 và 2.5). Xây dựng biện pháp phòng chống rất cần hiểu biết về những vật chủ đó. Chơng 13 trình bày các biện pháp phòng chống này. Hình 2.4 Nang sán dây Taenia saginata ở cơ tim bò. Nếu ngời ăn phải các nang này phát triển thành sán dây ở ruột. 37 Hình 2.5 Bán thịt dê ở một điểm giết mổ tại xã. Chó tiếp xúc với phủ tạng có khả năng chứa kén sán dây Echinococus granulosus hoặc Taenia multiceps Bảng 2.1 Các loài sán dây ở ngời và gia súc Sán dây trởng thành Chiều dài Vật chủ cuối cùng Vật chủ trung gian Anoplocephala perfoliata 20cm Lừa, ngựa Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Anoplocephala magna 80cm Lừa, ngựa Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Paranoplocephala manillana 5cm Lừa, ngựa Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Moniezia benedeni 2m+ Bò Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Moniezia expansa 2m+ Loài nhai lại và lạc đà Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Stilesia hepatica 50cm Loài nhai lại Rệp trong rơm rạ, cỏ khô Avitellina spp. 3m Loài nhai lại và lạc đà Rệp trong rơm rạ, cỏ khô và rận Echinococcu granulosus 6m Chó Loài nhai lại, lạc đà và ngời Taenia multiceps 1m Chó Loài nhai lại Taenia saginata 5m+ Ngời Bò Tacnia solium 5m+ Ngời Bò 38 Sán lá. Những loài sán này dẹt theo chiều lng - bụng. Những sán lá quan trọng đối với thú y là sán lá ống mật, sán lá đờng tiêu hoá và sán lá mạch máu. Giống nh sán dây, nhiều loài sán lá có cả hai cơ quan sinh dục đực và cái, thải trứng vào phân hay nớc tiểu, hoàn thành chu trình phát triển trong vật chủ trung gian là nhiều loại ốc khác nhau (xem hình 13.3 chơng 13). Cũng nh sán dây, cần hiểu biết về vòng đời của sán lá để vạch ra chơng trình khống chế. Ví dụ sán lá gan (Fasciola hepatica) gây bệnh sán lá gan, một bệnh rất quan trọng làm suy giảm sức khoẻ của gia súc. Nếu xác định đợc nơi ở của vật chủ trung gian (các loài ốc nớc ngọt) có thể ngăn không cho gia súc mẫn cảm đến gặm cỏ ở đó (Hình 2.6). Hình 2.6 Bò gặm cỏ gần mặt nớc có thể có ốc nớc ngọt nên có nguy cơ nhiễm sán lá gan. 4. Cách gây bệnh của giun sán Mặc dù giun sán có nhiều loài và nhiều kiểu vòng đời khác nhau nhng có tơng đối ít cách gây bệnh, nh nêu ra dới đây. 4.1. Gầy yếu do phải cạnh tranh dinh dỡng Nhiều loài giun sán quan trọng đối với thú y ký sinh trong dạ dày và ruột. Chúng lấy dinh dỡng từ các chất chứa trong hệ tiêu hoá và nếu số lợng giun sán nhiều chúng có thể cớp đáng kể chất dinh dỡng của vật chủ làm vật chủ gày yếu. Đây có thể là một tác động bệnh ý quan trọng nhất của giun tròn, ở mức độ thấp hơn là của sán giây. 39 4.2. ỉa chảy do viêm dạ dầy và ruột Giun sán ở dạ dầy và ruột của gia súc có thể gây viêm lớp nhung mao dạ dầy và ruột ở những mức độ khác nhau, gây nên ỉa chảy dẫn tới mất thêm dinh dỡng vì chất dinh dỡng chuyển đi quá nhanh không kịp tiêu hoá. Về mặt này các loài giun tròn đặc biệt quan trọng (hình 2.7) Hình 2.7 Xuất huyết và loét ở lớp nhung mao ruột cừu do nhiễm giun tròn Bonustomum trigonocephalum 4.3. Thiếu máu do mất máu Một số loài giun sán hút máu nên với số lợng lớn có thể gây mất máu đáng kể đối với vật chủ sinh ra thiếu máu. Đặc biệt quan trọng về mặt này là các loài giun xoăn (Haemonchus), một loài giun tròn rất quan trọng ở dạ dầy loài nhai lại. 4.4. Tổn thơng tổ chức do ấu trùng di hành Nh đã nêu trên, ấu trùng nhiểu loài giun sán di hành qua các tổ chức của vật chủ trớc khi tới điểm cuối cùng để hoàn thành chu trình phát triển trở thành giun sán trởng thành. Trong quá trình di hành, ấu trùng gây tổn thơng các tổ chức ở những mức độ khác nhau. Giun thận lợn (Stephanurus dentatus) là một ví dụ điển hình về mặt này, nhiễm nặng có thể gây tổn thơng gan nghiêm trọng, thậm chí chức phận của gan bị đình trệ và làm con vật chết. Tuy nhiên cần hiểu rằng tổn thơng ở tổ chức do ấu trùng di hành thờng ít hoặc không gây ra triệu chứng lâm sàng. Tổn thơng này thờng chỉ thấy nh những vết sẹo nhỏ ở tổ chức khi giết mổ, ví dụ các đốm trắng ở gan (Hình 2.3). [...]... gây nên những phản ứng với mức độ khác nhau Phản ứng nhẹ nhất là do giun chỉ (Onchocerca) gây ra, khi ruối đốt đa loài giun xuyên vào da gia súc và gây nên một phản ứng ở da rất nhẹ, xem bệnh nốt sần trong chơng 12 Ngợc lại, các giun phổi (Dictyocaulus) ở đờng hô hấp gia súc thờng gây phản ứng rất mạnh có thể gây viêm phế quản dẫn tới viêm phổi do nhiễm vi khuẩn kế phát 40 . trong động vật chủ. 32 Hình 2. 1 Bệnh ghẻ Sarcoptes ở dê do Sarcoptes scabiei 2. Truyền bệnh qua động vật chân đốt Trong số động vật chân đốt ký sinh ở da gia súc, ruồi và ve là các vectơ truyền bệnh. sau, bệnh do động vật chân đốt sẽ nhóm lại thành hai nhóm, nhóm bệnh do ruồi truyền và nhóm bệnh do ve truyền (xem chơng 12) . Các vectơ truyền bệnh là động vật chân đốt lan truyền tác nhân gây bệnh. lây truyền cơ giới từ động vật này sang động vật khác qua ruồi hút máu. Có một số bệnh quan trọng khác cũng lây truyền cơ giới do động vật chân đốt hút máu. Hiểu đợc những động vật chân đốt này chỉ

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan