Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015, báo cáo thực tập tốt nghiệp , tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
Trang 2Đề tài :
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2015
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
Trang 3Để hoàn thành tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điềukiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách thuận lợicho việc tìm kiếm thông tin
Giảng viên bộ môn, thầy Nguyễn Hữu Khoa đã giảng dạy tận tình, chi tiết để tôi có
đủ kiến thức để vận dụng chúng trong báo cáo này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy cô để đề tài này được hoàn thiệnhơn
Xin cảm ơn quý Thầy cô
Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
KẾT CẤU ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 3
1.1.1 Ý nghĩa của môn học quản trị xuất nhập khẩu 3
1.1.2 Mục đích môn học 3
1.1.3 Nội dung môn học 3
1.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 7
1.2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam 7
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2015 11
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 11
2.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 11
2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 12
2.1.3 Về thị trường xuất khẩu 16
2.2 NHẬN XÉT 16
2.2.1 Thuận lợi 16
2.2.2 Khó khăn 17
2.3 GIẢI PHÁP 19
2.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 19
2.3.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 21
Trang 5CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 23
3.1 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN (MÔN HỌC) 23
3.1.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên 23
3.1.2 Cơ sở vật chất 23
3.1.3 Tính hữu ích, thiết thực môn học 23
3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
BẢNG 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ01/01 đến 15/05/2014 và so sánh với cùng kì năm 2013 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) 9
ĐỒ THỊ 2.1 - Nhập khẩu cá ngừ Nhật Bản (Nguồn: vasep.com) 13
ĐỒ THỊ 2.2 – Xuất khẩu mực, bạch tuột 3 tháng đầu năm 2012-2015 (Nguồn: vasep.com) 15
ĐỒ THỊ 2.3 - Xuất khẩu thủy sản sang 4 thị trường chính 4 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2015 (Nguồn: vasep.com) 16
Trang 7GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Chữ viết
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng thu nhập quốc nội
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới
hạn
NK Nhập khẩu
QTKD Quản trị kinh doanh
USD Đơn vị tiền tệ đôla Mĩ
VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giao thương với quốc
tế, đem lại lợi nhuận lớn hàng năm Hiện nay Việt Nam đã mở rộng được quan hệ với rấtnhiều đối tác như Anh, Mỹ, Nhật Bản… Các mặt hàng chủ lực như như lúa gạo, thủy sản,
cà phê… vẫn được ưa chuộng cộng với sự gia tăng về số lượng của các mặt hàng điện thoại
và các loại linh kiện, phương tiện vận tải trong những năm gần đây cho thấy sự tăng trưởngtốt trong ngành
Ngành thủy sản trong những năm gần đây (2013 - 2015) cũng có những tăng trưởng rõ rệt.Tuy nhiên vấn đề Biển Đông trong vài tháng trở lại đây rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sảnlượng ngành trong thời gian tới Báo cáo sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa củaViệt Nam trong nửa đầu năm 2014 của Tổng cục thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩucủa ngành đạt 2.537 triệu USD, tăng 601 triệu USD, tương đương 31,1 % so với cùng kỳnăm ngoái cho thấy vẫn có sự tăng trưởng tốt của thủy sản
Hiện nay, đẩy mạnh xuất nhập khẩu đang là lối đi chính của nước ta trong những năm gầnđây Tuy nhiên để đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì thật sự còn khánhiều khó khăn, bất cập Vì lẽ đó tôi chọn ngành thủy sản và môn học xuất nhập khẩu trong
đề tài “Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn nửa đầu năm 2014” với hy vọng sẽphần nào làm rõ những vấn đề trên
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc thực hiện đề tài này, trước hết là để hiểu rõ hơn về nội dung môn học,giúp tôi có điều kiện thực tế để vận dụng chúng một cách có hiệu quả, phân tích được tìnhhình hiện nay của ngành thủy sản Việt và đề xuất những giải pháp hợp lí
Những mục tiêu mà tôi mong muốn đạt được:
Mục tiêu 1: Hoàn thành chuyên đề mang tính thực tế, phản ánh đúng thực trạng
nghiên cứu
Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức của môn Quản trị Xuất nhập khẩu đã được
giảng dạy để nghiên cứu và tìm hiểu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Mục tiêu 3: Đưa ra những kiến nghị và đề xuất về các vấn đề gặp phải trong quá
trình chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn gần đây
Trang 9ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhxuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay, giai đoạn nửa đầu năm 2015
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, những thuận lợi và mặt khó khăngặp phải trong quy trình xuất khẩu hàng ra nước ngoài
- Thời gian: giai đoạn nửa đầu năm 2015
- Nội dung nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để xây dựng một đề tài chặt chẽ, có tính logic, dựa trên cơ sở lý luận chắc chắn vàmang tính thực tế cao, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu:
- Dùng Internet là phương tiện chủ đạo để tìm kiếm số liệu, thông tin và trích nguồndẫn chứng cho nội dung vì đây là nguồn tài liệu dễ tìm kiếm và đa dạng nhất
- Dùng các loại sách về xuất nhập khẩu, bài giảng mình đã từng học để tìm kiếm thêmthông tin và số liệu vì giáo trình là tài liệu chuẩn để tra cứu và tìm hiểu về thông tin
- Dùng phương pháp suy luận trực tiếp và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp
- Nhờ ý kiến tư vấn của quý chuyên gia, quý thầy cô trong trường Đại học CôngNghiệp TP Hồ Chí Minh vì các thầy cô có nhiều kinh nghiệm và kĩ năng cao có thểhướng dẫn làm báo cáo tốt, không đi sai hướng
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2 Thực trạng và giải pháp tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn nửađầu năm 2015
CHƯƠNG 3 Nhận xét và đánh giá môn học
Trang 10Vì những vai trò to lớn trên cho thấy việc nghiên cứu và vận dụng môn học Quản trị xuấtnhập khẩu vào thực tiễn là hết sức cần thiết, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của bộmôn Chính vì vậy, tất cả các nhà quản trị đều phải nghiên cứu quản trị xuất nhập khẩu Đây
là một môn học mà không thể thiếu trong các trường kinh tế, quản trị kinh doanh trongnhiều nước trên thế giới
1.1.2 Mục đích môn học
- Nghiên cứu chủ yếu vào các quy trình, thủ tục, những quy ước riêng trong hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm những điều kiện thương mại quốc tế(Incoterms), thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, chứng từ xuất nhậpkhẩu Và các vấn đề liên quan đến việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồngngoại thương
- Giúp sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra trongthực tế nhằm có kế hoạch xây dựng, tổ chức và triển khai các hoạt động liên quanđến xuất nhập khẩu trong tương lai
1.1.3 Nội dung môn học
Nội dung chính của môn học dưới sự giảng dạy của thầy Nguyễn Hữu Khoa được truyền tảiqua 6 chương:
Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
Chương 2: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
Chương 3: Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu
Trang 11Chương 4: Chứng từ xuất nhập khẩu
Chương 5: Hợp đồng ngoại thương
Chương 6: Chuẩn bị giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
Sau đây là phần tóm tắt nội dung cụ thể nội dung môn quản trị xuất nhập khẩu qua tùngchương:
Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
Giới thiệu về các phương thức giao dịch hiện có và phổ biến trên thị trường thế giới Thứ tựđược sắp xếp theo mức độ phổ biến giảm dần Bao gồm chín phương thức giao dịch:
Giao dịch thông thường
Giao dịch qua trung gian
Buôn bán đối lưu
Gia công quốc tế
Giao dịch tái xuất khẩu
Đấu giá – đấu thầu quốc tế
Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm quốc tế
Giao dịch nhượng quyền thương hiệu
Nội dung chương cho thấy mức độ đa dạng của các phương thức giao dịch Mỗi phươngthức có ưu và nhược điểm riêng Doanh nghiệp nên tính toán lựa chọn phương án phù hợpnhất đảm bảo lợi nhuận cho mình
Chương 2: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
Incoterms là bộ qui tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích cácđiều kiện thương mại quốc tế Doanh nghiệp cần phải nắm vững Incoterms để đàm phán, kýkết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu
Chức năng chính của Incoterms là nhằm cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thíchnhững điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương, làm rõ sự phân chiatrách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến ngườimua
Incoterms được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, cho đến nay đã được sửa đổi, bổ sungbảy lần, Incoterms sau thì hoàn thiện hơn Incoterms trước Phổ biến nhất là Incoterms 2000
và 2010 Incoterms không phải là luật nên muốn áp dụng thì phải ghi rõ trong hợp đồng vàghi rõ Incoterms năm nào
Trang 12Incoterms 2010 có 11 điều kiện, được phân chia thành 2 nhóm: 1) Áp dụng cho mọi phươngthức vận tải (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP); 2) Áp dụng cho vận tải đường biển
và đường thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF)
Cần nghiên cứu kĩ Incoterms để lựa chọn, vận dụng thích hợp cho tình hình doanh nghiệp,đem lại hiệu quả cao
Chương 3: Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu
Phương thức thanh toán quốc tế là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanhtoán quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương Doanh nghiệp cần nắmvững các phương thức này để vận dụng tốt trong mua bán quốc tế Các phương thức thanhtoán chủ yếu:
Trả tiền mặt (In Cash): Người mua thanh toán tiền mặt cho người bán khi người bán giao
hàng hoặc chấp nhận đơn hàng của người mua
Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản (Open account): Người bán mở một tài
khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giaohàng hay dịch vụ, định kỳ người mua trả tiền cho người bán
Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade): là hoạt động trao đổi hàng hoá trựctiếp trong thương mại quốc tế
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment): là phương thức thanh toán trong
đó người bán khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua
sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở người mua nhờ thu
Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu
ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhấtđịnh bằng phương tiện vận chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD): là phương thức
thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account)
để thanh toán cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêucầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ trình bộ chứng từ cho ngânhàng để nhận tiền thanh toán
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (letter of credit - L/C): Thanh toán bằng thư tín
dụng là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấpnhận hối phiếu do người này ký phát sinh trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trìnhcho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quyết định để nhập khẩutrong thư tín dụng
Trang 13Chương 4: Chứng từ xuất nhập khẩu
Bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, lệnh phiếu) và chứng từ thương mại (chứng từ hànghóa, chứng từ vận tải, chứng từ Bảo hiểm)
Xuất nhập khẩu làm việc chủ yếu với hàng hóa hữu hình nên loại chứng từ chủ yếu là chứng
từ hàng hóa, bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Cerfiticate of Origin),
- Phiếu đóng gói (Packing List),
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, phẩm chất (Certificate of Weight, Quantityand Quality),
- Giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch động vật, thực vật (Sanitary, Phytosanitory andVeterinary Certificate),
- Các chứng từ khác…
Lập và kiểm tra bộ chứng từ là một công việc quan trọng của nhà nhập khẩu Nếu biết cáchkiểm tra được bộ chứng từ sẽ giảm rủi ro được trong thanh toán Trong từng trường hợp cầnphải nghiên cứu kĩ về chứng từ mình sẽ sử dụng để có thể tăng tốc quy trình xuất nhậpkhẩu
Chương 5: Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động cuộc sống kể cả xuất nhập khẩu.Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở cácnước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (Bên Bán) có nghĩa vụ chuyển vàoquyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (Bên Mua) một tài sản nhất định gọi
là hàng hóa; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng
Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu là: Tên hàng; Chất lượng; Số lượng;Giao hàng; Giá cả; Thanh toán Ngoài ra trong hợp đồng còn có các điều kiện và điều khoảnkhác như: Bao bì và kí mã hiệu; Bảo hành; Phạt; Bảo hiểm; Bất khả kháng; Khiếu nại;Trọng tài…
Hợp đồng xem như bản cam kết quyết định quyền lợi, nghĩa vụ cũng như rủi ro của hai bên.Bất cứ điểm sơ hở nào cũng dễ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp Cho nên phải hết sứccẩn thận khi ký kết hợp đồng
Chương 6: Chuẩn bị giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
Quá trình đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm nhiều giai đoạn: Chuẩn bị; Tiếp xúc;Đàm phán; Kết thúc – Ký kết hợp đồng; Rút kinh nghiệm Mỗi giai đoạn đều có vị trí vàtầm quan trọng riêng Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị kĩ càng áp dụng kĩ thuật
Trang 14thích hợp trong từng giai đoạn đàm phán Trong quá trình đàm phán cần giữ vững cácnguyên tắc sau:
Tách con người ra khỏi vấn đề đàm phán, làm việc một cách khoa học
Luôn tập trung vào lợi ích đôi bên và cố gắng mở rộng lợi ích đó
Có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn, đàm phán uyển chuyển đạt hiệu quả cao
Cần dựa vào tiêu chuẩn khách quan, khoa học để đánh giá kết quả đàm phán
1.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1.2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam
Thủy sản nước ta chủ yếu là cá biển, giáp xác, nhuyễn thể và rong biển Tiềm năng pháttriển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãitriều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sửdụng để nuôi trồng thủy sản Năng suất nuôi trồng thủy sản mới chỉ bằng 10% - 25% năngsuất của các nước trong khu vực
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trịkinh tế cao Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa khoảng trên 4triệu tấn Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm Tình hình cụ thể của các loàicá:
- Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%
- Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%
- Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau:
- Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm16,3%)
- Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn (chiếm14,3%)
- Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn(chiếm 49,3%)
- Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn (chiếm12,1%)
Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác không đồng đều
ở các vùng Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có tổng trữ lượngtrên 3 triệu tấn cá, 50.000 - 60.000 tấn tôm, 30.000 - 40.000 tấn mực
Trang 15Mặc dù vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đã nêu trên, trongthời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đứng trước nhu cầu mạnh mẽ củathị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất nước đã có những bước pháttriển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước.
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùngtrong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của nước tađứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đốitượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng
- Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủysản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to lớn hàng đầu
về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuấthàng hóa xuất khẩu
- Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinhsản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tômgiống các cỡ Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyểndịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài
để có thể vươn ra khai thác xa bờ
- Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nướcngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ Từ cơ chế “Lấy pháttriển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôitrồng” qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phẩmthủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắtđầu có uy tín trên các thị trường quan trọng Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực công nghệ
đã góp phần để có kết quả vừa nêu
Trong 5 tháng đầu năm 2015, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của ViệtNam đang dần hồi phục Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản ViệtNam (VASEP), năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạtkhoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013 Tỷ trọng tương ứng của ngành thủy sản trongGDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác của nền kinh tế Song sựđóng góp của ngành thủy sản đối với ổn định xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vìtiềm năng phân phối thu nhập của ngành thủy sản ở các vùng nông thôn Một bộ phận dân
cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồngthủy sản, bao gồm cả thiểu số ở vùng cao
Trang 16 Đối với hoạt động xuất khẩu
Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đã có sự bù đắp lại bởi
sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước Kim ngạch xuất khẩu thủy sảnnước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, đóng vai trò là một trong những mặt hàngxuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều năm tiếp theo, đónggóp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Từ năm 2009 đến 2015,năm nào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giátrị xuất khẩu, đặc biệt năm 2015, tỷ trọng này là 31,1%
BẢNG 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01 đến 15/05/2015 và so sánh với cùng kì năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực đông Năm 2013,tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 5,8 triệu tấn tăng 8,5% so với năm 2014, trong đó,sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu tấn kim ngạch xuấtkhẩu đạt 6,09 tỷ USD
Vai trò của trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng3,5 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2011, số lao động thủy sản là 3,53 triệu người Khoảng
4 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Như vậy,khoảng 7,5 triệu người chiếm 8,3% dân số sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như mộtnguồn sinh sống