- Wolfgang Benedek –
1. Quy định hiện hành của pháp luật về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội.
CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO, PHỤC VỤ NHÂN DÂN
PHỤC VỤ NHÂN DÂN
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân.
1. Lý thuyết:
1.1.Giải thích:
1.1.1.Thế nào là một chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân:
- “Liêm chính”: Theo từ điển mở Wiktionary, “liêm chính” nghĩa là trong sạch và ngay thẳng. Theo Hồ Chí Minh, Liêm là liêm khiết, “không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”. Liêm còn là trong sạch, không tham lam. “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”11. Người cũng đã định nghĩa về Chính “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”, “là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh”12.
Tuy Hồ Chí Minh đã sớm có định nghĩa về “liêm chính” như một trong những phẩm chất cơ bản mà người cán bộ cần phải có, nhưng “Chính phủ liêm chính” là một khái niệm được xem là mới mẻ. Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Hiền, “Chính phủ liêm chính có đặc trưng nổi bật, cơ bản nhất là sự liêm chính từ cơ chế điều hành của tổ chức đến phẩm chất của từng thành viên, thể hiện ở tính liêm khiết, trong sạch, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, không vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm…”
- “Kiến tạo”: Theo nghĩa thông thường, “kiến tạo” tức là xây dựng, kiến trúc. Cụm từ “Chính phủ kiến tạo” là một điểm khá mới trong từ điển tiếng Việt. Trong Phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 8 năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, ông đã nhấn mạnh rằng: Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, không chỉ ở Trung ương mà ở tất cả các địa phương, đặc biệt là tại các cấp chính quyền cơ sở. Chính phủ hành động phải tăng cường công khai minh bạch chủ trương, chính sách để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và giám sát; đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ, tổ chức sai phạm, làm ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Nhà nước.13
- “Phục vụ nhân dân”: Theo nghĩa tiếng Việt, “phục vụ” là làm công việc thuộc trách nhiệm của mình. “Phục vụ nhân dân” nghĩa là thực hiện nghĩa vụ đối với người dân, vì lợi ich của người dân.
“Chính phủ phục vụ” đã được Hồ Chí Minh nhắc tới rất nhiều trong các bài viết, bài phát biểu về chủ trương xây dựng Nhà nước dân chủ “kiểu mới”. Đó là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, người dân lao động nắm quyền làm chủ, Chính phủ là 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 145 12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 129 13 http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/chinh-phu-kien-tao-liem-chinh- hanh-dong-phuc-vu-nhan-dan-tao-niem-tin-de-%E2%80%9Cbung-no
“công cụ phục vụ” người dân. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho.”14
1.1.2.Những gì cần làm để xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân:
- Về xây dựng chính phủ kiến tạo: Để xây dựng được một chính phủ kiến tạo, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nó cần bốn nội dung cốt lõi sau: Thứ nhất, đó phải là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế.
Thứ hai, là Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư.
Thứ ba, theo Thủ tướng, Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD.
Thứ tư là Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Cần xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử đến tòa án điện tử… Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng chính phủ kiến tạo.
- Về xây dựng Chính phủ liêm chính: Đây là mục tiêu mà chính phủ đã nói đến rất nhiều, nhưng để thực hiện thành công nó thì thực tế không dễ, và vì vậy chính quyền các cấp vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó trước hết và quan trọng hơn hết là xây dựng được một đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, đạo đức, kỷ luật kỷ cương nghiêm minh.
- Về xây dựng chính phủ kiến tạo: Để xây dựng được một chính phủ kiến tạo, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nó cần bốn nội dung cốt lõi sau: Thứ nhất, đó phải là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế.
Thứ hai, là Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư.
Thứ ba, theo Thủ tướng, Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD. Thứ tư là Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Cần xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử đến tòa án điện tử… Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng chính phủ kiến tạo.