- Wolfgang Benedek –
14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang
- Về xây dựng Chính phủ liêm chính, phục vụ nhân dân: Đây là mục tiêu mà chính phủ đã nói đến rất nhiều, nhưng để thực hiện thành công nó thì thực tế không dễ, và vì vậy chính quyền các cấp vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó trước hết và quan trọng hơn hết là xây dựng được một đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, đạo đức, kỷ luật kỷ cương nghiêm minh.
Điều này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi ông đã yêu cầu kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp ứng được yêu cầu, tiêu cực, nhũng nhiễu dân; làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền từng cấp, từng ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm; kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật.
Tiếp theo là phải đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống nhà nước và chính quyền các cấp, từ quản lý nặng về mệnh lệnh hành chính, sang chính phủ kiến tạo, chính quyền vì dân, trước hết là cải cách bộ máy hành chính, đổi mới cơ chế quản lý, điều hành nhà nước, đổi mới cơ chế tổ chức vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp, giảm nhẹ giấy tờ thủ tục phức tạp, đồng thời xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tinh giản từng công đoạn thừa, biên chế thừa. Và để đảm bảo tốt hơn việc xây dựng một chính phủ liêm chính thì phải thực hiện việc kiểm tra của tổ chức và giám sát của nhân dân, đây là yêu cầu có tính nguyên tắc và là biện pháp không thể. Để làm được những điều đó thì tác phong và lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cùng bộ máy công bộc cần phải thay đổi theo hướng hành động, chịu trách nhiệm, nhận khuyết điểm trước người dân. Cần nêu cao tinh thần làm việc của lãnh đạo “nói thì đi đôi với làm”, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm của người lãnh đạo, để từ đó làm gương cho cán bộ dưới quyền noi theo. Công tác cán bộ phải tập trung vào việc giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cũng như trách nhiệm tận tụy với công vụ, không bớt xén giờ làm việc; làm việc phải có hiệu quả, tạo ra nền hành chính phục vụ người dân chứ không “hành dân”. Theo đó, bộ máy Chính phủ từ trên xuống dưới phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành tiết kiệm, gương mẫu trước đồng chí, trước nhân dân.
1.2.Ý nghĩa:
- Ý nghĩa việc xây dựng Chính phủ liêm chính:
Trong suốt những năm trước đó, đã có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng được xem là “đại án”, gây thiệt hại lên đến nghìn tỷ. Nổi bật trong đó có vụ án Vinashin, một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, gây ra khoản nợ lên đến 4 tỷ đô la. Đây đã luôn được xem là “quốc nạn”, là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tham nhũng không những gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà nặng nề hơn hết là gây mất niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước. Vì vậy, chủ trương này được xem là thông điệp khẳng định quyết tâm chính trị, quan điểm, đường lối trong công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Chỉ có Chính phủ liêm chính mới có sức mạnh để tấn công, diệt trừ tệ nạn tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân.
- Ý nghĩa trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo:
Chính phủ kiến tạo sẽ tạo dựng môi trường sống và hoạt động tốt nhất cho con người, ở đó con người được phục vụ tốt nhất về tinh thần và vật chất, hạnh phúc của người dân được coi trọng và được coi là mục tiêu hàng đầu. Thêm vào đó, còn giúp
đề ra được cơ chế, chính sách tốt, cũng như vận hành bộ máy hành chính, thực thi công vụ một cách hiệu lực và hiệu quả nhất. Một cách khái quát, có được Chính phủ kiến tạo giúp ta tránh khỏi thế bị động, chủ động thiết kế chính sách, pháp luật, định hướng sự phát triển của đất nước.
- Ý nghĩa trong việc xây dựng Chính phủ phục vụ nhân dân:
Để trở thành Chính phủ phục vụ nhân dân, Chính phủ phải quan tâm và xử lý thật tốt những nỗi lo lắng, băn khoăn của người dân. Đây là chủ trương gắn liền với cải cách hành chính, tinh giản biên chế Nhà nước, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, đảm bảo sự tiện ích tối đa cho người dân. Qua đó, không những giảm bớt những khó khăn, tốn thời gian cho người dân, mà còn tạo dựng niềm tin trong nhân dân, khuyến khích sự hợp tác giữa nhân dân và các cơ quan hành chính.
2.Thực tiễn thực hiện chủ trương:
2.1. Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và tổ chức doanh nghiệp đến năm 2020:
Với khẳng định “Chính phủ kiến tạo là chính phủ hành động”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh chóng thực hiện nhiều hành động để khẳng định quyết tâm và sớm đem chủ trương vào hiện thực. Qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi với các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đã nắm được các tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp để tìm ra quyết sách. Nghị quyết 35/NQ-CP được xem là một “điểm nhấn”, mang lại cho nhân dân niềm tin vào chủ trương mới của Chính phủ.
Ngày 27/05/2016, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thông tin chuyên đề về Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Mục tiêu khái quát là xây dựng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao số lượng doanh nghiệp hoạt động lên đến ít nhất 1 triệu tính đến năm 2020, tăng tỉ lệ đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP, tăng năng suất lao động xã hội và các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu, 10 nguyên tắc đã được đề ra, trong đó có nguyên tắc: “b) Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp”. Nguyên tắc này đã phần nào thể hiện rõ nét về định hướng của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo thông qua nghị quyết số 35.
Nghị quyết cũng đưa ra các điểm mới đáng chú ý như:
- Công nhận doanh nghiệp tư nhân như động lực phát triển kinh tế: đây thực sự là một bước tiến lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc đổi mới để phát triển nền kinh tế nước nhà. Đây là điều đã được chứng minh bằng thực tế: kinh tế tư nhân còn chiếm
tỷ trọng ngày càng lớn trong đầu tư phát triển toàn xã hội. Kinh tế tư nhân có xu hướng vượt khu vực kinh tế nhà nước để trở thành thành phần kinh tế thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội lớn nhất. Vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực kinh tế tư nhân tăng đều đặn xấp xỉ 10% hàng năm. 15
15 Trần Kim Chung – Tô Ngọc Phan, Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế Việt Nam, Tạp chí tài chính, 2018, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí tài chính, 2018, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/vai-tro-dong-luc-cua-kinh-te-tu-nhan-trong-
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kiểm toán doanh nghiệp phải được công khai trước để tránh trùng lặp, chồng chéo; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 1 lần/năm). Với các quy định trên, Chính phủ giảm thiểu được tình trạng lạm quyền, làm khó doanh nghiệp, gây khó khăn trong hoạt động doanh nghiệp và giảm thu hút đầu tư tư nhân.
Từ sau Nghị quyết được ban hành, ngày càng nhiều các công trình, dự án quy mô lớn mọc lên với số vốn tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có sự vươn lên mạnh mẽ, tạo đối trọng với khu vực đầu tư nước ngoài, thậm chí dẫn đầu một số ngành then chốt. Có thể kể đến các tập đoàn lớn đã có sự bứt phá như: Vingroup, Novaland, TH, Hòa Phát, Vietjet Air…Các tập đoàn này không những mang đến một phần không nhỏ GDP cho quốc gia, mà còn góp phần đưa tên tuổi Việt Nam ra thế giới, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, Nghị quyết số 35 là ví dụ minh chứng rõ ràng cho việc đưa chủ trương xây dưng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân vào thực tế. Tuy chỉ thể hiện 1 phần, đó là xây dựng Chính phủ kiến tạo, nhưng đã thể hiện được quyết tâm thực hiện chủ trương và minh chứng cho tính hiệu quả khi đưa chủ trương vào áp dụng thực tiễn.
2.2.Chính phủ giải quyết các vấn đề vướng mắc, bất cập ở các dự án BOT: Ngày 8-11-2018, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, nghe báo cáo về việc rà soát các dự án BOT và các tồn tại, vướng mắc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải nói riêng theo hình thức BOT là cần thiết, phù hợp với Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, còn có một số bất cập, tồn tại như về vị trí đặt trạm thu phí, mức giá, thời gian thu.
Trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động, nỗ lực rà soát các dự án BOT, tập trung vào các nội dung như vị trí trạm thu phí, chi phí và hiệu quả các dự án BOT. Thủ tướng đánh giá cao việc khắc phục tình trạng phức tạp an ninh trật tự ở một số trạm BOT và việc Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán các trạm để từ đó loại bỏ các chi phí bất hợp lý. Chính những việc làm như vậy cũng đã cho thấy được sự nỗ lực trong việc xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân như đã đề ra trong kỳ họp chính phủ đầu tiên của khóa XIV.
Thủ tướng nêu rõ, chủ trương là cần bảo đảm quyền lợi của cả nhà nước, nhà đầu tư, người dân; cụ thể, cần bảo đảm công khai, minh bạch; có phương án tài chính đúng đắn, không đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, thu dồn dập, mức giá không phù hợp với người dân nhưng cũng không vì thế mà đẩy khó khăn cho nhà đầu tư. Cụ thể, giảm phí chung cho các phương tiện tại các dự án có phương án tài chính đảm bảo khả thi; miễn, giảm phí cho các phương tiện quanh trạm thu phí tại hầu hết các dự án BOT có bất cập. Đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử để công khai thông tin liên quan đến các dự án.
Về thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng và Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm toàn diện hoạt động thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng trên toàn quốc, bảo đảm lộ trình chuyển sang thu phí tự động đã được phê duyệt. Cho đến nay, việc đẩy mạnh thu phí tự động cũng đã thực hiện lắp đặt và vận hành thương mại được 25 trạm, đang lắp đặt 5 trạm, phấn đấu hết 2019 lắp đặt thu phí tự động tại tất cả các trạm. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho người dân cũng như các doanh nghiệp được thuận lợi trong lưu thông và đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng trong việc thu phí.
Những hành động quyết liệt, nghiêm túc của chính phủ trong điều tra, thanh tra, xử lý cũng đã cho thấy được tinh thần làm việc nghiêm túc trong từng công việc cụ thể. Đó có thể xem là những bước đi cụ thể cho chủ trương xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạnh Hùng, Quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động,
phục vụ người dân và doanh nghiệp, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016,
http://dangcongsan.vn/thoi-su/quyet-tam-xay-dung-chinh-phu-liem-chinh-kien-tao- hanh-dong-phuc-vu-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-401142.html
2. Trần Thị Minh Tuyết, Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về Liêm, Chính đến việc
xây dựng chính phủ liêm chính, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 2017,
http://tcnn.vn/news/detail/38557/Tu_quan_diem_cua_Ho_Chi_Minh_ve_Liem_Chi nh_den_viec_xay_dung_chinh_phu_liem_chinhall.html
3. Bùi Hiền, Chính phủ liêm chính - một khái niệm mới mẻ, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2016, http://baochinhphu.vn/Gop-y- Hien-ke/Chinh-phu-liem-chinh-mot-khai-niem-moi-me/254800.vgp
4. Đỗ Văn Thắng, Từ “Chính phủ phục vụ” trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh
đến “Chính phủ kiến tạo” ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2017,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2017/43323/Tu-Chinh- phu-phuc-vu-trong-tu-tuong-Chu-tich-Ho-Chi.aspx
5. Khánh Vũ-Hà Anh, CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH, HÀNH ĐỘNG,
PHỤC VỤ NHÂN DÂN: Tạo niềm tin để “bừng nở” sáng tạo, thăng hoa ý tưởng!,
Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam, 2017, http://www.congdoan.vn/tin- tuc/thoi-su-487/chinh-phu-kien-tao-liem-chinh-hanh-dong-phuc-vu-nhan-dan-tao- niem-tin-de-%E2%80%9Cbung-no%E2%80%9D-sang-tao-thang-hoa-y-tuong!- 299956.tld
6. Tô Hà, Dấu ấn kinh tế tư nhân, Báo Nhân dân điện tử, 2019,
http://nhandan.com.vn/kinhte/item/39194302-dau-an-kinh-te-tu-nhan.html
7. Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các dự án BOT, Báo Hànộimới
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/918036/thu-tuong-chu-tri-hop-thuong- truc-chinh-phu-ve-cac-du-an-bot