- Wolfgang Benedek –
8 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo9
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hoãn xử 6 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và điều tra xem các hoạt động nghiệp vụ của công an nhằm vào họ có phải vì nguyên nhân kỳ thị hay đàn áp tôn giáo không. Tòa án Nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang sẽ mở phiên tòa hình sự xử sáu người với tội danh gây rối trật tự công cộng vào ngày mồng 9 tháng 2 năm 2018.
Vụ bắt giữ phát sinh từ một cuộc biểu tình do họ khởi xướng để phản đối hành vi của công an nhằm vào các tín đồ ở tỉnh An Giang, đang trên đường đi dự đám giỗ bà mẹ một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo. Công an vẫn thường xuyên sách nhiễu các thành viên độc lập của nhóm tôn giáo thiểu số này, vốn có quá trình hiềm khích với nhà nước từ rất lâu.
“Vụ việc có vẻ là biểu hiện mới nhất về chủ trương đàn áp của chính quyền nhằm vào các thành viên nhóm tôn giáo này,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền cần chấm dứt sách nhiễu và bắt bớ những người tham gia các nhóm tôn giáo không được đăng ký và để cho người dân thực hành tín ngưỡng theo ý mình.”
Những người bị cáo buộc gồm: Bùi Văn Trung (còn gọi là Út Trung) 54 tuổi; vợ ông là bà Lê Thị Hên, 56 tuổi; con gái ông là Bùi Thị Bích Tuyền (còn gọi là Lài), 36 tuổi; con trai ông là Bùi Văn Thâm, 31 tuổi; Nguyễn Hoàng Nam (còn gọi là Tèo), 36 tuổi; và Lê Hồng Hạnh, 41 tuổi.
Buổi tối ngày 18 tháng 4 năm 2017, cảnh sát giao thông và nhiều người mặc thường phục dựng chốt chặn gần nhà ông Bùi Văn Trung ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, để chặn các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập tới dự đám giỗ mẹ của ông Bùi Văn Trung. Cảnh sát không lập biên bản phạt vi phạm luật giao thông mà thu giữ luôn giấy tờ của họ. Những người mặc thường phục chửi bới và dọa đánh họ trong khi cảnh sát giao thông không can thiệp. Đây dường như là một vụ nữa theo kịch bản công an dùng ‘côn đồ’ mặc thường phục để đe dọa người dân.
Buổi sáng hôm sau, cảnh sát giao thông và những người mặc thường phục lại tới dựng chốt chặn. Cảnh sát giao thông để những người mặc thường phục thu giữ xe 9 https://www.hrw.org/vi/news/2018/02/08/314781
máy của Mai Thị Dung, một cựu tù nhân chính trị, cùng với xe của một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác, khi hai người bị chặn tại trạm kiểm soát, dù họ không bị lập biên bản về lỗi vi phạm giao thông. Khi Bùi Văn Thâm, con trai ông Bùi Văn Trung, cố cản những người này không cho lấy xe máy của khách, họ quay sang đánh anh.
Đáp lại hành động này, Bùi Văn Trung và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo liền tiến hành một cuộc biểu tình để phản đối chính quyền đàn áp. Bùi Văn Thâm sau này bị cáo buộc về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật hình sự và “chống người thi hành công vụ” theo điều 257. Năm người còn lại bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng.”
Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ thành lập từ năm 1939 ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long. Thái độ hiềm khích của người cộng sản đối với Hòa Hảo bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) khi rất nhiều tín đồ Hòa Hảo chống lại lực lượng Việt Minh do cộng sản lãnh đạo, sau khi vị lãnh đạo tinh thần của giáo phái, Huỳnh Phú Sổ đi gặp đại diện phía cộng sản vào năm 1947 rồi mất tích không bao giờ trở về. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954-1975), các vùng đất thuộc giáo phái Hòa Hảo ở phía tây đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục chống lại lực lượng du kích Việt cộng.
Mối hiềm khích giữa cộng đồng Hòa Hảo và Đảng Cộng sản tiếp tục tồn tại sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975. Năm 1999, chính quyền Việt Nam công nhận Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo chính thức. Tuy nhiên, nhiều tín đồ từ chối tham gia Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được nhà nước công nhận. Họ bị đàn áp và theo dõi gắt gao. Hàng năm, công an địa phương dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập tập trung lại trong các sự kiện quan trọng như ngày thành lập giáo phái, hay ngày giỗ người sáng lập Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ. Chính quyền liên tiếp dựng chốt chặn mọi người tới Quang Minh Tự ở Chợ Mới (An Giang), nơi các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập thường đến thờ cúng. Bùi Văn Trung đã biến ngôi nhà mình thành một đạo tràng cho các tín đồ Phật giáo Hòa
Hảo độc lập từ năm 2005 và giảng đạo cho các tín đồ tới nhà mình trong nhiều dịp mà không có sự phê chuẩn của chính quyền.
Kể từ đó, gia đình ông thường xuyên bị đe dọa, sách nhiễu và theo dõi gắt gao. Tháng 4 năm 2012, chính quyền địa phương cắt điện, ném đá và xác mắm vào nhà, và phun nước để cản trở người dân tụ tập ở nhà ông Bùi Văn Trung. Theo lời ông Bùi Văn Trung kể với phóng viên đài RFA, công an địa phương có đánh đập một số người. Tháng 5 năm 2013, chính quyền sách nhiễu, đe dọa và tấn công rất nhiều người đang cố gắng tới dự đám giỗ mẹ ông Trung.
Các thành viên trong gia đình ông cũng từng bị đi tù. Tháng 7 năm 2012, Bùi Văn Thâm bị bắt về tội “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 bộ luật hình sự. Anh bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam. Tháng 10 năm 2012, ông Bùi Văn Trung cũng bị bắt với cùng tội danh. Ông bị kết án 4 năm tù giam. Tháng 2 năm 2014, con rể ông Bùi Văn Trung là anh Nguyễn Văn Minh cũng bị bắt vì lỗi giao thông ngụy tạo, bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 và bị kết án 2 năm sáu 6 tù giam. Chính quyền cũng sử dụng lỗi giao thông ngụy tạo để bắt giữ ông Nguyễn Văn Lía, một nhà lãnh đạo Phật giáo Hòa Hảo độc lập khác, vào năm 2011.
Dựa theo tình huống trên ta thấy, năm 1999 nhà nước Việt Nam đã công nhận Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo chính thức. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều tình huống xảy ra như: bắt bớ những người tham gia tôn giáo mà không dăng kí, cố tình đánh người tôn giáo, ... của các lữ lượng chính quyền theo như bài báo nói.
Tuy nhiên, theo nhóm tôi, đây chỉ là cách nhìn phiến diện của một số người. Vì vậy, vào ngày 9/2/2018 Tòa án cần hoãn lại vụ xét xử 6 tín đồ tôn giáo Hòa Hảo về việc gây rối, liệu rằng các hoạt động nghiệp vụ của công an nhằm vào họ có phải vì nguyên nhân kỳ thị hay đàn áp tôn giáo hay không?
Qua bài báo ta thấy, mặc dù theo khoản 1, Điều 14, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Vẫn có nhiều trường hợp tôn
giáo được nhà nước công nhận như xã hội chưa thừa nhận điều này, gây cản trở cho vẫn đề bảo vệ và đảm bảo các quyền con người và quyền công dân khi tham gia tôn giáo, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng.
2. Khoản 2
Điều 14 khoản 2 của Hiến Pháp 2013 : “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Theo đó quyền công dân cơ bản chỉ bị hạn chế trong trường hợp cần thiết mà việc hạn chế đó phải được hạn chế bằng luật.
Cũng trong Hiến Pháp 2013 điều 23: " Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." Trong đó có quyền tự do di chuyển di chuyển trong phạm vi quốc gia.
Với điều luật nêu trên của Hiến pháp, có thể hiểu rằng, việc tự do đi lại của mọi công dân Việt Nam ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam đều là hợp pháp và hợp hiến. Tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và đến nay, quyền cơ bản đó vẫn tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp, luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Tuy nhiên trong sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, quyền tự do đi lại của công dân có thể bị hạn chế vì theo điểm b, khoảng 3, điều 37 Luật giao thông đường bộ quy định:" Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe."
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thông báo phân luồng giao thông đoạn Quốc lộ 1 từ thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn đến TP. Hà Nội và ngược lại.
Cụ thể là từ 19 giờ ngày 25-2, đến 14 giờ ngày 26-2, cấm các xe ôtô tải có tải trọng trên 10 tấn, xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở lên không lưu thông trên đoạn Quốc lộ 1 từ thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn đến TP. Hà Nội và ngược lại. Từ 6 giờ đến 14 giờ ngày 26-2, cấm cả hai chiều đường đối với tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông trên đoạn Quốc lộ 1 từ thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn đến TP. Hà Nội. Cũng trong thời gian này, Công an TP Hà Nội sẽ tạm cấm đối với các loại xe vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, hóa chất độc hại đi qua địa bàn Hà Nội trước và trong thời gian diễn ra Hội nghị, các xe bồn, xe xi téc chở ga, chở xăng dầu cấm hoạt động trên các tuyến hành lang bảo vệ, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh, nơi lưu trú của các đoàn Hoa Kỳ, Triều Tiên (chỉ được vào các địa điểm đổ xăng dầu trong thời gian từ 24 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau).
Trong trường hợp này, việc hạn chế quyền tự do đi lại của công dân là hoàn toàn cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội để đảm bảo Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra suôn sẻ.
II.ĐIỀU 15
Điều 15 HP 2013:
“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Một cách tổng quát, ta có thể hiểu được nội dung của HP 2013 là mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của công dân với nhà nước; sự bình đẳng của từng cá nhân đối với nhà nước.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ta sẽ đi vào phân tích một quyền cụ thể của con người: quyền được sống trong trong môi trường trong lành, được quy định tại Điều 43, Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Theo Thạc sĩ Bùi Đức Hiển thì: quyền được sống trong môi trường trong lành là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động bình thường của con người được pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ”.
1. Tình trạng thực tế:
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường như Luật số 55/2014/QH13 Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015, trực tiếp quy định chi tiết, hướng dân thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 gồm có 10 Nghị định
của Chính phủ; 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 80 Quyết định, Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 03 Nghị quyết liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo tình hình thực tiễn môi trường hiện nay, có thể nhận thấy quyền này của con người vẫn chưa thực sự được bảo vệ. Trong đó, đứng đầu về mức độ nghiêm trọng trong việc gây ô nhiễm môi trường hiện nay là vụ việc: Formosa Hà Tĩnh. Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Theo kết quả điều tra của Chính phủ, những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường thiệt hại 500 triệu USD. Truyền thông trong nước hôm 12/7/2016 đưa tin, đã phát hiện hàng trăm tấn chất thải “màu đen, có mùi hôi và hắc” xuất xứ từ Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) được chở thẳng đến một trang trại, nằm trong một khu rừng tràm rộng vài ngàn m2, để chôn lấp. Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ sự cố ô nhiễm môi trường biển làm cá chết tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường biển, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch…Theo tính toán sơ bộ, sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc. Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác. Ngoài ra, có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường.
Điều này cho thấy, quyền sống trong môi trường trong lành của người dân địa phương ấy nói riêng và người dân cả nước nói chung đã bị xâm phạm hết sức nghiêm trọng.
2. Các biện pháp xử lý của Chính phủ:
Trong vụ việc đáng tiếc này, các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ đã thực hiện những hành động nhằm xử lí vi phạm và nhanh chóng giải quyết hậu quả.