MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI THỰC HÀNH SINHHỌC 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm. Để học tốt môn học này đòi hỏi học sinh luôn phải tìm tòi suy nghĩ liên hệ với thực tế cuộc sống. Để nắm vững kiến thức ngoài học phần lí thuyết thì học sinh phải làm một số ví dụ thực hành để khắc sâu kiến thức vừa học. Thực tế trong suy nghĩ chủ quan của đa số học sinh đây là một môn học lí thuyết muốn nắm vững kiến thức chỉ cần học thuộc là được. vì vậy mà học sinh gặp không ít khó khăn khi giải quyết các bài thực hành. Trải qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học đặc biệt là sinh học 7 ở trường THCS Diên Lãm một trường vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy các em còn chưa nắm được cách thực hành từ cách mổ đến cách quan sát. Cho nên làm các bài thực hành các em rất lúng túng mỗi lớp chỉ có 20 - 25 % học sinh biết cách tiến hành các thao tác trong bài thực hành và rút ra kết luận qua bài học. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và mức độ nắm bắt của học sinh tôi nhận thấy cần có một phương án dạy học phù hợp giúp học sinh khắc phục được khó khăn khi thực hiện các bài thực hành. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã tìm ra một số cách giúp học sinh có thể giải quyết được vấn đề trên. II. NỘI DUNG. Trong chương trình sinh học 7 có 2 tiết thực hành mổ, 6 tiết thực hành quan sát, 2 tiết xem băng hình cho các nghành Động vật không xương sống và động vật có xương sống. Qua 2 tiết thực hành mổ kĩ năng giải phẫu và kĩ năng trình bày nội quan vật mẫu được rèn luyện, qua 6 tiết thực hành quan sát kĩ năng tìm tòi, mô tả nhận biết các chi tiết cấu tạo các cơ quan và các hệ cơ quan được nâng cao trên cơ sở đó kiến thức lí thuyết được củng cố, các sơ đồ cấu tạo các hệ cơ quan trong lí thuyết được cụ thể hóa bằng hiện vật trong tiết thực hành các tập tính chủ yếu như di chuyển, kiếm ăn, sinh sản… của các lớp sâu bọ, lớp chim và thú được minh họa trên băng hình mở rộng kiến thức cho học sinh về những lớp có tập tính phức tạp và phong phú nhất trong giới động vật. Từ thực tế đó tôi nhận thấy để học sinh dễ dàng hơn trong việc giải quyết các bài thực hành trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản về sử dụng dụng cụ thực hành ( đồ mổ, dao mổ…) và tiếp xúc với mật mẫu nắm được cách tiến hành cụ thể. Để tiết thực hành diễn ra trôi chảy học sinh được thực hiện và từ đó rút ra được kiến thức cơ bản thì giáo viên cần phải chuyển tiết thực hành vào 1 buổi chiều, trước buổi thực hành thì giáo viên phải chuẩn bị trước ở phòng thực hành. 1 Giáo viên mời một số học sinh tham gia cùng chuẩn bị ( Mỗi nhóm cử một bạn và thường là nhóm trưởng ) - Trong buổi chuẩn bị thực hiện các công việc sau: + Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, hướng dẫn cách sử dụng. + Mổ ( Hay giải phẫu đối tượng) đối với bài thực hành mổ + Chú ý thực hiện các thao tác mổ đúng kỉ thuật mổ được tóm tắt trong sách giáo khoa. + Nêu hướng dẫn và học sinh tham gia chuẩn bị trước để nắm chắc các cấu tạo và nhuần nhuyễn về kỉ thuật mổ để có thể hướng dẫn lại cho các bạn cùng tổ trong buổi thực hành chính thức. - Cùng với mẫu mổ để học sinh nắm vững kiến thức hơn giáo viên cần phải chuẩn bị tranh vẽ và mô hình cho phù hợp với đối tượng quan sát. Cụ thể bài thực hành : " Mổ và quan sát Tôm sông " 1. Mổ và quan sát mang tôm: Để tìm hiểu cấu tạo mang tôm giáo viên cần chỉ đạo học sinh mổ theo hướng dẫn ở hình 23.2 ( SGK Sinh học 7 ) sau đó gỡ ra 1 chân ngực có kèm theo lá mang ở gốc ( như hình 23.1B SGK Sinh học 7 ). + Hướng dẫn học sinh dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang. + Nhận biết các bộ phận. + Học sinh thể hiện thu hoạch phần này bằng cách chú thích vào hình vẽ thay cho các số 1, 2, 3, 4 trong hình 23.1A, B. 2. Cấu tạo trong của tôm sông: Ở phần này giáo viên cần chú ý học sinh cách sử dụng các dụng cụ khi mổ yêu cầu học sinh nhắc lại cách mổ Động vật không xương sống. a. Mổ Tôm. + Giáo viên hướng dẫn cách mổ SGK. + Đổ ngập nước cơ thể tôm. + Dùng nẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài. b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan: * Cơ quan tiêu hóa. - Đặc điểm : Thực quản ngắn , dạ dày có màu tối cuối dạ dày có tuyến gan ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trêm mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa Học sinh tường trình lại kết quả quan sát bằng cách chú thích chữ thay cho các số trong chú thích các hình ấy. 2 * Cấu tạo cơ quan thần kinh. - Sau khi quan sát xong cơ quan tiêu hóa giáo viên hướng dẫn học sinh dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ hệ tiêu hóa và cả các bó cơ trong phần đầu ngực và bụng để thấy cơ quan thần kinh hiện ra. Nếu thiếu thời gian giáo viên có thể cho học sinh găm ngửa con tôm trên chậu mổ qua tấm bụng trong suốt học sinh cũng dễ dàng quan sát được hệ thần kinh của tôm. - Hình 23.3C vẽ chính xác cơ quan thần kinh của tôm sông sau khi gỡ xong để giúp học sinh tập chú thích coi như tường trình kết quả thực hành của mình. - Giáo viên cần kiểm tra việc thực hiện của các nhóm, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót. 3. Viết thu hoạch. - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1. - Hoàn thành chú thích các hình 23.1B, 23.3B,C thay cho các chữ số . - Giáo viên căn cứ vào kỉ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để cho điểm các nhóm. III. TỔNG KẾT. Qua tiết hướng dẫn học sinh thực hành như trên tôi nhận thấy : - Học sinh đã rèn luyện đượpc kĩ năng thực hành, sử dụng dụng cụ thjực hành một cách thành thạo mổ thành công mẫu tôm sông đại diện của nghành Động vật không xương sống. - Tiết học diễn ra với hoạt động tích cực của tất cả các học sinh, từ đó học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài thực hành. - Kết quả sau tiết học được đánh giá đạt tới 70 - 75 % học sinh hiểu bài, thực hiện thành thạo các thao tác thực hành. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả đáng kể. Trong quá trình thực hiện không thể không có sai sót hoặc chưa hoàn chỉnh. Rất mong các đồng nghiệp góp ý để có thể thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong những năm học tới. Diên Lãm, ngày 30 tháng 3 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Hoa 3