Sáng kiến kinh nghiệm: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Sáng kiến kinh nghiệm: QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I. Đặt vấn đề: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá có nhiều ưu điểm, trong đó ưu điểm nổi bật là đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh. Để sử dụng hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải am tường về nó. Tuy nhiên đề có thể đưa phương pháp này vào sử dụng với các đề trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa (tất cả các câu hỏi là trắc nghiệm khách quan) một cách có hiệu quả ngoài việc nắm chắc các yêu cầu, các bước soạn thảo và các lưu ý khi soạn thảo từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cụ thể; còn đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững quy trình thiết kế và sử dụng đề trắc nghiệm khách quan. Vậy quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan gồm mấy bước ? Nội dung cụ thể như thế nào ? Tôi xin trình bày “ quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan” II. Giải quyết vấn đề: Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu cũng như thực tế soạn thảo và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, tôi xin đề xuất một quy trình gồm 7 bước sau: Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm: - Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối chương, cuối kỳ, cuối năm hay cuối cấp học. - Nhằm khảo sát chất lượng đại trà hay thi chọn học sinh giỏi - Dự kiến thời gian làm bài Bước 2: Lập danh mục các nội dung cần đánh giá: Bước này cần thực hiện 2 thao tác: - Liệt kê các nội dung cần đánh giá - Xác định mức độ quan trọng của từng nội dung đánh giá. Căn cứ để xác định mức độ quan trọng trong từng nội dung là dựa vào thời lượng dạy học quy định cho từng nội dung và mối quan hệ giữa nội dung này với nội dung khác trong chương trình. Thao tác này là cơ sở giúp cho việc định lượng các câu hỏi cho từng nội dung ở bước 3 Bước 3: Hình thành khung đề kiểm tra: Bước này cần thực hiện 4 thao tác: - Ước lượng tổng số câu hỏi của đề kiểm tra - Định lượng số câu hỏi cho từng nội dung đánh giá Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng nội dung đánh giá và tổng số câu hỏi của đề kiểm tra người soạn sẽ định hướng số câu hỏi cho từng nội dung. - Lựa chọn loại câu hỏi cho từng nội dung đánh giá. Để thực hiện công việc này, người soạn cần căn cứ vào đặc điểm của từng nội dung cũng như ưu, nhược điểm của từng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà phân bố loại câu hỏi cho từng nội dung sao cho hợp lý và hiệu quả hết. - Tính toán lại câu hỏi dễ và câu hỏi khó. Căn cứ để tính toán tỉ lệ câu hỏi dễ và câu hỏi khó là dựa vào mục đích của bài kiểm tra. Người thực hiện: Phan Minh Trường Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Ví dụ: Bài kiểm tra lựa chọn học sinh giỏi sẽ có tỉ lệ câu hỏi khó nhiều hơn bài khảo sát chất lượng đại trà. Sau đây là bảng khung đề kiểm tra ở dạng tổng quát (các số liệu ghi trong bảng là giả định) Các nội dun g đánh giá Số câu hỏi mỗi nội dung Loại câu hỏi CH nhiều lựa chọn CH ghép đôi CH đúng sai CH điền khuyết Khó Dễ TB Khó Dễ TB Khó Dễ TB Khó Dễ TB A 15 5 2/2/1 4 1/2/1 3 1/1/1 3 1/1/1 B 5 2 0/1/1 1 0/1/0 1 0/0/1 1 0/1/0 C 2 2 0/1/1 D 8 2 1/1/0 2 0/1/1 2 1/1/0 2 1/1/0 …… …… Tổng 30 11 3/5/3 7 1/4/2 6 2/2/2 6 2/3/1 Bước 4: Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Trên cơ sở khung đề đã lập, nhóm biên soạn sẽ tiến hành soạn thảo các câu hỏi. Có thể phân công mỗi người soạn câu hỏi một hoặc một số nội dung, song cách tốt nhất phân công mỗi thành viên soạn các câu hỏi cho tất cả các nội dung. Cách này phân công sẽ làm cho chất lượng ra đề tốt hơn, tính khách quan về nội dung cao hơn nhờ sự chắt lọc, sàng lọc các câu hỏi trong một ngân hàng câu hỏi phong phú, được nhìn nhận từ nhiều góc độ. Soạn câu hỏi khách quan cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: * Các nguyên tắc chính để lập câu dẫn: - Câu dẫn là câu đặt vấn đề cần ngắn gọn - Câu dẫn phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay một ý tưởng rỏ ràng. - Câu dẫn phải sự dụng đúng thuật ngữ của bộ môn * Các nguyên tắc lập câu chọn: - Phải đảm bảo có một đáp án đúng nhất - Đáp án phải chính xác không được gần đúng hoặc suy ra là đúng - Câu nhễu phải đóng vai trò là mồi nhử trong quá trình học sinh đi tìm đáp án Bước 5: Thiết kế đề kiểm tra: Người thực hiện: Phan Minh Trường Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Đây là khâu sắp xếp các câu hỏi trắc nghiệm đã soạn thành một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Có thể sắp xếp các câu theo nguyên tắc từ dễ đến khó hoặc tập trung theo nội dung hoặc tập trung theo loại câu hỏi, mỗi cách sắp xếp đều có những ưu điểm riêng. Theo tôi nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó để kích thích sự hưng phấn tư duy của học sinh. Dù sắp xếp câu hỏi theo nguyên tắc nào thì cũng cần lưu ý: Không nên đánh số thứ tự câu hỏi, hoặc thứ tự câu chọn như nhau trong mọi đề kiểm tra mà nên có sự thay đổi nhằm tránh tiêu cực trong thi cử. Bước 6: Chuẩn bị đề thi và tổ chức thi (kiểm tra) Sau khi thiết kế đề kiểm tra cần đánh máy và in cho học sinh một bản kèm theo giấy làm bài. Trong mỗi phòng thi nên dùng ít nhất 5 đề thi khác nhau sao cho 4 phía ngồi cạnh của một học sinh là 4 đề khác n với học sinh đó đang làm. Tất nhiên 5 đề này không khác nhau về nội dung (đảm bảo tính công bằng cho học sinh) mà chỉ khác ở cách sắp xếp thứ tự các câu hỏi và đáp án của các câu hỏi đó. Trước khi học sinh tiến hành làm bài cần phổ biến rỏ cách thức làm bài cơ bản cho học sinh - Đánh dấu X vào , (ở bài làm) tương ứng với câu trả lời mà học sinh cho là đúng(ở đề thi, kiểm tra) - Nếu học sinh chưa thỏa mãn với đáp án vừa chọn có thể chọn lại bằng cách khoanh tròn dấu nhân vừa đánh và chọn lại, không được chọn lại quá 3 lần. - Công bố các hình thức phạt điểm (nếu có) và thang điểm cụ thể cho học sinh qua đề thi hoặc kiểm tra. Bước 7: Chấm bài và lập thang điểm: Hình thức chấm bài là điểm số câu hỏi trả lời đúng chiếu theo thiết kế đáp án cho điểm (theo thang điểm 10). Nếu đáp án đã được mã hóa hoàn toàn có thể sử dụng bảng đục lỗ để chấm. Bảng đục lỗ là một tờ giấy trong suốt có cấu trúc giống giấy làm bài của học sinh nhưng chỉ đục lỗ ở những câu trả lời đúng, khi chấm chỉ việc áp lên bài làm của học sinh đếm số dấu X ở các lỗ, nhanh chóng tìm ra tổng số câu trả lời đúng. Sau khi chấm bài cần lập bảng điểm chi tiết. Bảng điểm chi tiết là một dữ liệu quan trọng để thu thập phân tích và xử lý kết quả kiểm tra của học sinh thu được, trên cơ sở đó mà điều chỉnh cách dạy bổ sung những lỗ hỏng kiến thức cho học sinh. Bảng điểm chi tiết có dạng: TT 1 2 3 4 5 6 … … 01 Nguyễn Văn A 1 0 1 0 1 1 02 Trần Thị B 0 1 1 1 0 0 03 Ngô Văn C 1 1 1 1 1 0 … … … … Người thực hiện: Phan Minh Trường Trang 3 Câu hỏi số Họ và tên Sáng kiến kinh nghiệm: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Quy ước: 1: Biểu thị trả lời đúng 0: Biểu thị trả lời sai III. Kết luận: Trên đây tôi đã trình bày quy trình thiết kế một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan gồm 7 bước. Trong quá trình thiết kế cần đi đúng tuần tự các bước trên. Việc bỏ qua một trong các bước hoặc đảo lộn chúng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài kiểm tra. Khi sử dụng đúng quy trình trên giúp chúng ta đánh giá kết quả học tập của học sinh được khách quan hơn và kết quả đó chính là chất lượng thật giáo dục đáng tin cậy.Nó sẽ góp phần vào phong trào hai không của ngành giáo dục Việt Nam. Đây là những nội dung mà tôi đã và đang tìm tòi, thử nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học, xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp, mong nhận được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Khánh Bình Tây Bắc, ngày 20 tháng 3 năm 2009 Người viết Phan Minh Trường Người thực hiện: Phan Minh Trường Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài: Quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Tác giả: Phan Minh Trường Tổ chuyên môn Trường Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Đặt vấn đề - Biện pháp - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2009 Tổ trưởng Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2009 Hiệu trưởng Phòng GD&ĐT Trần Văn Thời Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2009 Trưởng phòng Người thực hiện: Phan Minh Trường Trang 5