1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ THUYẾT về QUẢN TRỊ CÔNG tác xã hội

31 4,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

Từ rất xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt động quản trị và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội. Điều đó thể hiện ở cách thức phối hợp trong công việc chung của cộng đồng. Ngày nay, với sự chuyên môn hóa trong sản xuất xã hội ngày càng sâu sắc và sự phát triển rực rỡ của khoa học kỹ thuật thì hoạt động quản trị càng khẳng định được ý nghĩa lớn lao của nó với cuộc sống của con người.Mặc dù quản trị đã tồn tại từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất mới mẻ.Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản trị để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Trang 1

BÀI 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Từ rất xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt động quản trị

và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội Điều đó thể hiện ở cách thức phốihợp trong công việc chung của cộng đồng Ngày nay, với sự chuyên môn hóa trongsản xuất xã hội ngày càng sâu sắc và sự phát triển rực rỡ của khoa học- kỹ thuật thìhoạt động quản trị càng khẳng định được ý nghĩa lớn lao của nó với cuộc sống củacon người

Mặc dù quản trị đã tồn tại từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất mớimẻ.Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản trị

để phục vụ cho cuộc sống của mình

I Mô tả môn học, nội dung môn học

Mô tả môn học

Quản trị công tác xã hội nhấn mạnh việc thực hành quản trị công tác xã hộitrong các cơ sở an sinh xã hội đặc biệt là các trung tâm bảo trợ xã hội và trung tâmcông tác xã hội

Chú trọng công tác hoạch định, tổ chức, kiểm soát và nhân sự cũng như các chứcnăng quản trị khác để đáp ứng nhu cầu thân chủ đặc thù

Xem xét các hoạt động của các cơ sở an sinh xã hội và các biện pháp cải tiếnviệc quản lý

Nội dung bài 1

Giới thiệu các lý thuyết và khái niệm về quản trị công tác xã hội được rút ra

từ các lý thuyết tổ chức, công tác xã hội và các khoa học hành vi khác với nhữngkhía cạnh riêng biệt của nó

Bàn luận về thuật ngữ Quản trị xã hội và Quản trị an sinh xã hội hiện đangđươc một số tác giả sử dụng chung

Trang 2

II Lý thuyết tổng quát về Quản trị công tác xã hội

Quản trị được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và đạt các mục

tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác” Nó được xem

như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ giữa và trongnhững người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ chức Nó là mộttiến trình liên tục hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức

Mary Parker Follett (1868-1933)–Một nhân viên công tác xã hội Mỹ, nhà

nghiên cứu về lý thuyết hành vi (Behaviourism) định nghĩa: “Quản trị là việc hoànthành công việc thông qua người khác” Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quảntrị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác ,chứ không phải hoàn thiện công việc bằng chính mình Với quan điểm này MaryParker Follett đã không coi quản trị là một công việc đòi hỏi nhà quản trị phải nỗ lựclàm việc và tham gia vào quá trình làm việc chung với những người thuộc quyền quản

lý của họ

Koontz và O' Donnell trong giáo trình “ Những điều cốt yếu của quản lý”

định nghĩa: “ Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn

là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều

có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cánhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mụctiêu của mình”

Trang 3

Định nghĩa Quản trị xã hội:

Quản trị xã hội, theo Hanlan, chú trọng vào các chính sách, hoạch định và

quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế

và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu

an sinh xã hội Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị trong các lĩnh vực sứckhỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác

Định nghĩa Quản trị An sinh xã hội:

Quản trị an sinh xã hội đề cập cụ thể hơn tới các tiến trình quản trị trong một

cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việcthực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể Nó cũngđược xem như là quản trị cơ sở xã hội

Định nghĩa Quản trị công tác xã hội:

Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên

quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con ngườiđáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân.Người ta cho rằng khichuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản trịcông tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến

trình quản trị.Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương

pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trịnói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhậndiện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người.Skidmore tóm tắt quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sửdụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việccung ứng các dịch vụ xã hội”

Trang 4

1.2 Các lý thuyết Quản trị công tác xã hội

Quản trị khoa học do Frederick Taylor đề ra vào những năm đầu 1900 Taylor

giả định rằng người công nhân được thúc đẩy chủ yếu bằng sự đảm bảo về tài chính

và bầu không khí làm việc ổn định đảm bảo được trả lương đầy đủ và đều đặn.Họlàm việc hợp lý Họ ưa thích công việc giản đơn và cần hướng dẫn và giám sát.Quản trị viên đưa ra áp dụng những cách thức tốt hơn để tăng năng suất lao độngcủa công nhân sử dụng “một phương thức tốt nhất” để làm việc Nó nhấn mạnh việcphân công lao động, sử dụng đồng hồ bấm giờ và nghiên cứu các động tác Ngườicông nhân được xem là “con người kinh tế” hay người ta đối xử như là cái máy, bịthúc đẩy bởi tiền thưởng, tiền hoa hồng và trả lương theo sản phẩm

Quản trị hành chính được biết đến nhiều qua các công trình của Henry Fayol

và Mary Parker Follett Fayol tán thành 14 nguyên tắc quản trị căn bản được Follettphát triển sâu hơn gồm nhu cầu về sự nhạy cảm của quản trị viên đối với cá nhâncon người Henry Gantt đưa ra một biểu đồ thời gian (biểu đồ Gantt) giúp cho côngviệc sản xuất có hiệu quả Những nội dung này sẽ được bàn luận trong những phầnkhác

Quản trị cổ điển có liên quan tới thuyết hành chánh thư lại của Max Weber.

Ông ta tin rằng thuyết hành chánh thư lại là lý thuyết tổ chức lý tưởng của thế kỷ 20

Mô hình thư lại là một mô hình tổ chức được xây dựng theo các nguyên tắc đề caotính hiệu quả Weber đặt trọng tâm vào việc sắp xếp khách hàng (“xử lý kháchhàng”) thông qua các phương pháp công tác nhân sự và xây dựng cơ cấu tổ chức cónhấn mạnh đến quản trị khoa học và quản trị hành chánh để đạt hiệu quả kinh tế (lợinhuận).Những công việc này sẽ được thảo luận trong phần Tổ chức

Trường phái quản trị dựa vào mối quan hệ nhân sự ra đời sau các nghiên cứu

nổi tiếng của Elton Mayo được biết dưới tên gọi là các thí nghiệm Hawthorn Cáctác giả khác có đóng góp cho trường phái này là : Abraham Maslow, FrederickHerzberg và David McClelland Nghiên cứu của Mayo đưa đến kết luận rằng những

Trang 5

vấn đề xã hội (như được tham gia vào nhóm, sự thừa nhận và quan tâm trong quảnlý) cũng như nội dung công việc ành hưởng đến năng suất lao động của người côngnhân Các nhu cầu của cá nhân phải được tổ chức xem xét để đảm bảo năng suấtcao.Khái niệm “con người xã hội” nhấn mạnh những yếu tố phi vật chất khi thúcđầy động viên năng suất người công nhân Làm việc phức tạp nhiều hơn và hòanhập với những người khác chứ không phải chuyên môn hóa và sản xuất dây chuyền

là phù hợp với các nhu cầu xã hội của con người

Trường phái hành vi gắn với hành vi lãnh đạo được nhận diện, lưu giữ và xác

minh Mạng quản lý (Ô quản lý) phát triển vào những năm 1950 và được RobertBlake và Jane Mouton hoàn chỉnh sau đó được sử dụng rộng rãi như là khung khảosát các kiểu lãnh đạo hiện hữu.Năm 1960, Douglas McGregor viết một trong nhữngcuốn sách có giá trị về lãnh đạo, đó là cuốn Khía cạnh con người của doanh nghiệptrong đó ông đưa ra hai lý thuyết lãnh đạo dựa trên bản chất con người và công việc.Một lý thuyết ông gọi là Thuyết X, còn cái kia là Thuyết Y Những lý thuyết này vàcông tác lãnh đạo sẽ được bàn luận trong những phần khác

Trường phái Quản trị ngẫu nhiêndựa vào nghiên cứu của Fred E Fiedler.

Ông ta kết luận rằng không có một phương thức lãnh đạo nào lý tưởng hay một cáchquản lý tốt nhất Thay vào đó ông cho rằng phong cách lãnh đạo tốt là cách đáp ứngnhững nhu cầu của một tình huống cụ thể nào đó.Những tình huống khác nhau cầnnhững quyết định khác nhau và cách quản lý khác nhau.Tuy nhiên, nhà quản trị sẽđưa ra quyết định đúng đắn nếu họ đánh giá đúng nhu cầu của tình huống và cóđược kỹ năng ra quyết định

Quản trị chất lượng toàn thể là một cách tiếp cận khác nhằm thay đổi các mối

quan hệ và tiến trình nơi làm việc để nâng cao thực hành công việc do W E.Deming đề xướng Trong đó, những cách thức thực hành công việc chủ yếu như đặttrọng tâm vào khách hàng, sự cam kết của toàn tổ chức trong việc cải tiến liên tục vàlàm việc theo nhóm được xem như dẫn đến cả chất lượng (ít phải làm lại, khách

Trang 6

quả liên quan đến công việc như sự thỏa mãn (của công nhân), truyền thông (tíchcực hơn) và nhận thức (tích cực hơn) về môi trường làm việc Ông ta ước tính rằng

“công nhân chỉ chịu trách nhiệm 15% những vấn đề còn người quản lý chịu tráchnhiệm 85%.”Vì vậy cần đến sự cam kết của toàn thể tổ chức từ người điều hành chođến nhân viên cấp thấp nhất.Quản trị chất lượng toàn thể (TQM) nhấn mạnh cải tiếnliên tục và loại bỏ các khiếm khuyết trong bộ máy tổ chức và các hoạt động của nó

2 Phân biệt Quản trị, Quản trị xã hội, Quản trị CTXH, Quản trị trong các lĩnh vực, Quản trị an sinh xã hội; phân biệt quản trị với quản lý

2.1 Phân biệt quản trị với quản lý

Khái niệm về Quản lý:

Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đờikhông thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu Quản lý đượcgiải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sựkhởi đầu để họ triển khai công việc Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì

có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý

Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhấtcủa việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học.Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụtrách một công việc nào đó

Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩarộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệpnên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Cùng với sự phát triển củaphương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì

sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt

Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học:

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong vàngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫnchưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan

Trang 7

niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra nhữngđịnh nghĩa về quản lý như sau:

 Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy

chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”

 Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,

chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạođiều chỉnh và kiểm soát ấy”

 Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con

người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"

 Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó không

nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà

ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"

 Peter F Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên

ngoài nó Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanhnghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công"

Chủ trương của Peter F Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấyquản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp Vì thế, quản lý trở thành chức năng

và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xâydụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và pháttriển" Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đókhông thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển

Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quanđiểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm

về sự chuyển động” Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F Dalark làcách nhìn hệ thống mở và chuyển động" Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tưtưởng triết học về quản lý của ông

Trang 8

Tư tưởng triết học về quản lý của Peter F Dalark:

Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làmnguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi".Nguyên tắc quản lý dành cho giám đốc cần có động lực mạnh mẽ quản lý mụctiêu và kiểm soát bản thân để họ trở thành một người giám đốc giỏi

Quản lý công việc thì nhấn mạnh: công việc cần có sức sản xuất và phải thôngqua những công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm

Quản lý nhân công coi trọng nguồn nhân lực, làm cho họ có cơ hội, chủ độngphát huy ưu điểm của mình, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội của họtrong công việc, đưa đến cho họ cơ hội, quyền lợi như nhau để mỗi người thể hiệngiá trị, hoài bão của mình

Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không

phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành tích chứkhông phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứkhông phải thăng hến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ khôngphải phức tạp

sở an sinh xã hội phi lợi nhuận, từ quản trị (administration) được thích sử dụng hơn

từ quản lý (management) bởi từ quản lý mang vẻ kiểm soát và nhắm tới lợi nhuận vốn không được ưa thích trong an sinh xã hội thời đó Quản lý khi được sử dụng như là một danh từ nói tới một số ít người nắm giữ các vị trí cao nhất trong sơ đồ tổ chức của cơ sở Kettner cho rằng có một sự khác biệt quan trọng giữa quản lý và quản trị là “quản trị chủ yếu xây dựng chính sách còn quản lý là thực hiện chính sách.” Có nghĩa là quản trị là chức năng của giám đốc/ban giám đốc còn quản lý là hoạt động của nhân viên

Trang 9

Quản lý là hoạt động phõn bổ và sử dụng nguồn tài nguyờn (nhõn lực, tiền bạc, mỏy múc, vật liệu, phương phỏp, thời gian, khụng gian, và những thứ khỏc) để đạt được mục tiờu của tổ chức Nú bao gồm những nhiệm vụ thiết lập và duy trỡ một mụi trường nội bộ trong đú con người làm việc cựng nhau trong cỏc nhúm cú kết quả và hiờu quả để đạt mục tiờu nhúm Như vậy, quản lý là “ cỏc chức năng được nhõn viờn xó hội cỏc cấp thực hiện trong cỏc cơ sở phục vụ con người nhằm hoàn thành mục đớch của tổ chức.”

Bảng tổng hợp phõn biệt cỏc khỏi niệm

chương trỡnh theo kế hoạch nhằm đạt được mục đớch đề ra

Chức năng Xõy dựng chớnh sỏch

Hoạch định, tổ chức, lónh đạo, kiểm tra

Thực hiện chớnh sỏchXõy dựng và duy trỡ mụi trường nội bộ

Vai trũ Phối hợp hoạt động của cá

nhân trong một tổ chức

để đạt đợc mục tiêuchung

Tạo lập và duy trì một môi trờng nội bộ thuận lợi Giữ vững đợc định hớngmục tiêu của tổ chức

Phõn bổ và sử dụng nguồn lực

Trang 10

2.2 Phân biệt Quản trị xã hội, Quản trị CTXH, Quản trị an sinh xã hội;

Đặc điểm chung:

- Là một phương pháp, một tiến trình liên tục

- Do một hoặc nhiều người cùng phối hợp thực hiện

- Chức năng là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra

- Mục đích nhằm quản lý và phát triển tổ chức, thực hiện các mục tiêu đã đặt

Là là một phương phápcông tác xã hội nhằm cung ứng các dịch vụ

xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ

và phát huy tiềm năng bản thân

Là tiến trình quản trị trong một cơ sở an sinh

xã hội

Mục đích Phát triển xã hội chung

trong lĩnh vực sức khỏe,giáo dục và các lĩnh vựcphát triển xã hội khác

Phát triển cộng đồng, hướng tới giúp đỡ những cá nhân và nhóm xã hội yếu thế

Đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện các chínhsách, chương trình và dịch vụ cho các nhóm thân chủ cụ thể trong các cơ sở an sinh xã hội

Đối

tượng Con người

Các cơ sở xã hội

Con ngườiCác cơ sở xã hội

Con người

Cơ sở an sinh xã hội

Trang 11

Chính sách kinh tế - xã hội

Trong lĩnh vực công tác xã hội

Trong các lĩnh vực về

an sinh xã hội

ngăn ngừa và cung cấp dịch vụ

Chuyển đổi các chính sách xã hội thành dịch

vụ xã hội trợ giúpDùng kinh nghiệm thựctiễn hoạt động để điều chỉnh chính sách

2.3 Quản trị Công tác xã hội

2.3.1 Tầm quan trọng của Quản trị Công tác xã hội

Công tác xã hội là nghề, là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúpnhững cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăngcường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồnlực, dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa cácvấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Quản trị công tác xã hội là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệuquả của các chương trình hoạt động công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội

và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn

Trang 12

Như vậy, quản trị công tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong Công tác

xã hội, nó là tiến trình chuyển đổi các dịch vụ xã hội sang chính sách xã hội đượcthể hiện qua hai chiều cạnh:

Thứ nhất: các chính sách xã hội được thể chế hóa ra các dịch vụ xã hội Ở

mỗi cơ sở, mỗi đơn vị khác nhau, các chính sách của nhà nước sẽ được người làmquản trị thể chế hóa qua dịch vụ khác nhau nhằm phục vụ tối đa lợi ích của nhữngngười yếu thế trong cộng đồng đó

Thứ hai: Từ những kinh nghiệm quản trị công tác xã hội đúc rút được trong

thực tế, nhà quản trị công tác xã hội có thể đề xuất điều chỉnh và sửa đổi chính sáchcho phù hợp

Quản trị công tác xã hội cung cấp nền tảng để thực hành công tác xã hội liênquan đến các chức năng của cơ sở xã hội Chất lượng thực hành công tác xã hộiphần lớn phụ thuộc vào cách quản trị ngành công tác xã hội

2.3.2 Đặc điểm của quản trị Công tác xã hội

1 Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát

2 Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của công tác

xã hội, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhucầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóanhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở

3 Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm vàcộng đồng

4 Quản trị công tác xã hội là làm việc với con người dựa vàokiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các

tổ chức phục vụ con người

5 Các phương pháp công tác xã hội không chỉ được sử dụng

để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản trị và các mối quan hệvới nhân viên

Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm sẽ tập trung vào việc phân tích cácnguyên tắc của Quản trị Công tác xã hội

Trang 13

Trên cơ sở các nguyên tắc chung về quản trị, lĩnh vực quản trị Công tác xã hộiđòi hỏi được thực hiện những nguyên tắc riêng để đảm bảo Quản trị Công tác xã hội

cá tính riêng Bên cạnh đó, các nhân viên cũng cần chấp nhận những cá tính, cốgắng hiểu những cảm xúc và cách suy nghĩ của nhà quản trị

Chính vì vậy, mọi cá nhân phải được nhìn nhận như một thực thể riêng biệt cócác quyền hạn và trách nhiệm nhất định tương ứng với vị trí mà họ đảm nhận Tuynhiên, chúng ta cũng koong nên đồng nghĩa chấp nhận với việc đồng tình với tất cảnhững sai lầm, những điều không tốt mà không có sự đánh giá, kiểm chứng và góp ý

để hoàn thiện ở cả hai phía

Thứ hai, nguyên tắc các chính sách và nội quy của cơ sở phải được xây dựng với sự tham gia một cách dân chủ của các thành viên.

Mỗi nhân viên làm việc trong cơ sở đều là bộ phận của tiến trình quản trị Vìvậy, chính sách và nội quy của cơ sở phải được chính các nhân viên đặt ra, họ phải

là chủ và làm chủ đối với các chính sách nội quy đó Có nghĩa là, các nhân viên phảiđược tham gia vào việc xây dựng nên các chính sách và nội quy của cơ sở Cácchính sách và nội quy phải công khai, nhất là các chính sách liên quan đến các dịch

vụ của cơ sở Chỉ trên cơ sở đó, trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình,cán bộ công tác xã hội mới có thể tự xây dựng và điều chỉnh kế hoạch làm việc củamình một cách thích hợp, phù hợp với các chính sách và quy chế của cơ sở

Trang 14

Thứ ba, nguyên tắc truyền thông cởi mở

Đối với một sơ sở nói chung và cơ sở xã hội nói riêng, việc đảm bảo truyềnthông diễn ra thông suốt là một yêu cầu bắt buộc Các cơ sở xã hội là những đơn vịhoạt động chuyên môn trong lĩnh vực xã hội khá phức tạp, đòi hỏi các mối quan hệtrong truyền thông phải luôn thông suốt, cởi mở Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nàonhân viên cũng có thể chia sẻ ý kiến và cảm nghĩ với nhân viên khác và lãnh đạomột cách thẳng thắn và chân thật Không thể thực hiện hoạt động chuyên môn tốtnếu không có sự chia sẻ những kinh nghiệm và khó khăn trong công việc, thậm chí,những bất lực của bản thân cán bộ công tác xã hội trong công việc của mình

Bên cạnh đó, truyền thông cởi mở tạo điều kiện cho các chính sách và thủ tụccủa quản trị được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả Các thông tin truyềnđạt từ trên xuống dưới sẽ chính xác và dễ dàng rất nhiều nếu mối quan hệ giữa cácthành viên trong cơ sở là tốt đẹp Nó sẽ làm hạn chế những thông tin gây nhiễu,những thông tin mang tính chất “hành lang” không có lợi cho hoạt động quản trị

Thứ tư, nguyên tắc về giá trị ngành công tác xã hội

Các giá trị nghề nghiệp chính là nền tảng để các hoạt động của cơ sở đượctriển khai và đáp ứng sự đòi hỏi của cá nhân, nhóm cũng như cộng đồng Các hoạtđộng quản trị phải thực hiện trên nền tảng các nguyên tắc của ngành và giữ gìn cácgiá trị của ngành Xét cho cùng, mọi hoạt động quản trị trong cơ sở đều hướng tớithực hiện tốt các chức năng chuyên môn Do đó, nguyên tắc đạo đức mang tính nềntảng của ngành công tác xã hội phải được giữ vững, tránh sự sai lệch trong nhậnthức và hành động, dẫn tới hậu quả làm mất đi những giá trị nhân văn của ngành

Thứ năm, nguyên tắc về việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và thân chủ:

Nhu cầu của cộng đồng và cá nhân trong cộng đồng ấy luôn là nền tảng cơbản cho sự tồn tại của các cơ sở xã hội và sự cung ứng các chương trình Công tác

xã hội tồn tại là để giải quyết các vấn đề xã hội Do đó, mọi hoạt động quản trị đềuphải lấy điểm xuất phát từ mục tiêu tồn tại của chính cơ sở để thực hiện Các nhàquản trị công tác xã hội cũng cần phải có nhận thức sâu sắc về vai trò, chức năng vànhững nhiệm vụ của cơ sở trước khi họ được giao giữ vị trí quản trị

Trang 15

Thứ sáu, nguyên tắc về mục đích của cơ sở

Mục đích của cơ sở phải được hình thành, ghi nhận, được các nhân viên thấuhiểu và sử dụng một cách rõ ràng Đây là cơ sở của phương p háp quản trị mục tiêu.Nhà quản trị ở các cơ sở xã hội phải giúp nhân viên của mình nhận thức đúng trọngtrách, vai trò của mình cũng như cơ sở Từ đó, xây dựng thái độ, động cơ đúng đắntrong thực hành nghề nghiệp, tránh vi phạm đạo đức nghề

Thứ bảy, nguyên tắc về trách nhiệm nghề nghiệp

Nhà quản trị công tác xã hội chịu trách nhiệm về việc cung cấp các dịch vụchuyên môn phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng phục vụ Trách nhiệm củanhà quản trị công tác xã hội là cao nhất Hơn ai hết, nhà quản trị trong các cơ sở xãhội phải chịu trách nhiệm trong công việc với chính bản thân mình và xã hội cũngnhư đồng nghiệp Do đó, nhà quản trị cần phải sẵn sàng đương đầu với các khókhăn, thách thức với cơ sở mà mình đảm trách, thậm chí, cả những sai lầm mà nhânviên của mình mắc phải

Thứ tám, nguyên tắc ủy quyền

Việc ủy quyền trong quản trị là cần thiết Điều đó giúp cho nhà quản trị tránhviệc ôm đồm nhiều trách nhiệm và công việc Nhưng việc ủy quyền phải rõ ràng vàbằng văn bản Người ủy quyền phải thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền vàbáo cáo thường xuyên cho nhà quản trị Trong trường hợp, người được ủy quyềnthực hiện công việc vượt quá giới hạn ủy quyền mà gây hậu quả thiệt hại cho cơ sởhoặc người khác thì người đó phải chịu trách nhiệm trước cơ sở và pháp luật vềtrách nhiệm trong công việc của mình

Thứ chín, nguyên tắc sử dụng tài nguyên

Để thực hiện được các vai trò của mình, các cơ sở xã hội đều cần có cácnguồn lực về vật chất nhất định Các tài nguyên như: tiền bạc, vật chất, phương tiện

và nguồn lực phải được nuôi dưỡng, bảo toàn và sử dụng xứng đáng với lòng tin cậycủa xã hội giao cho cơ sở Nếu không xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp và nhữnggiá trị đạo đức của ngành thì rất có thể người làm công tác quản trị sẽ có sự lạmdụng và sử dụng sai mục đích các nguồn lực Do vậy, hoạt động quản trị cơ sở đòihỏi nhà quản trị phải có cách thức quản lý hợp lý trên cơ sở giá trị và các nguyên tắc

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp phân biệt các khái niệm - LÝ THUYẾT về QUẢN TRỊ CÔNG tác xã hội
Bảng t ổng hợp phân biệt các khái niệm (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w