1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuyết hệ thống trong công tác xã hội

13 4,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Trong công tác xã hội có nhiều lý thuyết khác nhau và thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng và nhiều ý nghĩa ứng dụng...

I. TÁC GIẢ Ludving Von Bertanffy sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nhỏ gần Vienna. Gia đình Ludving Von Bertanffy là gia đình có gốc quý tộc thế kỉ XVI . Cha của Ludving Von Bertanffy là một viên quản trị đường sắt. Mẹ là một cố vấn và nhà xuất bản. Họ ly dị khi ông 10 tuổi Ludving Von Bertanffy lớn lên như một đứa trẻ học ở nhà giáo viên dạy kèm tư nhân cho đến khi ông được mười. Kho đong đến trường học ngữ pháp, thể dục ông đã được đào tạo tốt trong tự học và tiếp tục nghiên cứu riêng của mình. Năm 1918 ông bắt đầu nghiên cứu của mình ở cấp đại học với triết học của khoa học và sinh học. Năm 1926 ông hoàn thành luận án tiến sĩ của mình về tâm lý học và triết học. II. NỘI DUNG THUYẾT HỆ THỐNG Thuyết hệ thống được phát trển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học Ludving Von Bertanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quá mọi lĩnh vực ( tin học, sinh học, kinh tế, xã hội học) một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với những hệ thống xung quanh. 1.1.Định nghĩa Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó" Các yếu tố của một hệ thống thường tham gia vào nhiều hệ thống khác. Điều này đòi hỏi mỗi một thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai. 1.2 Nội dung Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống vì ngoài phần phương pháp (còn đang được phát triển và hoàn thiện), tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề về lý thuyết hệ thống cũng như phương hướng ứng dụng lý thuyết này trong thực tiễn Tiểu hệ thống: Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các danh giới, là bộ phận của hệ thống lớn. Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội. Vai trò của tiểu hệ thốngtrong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp trong xã hội. Như vậy, mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi trường nào đó mà cá nhân nào đó gặp phải. Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống - Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. - Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. - Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có thể tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại. - Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng để tồn tại. - Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác. Trạng thái của một hệ thống Được xác định bởi năm đặc trưng - Trạng thái ổn định: Hệ thống tự duy trì sự ổn định của nó trong quá trình tiếp nhận thông tin ở đầu vào và sử dụng thông tin. - Trạng thái điều hòa hay cân bằng: là khả năng duy trì bản chất cơ bản của một hệ thống với các hệ thống khác mặc dù có sự thay đổi nhất định do những tác động bên ngoài nhưng bản chất của hệ thống không bị thay đổi. - Trạng thái sự khác biệt: + Sự khác biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong một hệ thống + Sự khác biệt giữa các hệ thống với nhau Sự khác biệt của một hệ thống hay một tiểu hệ thống trong những thời gian khác nhau, do chúng luôn vận hành, biến đổi theo thời gian dưới những tác động bên ngoài vào. - Trạng thái tổng hòa giữa các hệ thống và các tiểu hệ thống với nhau: Quan điểm này cho rằng là sự tổng hòa giữa các hệ thống, là nhiều hơn tổng các thành phần tức là nhấn mạnh đến các tiểu hệ thống hay các yếu tố trong nó kết hợp, vận hành thống nhất như thế nào, có mối liên hệ mật thiết và ảnh hường lẫn nhau như thế nào, chứ không phải là sự gộp lại đơn thuần mà không có sự liên kết ảnh hưởng hữu cơ. - Trạng thái trao đổi: Do sự liên kết hữu cơ ảnh hưởng qua lại nên một phần của hệ thống này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác nhau trong hệ thống khác. Những mối liên quan ở đây không phải đơn tuyến một chiều mà các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau theo nhiều chiều, mối liên quan chằng chịt đặc biệt là mối liên quan tác động trở lại tức là theo cơ chế phản hồi. Phân loại hệ thống Có hai cách phân loại hệ thống Cách 1: + Các hệ thống đóng: là các hệ thống không có hình thức trao đổi vượt quá giới hạn. + Các hệ thống mở: Xảy ra khi năng lượng vượt quá gới hạn Cách 2: Trong Công tác xã hội cá nhân, hai hình thức cơ bản của lý thuyết thống được phân biệt đó là lý thuyết hệ thống tổng quát và ly thuyết hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống tổng quát: trọng tâm là hướng đến những cái tổng thể và nó mang tính hòa nhập trong công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do công tác xã hội nhấn mạnh đến các hệ thống tổng thể. Hệ thống tổng thể gồm 3 hình thức đó là: + Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp… + Hệ thống chính thức: Các tổ chức công đoàn, các nhóm cộng đồng…. + Hệ thống xã hội: Nhà nước, bệnh viện, cơ quan, trường học… Tuy nhiên, sự phân biệt các hình thức trên chỉ mang tính tương đối vì các hệ thống này có thể là hệ thống chính thức với các cá nhân này nhưng là hệ thống không chính thức với các cá nhân khác. VD: Người già cô đơn không có hệ thống chính thức nếu như họ không tham gia vào một tổ chức chính trị nào. Thuyết hệ thống có thể phân biệt hai loại: Thuyết hệ thống chuyên biệt và thuyết hệ thống mở rộng. + Thuyết hệ thống mở rộng đề cập đến những quan điểm như ở mỗi xã hội đều có những giới hạn riêng biệt và mỗi xã hội ấy đều có các hế thống nhỏ, các hệ thống này thích nghi lẫn nhau. + Thuyết hệ thống hẹp là những hẹp là những hệ thống nhỏ cần thiết chế xã hội có thể tồn tại được. Theo ông Parsos đã phân biệt bằng năm tiểu hệ thống cơ bản: • Tiều hệ thống kinh tế: Bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra và phân phối sản phẩm để xã hội tồn tại. Đây là một chức năng xã hội và thiết chế để thực hiện chức năng đó là kinh tế để cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho các thành viên xã hội. • Tiểu hệ thống pháp luật: Có nhiệm vụ đào tạo ra các khuôn mẫu cơ bản để giải quyết các xung đột xã hội và xác định sự công bằng xã hội. • Tiểu hệ thống chính trị : Có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu cho sự phát triển của toàn xã hội và thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu trong sự phân phân phối với các tiểu hệ thống khác. • Tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp: Có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ của xã hội tiếp thu được hệ thống chính trị của xã hội để đảm bảo chức năng đó là gia đình và nhà trường. • Tiểu hệ thống văn hóa: Có nhiệm vụ là cho các thành viên trong xã hội có ý thức về sự đồng nhất trong văn hóa nghĩa là các thành viên trong xã hội hiểu được tại sao họ thuộc về xã hội này, làm cho họ cảm thấy gắn bó với nó nhưng không nhất thiết phải đồng ý với những gì đang diễn ra trong xã hội mà họ đang sống. Năm tiều hệ thống này tương đối độc lập với nhau tuy nhiên có sự giao thoa lần nhau nhưng chúng không trùng khít nhau mà mỗi hệ thống thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập với hệ thống khác. III. VẬN DỤNG THUYẾT HỆ THỐNG VÀO CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT 3.1 Khái niệm trẻ em Trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền đã được nêu trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc xã hội, tài sản dòng dõi hoặc mối tương quan khác. Trẻ em là người chưa trưởng thành đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần nên có quyền được sống, tồn tại, phát triển được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Theo Điều 1 của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thông qua ngày 20/ 11/1989: Trẻ em được xác định là là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn. Theo Điều 1 của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua 8/ 1991 quy định: “Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi”. Việc quy định độ tuổi này dựa trên các yếu tố đặc điểm của truyền thống dân tộc, những nét riêng biệt của nền kinh tế và tổ chức xã hội ở nước ta, để từ đó quy định quyền và nghĩa vụ của các công dân Việt Nam. 3.2 . Trẻ em làm trái pháp luật Trẻ em làm trái pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm chuẩn mực xã hội hay pháp luật mà nghiên cứu đưa ra khái niệm về nhóm trẻ này. Trẻ em hư: Là trẻ em bình thường, vì không được giáo dục hoặc bị giáo dục sai lệch, không đúng đắn đã trở nên khó dạy. Dấu hiệu của trẻ em hư là vi phạm các chuẩn mực xã hội, hành vi sai lệch lặp đi lặp lại nhiều lần, mang tính hệ thống không chịu sự tiếp nhận giáo dục của mọi người xung quanh. Biểu hiện của trẻ em hư là không nghe lời, bướng bỉnh, vô kỉ luật, xấc xược, ngổ ngáo, gây gổ, bướng bỉnh, dối trá… Trẻ em bụi đời: Là dấu hiệu của trẻ em lang thang đường phố vừa có dấu hiệu của trẻ em hư. Trẻ em làm trái pháp luật được biểu hiện là trẻ em đã thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý những hành vi trái pháp luật mà tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc luật hình sự. Như vậy trẻ em làm trái pháp luật: Là những người nằm trong nhóm độ tuổi dưới 18 tuổi( Theo quy định quốc tế) đã thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý những hành vi trái pháp luật mà tuỳ theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc hình sự. 3.3.Vận dụng thuyết hệ thống vào Công tác Xã Hội Với Nhóm Trẻ em làm trái pháp luật 3.3.1 Ưu điển: Trẻ em làm trái pháp luật không chỉ sống trong một hệ thống và chịu sự tác động của một hệ thống mà còn chịu sự tác động của nhiều hệ thống khác. Trẻ em làm trái pháp luật thuộc hệ thống trong trại tạm giam, còn chịu sự tác động của hệ thống nhỏ hơn như nhóm bạn bè chơi cùng, cùng đội làm cùng… Khi nhân viên công tác xã hội tác động với trẻ em làm trái pháp luật chúng ta tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em xem các em đã sống trong tiểu hệ thống nào. Nếu trẻ em sống trong một gia đình bố trộm cắp cờ bạc… thì đứa trẻ đó sẽ chịu ảnh hưởng từ người bố đó. Nếu trẻ sống trong gia đình bố mẹ buôn bán thuốc phiện mà trẻ lớn lên cũng buôn bán theo bố mẹ, trẻ đó chịu sự tác động từ phía gia đình.Từ lý thuyết hệ thống có thể cho nhân viên xã hội biết được hoàn cảnh, gia đình trẻ từ đố nhân viên xã hội sẽ lên kế hoạch can thiệp cho nhóm trẻ em làm trái pháp luật. Nhân viên xã hội sẽ làm việc với một nhóm trẻ em làm trai pháp luật trong trại giáo dưỡng số 2 ( Nịnh Bình) Nhân viên xã hội sẽ cho từng em một nói về hoàn cảnh gia đình mình, để các em tự bộc lộ cuộc đời mình cho các bạn và nhân viên xã hội. Sau khi các em đã kể về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ, nguyên nhân các em phải vào trại giáo dưỡng. Từ đó nhân viên xã hội cùng các em phân tích nguyên nhân chính đã đưa các em vào đây. Nhân viên xã hội sẽ vận dụng thuyết hệ thống. Môi trường gia đình, môi trường xã hội để phân tích rõ nguyên nhân tác động đến các em. Khi các em sống trong gia đình không chỉ chịu sự tác động từ phía gia đình mà còn chịu sự tác động của môi trường xung quanh hay còn gọi là hệ thống khác như nhóm bạn chơi cùng lớp, nhóm bạn chơi cùng đường làng, phố… Chính sự vi phạm pháp luật của em không chỉ chịu sự tác động của một hệ thống mà còn nhiều nguyên nhân khác VD: Trẻ em trộm cắp sống trong gia đình bố mẹ mải làm ăn không quan tâm chăm sóc các em đến em, các em chơi với đám trẻ khác hay ăn trộm vặt và hút thuốc lá, uống rươu Em cũng học theo và khi không có tiền các em rủ nhau lấy trộm tiền bố mẹ khi bị bố mẹ phát hiện các em lại đi ăn trộm của người khác. Như vậy, khi cho nhóm trẻ em làm trái pháp luật phân tích nguyên nhân của việc mình làm nhân viên xã hội sẽ cùng các em phân tích những mặt xấu mặt tốt giúp các em nhận thức được hành vi mình làm và biết nói không với những tiêu cực của xã hội. Mọi trẻ em đều thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài cũng để tồn tại và phát triển. Từ những thông tin đó các em sẽ truyền tải thông tin đi hướng khác. Như vậy trẻ em làm trái pháp luật cũng như mọi trẻ em khác thu nhận thông tin từ môi trường, truyền tải thông tin từ người này qua người khác. Vì vậy nhân viên xã hội cần lên kế hoạch xây dựng một câu lạc bộ sinh hoạt mang tính chất chia sẻ động viên ngay chính trong môi trường các em đang sống. Khi xây dựng mô hình này nhân viên xã hội sẽ thành lập các nhóm trưởng trong từng đội. Tạo cho các em môi trường lành mạnh để cùng vui chơi học tập và làm việc, nói lên tâm tư và nguyện vọng của mình. Mỗi nhóm sẽ xây dựng cho mình một mô hình riêng tổ chức các hoạt động. Mỗi tuần sẽ tổ chức sinh hoạt nhóm nhỏ một lần, mỗi tháng sẽ tổ chức sinh hoạt nhóm lớn. Trong quá trình hoạt động các em sẽ có sự giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. Như vậy các em không chỉ giao lưu chịu sự tác động của một nhóm nhỏ mà còn chịu sự tác động của một nhóm lớn. Chính sự tác động giữa các thành viên trong nhóm nhỏ và các thành viên cùng hội tụ thành một nhóm lớn giúp các em hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, nhận thức được vấn đề, hành vi mà mình làm, nhận thức được những việc làm xấu và việc làm tốt, Giúp các e cải tạo tốt và sau này khi hết hạn trở về gia đình và xã hội các em không cảm thấy mặc cảm tự ti, có thể hòa nhập cộng đồng một cách tốt, tránh xa tệ nạn xã hội, không quay lại con đường trước đây mình đã làm. Mỗi một cá nhân luôn muốn được khẳng định mình trong nhóm, cộng đồng và xã hội. Làm được tâm lý này Làm việc với trẻ em làm trái pháp luật nhân viên công tác xã hội sẽ hướng dẫn trẻ vảo một nhóm nhất định và cùng các thành viên trong nhóm phân chia nhiệm vụ, giao cho mỗi em một công việc. Thông qua công việc của mình các e sẽ có trách nhiệm với mỗi nhiệm vụ mà mình được giao, các em sẽ bộc lộ khả năng và năng lực của mình qua công việc đó, đồng thời để các em thấy được vị trí và vai trò của mình trong nhóm. Việc khẳng định vai trò của mình trong nhóm rất quan trọng, thể hiện sự đóng góp đầy ý nghĩa của các em trong nhóm, các em sẽ thấy mình được tôn trọng. Ngược lại nếu nhân viên công tác xã hội không cho các em tham gia vào nhóm, hoặc không phân công nhiệm vụ cho các em,các em không khẳng định được vai trò của mình trong nhóm sẽ tạo cho các em có tâm lý tự ti các em sẽ có những hành động gây hấn, đập phá để gây sự chú ý cho mọi người xung quanh. Mỗi cá nhân đều nằm trong một hệ thống chính và nhiều hệ thống khác. Khi nằm trong một tổ chức một hệ thống sẽ có những nguyên tắc chung mà mọi thành viên trong nhóm phải tuân theo, chính những nguyên tắc quy luật này sẽ tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Trong nhóm trẻ em làm trái pháp luật cũng vậy. Đây là nhóm đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt và phải có những nguyên tắc để nhóm trẻ tuân theo. Nhân viên công tác xã hội sẽ cùng với các thành viên trong nhóm thảo luận, tìm ra nguyên tắc chung để thống nhất các thành viên trong nhóm khi tham gia vào nhóm. Những nguyên tắc trong nhóm sẽ tạo cho các thành viên trong nhóm có ý thức và cùng làm theo nguyên tắc chung để đạt mục đính mà toàn nhóm đề ra VD: Trong nhóm dạy nghề điện với nhóm trẻ làm trái pháp luật. Mục tiêu đề ra cả nhóm sau khi quay trờ về cộng đồng các em sẽ làm được nghề khi được học trong trường. Vì vậy khi các em ở trong nhóm học nghề các em sẽ tuân theo những quy định của nhóm, tham gia sinh hoạt nhóm nâng cao nhận thức của các em. Mỗi cá nhân là một bộ phận trong hệ thống nếu nhân viên công tác xã hội biết vận dụng đúng thuyết hệ thống vào trong nhóm nói chung và nhóm trẻ em làm trái pháp luật nói riêng thì sẽ thu được những thành công nhất định. 3.2.2 Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên khi áp dụng thuyết hệ thống vào nhóm đối tượng trẻ em làm trái pháp luật cũng gặp một số khó khăn: Thứ nhất: Mỗi một cá nhân con người là một tiểu hệ thống vì vậy ngoài tiểu hệ thống mỗi cá nhân còn tiếp xúc với những hệ thống khác lớn hơn. Trong quá trình tiếp xúc cá nhân chịu sự tác động của các hệ thống khác. Nhóm trẻ em làm trái pháp luật cũng vậy các em không những tiếp xúc với nhóm trong phòng mình, trong [...]... khăn trong quá trình tiếp xúc tác nghiệp với các em về sau.Hiểu được những khó khăn này nhân viên xã hội sẽ từng bước khắc phục để làm việc với trẻ em làm trái pháp luật đạt hiệu quả cao nhất KẾT LUẬN Thuyết hệ thống là một trong hệ thống lý thuyết ứng dụng vào công tác xã hội nhóm Nhân viên xã hội khi làm việc với bất kỳ nhóm đối tượng nào cần vận dụng một cách linh hoạt các hệ thống lý thuyết và thuyết. .. như: Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và công tác chăm sóc giáo dục trẻ em Nâng cao vai trò, vị trí của công tác giáo dục trẻ em ngau khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như trẻ em làm trái pháp luật trong trại giáo dưỡng Huy động sự tham gia lực lượng của toàn xã hội vào công tác quản lý, giáo... các hệ thống lý thuyết và thuyết hệ thống Với đặc điểm là trẻ em làm trái pháp luật hiện nay đang có xu hướng tăng lên mà nguyên nhân dẫn trực tiếp dẫn tới đó có sự tác động của các hệ thống mà các em thuộc vào như môi trường xã hội, môi trường gia đình và một mặt nào đó có sự buông lỏng của gia đình và cộng đồng Vì vậy nhân viên xã hội không chỉ trợ giúp nhóm đối tượng trong trại giáo dưỡng mà còn làm... hơn nhiều và khó được cộng đồng chấp nhận Thứ hai: Mỗi cá nhân tham gia vào nhiều hệ thống vì vậy thành viên đó phải thể hiện nhiều vai trò trong những môi trường khác nhau Nhân viên công tác xã hội khi tác nghiệp vơi trẻ em làm trái pháp luật cũng gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề này Đôi khi vai trò của các em trong một nhóm nhỏ là trưởng nhóm nhưng khi ra nhóm lớn các em là thành viên và chỉ... sống trong sạch, lành mạnh để các em có điều kiện phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em làm trái pháp luật nói riêng Phát huy hơn nữa vai trò của nhân viên xã hội vào công tác trợ giúp, can thiệp trẻ em làm trái pháp luật trong trại giáo dưỡng MỤC LỤC 1.1.Định nghĩa 2 Hệ thống. .. nhóm mình trở thành nhóm trưởng chung cho toàn nhóm, và trong trường hợp này có thể xảy ra mâu thuẫn trong nhóm Hay các thành viên hay lẫn lôn vai trò của mình trong các môi trường khác nhau Thứ ba: Trong quá trình làm việc cũng như vui chơi sinh hoạt các em luôn tiếp nhận những thông tin bên ngoài và đáp trả lại những thông tin Khi nhân viên xã hội làm việc nếu không cung cấp thông tin một cánh rõ ràng... mà còn với nhóm khác Sự tác động qua lại giữa nhiều thành viên giữa nhóm này và nhóm khác có thể làm cho các em học những thói hư tật xấu của nhau nhiều hơn, vì đa số các em khi vào đây đều là những trẻ em hư, trộm cắp… Nên các em khi tiếp xúc với nhau sẽ hay kết bè cánh lập ra thành từng hội, cùng học nhau những mánh khóe trong trại nếu không giáo dục tốt sau khi ra ngoài xã hội các em sẽ trở thành... của nhân viên xã hội vào công tác trợ giúp, can thiệp trẻ em làm trái pháp luật trong trại giáo dưỡng MỤC LỤC 1.1.Định nghĩa 2 Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó" .2 . là bộ phận của hệ thống lớn. Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con. một hệ thống - Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. - Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. - Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống. này trong thực tiễn Tiểu hệ thống: Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt với

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w