Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tăng cường thời lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh với những nội dung sau: I.. Mục tiêu Tăng cường thời lượng dạy
Trang 1UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 586/KH- SGDĐT-GDTH Đồng Xoài, ngày24 tháng 3 năm 2010
KẾ HOẠCH Chuẩn bị và tăng cường thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh
Căn cứ kết quả đánh giá xếp loại Học lực môn kỳ I năm học 2009-2010 đối với học sinh cấp tiểu học: Học kỳ I, năm học 2009-2010, học sinh yếu môn Tiếng Việt 2856/21682, tỷ lệ 13,17 %, đặc biệt là tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 yếu môn Tiếng Việt 1423/5365, tỷ lệ 26,52 % Như vậy, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số yếu môn Tiếng Việt rất cao và đang có chiều hướng tăng nhanh Đây là một vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm Để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh cấp tiểu học trong học kỳ II năm học 2009-2010 và những năm tiếp theo Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tăng cường thời lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh với những nội dung sau:
I Mục tiêu
Tăng cường thời lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số có đủ thời gian cần thiết vượt qua rào cản ngôn ngữ để đạt Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 1, nâng tỉ lệ đạt chuẩn của chương trình vào cuối mỗi lớp ở các trường, điểm trường có học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời giáo viên có cơ hội vận dụng phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, đáp ứng đúng thực tiễn của việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay
II Nội dung
1 Nâng cao chất lượng dạy học cuối năm
1.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã: chỉ đạo các đơn vị trường học
nâng cao chất lượng dạy học cuối năm học 2009-2010 đối với học sinh xếp loại học lực yếu thông qua việc tăng thời lượng dạy học; động viên, khuyến khích học sinh tự tin tiếp thu bài học; tập trung hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh yếu ngay trong từng tiết dạy
1.2 Các trường tiểu học: Quán triệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
bộ môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học của lớp phụ trách thông qua việc kiểm soát chất lượng dạy học Có hình thức khen thưởng đối với những giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy lớp có nhiều học sinh giỏi Thông qua chất lượng xếp loại học lực
Trang 2cuối năm của học sinh làm căn cứ chính để đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2009-2010
1.3 Thực hiện việc ra đề kiểm tra cuối năm theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá đúng chất lượng học sinh, công tác giảng dạy của giáo viên, công tác quản lý
và chỉ đạo của hiệu trưởng
2 Dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1
2.1 Về thời lượng dạy học môn tiếng Việt:
Thời lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là 350 tiết Thời lượng này phù hợp với học sinh dân tộc Kinh học tiếng Việt, nhưng khó có thể phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số Giải pháp điều chỉnh kế hoạch dạy học môn tiếng Việt lớp 1 từ
350 tiết/năm lên 500 tiết/năm mới đây của Bộ Giáo dục và Ðào tạo là cần thiết Ðiều
đó giúp học sinh dân tộc thiểu số có đủ thời gian để đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tiếng Việt lớp 1 Tiếp tục thực hiện Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH ngày 15/9/2009 về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
3 Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
3.1 Các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua từng tiết dạy, từng môn học Đảm bảo học sinh dân tộc thiểu số cuối năm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt; học sinh
tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt
3.2 Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng thư viện thân thiện như: xây dựng thư viện trong lớp học, thư viện ngoài trời (thư viện xanh); xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết tiếng Việt; xây dựng góc ngôn ngữ tiếng Việt; tổ chức
giao lưu tiếng Việt giữa các lớp, các khối lớp, các trường, theo chủ đề : “Tiếng Việt
của chúng em”.
III Biện pháp thực hiện
1 Tổ chức dạy học Chuẩn bị tiếng Việt trong hè năm 2010.
- Các trường học xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để mở lớp trong hè, Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước tuổi vào lớp 1
- Yêu cầu Nhân viên hỗ trợ giáo viên lập danh sách và huy động tất cả số trẻ 5 tuổi để học Chuẩn bị tiếng Việt trong hè năm 2010 Lớp Chuẩn bị tiếng Việt trong hè năm 2010 do Nhân viên hỗ trợ giáo viên cùng giáo viên được phân công hoặc giáo viên là người dân tộc, giáo viên biết tiếng dân tộc trực tiếp giảng dạy Ban giám hiệu các trường học có Nhân viên hỗ trợ giáo viên chỉ đạo các giáo viên tham gia giúp đỡ Nhân viên hỗ trợ giáo viên về tổ chức, rèn nề nếp lớp học, phương pháp dạy các bài Chuẩn bị tiếng Việt
Trang 32 Phòng giáo dục và đào tạo:
- Thống kê học sinh theo từng loại dân tộc, số giáo viên người dân tộc thiểu số, giáo viên biết tiếng dân tộc thiểu số đồng thời điều tra giúp cho Sở GD&ĐT số cán bộ
xã biết tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, thị xã (theo mẫu đính kèm) về Sở GD&ĐT (Phòng GDTH) chậm nhất 15/4/2010;
- Cần tích cực huy động tối đa trẻ 4, 5 tuổi ra lớp mẫu giáo và thực hiện tốt
chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo cho học sinh 5 tuổi học dự thính lớp 1 chuẩn bị tiếng Việt cho năm học sau Chỉ đạo các trường tiểu học triển khai Chương trình làm quen với Tiếng Việt trong hè cho trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi tham gia chương trình 36 buổi trong hè;
- Phòng GD&ĐT Bù Đăng chọn 3 trường, mỗi trường chọn 3 lớp để thí điểm dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng tăng thời lượng dạy học từ 300 tiết lên 500 tiết;
- Đối với các trường còn lại thực hiện dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng tăng thời lượng tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương
để tổ chức;
- Tích cực triển khai có hiệu quả các tài liệu về Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi vào lớp 1 tới các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số cần tăng cường tiếng Việt;
- Chỉ đạo các trường lựa chọn phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt phù
hợp với đặc điểm của học sinh;
- Đối với những điểm trường, trường tiểu học có đa số học sinh là người dân tộc thiểu số cần thực hiện dạy phần Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1, tiếp
tục dạy học phần này theo Chương trình 60 bài trong tài liệu Chuẩn bị Tiếng Việt cho
trẻ em trước tuổi đến trường Tùy thuộc vào tình hình của từng địa phương nên bố trí
người dạy một cách linh hoạt và hợp lí;
- Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được thực hiện liên tục trong quá trình học các môn học ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 thông qua hoạt động học tập như: học bằng hành động trực quan, hoạt động hội thoại, hoạt động tham gia các trò chơi (chủ yếu trò chơi phát triển ngôn ngữ) Tham gia các hoạt động giáo dục như: hát, múa, nghe kể chuyện, kể chuyện theo sách, tô, vẽ, đếm ;
- Yêu cầu mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa;
- Thực hiện bàn giao học sinh mẫu giáo 5 tuổi cho các trường tiểu học trong địa bàn vào tháng 4 hàng năm;
- Tại các trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất thì việc phụ đạo cho học sinh yếu được thực hiện bằng cách tăng tiết vào các buổi dạy ít tiết hoặc dạy tăng buổi;
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
- Tổ chức dạy học thêm từ 2 đến 3 buổi trong tuần (dạy từ 7 đến 8 buổi/tuần);
- Tổ chức dạy học trước khai giảng và sau thời gian kết thúc năm học;
Trang 4Ngoài ra, các trường tiểu học có thể xây dựng các mô hình, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm đạt được vốn tiếng Việt cao cho học sinh
Trên đây là kế hoạch chuẩn bị và tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng của tỉnh Bình Phước
Trên cơ sở các nội dung kế hoạch này, Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng huyện, thị xã và tổ chức triển khai, chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế hoạch và thực hiện cụ thể phù hợp với tình hình học sinh dân tộc thiểu số tại từng điểm trường lẻ, điểm chính để đạt được kết quả cao nhất nhằm tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và báo cáo về Sở GD&ĐT (qua phòng GDTH) vào 2 đợt: 15/6 và 15/9 hàng năm
KT/GIÁM ĐỐC
- Phòng GD&ĐT (để T/h); (Đã ký)
- Lưu VP, GDTH-BTMT-02b; Đặng Trí Vinh