- Tính toán kinh tế.
Về tiêu chí đánh giá: Trước hết cần làm quen với khái niệm dòng tiền và thời gian của dòng tiến qua các ví dụ sau:
Ví dụ 1 về dòng tiền:
Dòng ra (Tiền tiêu đi) Dòng vào (Tiền thu về) Một lần Chi phí đầu tư ban đầu Giá trị còn lại của thiết bị
Hàng năm Chi phí vận hành và thuế Doanh thu và tiết kiệm khi vận hành
Khác Vốn lưu động Vốn lưu động
Ví dụ 3 về dòng tiền bằng bảng:
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm ... Năm n
Dòng ra I C1 C2 Cn
Dòng vào 0 B1 B2 Bn
Dòng tiền ròng hàng năm
CFo = - I CF1 = B1 – C1 CF2 = B2 – C2 CFn = Bn – Cn
Lưu ý: Khi chúng ta đầu tư cho một giải pháp SXSH hay một dự án, chúng ta có:
1. Một khoản đầu tư ban đầu – HÔM NAY
2. Một loạt dòng tiền (vào ra) trong TƯƠNG LAI, dự tính sẽ bù lại khoản đầu tư hiện tại
- Trước khi có thể so sánh các dòng tiền ở các năm khác nhau, chúng ta cần quy đổi chúng về cùng một mặt bằng giá trị tại một năm duy nhất.
- Cách đơn giản nhất là quy đổi các dòng tiền của dự án về thời điểm hiện tại khi bắt đầu thực hiện dự án thông qua phương pháp chiết khấu.
t t r) 1 ( FV PV + =
Công thức chiết khấu:
PV (Present Value): Giá trị dòng tiền ở thời điểm gốc, tức là lúc bắt đầu dự án FVt (Future Value): Giá trị dòng tiền trong năm t
r: Tỷ lệ chiết khấu (thường tính theo lãi suất ngân hàng) t: Số năm từ khi bắt đầu dự án
1) Với các giải pháp có chi phí thấp hay trung bình
a. Thời gian hoàn vốn (payback period)
* Có thể sử dụng tiêu chí đơn giản là “thời gian hoàn vốn” để đánh giá. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để các dòng tiền tương lai dự tính có thể hoàn lại được dòng tiền đầu tư ban đầu.
* Thời gian hoàn vốn được sử dụng chủ yếu để đánh giá các đầu tư về thiết bị khi thời gian hoàn vốn ngắn (1-3 năm) và không cần thiết phải dùng đến các phương pháp đánh giá chi tiết hơn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn:
* Nếu các dòng tiền tương lai ước tính cố định bằng nhau, thì thời gian hoàn vốn giản đơn sẽ là:
Trong đó:
Vốn đầu tư bao gồm: Thiết bị, lắp đặt, huấn luyện, đào tạo, khởi động, v.v. . .
Tiết kiệm chi phí thực hàng năm: bán sản phẩm, nhân công, vật liệu thô, nước, năng lượng, v.v...
* Nếu các dòng tiền tương lai của các năm ước tính không bằng nhau thì sử dụng phương pháp cộng dồn.
* Gọi là thời gian hoàn vốn đơn giản vì không tính đến chiết khấu của các dòng tiền tương lai.
* Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì cơ hội SXSH xem xét càng khả thi.
Thời gian hoàn vốn chiết khấu:
* Thời gian hoàn vốn có thể được tính bằng cách dựa trên những dòng tiền tương lai đã được chiết khấu. Cách tính này chính xác hơn bởi vì nó nhìn nhận giá trị thời gian của đồng tiền.
* Có thể sử dụng phương pháp cộng dồn để tính Thời gian hoàn vốn chiết khấu.
* Thời gian hoàn vốn chiết khấu có chiết khấu của một dự án sẽ dài hơn Thời gian hoàn vốn giản đơn của nó.
2) Với các giải pháp có chi phí cao
Với các giải pháp có chi phí cao, cần phải chi tiết hơn - tức là phải tính đến lãi suất/chiết khấu. Khi đó người ta thường dùng 3 tiêu chí sau:
a. Giá trị hiện tại ròng của đầu tư cho SXSH (NPV = Net Present Value).
- Khi tiến hành so sánh giữa lợi ích và chi phí đầu tư SXSH, để phản ánh đúng bản chất của nó người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích cũng như chi phí về một thời điểm để so sánh. Thời điểm để so sánh thường tính là năm dự án bắt đầu hoạt động. Các giá trị về lợi ích và chi phí khi đưa về thời điểm so sánh phải được chiết khấu thông qua lãi suất chiết khấu (r) thường bằng với lãi suất ngân hàng.
- Hiệu số của hiện giá lợi ích và chi phí được gọi là giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV). Giá trị hiện tại ròng NPV cho chúng ta biết quy mô của khoản thu nhập ròng mà đầu tư cho SXSH có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu tính theo thời giá hiện tại. Do vậy NPV = hiện giá lợi ích - hiện giá chi phí phải lớn hơn 0 thì giải pháp đầu tư SXSH xem xét mới là khả thi về kinh tế.
- Khi có sự lựa chọn giữa các giải pháp SXSH khác nhau, giải pháp nào có NPV cao nhất sẽ được chọn để thực hiện.
Vốn đầu tư ban đầu Dòng tiền ròng một năm Thời gian hoàn vốn (năm) =
∑∑− − > ∑− − > + + − + = n t t o t t t r C C r B 1 n 1 0 ) ) 1 ( ( ) 1 ( NPV Trong đó: Bt: Lợi ích năm thứ t Ct: Chi phí năm thứ t Co : Chi phí đầu tư ban đầu t: thời gian tính từ năm gốc n: Vòng đời dự án
r: tỷ suất chiết khấu (hay lãi suất ngân hàng r)
Ví dụ về thẩm định tài chính dự án đầu tư SXSH: tính giá trị hiện tại ròng NPV
Năm 0 1 2 3 4 5
Đầu tư ban đầu - 1.700 $
Chi phí vận hành - 100 $ - 100 $ - 100 $ - 100 $ - 100 $
Chi phí khác 600 $ 600 $ 600 $ 600 $ 600 $
Tiết kiệm chi phí ròng
500 $ 500 $ 500 $ 500 $ 500 $
Tiết kiệm chi phí ròng đã chiết khấu (r=8%)
463 $ 429 $ 379 $ 368 $ 340 $
Tổng chi phí ròng đã
chiết khấu 1.996 $
Giá trị hiện tại ròng
NPV 296 $
Chỉ số sinh lợi (NPV/I)
17,41%
b. Tỷ số thu hồi vốn nội tại hay hệ số hoàn vốn nội tại (IRR = Internal Rate of Return) IRR chính là lãi suất chiết khấu (r) mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại của các khoản thu lợi bằng tổng hiện giá vốn đầu tư hay:
∑∑− − > ∑− − > + + − + = n t t o t t t r C C r B 1 n 1 0 ) ) 1 ( ( ) 1 ( NPV
è IRR phải lớn hơn lãi suất ngân hàng r thì giải pháp SXSH mới được thực hiện và IRR càng cao thì giải pháp SXSH càng dễ chấp nhận.
c. Tỷ số lợi ích - chi phí (BCR = Benefits Cost Ratio)
Tỷ số này cho biết mối tương quan giữa giá trị hiện tại của thu nhập (doanh thu) và giá trị hiện tại của chi phí (giá thành).
→ Nếu BCR > 1 thì giải pháp xem xét là khả thi về kinh tế.
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải). Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp như thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay quá trình thì việc đánh giá các khía cạnh môi trường cần được quan tâm. Cần chú ý các khía cạnh môi trường:
- Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải - Nguy cơ chuyển sang môi trường khác
- Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế - Tiêu thụ năng lượng.
Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là: - Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
- Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại - Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại - Giảm tiêu thụ năng lượng.
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp sau.
Một trong các phương pháp để lựa chọn sơ bộ các cơ hội GTCT là phương pháp “Lấy tổng có trọng số” (Xem tài liệu đọc thêm).
2.2.5. Giai đoạn 5 - thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải
Một số các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi được xác lập (ví dụ sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình công tác), trong khi một số khác đòi hỏi phải có một kế hoạch hệ thống để thực hiện.
Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động (action plan) phải được xây dựng. Một kế hoạch hành động phải gồm: