Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hộ

Một phần của tài liệu Đại cương về môi trường II (Trang 25 - 27)

để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

3. Các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường:

Hiến pháp: điều 29 hiến pháp nước CHXHCNVN 1992.  Luật:

- Luật môi trường đươc quốc hội thông qua 29/11/2005 thay thế luật MT năm 1993

với 15 chương 136 điều - là nguồn cơ bản nhất của Luật môi trường Việt Nam; - Luật khoáng sản 1996; 2000; 2005;

- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (30/06/1989);

- Bộ luật dân sự 2005- với điều: 263,270,624 liên quan đến BVMT;

- Luật bảo vệ và phát triển rừng1991;2004;

- Luật dầu khí 1993;2000;

- Luật đất đai năm1993;1998;2000;2001;2003

- Luật tài nguyên nước1998;

- Bộ luật hình sự-chương XVII các tội phạm về môi trường;

- Luật thuỷ sản 1989;2003.  Các văn bản dưới luật:

- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hôi

- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ

- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởn, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Các hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường:

Kiểm soát ô nhiễm môi trường đó là quy hoạch, kế hoạch hoá việc bảo vệ môi trường (gọi tắt là quy hoạch môi trường)

Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng chính sách và biện pháp trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các chính sách và biện pháp trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”

Kể từ luật bảo vệ môi trường năm 1993, với quy định chung: “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây

dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương” (Điều 3), đến luật bảo vệ môi trường năm 2005, với các quy định cụ thể hơn về quy hoachj sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Điều 28), quy hoạch bảo tồn thiên nhiên( Điều 29), quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư (Điều 50)

Nhà nước đã luật hoá 4 nội dung cụ thể có liên quan đến quy hoạch môi trường như sau:

Một phần của tài liệu Đại cương về môi trường II (Trang 25 - 27)