1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx

169 698 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 14,59 MB

Nội dung

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài " Văn bia lăng các vua Nguyễn " 1 MỤC LỤC A - MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa đề tài Cố đô Huế, một trong những trung tâm văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Không những thế, Huế còn là một quần thể di tích sánh hàng với những kì quan thế giới. Với diện tích không lớn nhưng Huế với vẻ độc đáo vĩ đại riêng của mình như “bục đứng của một nhạc trưởng giữa một giàn giao hưởng không gian bất tận” [24,tr177]. Thiên nhiên nơi đây có vẻ hấp dẫn lạ kì: núi xuống tận bình nguyên, biển vào sâu thành đầm phá, đồi thông xanh lặng lẽ đối điện với đô thị ồn ào, náo nhiệt, những ngọn đồi như đang ngủ giấc ngàn thu, dòng sông Hương cứ êm đềm chảy Vượt qua con sông này là vùng lăng mộ của các đế vương- nơi an nghỉ của những con người một thời đầy quyền lực. Sự hòa điệu giữa những nét cổ kính mang dấu ấn dân tộc với những nét hiện đại của nền văn minh mới đã mang đến cho Huế một hơi thở vừa quen vừa lạ làm say đắm lòng người. Đặc biệt trong những năm gần đây, với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sức sống của mảnh đất này dường như trỗi dậy và bừng cháy. Những giá trị văn hóa truyền thống được đánh thức, đặc biệt là các di tích lăng tẩm đế vương. Đó là sự sáng tạo góp sức của chính những con người Huế và cả những người 2 quan tâm đến nền văn hóa Huế. Huế hôm nay và mai sau mãi mãi là một bài thơ đô thị, là kho sử liệu quý giá cần được nghiên cứu và phát huy. Với hơn ba năm sống trên đất cố đô đầy huyền thoại, chúng tôi cảm thấy mình cần phải làm gì đó để góp phần vào sức sống đang trỗi dậy của cố đô, của nền văn hóa phi vật thể đang ngày càng chứng tỏ giá trị và sức cuốn hút của mình. Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn và các văn bia ở đó đã thực sự thu hút sự chú ý của những người học ngành Hán Nôm như chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này. Đây không chỉ là cơ hội để chúng tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học mà còn là dịp để ứng dụng những điều đã học vào thực tế. Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả của đề tài này sẽ là góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa của Huế ngày càng chính xác và phong phú hơn. 2. Lịch sử vấn đề Huế vốn là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Nói đến văn hóa Huế, chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện và xuyên suốt tiến trình lịch sử bởi vì văn hóa Huế có một truyền thống lâu đời. Nhưng ngày nay, khi nhắc đến các di tích lịch sử ở Huế, người ta thường nghĩ ngay đến lâu đài, cung điện, lăng tẩm, thành quách Bởi vì đây là một quần thể di tích đồ sộ và nhờ có quần thể di tích này mà Huế trở nên nổi tiếng, được vinh danh là di sản văn hóa nhân loại. Đặc biệt lăng tẩm của các bậc đế vương trong mắt của du khách và các nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa luôn gợi cho chúng ta sự tò mò. Các công trình nghiên cứu về các lăng vua có thể nói là rất nhiều. Có những công trình nghiên cứu mang tính khái quát như “Lăng tẩm Huế- một kì quan” và “Kiến trúc cố đô Huế” của Phan Thuận An, “Quần thể di tích Huế di sản Việt Nam” của Thái Công Nguyên; Có những công trình nghiên cứu chuyên biệt về một lăng như tác phẩm “lăng của hoàng đế Minh Mạng” của Mai Khắc Ứng Đó là chưa kể đến các bài nghiên cứu trên các tạp chí như: “Lăng Gia Long” trên tạp chí BAVH tập X năm 1923, “Lăng Minh Mạng”- BAVH tập VII, bản dịch bài văn bia trên lăng Gia Long- BAVH tập X năm 1923, bản dịch bài văn bia của lăng Minh Mạng -BAVH tập VII, bản dịch bài văn bia lăng Tự Đức trên tạp chí sông Hương số 46 (T4-1991) Nhìn chung, đề tài chúng tôi đang nghiên cứu chưa phải là sự mới 3 mẻ trong công tác nghiên cứu lăng tẩm ở Huế, nhưng mục đích của đề tài là sự tổng hợp lại có hệ thống những văn bia hay còn gọi là “thánh đức thần công bi” ở các lăng vua Nguyễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lịch sử với những thăng trầm của nó đã giữ lại cho hậu thế những gì cần giữ lại và xóa đi những cái không cần thiết. Đó cũng giống như trong mười ba đời vua sau chỉ có 7 lăng tẩm của các vua Nguyễn vẫn còn giá trị và đang tồn tại. Trong đề tài này, đối tượng được nghiên cứu là các “thánh đức thần công bi” ở sáu khu lăng tẩm. Đó là Thiên Thọ lăng của vua Gia Long, Hiếu lăng của vua Minh Mạng, Xương lăng của vua Thiệu Trị, Khiêm lăng của vua Tự Đức, Tư Lăng của vua Đồng Khánh và Ứng lăng của vua Khải Định. Phạm vi nghiên cứu: Đây là đề tài thực địa nên sự cần thiết của nó là bản nguyên văn chữ Hán của bài văn bia và phần dịch nghĩa. Phạm vi đề tài không nằm ngoài sự khảo sát và đánh giá về cả nội dung và hình thức của các bài văn bia. 4. Phương pháp nghiên cứu Cũng như các công trình nghiên cứu khác, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là công tác điền dã, thu thập và xử lí tài liệu. Các phương pháp cụ thể như sau: - Khảo sát thực địa: chúng tôi tiến hành ghi chép, đối chiếu, chụp ảnh 6 văn bia lăng vua Nguyễn hiện còn ở Huế - Thu thập tài liệu: chúng tôi tiến hành thu thập những tài liệu như sách báo, tạp chí, các tư liệu liên quan đến các lăng và văn bia của các lăng, sau đó tra cứu, đối chiếu và xử lí nguồn tài liệu ấy. Sau đó, có sự tổng hợp đánh giá chung về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bia các lăng vua Nguyễn. Từ đó, rút ra những kết luận và đề xuất ý kiến góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại di sản văn hóa này. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chúng tôi được chia làm 3 chương Chương 1: Giới thiệu chung về các lăng vua Nguyễn Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về các lăng Thiên Thọ 4 Lăng, Hiếu Lăng, Xương Lăng, Khiêm Lăng, Tư Lăng và Ứng Lăng với các nội dung như vị trí địa lý, quá trình xây dựng, vị trí của mỗi lăng trong di sản văn hóa Huế. Chương 2: Khảo sát văn bia lăng các vua Nguyễn Đây là phần trọng tâm của đề tài khóa luận. Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 bài văn bia ở 6 lăng đã nêu theo thứ tự thời gian và được trình bày theo thứ tự :nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, chú thích. Chương 3: Giá trị của văn bia các lăng vua Nguyễn Trong chương này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu giá trị của các văn bia bởi giá trị của nó ở rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về mặt lịch sử, văn học, thẩm mỹ Đồng thời, đề xuất những ý kiến về việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại di sản văn hóa này. Mặc dù đã rất cố gắng và được thừa hưởng thành quả của người đi trước nhưng khóa luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô chỉ bảo thêm để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. 5 B - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LĂNG VUA NGUYỄN 1.1. Lăng vua Gia Long Lăng vua Gia Long hay còn gọi là lăng Thiên Thụ 天 天 天 (hoặc Thiên Thọ) ở địa phận xã Định Môn 天 天, phủ Thừa Thiên nay là xã Thiên Thọ 天 天, huyện Hương Trà 天 天, tỉnh Thừa Thiên Huế 天 天 天, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20 km. Lịch sử xây dựng lăng rất phức tạp vì đây không chỉ có lăng vua Gia Long mà còn có lăng của nhiều người thân của vua bao gồm lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Chú, lăng Quang Hưng của một bà vợ chúa Nguyễn Phúc Tần, lăng Vĩnh Mậu của một bà vợ chúa Nguyễn Phúc Thái, lăng Thoại Thánh của mẹ vua Gia Long, lăng Hoàng Cô của Thái trưởng Công chúa Long Thành (chị ruột vua Gia Long), lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ thứ của vua Gia Long và là sinh mẫu của vua Minh Mạng) và lăng Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ chính của vua Gia Long). Quần thể lăng tẩm này có chu vi đến 11.234,40m [20,tr.177] và được xây dựng vào những thời điểm khác nhau. Ngay cả lăng của vua và chính hậu cũng không phải xây cùng một thời điểm mà xây kéo dài nhiều năm dưới ba đời vua từ Gia Long đến Thiệu Trị. Vào năm 1814, sau khi người vợ chính của vua Gia Long là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu mất, nhà vua bàn với đình thần về việc làm một hiệp lăng để song táng hai người về sau vào một chỗ theo lệ “càn khôn hiệp đức”. Lê Duy Thanh, Tống Phúc Lương và Phạm Như Đăng là những người xem đất và lựa chọn. Ngày 18-5-1814, việc xây lăng được tiến hành, bao gồm 300 người trong các đội quân Sanh Thiết, 274 người trong các đội thủy quân và dân làng Phú Bài. Theo thuật phong thủy mà nói thì lăng Gia Long ở vào vị trí hết sức thuận lợi. Khi đứng sau tẩm và thẳng trên trục của nó ta thấy xa xa có một ngọn núi tròn trịa, trên đầu có chòm cây thông mọc rải rác, đó chính là Thiên Thọ Sơn. Đây là ngọn núi cao nhất trong vùng. Ngoài ra ở bên trái có 14 ngọn là Thanh Sơn, Ất Sơn, Diên Sơn, Bình Sơn, Bảo Sơn, Yên Sơn, Hưng Sơn, Hòa Sơn, Xuân 6 Sơn, Phương Sơn, Cẩm Sơn, Nhân Sơn, Mậu Sơn và Đại Tượng. Bên phải lăng cũng có 14 ngọn núi, đó là các ngọn: Bạch Sơn, Ngọc Sơn, Thạch Bàn, Thịnh Sơn, Bích Sơn, Trinh Sơn, Kim Sơn, Lẫm Sơn, Tam Bút, Trấn Sơn, Thụy Sơn, Thuận Sơn, Đoài Sơn và Mỹ Sơn. Phía sau lăng còn có các núi Bắc Sơn, Hùng Sơn, Quý Sơn, Thành Sơn, Tiểu tượng (1) . Các ngọn núi này đều có tên với ý nghĩa báo điềm lành. Vùng vườn lăng được bao quanh bởi hai dòng suối: dòng thứ nhất tụ hợp tất cả những dòng nước chảy từ bên trái lăng xuống, tạo thành một khúc quanh chạy ngang trước tẩm mộ, tại đây có mở rộng ra bằng cách tạo thành một hồ bán nguyệt và chảy đến trước điện Minh Thành thì bẻ quanh trở lại tạo nên một khúc ngoặt đột ngột để chảy thẳng đến lăng thứ hậu vua Gia Long; dòng nước tiếp tục chảy đến một cái hồ vuông, trước lăng của thân mẫu vua Gia Long và đến trước tháp mộ của Thái Trưởng công chúa, chị của nhà vua, như vậy hồ nầy đã kết nối mọi người trong gia đình với nhau. Hồ này được gọi là Hồ Dài. Còn hồ thứ hai được gọi là “Suối Trường Phong”, phát nguyên từ Nhuệ Sơn, chảy quanh núi Thiên Thọ, chạy dọc về phía bên phải, theo lăng Trường Phong tạo thành hình bán nguyệt trước lăng rồi hợp lưu với Hồ Dài. Không một suối nào đâm thẳng trước mặt lăng mà chảy bao quanh lăng. Lăng Gia Long không có vòng la thành bao quanh, các lâu đài đình tạ cũng không có, “nó đơn giản và hoành tráng như cuộc đời một võ tướng” [1,tr.176]. Các công trình kiến trúc hầu như không sơn son thếp vàng và chạm trổ tinh xảo. Điện Minh Thành 天 天 天 xây trên Bạch Sơn, nơi thờ vua và chính hậu cũng không trang trí rườm rà. Đáng chú ý là các con rồng đều đắp bằng vôi gạch chứ không được chạm bằng đá như các lăng về sau. Phía trước làm bái đình 7 cấp xây bằng đá núi, mỗi cấp có 3 bệ đá, 6 lan can hình rồng uốn, tả hữu tường gạch. Trước bái đình là sân ngoài có 4 tượng viên biền đứng hầu bằng đá, tượng 6 thị vệ đá, ngựa đá, voi đá 2 con. Có các cột trụ xây gạch để giới hạn vùng đất cấm của lăng ở xung quanh khu lăng, ngày xưa có 85 cột, vào năm 1859, chỉ còn 42 cột, ngày nay đa số đều bị hư hỏng, còn lại khoảng chục cột .  Bi đình 天 天 được xây dựng trên núi Thanh Sơn và nhìn chung đơn giản (1) Theo BAVH, tập VII, trang 346 và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13, quyển 216, phần lăng tẩm, trang 321-322. Còn theo Đại Nam thực lục tập I thì có đến 36 ngọn với những tên gọi khác với những tên núi vừa nêu ở trên. 7 hơn so với các nhà bia khác. Trên trần nhà bia cũng như các cột nhà bia hiện nay được nâng cấp trùng tu lại, được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ngoài ra, bi đình được trùng thiềm lợp ngói phẳng, chung quanh xây tường, trước xây bệ gạch 9 cấp, tả hữu lan can rộng. Bia đá được dựng trong bi đình cao 2,8m, rộng 1,52m, chân dài 1,88m, cao 0,8m, chữ bia khắc theo kiểu chữ chân phương. Trước đây, tấm bia này bị nứt, chữ trên văn bia không nhìn thấy rõ và đa phần bị mất, nay bia đã được tu sửa. Mặt bia được quét vôi trắng. Những họa tiết trên mặt bia tuy không giữ được hiện trạng xưa nhưng không mất hẳn. Trước đây, tấm bia toàn bộ đều bằng đá cẩm thạch màu xám hơi xanh, trang trí những hình chạm trổ thanh nhã. Nay toàn bộ văn bia là màu trắng của vôi lẫn với màu của vật liệu xi- măng. Những họa tiết trên bia có nhiều điểm khác biệt so với các văn bia khác. Trên trán bia là hình một con rồng lớn với nhiều họa tiết mây uốn lượn rất đẹp. Phía trên của thân bia là hình hai con rồng nhỏ quay đuôi về phía mặt trời; hai dọc bên thân bia, mỗi bên có hai con rồng và hai con giao xen kẽ nhau, hai con quay đầu lên và hai con quay đầu xuống; phía dưới của thân bia, giữa là hình hoa văn nhiều đỉnh núi. Ngoài ra, ở thân bia còn có sự phối trí của nhiều hình hoa văn cây lá với nhiều hình thức trang trí khác nhau. Hai tai bia được chạm hình hoa văn lớn. Hai nách bia có độ rộng và dày gần bằng tai bia, được chạm ở mỗi bên hình một con rồng nhỏ. Chân bia ở phần trên cùng được trang trí hình các hoa văn liên tiếp; phần giữa có 3 hình hoa văn cây lá tròn; bên dưới lại có hình một đầu rồng; dưới cùng của chân bia ở mặt trước và sau có 3 hình hoa văn cây lá; hai mặt bên của chân bia cũng có 3 họa tiết như vậy. Đó là toàn bộ họa tiết trang trí ở mặt trước của tấm bia. Mặt sau hoàn toàn trống trừ hai tai bia và hai nách bia có họa tiết như ở mặt trước. Nếu so với các bi đình khác, văn bia ở lăng Gia Long được dựng ở nơi thoáng đãng, bốn phía có 4 cửa lớn thông ra ngoài, đó là chưa kể các ô cửa sổ. Bài văn trên bia do vua Minh Mạng ngự chế vào ngày Bính thìn tháng 7 năm Minh Mạng nguyên niên, nhằm ngày 10 tháng 8 năm 1820. 1.2. Lăng vua Minh Mạng Khu đất mà ngày nay xây dựng lăng Minh Mạng là khu đất sau nhiều lần lựa chọn mới được chấp nhận. Bởi theo quan niệm trong triết học phương Đông- Kinh dịch, khi chết chôn ở một chỗ đất êm ả, trong lành thì sẽ “kết” và ảnh 8 hưởng đến hạnh phúc thịnh vượng của con cháu đời sau thuộc dòng. Cho nên, các vua chúa nhà Nguyễn thường coi trọng ngôi đất được chọn làm sinh phần. Vào năm Minh Mạng thứ 7 (tức năm 1826), nhà vua mới 35 tuổi đã sai các quan giỏi địa lý trong triều lập thành từng nhóm đi coi đất để chuẩn bị xây lăng cho mình. Sau nhiều lần lựa chọn với các nhóm như nhóm Nguyễn Văn Bảng, nhóm Khâm Thiên Giám, nhóm Nguyễn Xuân Thục không thống nhất và có nhiều ý kiến khác nhau, mãi đến năm Canh tý (1840), ông Lê Văn Đức, Hiệp biện đại học sĩ, Thượng thư bộ công kiêm quản Hàn lâm viện, sau nhiều năm tìm kiếm đã chọn được một ngôi đất nằm bên triền phía Đông núi Cẩm Kê. Tháng 4-1840, trên đường từ lăng Thiên Thọ trở về ngã ba Bằng Lăng, thuyền ngự dừng lại trước thôn La Khê, làng An Bằng, nhà vua nói với các vị đại thần: “ Núi này phong thủy rất tốt, từ trước chưa ai tìm ra, nay mới xem được chỗ đất ấy, thật đáng vui mừng” [11,tr176] và đổi tên vùng núi Cẩm Kê thành ra Hiếu Sơn. Vua sai các đại thần Trương Đăng Quế, Bùi Công Huyên đem Giám thành vệ lên tiến hành việc khảo sát địa thế, đo đạc đất đai. Họ vẽ toàn bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi ở đây, và sơ đồ các dự án kiến trúc từ La thành, bửu thành, điện, lầu, đình, tạ, đường viện cho đến những nơi đào hồ, làm cầu, dựng cửa Xem xong nhà vua rất đắc ý. Lăng được khởi công xây dựng vào ngày Đinh sửu tháng 7 năm Canh tý. Nhưng sau đó bị ngập mưa nên hoàng đế phải cho dừng công việc đến tháng 9 mới giao cho Bộ công huy động binh điền trở lại công trường. “Công việc ở núi Hiếu trước đây phải bắt dương binh làm, nhưng ta nghĩ, khi ấy đương tiết gặp mưa, đã chuẩn cho cuối tháng nghỉ việc nên hôm trước đã cho về cả. Xét ra thành bao ấy rất quan trọng mà công trình xây đắp không phải mươi ngày mà xong được. Tất cả phải dự định khơi đào trước để thành thể thế thì sau này mới làm có thể đỡ khó nhọc đôi chút, huống chi nơi ấy là núi cao, nếu có mưa ngập cũng không quản ngại. Vậy phải ra quản vệ một người, suất đội bốn người, biền binh 200 người, cứ theo bọn Khâm Thiên, Giám thành chỉ bảo, ở chính giữa nơi thành bao núi ấy liều lượng nhà xưởng ở trên rồi ra công khai đào, dài 5 trượng, ngang dưới 3 trượng, sâu một trượng hoặc 7,8 thước. Nếu khi còn khô ráo thì đào sâu dần, nếu có mạch nước ở núi chảy ra thì tùy thế khơi một cái 9 ngôi nhỏ để khi thấm nước chảy thông ra núi cốt cho khô ráo sạch sẽ. Về việc phát quản vệ cho đến binh đinh, định cứ một tháng thay đổi một lần [11;tr176]. Bốn tháng làm việc thổ mộc, đã xây dựng được phần lớn vòng la thành và giải quyết xong mặt bằng đến ngày 21 tháng Chạp năm Canh tý (1840), vua Minh Mạng qua đời, hưởng thọ 51 tuổi. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, ngày Bính thìn tháng 2 năm Tân sửu (1841) cho trực tiếp xây dựng sơn lăng. Khu lăng có một chiều sâu hun hút (từ Đại Hồng Môn đến điểm tận cùng của La thành cách nhau đến 700 m).Vòng La thành tuy cao nhưng cũng không hạn chế được tầm nhìn từ trong lăng ra đến vùng núi non đẹp đẽ ở xa xa bên ngoài. Đứng ở cầu Hữu Bật nhìn về phía nam, cảnh vật núi non cây cỏ in bóng xuống đáy hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc. Bên trong La thành, hơn 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, giống như tình trạng xã hội đương thời, một xã hội được tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sùng Nho học đến mức tối đa. Bố cục kiến trúc ấy cũng nói lên cá tính và phong cách của vua Minh Mạng. Bửu thành 天 天 xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền chi phối toàn bộ xã hội quân chủ ấy. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng. Càng vào sâu, mật độ kiến trúc càng dày. Các nhà kiến trúc thời ấy đã đưa ba khu kiến trúc ở lăng Gia Long nằm theo chiều ngang nhập làm một, cho nằm theo chiều dọc trong một trục duy nhất ở lăng Minh Mạng. Họ cũng khôn khéo lợi dụng được thế đất và các ngọn đồi để nâng chiều cao của các công trình kiến trúc. Điện Sùng Ân 天 天 天 là một công trình ghép hai ngôi nhà rường lại với nhau tạo thành một không gian đồng nhất. Nhà trước thường gọi là tiền điện hay chính tích. Tiền tích gồm năm gian hai chái đơn. Chính tích hai gian ba chái kép. Điện Sùng Ân là nơi để thờ cha mẹ vua, là một công trình chính ở Hiếu lăng cho nên, ở đây có bộ vì chồng sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Hai bên điện là Đông phối điện và Tây phối điện, là ngôi nhà phối thuộc của điện dùng để văn võ bá quan túc trực mỗi khi có việc phải lên lăng. Phía sau điện Sùng Ân là Hoàng Trạch Môn 天 天 天, đó là giới hạn kết thúc khu thành vuông của điện, mở ra không gian 10 [...]... có cách điệu mới lạ khác hẳn các văn bia khác Các văn bia này đều có cùng kiểu chân quỳ ở 4 cột 31 chân So với các loại văn bia khác, văn bia ở các lăng tẩm có những điểm cố định như: bia luôn được dựng trong nhà bia bề thế, chân bia luôn là một khối đá vuông được khắc chạm chứ không nằm trên một thân rùa như bia chùa hay bia tiến sĩ, rồng là họa tiết chủ đạo trên các bia này Văn bia lăng các vua Nguyễn. .. nhưng có văn bia thì phía sau để trống (bia lăng Thiệu Trị, Gia Long) Tất cả các bia ở các lăng đều có tai bia và nách bia Tai bia và nách bia có lúc được chạm khắc các họa tiết mây hoặc hoa lá uốn lượn (văn bia lăng Minh Mạng) nhưng có lúc lại được chạm khắc 4 con rồng ở 2 tai và 2 nách bia (văn bia lăng Thiệu Trị), có lúc 2 nách bia chạm rồng, 2 tai bia lại trang trí bằng họa tiết cây lá (văn bia lăng. .. vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhưng ông vua này không xây dựng lăng tẩm nên cũng không có văn bia CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VĂN BIA LĂNG CÁC VUA NGUYỄN 2.1 Văn bia triều Nguyễn và văn bia lăng các vua Nguyễn 2.1.1 Văn bia triều Nguyễn 25 Văn bia là một sản phẩm của đời sống xã hội và là đặc trưng của văn hóa thời trung đại Ban đầu, ở Trung Quốc bia chỉ là những cột đá dựng ở cửa miếu dùng để buộc... vậy là để thấy rằng số lượng văn bia triều Nguyễn rất đa dạng và phong phú Căn cứ vào vị trí đặt văn bia có thể phân loại văn bia triều Nguyễn ra làm các loại sau:  Văn bia ở đền chùa Văn bia được dựng ở chùa chiền có thể coi là loại văn bia được dựng sớm nhất Điều đặc biệt là các văn bia ở chùa thường do vua ngự chế hoặc những nho sĩ nổi tiếng đề khắc Sở dĩ là vì thường các chùa do triều đình bỏ tiền... đức, lập công, lập ngôn; vua còn cho rằng nền tảng của việc học là trung với vua, hiếu kính với cha mẹ Nói chung, nền giáo dục triều Nguyễn là một nền giáo dục mang tư tưởng phục cổ và bảo thủ  Văn bia ở các lăng tẩm vua Nguyễn Đây là những văn bia ca ngợi vua cha đã mất do các vua kế nhiệm ngự chế Nó được dựng ngay tại các lăng tẩm của các vua Nội dung và nghệ thuật của loại văn bia này sẽ được giới... dáng, văn bia lăng cũng giống các loại văn bia khác Đó là một tấm đá hình chữ nhật lớn, mỗi một tấm bia đều có các phần như trán bia, thân bia, chân bia, tai bia, nách bia Trán bia thường là hình cong bán nguyệt, trên là diềm bia, dưới là mặt bia Trán bia luôn được trang trí hình rồng mây rất lớn, mặt rồng ở chính giữa, đuôi rồng 30 xòe ra và uốn lượn ngay trước mặt rồng theo một đường tròn Thân bia. .. cổng lăng vào thì đầu tiên là sân chầu, rồi đến bi đình và sau đó là các công trình kiến trúc khác Trong các bia lăng, chỉ có bia lăng Tự Đức là có vị trí đặc biệt là tuy đặt gần sân chầu nhưng sân chầu và bi đình lại nằm sâu bên trong khu vực lăng, còn các bia ở các lăng khác có vị trí giống nhau là gần trước cổng đi vào lăng Không những được dựng trong một bi đình bề thế, trang nhã, các bia ở các lăng. .. nhã, các bia ở các lăng vua Nguyễn còn được chạm trổ tinh xảo theo nghệ thuật kiến trúc của triều Nguyễn Các bi đình đều được xây dựng theo kiểu hai tầng với những nét độc đáo riêng Nhà bia lăng Gia Long đơn giản mà thoáng đãng; nhà bia lăng Minh Mạng lộng lẫy, uy nghiêm; nhà bia lăng Thiệu Trị hài hòa, gần gũi; nhà bia lăng Tự Đức đồ sộ; nhà bia lăng Đồng Khánh xinh xắn; nhà bia lăng Khải Định hoành... đáo.Trong các bi đình thì bi đình của lăng vua Khải Định độc đáo nhất, gồm 2 tầng và trên mỗi tầng đều có hình các con rồng uốn lượn xếp sát nhau, được xây bằng bê tông rất vững vàng Các tấm bia thường được làm bằng đá thanh, vừa cao lớn lại được chạm trổ các họa tiết đặc biệt Bài văn bia được khắc ở lòng bia, dài và bằng chữ Hán theo lối chữ chân phương rõ ràng Nội dung của các bài văn bia ở các lăng vua. .. thiệu kĩ ở mục sau  Văn bia dựng ở các danh lam thắng cảnh, các khu quân sự, kinh tế Vua Thiệu Trị xếp các cảnh đẹp ở kinh đô làm 20 thắng cảnh, gọi là “thần kinh nhị thập cảnh”(20 cảnh đẹp ở đất thần kinh) Mỗi thắng cảnh đều có bia dựng ở đó Ở các núi chầu xung quanh lăng vua Gia Long cũng có dựng văn bia, mỗi núi dựng một cái Người ta thường nhắc đến hai văn bia, một cái dựng ở Phu Văn Lâu và một cái . tẩm. Đó là Thiên Thọ lăng của vua Gia Long, Hiếu lăng của vua Minh Mạng, Xương lăng của vua Thiệu Trị, Khiêm lăng của vua Tự Đức, Tư Lăng của vua Đồng Khánh và Ứng lăng của vua Khải Định. Phạm. Lăng, Khiêm Lăng, Tư Lăng và Ứng Lăng với các nội dung như vị trí địa lý, quá trình xây dựng, vị trí của mỗi lăng trong di sản văn hóa Huế. Chương 2: Khảo sát văn bia lăng các vua Nguyễn Đây. văn được khắc trên bia do chính vua Tự Đức ngự chế, nó được xem là bài văn bia độc đáo nhất trong các bài văn bia ở các lăng. 18 1.5. Lăng vua Đồng Khánh Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường,

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bia lăng Gia Long - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 1 Bia lăng Gia Long (Trang 32)
Hình 2: Bia lăng Minh Mạng - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 2 Bia lăng Minh Mạng (Trang 33)
Hình 3: Bia lăng Thiệu Trị - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 3 Bia lăng Thiệu Trị (Trang 33)
Hình 4: Bia lăng Tự Đức - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 4 Bia lăng Tự Đức (Trang 34)
Hình 5: Nhà bia lăng Đồng Khánh - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 5 Nhà bia lăng Đồng Khánh (Trang 35)
Hình 1:  Cổng chính đi vào điện Minh Thành (lăng Gia Long) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 1 Cổng chính đi vào điện Minh Thành (lăng Gia Long) (Trang 147)
Hình 2: Một góc của sân chầu  (lăng Gia Long) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 2 Một góc của sân chầu (lăng Gia Long) (Trang 147)
Hình 3: Voi và ngựa đá ở sân chầu (lăng Gia Long). - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 3 Voi và ngựa đá ở sân chầu (lăng Gia Long) (Trang 148)
Hình 4: Từ Bi đình đến Hiển Đức môn (lăng Minh Mạng) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 4 Từ Bi đình đến Hiển Đức môn (lăng Minh Mạng) (Trang 148)
Hình 5: Cảnh trước hồ Tân Nguyệt (lăng Minh Mạng) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 5 Cảnh trước hồ Tân Nguyệt (lăng Minh Mạng) (Trang 149)
Hình 7 : Bi đình lăng Thiệu Trị - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 7 Bi đình lăng Thiệu Trị (Trang 151)
Hình 10: Trụ biểu ở lăng Tự Đức - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 10 Trụ biểu ở lăng Tự Đức (Trang 153)
Hình 9: Đường dẫn vào Hồng Trạch Môn  và Điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 9 Đường dẫn vào Hồng Trạch Môn và Điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị) (Trang 153)
Hình 11: Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bên cạnh hồ Lưu Khiêm  (lăng Tự Đức) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 11 Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bên cạnh hồ Lưu Khiêm (lăng Tự Đức) (Trang 154)
Hình 13: Hồ Lưu Khiêm với Xung Khiêm Tạ và  Dũ Khiêm Tạ (lăng Tự Đức) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 13 Hồ Lưu Khiêm với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ (lăng Tự Đức) (Trang 156)
Hình 16: Bàn thờ vua đặt trong điện Khải Thành (lăng Khải Định) - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 16 Bàn thờ vua đặt trong điện Khải Thành (lăng Khải Định) (Trang 159)
Hình 17: Lăng Khải Định nhìn từ phía trước - Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx
Hình 17 Lăng Khải Định nhìn từ phía trước (Trang 160)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w