Giá trị mỹ thuật

Một phần của tài liệu Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx (Trang 139 - 141)

B NỘI DUNG

3.3. Giá trị mỹ thuật

Văn bia là một tác phẩm thành văn được ghi trên đá. Do tính quan trọng và cĩ sự ảnh hưởng lớn mang tính lịch sử nên văn bia thường được chăm chút về mặt mĩ thuật.

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở văn bia các lăng vua Nguyễn là các văn bia đều cĩ dáng cao to, trơng rất uy nghi và hồnh tráng như một tượng đài. Bia Minh Mạng thân cao 2,88m, rộng 1,52m, bệ bia dài 1,96m và cao 1,08m ; bia Thiệu Trị thân cao 2,88m, rộng1,52m, bệ bia dài 2,16m, cao 0,92m... Những tấm

bia được coi nhỏ nhất là văn bia ở lăng Gia Long cao 2,8m, rộng 1,52m, bệ bia dài 1,88m, cao 0,8m; văn bia Đồng Khánh cao 3,05m, rộng 1,45m, dày 0,16m, bệ bia dày 0,8m, dài 2,07m, cao 0,6m.

Cùng với các kiến trúc khác trong lăng mộ, văn bia chính là sự thể hiện sự trang trọng, tơn nghiêm nơi yên nghỉ của nhà vua. Khác với văn bia thời Lý (cao 2,5 x1,7m, dày 0,29m) ngồi ý nghĩa và văn phong trong nội dung được ghi trên văn bia, hình thức to lớn của bia cịn nhằm khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, bản sắc văn hĩa riêng của nước Đại Việt bên cạnh nước Đại Tống luơn cĩ mưu đồ bá quyền, các văn bia của lăng vua Nguyễn là sự khẳng định về một triều đại cĩ nhiều thành tựu và dấu ấn trong lịch sử đất nước, là sự khẳng định cơng lao và vị trí của mỗi vị vua đối với dân tộc. Trên trán bia và diềm bia luơn được trang trí bằng họa tiết rồng và hoa văn rất đẹp.

Trán bia luơn là hình một con rồng lớn với những đường uốn lượn rất bay bổng, điệu nghệ cùng với những sĩng mây xung quanh. Phần trên của thân bia luơn là hình “lưỡng long triều nguyệt”, cĩ khi bên dưới thân bia cũng cĩ như văn bia lăng Đồng Khánh. Mặt nguyệt (hay Mặt Trời) cĩ nhiều tia sắc nhọn trong như ngọn lửa thiêng, bảo vệ sự trong sạch nơi lăng tẩm, đĩ cũng là biểu tượng của vương quyền. Mặt nguyệt thời Nguyễn khác mặt nguyệt các thời khác. Thời Lý: mặt nguyệt là một vịng trịn sáng, nhọn ở đỉnh đầu. Thời Trần thường thay bằng hình chữ Phật (hán tự) hình vuơng. Thời Lê là hình Mặt Trời cĩ tia. Thời Mạc là một vịng trịn ngồi cĩ thêm 1 đến 3 vịng trịn đồng tâm làm nổi rõ hình tượng mặt nguyệt.

Bệ bia của các văn bia là một khối đá nguyên, dáy và rất vững chắc với ý tưởng xây dựng một quốc gia vững mạnh, kỷ cương xứng danh nước Đại Nam sánh vai nước Đại Thanh phía Bắc. Các bệ bia ở lăng giống nhau, chỉ cĩ bệ bia ở lăng Tự Đức cĩ tạo đường rãnh uốn lượn ở bề mặt trước làm cho bệ bia tăng thêm phần mềm mại. Nĩ khác với văn bia các chùa hay văn bia tiến sĩ thường cĩ hình rùa đội bia được đặt lên bệ đá và cũng khác với bệ bia các thời trước. Thời Lý, bệ bia được chạm khắc hình rồng rắn quấn lấy nhau và đầu luơn vươn lên với ý nghĩa thiêng liêng. Thời Trần, bệ bia thường được khắc hình rùa với ý tưởng nhấn mạnh về một xã hội ổn định, phát triển và trường tồn.

Cột chân bia được làm theo kiểu sập chân quỳ, trơng rất vững chải và trang nghiêm, phù hợp với một triều đại được gây dựng lại từ trong chiến tranh loạn lạc, cát cứ. Nhưng đây khơng phải là đặc điểm riêng biệt của bia ở các lăng vua Nguyễn mà bia ở chùa hay các vị trí quân sự, giáo dục cũng cĩ đặc điểm này, cĩ thể đây là đặc trưng của bia thời Nguyễn.

Hoa văn ở trên các bia được chạm khắc tỉ mỉ, hài hịa, cân xứng. Nĩ là kết quả sự phối hợp giữa bàn tay và khối ĩc của người thợ khắc để tạo nên những nét vẽ tuyệt đẹp. Mỹ thuật được thể hiện trên bia đá mang dáng dấp của nền mỹ thuật thời đại. Càng về sau, mỹ thuật thể hiện trên bia nĩi riêng và tồn bộ lăng tẩm nĩi chung là sự kết hợp giữa mỹ thuật phương Đơng và phương Tây, giữa cái nhuần nhụy, mềm mại, dịu dàng và cái rắn chắc, khỏe khoắn.

Giá trị mỹ thuật là một trong những giá trị mà hệ thống văn bia Việt Nam nĩi chung và văn bia của các lăng vua Nguyễn nĩi riêng đã để lại cho chúng ta ngày nay. Đĩ là bằng chứng hiện hữu nhất cho chúng ta biết thêm về mỹ thuật của một thời đại và gĩp phần khẳng định thêm giá trị đích thực của bia đá.

Một phần của tài liệu Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w