Giá trị về ngơn ngữ và chữ viết

Một phần của tài liệu Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx (Trang 141 - 144)

B NỘI DUNG

3.4. Giá trị về ngơn ngữ và chữ viết

Trong những giá trị mà văn bia mang lại cho văn hĩa cổ truyền dân tộc khơng thể khơng nhắc đến giá trị về ngơn ngữ, chữ viết và thể loại. Bởi những thể loại khác nhau sẽ chuyển tải những nội dung khác nhau, quy định ngơn ngữ phù hợp với nội dung và hình thức thể hiện nĩ. Sự phong phú về thể loại cũng chính là sự phong phú về nội dung.

Nhắc đến thể loại là nhắc đến một phạm trù thuộc hình thức của tác phẩm. Bia đá là một tác phẩm thành văn và thể loại của nĩ đã được nhắc đến ngay đầu đề bài văn bia: thánh đức thần cơng bi kí, Khiêm cung kí...Thể loại được nhắc đến ở đây là kí. Đây là thể loại dùng để phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người cĩ thật, điển hình, luơn cố gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác của nội dung. Chính đặc điểm này đã thể hiện sự tin cậy cần thiết đối với những thơng tin mà văn bia chuyển tải. Những nhân vật mà các văn bia nhắc đến khơng phải là kết quả của sự sáng tạo bằng nghệ thuật hư cấu của người chấp bút mà đĩ là những con người cĩ thật, những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử cĩ thật. Nĩi rằng các văn bia được viết theo thể kí nhưng khơng phải tồn bộ bài văn là một

câu chuyện được viết theo lối trần thuật mà cĩ sự pha trộn giữa nghệ thuật kể chuyện và những áng thơ trữ tình. Trong 6 bài văn bia thì 5 bài là ở phần cuối cĩ bài thơ dài mỗi câu bốn chữ, chỉ cĩ ở “Khiêm cung kí” là bài thơ cuối được viết gần giống thể phú, chỉ cĩ 8 câu và rất giàu cảm xúc.

Về chữ viết, tất cả các bài văn bia đều được viết bằng chữ Hán. Do những nguyên nhân khác nhau, đến lúc này chữ Hán vẫn giữ địa vị độc tơn trong nền văn tự nước nhà. Chữ Hán trên các văn bia được viết theo lối chữ chân, rõ đẹp. Chính tầm quan trọng của các văn bia nên việc khắc chữ được thực hiện rất tỉ mỉ và nghiêm cẩn. Đây là những mẫu mực về chữ viết được khắc trên đá của thời đại trước.

Về ngơn ngữ, các tấm bia được khắc vào những thế kỉ XIX, XX nên ngơn ngữ ở đây rất gần với ngơn ngữ hiện đại. Ngồi ra, bằng việc mượn các điển tích, điển cố Trung Quốc, ngơn ngữ mang tính cơ đọng, hàm súc. Hầu hết các bài văn bia đều sử dụng điển tích, điển cố. Vua Minh Mạng chỉ dùng 4 từ “canh tường tại mộng” để nĩi lên lịng thương nhớ của mình đối với người cha đã mất cũng giống như ngày xưa lúc vua Nghiêu mất, vua Thuấn tưởng tượng thấy vua Nghiêu ở bên bức tường, khi ăn thấy bĩng vua Nghiêu trong bát canh; chỉ 2 từ “vương sư” cũng đủ để nĩi lên khí thế tiến quân như vũ bão của vua Gia Long giống với khí thế trừ bạo ngày xưa của đội quân Chu Vũ Vương. Vua Tự Đức chỉ dùng cụm từ “Vũ xa Thang võng” mà nĩi lên được lịng nhân từ của vua Thiệu Trị đối với dân chúng... Các vị vua đã sử dụng tính đa nghĩa, hội ý của chữ Hán, đặc biệt là hệ thống điển tích, điển cố Trung Quốc để rút gọn lời mà ý lại sâu xa. Hàng loạt những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử lấy từ lịch sử Trung Quốc đã được nhắc đến như: Chu Cơng, Hán Quang Đế, Nhan Hồi, Bành Tổ, Bá Di, Đạo Chích, Tư Khơng Biểu Thánh, Hán Văn Đế, Đường Thái Tơng, Ngu Khê, Tân Phong, Giản Định, Phong Thủy... Các điển tích, điển cố được sử dụng rất nhuần nhuyễn, đa dạng và sinh động. Điều này cho thấy, tài văn chương của các vị vua khơng hề thua kém các bậc túc Nho. Ngơn từ, câu kéo được lựa chọn kĩ càng và trau chuốt. Những trợ từ ngữ khí, từ cảm thán được sử dụng để biểu đạt sắc thái tình cảm cộng với những thủ pháp lặp lại, thay thế khiến những bài văn cĩ sự sinh động cần thiết.

Tĩm lại, văn bia ở đây khơng đơn thuần là sự ca tụng cơng đức mà cịn mang những giá trị về nghệ thuật biểu hiện. Trên những mặt nhất định, văn bia là sự thể hiện tài năng của người viết và người khắc.

Một phần của tài liệu Đề tài " văn bia lăng các vua Nguyễn " pptx (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w