Các giống gà trên đều là các giống nhập nội, có sản lượng trứng rất cao 270-280 quả trứng năm trong điều kiện nuôi dưỡng của ta.. Giai đoạn này gà rất nhạy cảm với mọi thay đổi của điều
Trang 11
- I.MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nghề trồng lúa, ngô, khoai, sắn và chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu bò … đã từ lâu đời
Chăn nuôi gà giữ vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi Trứng gà là sản phẩm thiết yếu, có giá trị dinh dưỡng cao với rất nhiều công dụng: bảo
vệ não, tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, đề phòng ung thư, làm chậm suy thoái, làm đẹp da… Đối với người chăn nuôi, nguồn thu nhập mà trứng gà mang lại là không hề nhỏ
Thực tế hiện nay ở nước ta, người dân vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ, kỹ thuật hạn chế nên sản lượng trứng không cao Trong khi đó, yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe
về cả số lượng lẫn chất lượng Chính vì vậy, chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp là một giải pháp tối ưu Cách sản xuất này còn khá mới
mẻ ở Việt Nam nên phải có những biện pháp giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí
Sau đây sẽ tìm hiểu để tìm ra cách chăn nuôi đạt được kết quả cao
II NỘI DUNG
Hiện nay nước ta đã nhập nhiều giống gà sinh sản và thương phẩm hướng trứng (Lơ go, Lô man Brao, Gôn lai 54, Hai- sêch Brao, Ai Cập…) Các giống gà trên đều là các giống nhập nội, có sản lượng trứng rất cao 270-280 quả trứng năm (trong điều kiện nuôi dưỡng của ta) Để khai thác tiềm năng sản xuất trứng của chúng, ta cần phải nuôi dưỡng tốt theo quy trình kĩ thuật đề ra Chăn nuôi gà đẻ gồm 3 giai đoạn: giai đoạn gà con, giai đoạn gà hậu bị và giai đoạn gà đẻ Mỗi giai đoạn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng
1 Giai đoạn gà con:
Trang 22
-Thời gian nuôi gà hướng trứng từ 0-63 ngày tuổi Giai đoạn này gà rất nhạy cảm với mọi thay đổi của điều kiện sống, vì vậy cần phải có quy trình nuôi dưỡng thích hợp mới có thể có kết quả tốt nhất
a Chọn lọc
Chất lượng gà con lúc mới nở ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nuôi dưỡng sau này.Vì vậy cần tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt Trước khi chọn phải xác định hướng nuôi cụ thể để chọn đúng giống định nuôi Gà phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đạt 7 tiêu chuẩn gà loại I: mắt tròn và tinh nhanh; mỏ chắc, khít, không bị vẹo;lông bông, xốp và sạch sẽ;bụng mềm và thon; rốn khô, không bị hở.;chân vững và thẳng.đạt khối lượng đăc trưng của giống: các giống gà nhẹ cân ở 1 ngày tuổi khối lượng đạt trên 35g, các giống gà nặng cân đạt trên 38gam.Thiếu một trong 7 tiêu chuẩn trên là gà loại II, không chọn để nuôi gà đẻ
b Chế độ nuôi dưỡng
Gà con thường được nuôi trên nền có đệm lót, trước khi nhận một đợt gà mới, cần tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại theo qui trình sau:
- Chuyển toàn bộ trang thiết bị và các dụng cụ chăn nuôi ra ngoài
- Hót toàn bộ lớp độn chuồng cũ và chuyển đến nơi qui định
- Quét sạch tường, trần, nền nhà và lưới
- Dùng vòi nước có áp suất mạnh để cọ rửa nền chuồng, để khô ráo; tiến hành sửa chữa những hư hỏng nếu có
- Phun dung dịch formol 2% với liều 1 lít/ m2 nền chuồng
- Sau khi formol khô, phun dipterex 1% với liều o,65 lít/ m2
- Toàn bộ máng ăn, máng uống được ngâm,rửa sạch bằng nước lã Sau đó ngâm vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% từ 10-15 phút.Lấy ra tráng lại bằng nước sạch rồi đem phơi khô
- Lau sạch chụp sưởi, sau đó sát trùng bằng dung dịch formol 2%
Trang 33
Quét và rửa sạch sạch quây gà, phơi khô, sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezyl 3%
- Khi chuồng khô, đưa chất độn chuồng mới vào, rải dày 10-15cm tuỳ thuộc vào thời gian nuôi Sau đó sát trùng bằng dung dịch formol
- Đưa vào chuồng những dụng cụ và thiết bị chăn nuôi đã được sát trùng
- Đóng kín chuồng từ 7-10 ngày Trước khi đưa gà vào nuôi phải khử trùng lại toàn bộ
- chuồng và các dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formol 2% với liều 0,5 lít/ m2
Gà con thường có cường độ sinh trưởng cao nhưng khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng còn hạn chế Vì vậy, giai đoạn này chúng cần được cung cấp loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa để giảm bớt mâu thuẫn sinh lý của cơ thể
Đặc biệt đối với các giống gà chuyên trứng, tầm vóc cơ thể thường không lớn, khả năng sinh trưởng chậm hơn các giống gà chuyên thịt nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng kém hơn Giai đoạn này chúng cần kích thích để có thể ăn được nhiều thức ăn, sinh trưởng tốt sẽ giúp đàn gà khỏe mạnh, có sức
đề kháng, tỷ lệ nuôi sống cao trong giai đoạn gà con Chú ý đảm bảo hàm lượng mỡ và xơ hợp lý đối với gà con, không nên vượt quá 3%
• Số lượng thức ăn
Trong thực tế, các giống gà hướng trứng thường cho ăn tự do trong 3 tuần lễ đầu, nếu cho ăn theo bữa thì mỗi ngày đổ thức ăn 6 lần Số bữa ăn hàng ngày giảm dần theo tuổi Hàng tuần phải cân mẫu một số lượng gà nhất định
để biết thể trọng bình quân và độ đồng đều của gà Trên cơ sở đó tiếp tục điều chỉnh khẩu phần cho hợp lý
Từ tuần thứ 2, khi hệ tiêu hoá của gà đã phát triển mạnh, cần bổ sung thêm máng sỏi với kích thước viên sỏi và mức cho ăn như sau:
Trang 44
Tuần thứ 2: dùng sỏi có kích thước 1-2mm, mức cho ăn 0,1kg/ 100 gà
- Tuần 3- 4 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,3kg/100 gà
- Tuần 5-8 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,6kg/100 gà
Có thể tham khảo bảng định mức thức ăn cho gà con (g/con/ngày) sau:
Tuần tuổi Gà hướng Gà hướng thịt
30-35
40-50
55-60
70-80
• Sử dụng máng ăn
Trong 7-10 ngày đầu tiên thường dùng khay ăn, có thể dùng khay kích thước 70x70x3cm cho 80-100 gà con, hoặc dùng khay kích thước 50x50x3cm cho 50 gà con
Từ tuần thứ 2 thay dần khay ăn bằng máng tròn P50 với định mức 1 máng/ 50 gà, hoặc dùng máng dài 1,65m định mức 1 máng/50 gà
Ta nên có số lượng máng ăn gấp đôi số lượng cần dung để có thể thường xuyên cọ rửa và sát trùng theo đúng quy định trước khi dung
• Cung cấp nước uống cho gà:
Nhu cầu về nước của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước uống, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn thu nhận, tính chất thức ăn, vv…Trong thực tế gà thường được uống nước tự do Yêu cầu nước phải trong, sạch, không mang mầm bệnh và có nhiệt độ thích hợp Mùa
hè nhiệt độ nước uống không cao hơn nhiệt độ môi trường, mùa đông nhiệt
độ nước uống không dưới 200C Phải thay nước thường xuyên, không để gà uống nước bẩn, nước chua
Trong 1-2 tuần đầu thường dùng máng chụp có sức chứa 2 lít định mức
Trang 55
-cho 80-100 gà con Từ tuần thứ 2 dùng máng uống tự động hay máng dài với định mức 1-2cm/ con Các máng uống được đặt trên các hố thoát nước
để nước không rơi vãi làm ướt chất độn chuồng, trên máng uống có lưới bảo
vệ để gà không làm bẩn nước
• Nhu cầu dinh dưỡng
Trong giai đọan gà con, đặc biệt là tuần lễ đầu tiên phải chú ý đến thành phần và chất lượng khẩu phần Thức ăn phải có đầy đủ chất dinh dưỡng
Bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà con (NRC, 1988):
Thành phần dinh dưỡng ðơn vị Nhu cầu
Năng lượng trao đổi kcal/ kg TĂ 2900 - 3000
Ngoài ra, phải bổ sung cho gà con các loại vitamin cần thiết như: vitamin A 11000 UI/kg; D3 2200UI/ kg; B1 2,2mg; B2 4,4mg…
c Chăm sóc và quản lý
Để đạt được kết quả cao trong chăn nuôi, ngoài nuôi dưỡng hợp lí cần tạo mọi điều kiện thuận lơi, thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát dục của gà con
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường,
Trang 66
-nó luôn gắn liền với đời sống của gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho đến lúc nở ra, trưởng thành và tái sản xuất Trong từng giai đoạn của đời gà, nhu cầu về nhiệt độ có khác nhau Nhiệt độ lý tưởng đối với gà cũng chính là nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn, trong đó gà có thể sống và phát triển thuận lợi nhất Nhiều thí nghiệm công bố nhiệt độ thích hợp đối với gà con như sau:
Nhiệt độ
35-330C
32-300C
29-270C
26-240C
23-210C
20-180C
20-180C
20-180C
Có thể sử dụng các nguồn nhiệt như đèn hồng ngoại, chụp sưởi điện, bóng điện Nếu không có điện có thể dùng các nguồn nhiệt khác như bếp than, bếp dầu, vv…
• Yêu cầu về oxy và độ ẩm không khí
Nhu cầu về oxy của gà nói chung rất cao, gấp hai lần so với nhu cầu của động vật có vú tính theo 1kg thể trọng Vì vậy không khí trong chuồng thiếu oxy và bị ô nhiễm sẽ gây tác hại cho gà Trong chuồng gà thường chứa nhiều khí độc như C02, NH3, H2S, vv… Nồng độ các chất khí này thường cao hơn gấp nhiều lần so với nồng độ cho phép (CO2:0,3%; NH3: 30mg; H2S: 10mg/ m3 không khí) Để loại thải nhanh các khí độc và cung cấp đủ lượng không khí trong lành, biện pháp quan trọng nhất là phải bảo đảm sự lưu thông không khí, duy trì tốc độ gió hợp lý, giữ cho chất độn chuồng khô ráo, sạch sẽ Nhu cầu về lượng không khí mới phụ thuộc vào lứa tuổi của gà và mật độ nuôi Đối với gà con cần đảm bảo 3- 4m3 không khí mới/giờ/kg khối lượng, và nhu cầu này tăng dần theo tuần tuổi
Gà con rất nhạy cảm với độ ẩm của không khí và của lớp lót độn
Trang 77
-chuồng Độ ẩm thích hợp nhất đối với gà là 65-70% Khi ẩm độ cao, gà con
có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh về đường hô hấp Ngoài ra, ẩm độ cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loại nấm mốc, ký sinh trùng; gà dễ mắc bệnh cầu trùng Ngược lại, ẩm độ quá thấp
có thể làm không khí khô hanh, chuồng nhiều bụi, gà dễ bị ngứa, hay mổ cắn nhau Mặt khác, độ ẩm không khí thấp làm cho sự bốc hơi, toả nhiệt của cơ thể gà tăng lên, gà dễ bị mất nhiệt
• Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Chương trình chiếu sáng có một vị trí quan trọng trong chăn nuôi gà con Sự chiếu sáng quyết định thứ tự công việc trong một ngày, phân chia thời gian ăn và nghỉ.Theo nguyên tắc, kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận, kích thích cho cơ thể phát triển song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn Rút ngắn thời gian chiếu sáng sẽ có tác dụng ngược lại Hai chương trình chiếu sáng cho gà hướng trứng giai đoạn gà con:
- Chiếu sáng cho chuồng kín:
Đối với gà hướng trứng:1 tuần tuổi chiếu sáng 20-22 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 2-4 W/m2 nền chuồng Từ tuần thứ 2, mỗi tuần giảm 1 giờ để đến 9 tuần tuổi chiếu sáng 12 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 1-2 w/ m2 nền chuồng
Đối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi 23 giờ; 2 ngày tuổi 22 giờ; 3 ngày tuổi 20 giờ Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng
Từ ngày thứ 9 đến 9 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ ngày Cường độ chiếu sáng ở
1 tuần tuổi 2-3 W/m2 nền chuồng Từ 2-9 tuần tuổi cường độ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng
- Chiếu sáng cho chuồng hở (thông thoáng tự nhiên):
Trang 88
-Đối với gà hướng trứng: 1 tuần tuổi chiếu sáng 19-22 giờ/ngày Từ 2-9 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 20 phút đến 10 tuần tuổi thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 3 W/m2 nền chuồng
Đối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi chiếu sáng 23 giờ Từ 2- 6 ngày tuổi mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng Từ ngày thứ 7 chiếu sáng 13 giờ/ngày Cường độ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng
• Mật độ nuôi:
Mật độ nuôi là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng Mật độ nuôi quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
gà con,đđồng thời còn làm xuất hiện nhiều bệnh khác nhau như cầu trùng, nấm quạt và bệnh đường tiêu hoá, vv… Ngược lại, mật độ nuôi quá thấp sẽ làm lãng phí diện tích nền chuồng Mật độ nuôi thích hợp cho gà con phụ thuộc vào phương thức nuôi và kỹ thuật thông thoáng
Nuôi trên nền: 1-2 tuần tuổi 15-12 con/m2, 3- 4 tuần tuổi 11-10 con/m2, 5- 6 tuần tuổi 10-9 con/ m2, 7-8 tuần tuổi 8-7 con/m2 nền chuồng
• Quản lý gà con:
Phải có sổ sách ghi chép những thay đổi hàng ngày của gà như: tình hình sức khoẻ, lượng thức ăn, nước uống thu nhận, tình hình dịch bệnh
Phải thường xuyên theo dõi đàn gà để loại thải những con có khuyết tật, gà bệnh, gà yếu, gà không đủ phẩm chất, loại bỏ những con chết
• Vệ sinh phòng bệnh gà con:
- Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại
- Phải thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi, đánh bả chuột
- Làm sạch xung quanh chuồng nuôi, phát quang bụi rậm, cắt cỏ, dọn rác
- Khi vào khu chuồng nuôi phải mặc quần áo bảo hộ, bước qua hố sát trùng
Trang 99
Cấm tuyệt đối không cho người lạ vào chuồng nuôi
- Thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng
2 Giai đoạn hậu bị
Giai đoạn hậu bị là giai đoạn sau gà con cho đến khi gà thành thục về tính Thời gian nuôi: gà hướng trứng từ 64-126 ngày, gà hướng thịt từ 57-133 ngày
a Chọn giống
Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, chuyển lên nuôi gà hậu bị cần tiến hành chọn lọc gà thật nghiêm ngặt để loại thải những gà không đạt yêu cầu Chủ yếu dựa vào ngoại hình và sinh trưởng phát dục
• Dựa vào ngoại hình
Phải nghiêm khắc loại bỏ những gà có khuyết tật, ví dụ mỏ không đều, đầu quá to hay quá dài, mào kém phát triển, mắt đục lờ đờ, cánh gãy, ngón chân cong, xương biến dạng… Quan sát sự chuyển màu của mắt: Gà con thường có mắt màu xanh lá cây hoặc màu xanh xám Khi gà được 4 tháng tuổi mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu da cam Nếu màu mắt chuyển chậm có thể do gà bị thiếu các vitamin hoặc gà bị bệnh cầu trùng
Nên chọn những con khoẻ mạnh, hiếu động nhưng không dữ tợn Giai đoạn này, cơ thể gà chưa phát triển hoàn chỉnh nên chân tương đối cao, thân mình tuy còn hẹp nhưng đã có hệ cơ phát triển và bộ lông đầy đủ Gà trống đã
đủ lông dài ở cổ và hông
• Dựa vào sinh trưởng
Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, gà phải đạt khối lượng trung bình của giống ở 8 tuần tuổi, giống gà hướng trứng khối lượng 600g; giống hướng thịt đạt trên1000g
Khi tiến hành chọn lọc cần kết hợp cả hai chỉ tiêu trên Tuyệt đối không chọn những gà có đủ tiêu chuẩn về khối lượng nhưng lại mắc khuyết tật
về ngoại hình
Trang 1010
-b Chế độ nuôi dưỡng
• Nhu cầu về các chất dinh dưỡng:
Để đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ, tầm vóc và mọi đặc điểm sinh lý của gà đẻ thì việc nuôi dưỡng gà hậu bị có tính chất quyết định Vì vậy cần phải có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp để gà hậu bị bước vào đẻ có cơ thể cân đối, hệ cơ, xương phát triển tốt, đạt thể trọng chuẩn nhưng không được béo mập Muốn vậy, cần phải cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt các loại vitamin và các chất khoáng
Bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà hậu bị
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Nhu cầu
Năng lượng trao đổi kcal/kg TĂ 2700-2800
Ngoài ra cần cung cấp cho gà đầy đủ các loại vitamin cần thiết như vitamin A; D, vitamin nhóm B, vv … với định mức tương tự như giai đoạn gà con
• Cách cho ăn và số lượng thức ăn
Trong giai đoạn gà hậu thường áp dụng khẩu phần ăn hạn chế nhằm mục đích kìm hãm sự phát dục sớm, kéo dài tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, hạn