1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre pps

35 830 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG   CHUYÊN ĐỀ QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE Môn Quản Lý MT NN và NT GVHD : Th.S Trần Thị Mai Phương SVTH: Dương Chánh Phát 0717079 Lê Hữu Lợi – 0717051 Nguyễn Lê Anh Thảo- 07170 TP Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2010 Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE……………………………………………………………………………….3 I Điều kiện tự nhiên………………………………………………………3 1 Vị trí địa lý 3 2 Khí hậu…………………………………………………………….3 3 Đặc điểm địa hình………………………………………………….4 4 Tài nguyên thiên nhiên…………………………………………….4 II Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật……………………………………7 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH…………………………………………………………10 1 Phát triển kinh tế……………………………………………………….10 2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế………………………….10 3. Cơ cấu GDP và vốn đầu tư………………………………………….14 CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 1 Tình hình phát triển chung của tỉnh Bến Tre……………………… 14 2 Tình hình phát triển của huyện……………………………………….15 3 Hiện trạng nuôi tôm ven biển các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long 16 a.Tỉnh Tiền Giang…………………………………………………16 b.Tỉnh Trà Vinh……………………………………………………17 CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE…………………………………………………………………………… 18 1 Định hướng quy hoạch phát triển chung………………………… 18 2 Một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng …………………………25 3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa trong nuôi tôm thẻ chân trắng………………………………………………………………………… 27 Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 2 CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH I Tính nguyên tắc………………………………………………………30 II Các giải pháp……………………………………………………… 30 III Thực hiện chính sách………………………………………………32 IV Tổ chức thực hiện………………………………………………… 34 Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 3 CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE I. Điều kiện tự nhiên: 1.Vị trí địa lý: Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km 2 , được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10020' Bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đông. Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Với vị trí như vậy tỉnh Bến Tre có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. 2.Khí hậu: Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 0 C – 27 0 C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20 0 C. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15 0 bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 4 Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại hình nuôi trồng thủy sản. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của các loại thủy sản khác nhau. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn dịch bệnh phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến độ mặn đối với các huyện gần phía biển và ven biển vì ảnh ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng. 3.Đặc điểm địa hình: Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao. Với vị trí như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản Bến Tre phát triển thong qua việc chuyể giao kĩ thuật công nghệ, trao đổi sản phẩm, giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. Địa hình tỉnh Bến Tre có thể chia thành 3 vùng nông nghiệp là vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Tại vùng lợ và mặn, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Theo số liệu báo cáo, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 tăng khá, đạt 7,706 tỷ đồng, bằng 103,18% kế hoạch trong đó thủy sản chiếm 33,07%. 4. Tài nguyên thiên nhiên: a. Tài nguyên nước Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biển Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 5 hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó có đất Bến Tre. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Từ môi trường thuận lợi này, các con sông đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản, là nguồn giữ nước và cấp nước dồi dào. Ngoài ra, các con sông này cũng đóng vai trò chứa lượng nước thải (nước thải đã qua xử lý) của quá trình nuôi trồng. Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m. c. Tài nguyên động vật – thực vật Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn Cửu Long. Những cù lao lớn – cũng có nghĩa là phần lớn đất chính của Bến Tre – luôn luôn được phù sa bồi đắp và hàng năm vươn dài ra biển. Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật của miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he. Đây là sự thuận lợi lớn, nhờ vậy việc nuôi trông sẽ đa dạng về loại giống. 5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do vậy, các biến động khí hậu này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre. Trong những năm qua, hàng năm tỉnh Bến Tre đã tổ chức trồng mới thêm hàng trăm ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng của tỉnh lên 3.842 ha. Thông qua chính sách giao khoán rừng, đất rừng và cho người dân được hưởng lợi từ các sản phẩm từ rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ; các mô hình sản xuất kết hợp với quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả (nuôi tôm, sò huyết trong rừng…), góp phần cải Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 6 thiện và nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển. Mặc dù diện tích rừng ngập mặn của tỉnh không nhiều nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển, và góp phần lớn trong việc bảo vệ nguồn thủy sản khỏi những thiên tai. Trồng rừng Đước kết hợp nuôi tôm  Chế độ thủy triều Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều. Sự lên xuống của thủy triều ảnh hưởng lớn đến độ mặn của đất và ảnh hưởng đến chất lượng thủy hải sản.  Biên độ thủy triều: Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Biên bộ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn. Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 7 Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).  Sự tiết giảm triều: Càng vào sâu trong sông, biên độ triều càng giảm do sự nâng lên của chân sóng triều là chính. Trên sông Hàm Luông, mùa khô, sau khi truyền qua 45 km từ Tân Thủy đến Mỹ Hoà, độ lớn sóng triều giảm còn khoảng 92% và truyền thêm một khoảng 25 km nữa, tới Chợ Lách độ lớn sóng triều chỉ còn xấp xỉ 75%. Mùa lũ, ảnh hưởng của nước nguồn không lớn, song cũng làm tiết giảm độ lớn sóng triều thêm khoảng 10 đến 20 cm tại Mỹ Hòa và 20 đến 40 cm tại Chợ Lách.  Tốc độ truyền sóng triều trong sông. Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với các sông lớn. Còn đối với những sông nhỏ, hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều diễn ra phức tạp hơn. Ở đâu còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những con sông có sự truyền triều từ hai phía. Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt v.v Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn. Khi triều dâng, mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào ruộng. Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông. Ngoài ra, người ta cũng còn lợi dụng nước lớn và lợi dụng dòng chảy hai chiều của sông rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn vào bến, hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiên liệu. Sự truyền triều vào sông cũng khiến cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông phong phú thêm. II. Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật: Với những nguồn lợi và hạn chế có sẵn, tỉnh đã đề ra biện pháp để quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sinh vật như sau: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 7.833 ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó: Rừng phòng hộ 3.803 ha, Rừng đặc dụng 2.584 ha, Rừng sản xuất 1.446 ha. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho dân, mục tiêu từ nay Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 8 đến năm 2020, phải bảo vệ tốt rừng hiện có đồng thời trồng mới thêm khoảng 1.100 ha để nâng diện tích rừng ngập mặn của tỉnh lên 4.900 ha. Đảm bảo cho lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân lâm nghiệp, đồng thời góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng vùng ven biển của tỉnh. Theo kết quả khảo sát của đề tài, hiện nay thảm thực vật vùng cửa sông ven biển của tỉnh đang bị đe doạ bởi sự suy giảm về diện tích và cấu trúc thảm thực vật, chỉ có 145 loài với 56 họ còn lại trong khu hệ thực vật đặc trưng cho hệ thực vật của rừng mưa nhiệt đới. Loài đặc trưng cho rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là Mắm biển, Mắm trắng, Bần chua, Bần đắng, Giá và Su ổi. Thảm thực vật rừng ngập mặn hầu như không còn loài quý hiếm. Do đó, diện tích rừng còn lại cần được khoanh vùng và bảo vệ, đây là biện pháp duy nhất để bảo tồn tính đa dạng hiện có của rừng ở vùng cửa sông ven biển Bến Tre. Đối với hệ động vật, thành phần và số lượng cá thể của các lớp động vật có xương sống trên cạn trong vùng cửa sông ven biển Bến Tre tương đối nghèo. Lớp chim còn lại số lượng nhiều nhất với 80 loài chim thuộc 11 bộ, 35 họ, đa số là các loài chim nước; số lượng các loài chim thuộc Bộ Hạc, họ Diệc chiếm số lượng lớn. Đặc biệt, có 2 loài chim nước quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu là Quắm Đen và Điểng Điểng. Số lượng các loài quý hiếm nhiều nhất thuộc lớp bò sát với 15 loài bò sát thuộc 10 họ, trong đó có 4 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam gồm: Kỳ Đà Hoa, Rắn Hổ Chúa, Rắn Cạp Nong và Rắn Hổ Mang, 1 loài ở mức độ nguy cấp thuộc nhóm 1 (Rắn Hổ Chúa) là những loài bị cấm khai thác và sử dụng cho mục đích thương mại; 3 loài còn lại thuộc nhóm 2, là những loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Riêng lớp lưỡng thê có 5 loài thuộc 3 họ và 1 bộ, lớp này hầu như không có loài quý hiếm, chỉ còn ếch cây là có mặt ở nhiều nơi nhưng rất hiếm. Kết quả thống kê trên đã cho thấy đa dạng sinh học về động vật rừng trong tỉnh đang ở trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Sự giảm sút về số lượng các loài của khu hệ động vật phản ánh tình trạng khai thác, săn bắt các loài động vật quá mức và bừa bãi. Thêm vào đó các hoạt động phá rừng, các trảng cỏ làm ao nuôi thủy sản đã làm mất nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Vì thế, hành động cấp bách để bảo vệ khu hệ động vật vùng cửa sông ven biển hiện nay chính là tiến hành bảo vệ các khu vực có rừng, các trảng cỏ và vườn cây chặt chẽ, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động chặt phá, làm thay đổi sinh cảnh của vùng cửa sông ven biển. Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 9 Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu về thành phần thủy sinh vật của đề tài về vùng cửa sông ven biển của tỉnh: có 226 loài thuộc 7 lớp, 5 ngành thực vật phiêu sinh. Hầu hết các loài tảo phản ánh tính chất môi trường nước ngọt, lợ. Có 87 loài tảo đặc trưng cho sự nhiễm bẩn, 21 loài gây mùi và vị cho nước, chỉ có 7 loài chỉ thị môi trường nước sạch, có 101 loài tảo có khả năng xử lý nước thải, cải thiện môi trường nước. Đa số các loài tảo là thức ăn cho tôm, cá, cho thấy nguồn thức ăn tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản trong vùng; 105 loài động vật phiêu sinh thuộc 8 nhóm, trong đó nhóm chân chéo Copepoda phong phú nhất và có mặt ở hầu hết các điểm từ vùng cửa sông đến các sông rạch trong nội địa. Để sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể. Đối với cây lâm nghiệp cần quy hoạch sử dụng đất dựa theo điều kiện của thảm thực vật, điều kiện thổ nhưỡng, áp dụng lâm - ngư kết hợp, quản lý rừng chặt chẽ, động viên nhân dân tham gia bảo vệ rừng; đối với cây trồng nông nghiệp cần bảo tồn nguồn giống (cây ăn trái, hoa màu…). Đối với các loài động vật hoang dã, cần khoanh vùng sinh cảnh địa lý của các loài động vật quý hiếm trong tỉnh tạo nên hoàn cảnh sống thuận lợi và ổn định dần nơi sống của chúng, đặc biệt là chim và Bò sát, nghiêm cấm săn bắt trong các khu rừng và trảng cỏ, xây dựng các khu bảo tồn dẫn dụ chim để bảo tồn nguồn gen. Với nguồn lợi thủy sinh vật, cần tiến hành khoanh vùng các khu vực khai thác và nuôi trồng hợp lý nhằm bảo vệ, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thủy sinh vật Chuyên đề:Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 10 [...]... dưng ao nuôi( dùng giải pháp kè và lót bạt chống thấm) Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 27 3.Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng và biện pháp phòng ngừa Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta liên tục tăng do thị trường tiêu thụ mạnh và có nhiều ưu điểm hơn tôm sú Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản vẫn tỏ ra lo lắng vì tôm thẻ chân trắng. .. việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể xem đây là một triển vọng mới cho nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh trong thời gian tới Tuy nhiên, theo Quy t định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 07/3/2008 về sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì tôm thẻ chân trắng chỉ được phép thả nuôi tại một số vùng. .. chiếm 42 tỷ đồng Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 20 Diện tích nuôi được phân bổ tại 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Tại Huyện Ba Tri, tổng diện tích quy hoạch đến năm 2010 là 300 ha, đến năm 2015 là 1.000 ha, năm 2020 là 1.400 ha, được phân bố ở các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 21 Thuận, An Thủy... người dân Bến Tre vẫn xem còn tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực và tôm chân trắng chỉ nuôi ở một giới hạn cho phép Sau khi tiến hành rà soát và lập phương án phát triển tôm chân trắng, kế hoạch của tỉnh là sẽ phát triển 1.000 ha nuôi tôm chân trắng ở các huyện ven biển Các huyện ven Biển Bến Tre có những điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, có thể quy hoạch nuôi tôm thâm canh... đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 12.000 Page 24 00 An Nhơn 445 180 1.360 105 1.540 530 250 2.340 300 3.700 750 360 3.740 370 4.200 475 210 2.560 275 2.560 40 Giao Thạnh 55 Thạnh Phong 60 Thạnh Hải 45 Ngoài ra, đối với các vùng đã quy hoạch nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, mà không có quy hoạch nuôi tôm chân trắng như dự án này cũng có thể phát triển nuôi tôm chân trắng nếu chủ... loài tôm bản địa khác ở địa phương CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở BẾN TRE ĐẾN 2020 1.Định hướng quy hoạch phát triển Nhằm phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh theo hướng ổn định và bền vững, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quy t định số 1196/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy. .. không còn phù hợp để nuôi tôm sú Do đó chưa đánh giá hết tiềm năng về diện tích nuôi và hiệu quả kinh tế đối với loại thuỷ sản này Vì vậy để đánh giá hiệu quả việc phát triển nuôi tôm chân thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh được toàn diện, đồng thời làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quy t định số 02/2008/QĐ-UBND... nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt theo quy hoạch Đến năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 49.000 ha, trong đó, nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 8.000-10.000 ha; tổng sản lượng thủy sản 224.000 tấn Đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao Triển khai Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 14 quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi. .. cơ quan truyền thông để thông tin, công bố quy hoạch và hướng dẫn cho nhân dân biết để thực hiện, tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình thực Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 19 hiện và từng lúc có sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung phù hợp Định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Dự kiến năm 2010 phát triển... kiện kỹ thuật theo hướng dẫn và được UBND tỉnh cho phép Nhằm giúp cho quá trình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đúng theo định hướng quy Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 25 hoạch đề ra, đảm bảo các hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, giao thông, các điều kiện kỹ thuật, ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp . nuôi tôm thẻ chân trắng …………………………25 3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa trong nuôi tôm thẻ chân trắng ……………………………………………………………………… 27 Chuyên đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 3 CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE I. Điều kiện tự nhiên: 1.Vị trí địa lý: Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng. đề :Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre Page 15 - Đến năm 2010 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt dưới 18%. CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG TỈNH

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w