1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE

35 1,2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,88 MB

Nội dung

Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên).

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG



CHUYÊN ĐỀQUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

TỈNH BẾN TRE

Môn Quản Lý MT NN và NT

GVHD : Th.S Trần Thị Mai Phương SVTH: Dương Chánh Phát 0717079

Lê Hữu Lợi – 0717051

Nguyễn Lê Anh Thảo- 07170

TP Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2010

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN

TRE……….3

I Điều kiện tự nhiên………3

1 Vị trí địa lý 3

2 Khí hậu……….3

3 Đặc điểm địa hình……….4

4 Tài nguyên thiên nhiên……….4

II Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật………7

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH………10

1 Phát triển kinh tế……….10

2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế……….10

3 Cơ cấu GDP và vốn đầu tư……….14

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 1 Tình hình phát triển chung của tỉnh Bến Tre……… 14

2 Tình hình phát triển của huyện……….15

3 Hiện trạng nuôi tôm ven biển các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long 16

a.Tỉnh Tiền Giang………16

b.Tỉnh Trà Vinh………17

CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE……… 18

1 Định hướng quy hoạch phát triển chung……… 18

2 Một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ………25

Trang 3

3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa trong nuôi tôm thẻ chân

trắng……… 27

CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH I Tính nguyên tắc………30

II Các giải pháp……… 30

III Thực hiện chính sách………32

IV Tổ chức thực hiện……… 34

Trang 4

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH

65 km Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp TràVinh Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km Với vị trí như vậy tỉnh BếnTre có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng thủy sản

2.Khí hậu:

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằmngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độtrung bình hằng năm từ 260C – 270C Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình

Trang 5

dưới 200C Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng củabão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 bắc trở lên) Ngoài ra, nhờ

có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 nămsau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõrệt Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm Lượngmưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm Trong mùa khô, lượng mưa vàokhoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm

Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại hình nuôi trồng thủy sản.Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của các loại thủy sản khác nhau.Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩmnên thường có nạn dịch bệnh phát triển quanh năm

Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn

đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến

độ mặn đối với các huyện gần phía biển và ven biển vì ảnh ảnh hưởng lớn đến việc nuôi

Địa hình tỉnh Bến Tre có thể chia thành 3 vùng nông nghiệp là vùng ngọt, vùng lợ

và vùng mặn Tại vùng lợ và mặn, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển mạnh nghề nuôitrồng và đánh bắt thủy sản Theo số liệu báo cáo, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009tăng khá, đạt 7,706 tỷ đồng, bằng 103,18% kế hoạch trong đó thủy sản chiếm 33,07%

4 Tài nguyên thiên nhiên:

Trang 6

a Tài nguyên nước Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai,Hàm Luông và Cổ Chiên Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biểnhàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫnchuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó cóđất Bến Tre Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, vănhoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp,những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoàkhí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước Từ môi trường thuận lợi này, các consông đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản, là nguồn giữ nước và cấpnước dồi dào Ngoài ra, các con sông này cũng đóng vai trò chứa lượng nước thải (nướcthải đã qua xử lý) của quá trình nuôi trồng.

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênhđào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuậntiện Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một conrạch hay kênh Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 consông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m

c Tài nguyên động vật – thực vật

Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn CửuLong Những cù lao lớn – cũng có nghĩa là phần lớn đất chính của Bến Tre – luôn luônđược phù sa bồi đắp và hàng năm vươn dài ra biển Nằm ở giữa môi trường sông và biển,chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mangđặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật của miền Tây Nam Bộ Những con sông lớn

và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cáthiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he Đây là sự thuận lợi lớn, nhờ vậy việcnuôi trông sẽ đa dạng về loại giống

5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:

Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hìnhxâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất

và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì Bến Tre là mộttrong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất Do vậy, các biến động khí hậu này đã ảnhhưởng sâu sắc đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre

Trang 7

Trong những năm qua, hàng năm tỉnh Bến Tre đã tổ chức trồng mới thêm hàngtrăm ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng của tỉnh lên 3.842

ha Thông qua chính sách giao khoán rừng, đất rừng và cho người dân được hưởng lợi từcác sản phẩm từ rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ; các mô hình sản xuất kết hợpvới quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả (nuôi tôm, sò huyết trong rừng…), góp phần cảithiện và nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển Mặc dù diện tích rừng ngậpmặn của tỉnh không nhiều nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệmôi trường, phòng chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinhthái vùng cửa sông ven biển, và góp phần lớn trong việc bảo vệ nguồn thủy sản khỏinhững thiên tai

Trồng rừng Đước kết hợp nuôi tôm

 Chế độ thủy triều

Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồnnước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủytriều đẩy vào Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳchỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằngngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều Sự lên xuống của thủy triều ảnhhưởng lớn đến độ mặn của đất và ảnh hưởng đến chất lượng thủy hải sản

 Biên độ thủy triều:

Trang 8

Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều Hầu hết cácngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều nhữngngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triềukém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m Biên bộ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5lần đến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn.

Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ làtriều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngàykhông trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày)

 Sự tiết giảm triều:

Càng vào sâu trong sông, biên độ triều càng giảm do sự nâng lên của chân sóngtriều là chính Trên sông Hàm Luông, mùa khô, sau khi truyền qua 45 km từ Tân Thủyđến Mỹ Hoà, độ lớn sóng triều giảm còn khoảng 92% và truyền thêm một khoảng 25 kmnữa, tới Chợ Lách độ lớn sóng triều chỉ còn xấp xỉ 75%

Mùa lũ, ảnh hưởng của nước nguồn không lớn, song cũng làm tiết giảm độ lớnsóng triều thêm khoảng 10 đến 20 cm tại Mỹ Hòa và 20 đến 40 cm tại Chợ Lách

 Tốc độ truyền sóng triều trong sông

Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với cácsông lớn Còn đối với những sông nhỏ, hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều diễn raphức tạp hơn Ở đâu còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những con sông có sựtruyền triều từ hai phía

Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước mặn vàonội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô Nhữngngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt v.v Song với vùng xacửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏcho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn Khi triều dâng, mực nước ngọt trong sôngđược đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào ruộng Ngược lại, khi triềurút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông Ngoài ra, người tacũng còn lợi dụng nước lớn và lợi dụng dòng chảy hai chiều của sông rạch để đưa tàuthuyền có trọng tải lớn vào bến, hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiênliệu Sự truyền triều vào sông cũng khiến cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông phongphú thêm

II Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật:

Trang 9

Với những nguồn lợi và hạn chế có sẵn, tỉnh đã đề ra biện pháp để quản lý và bảo

vệ nguồn lợi thủy sinh vật như sau:

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 7.833 ha đất được quyhoạch cho lâm nghiệp Trong đó: Rừng phòng hộ 3.803 ha, Rừng đặc dụng 2.584 ha,Rừng sản xuất 1.446 ha Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho dân, mục tiêu từ nayđến năm 2020, phải bảo vệ tốt rừng hiện có đồng thời trồng mới thêm khoảng 1.100 ha đểnâng diện tích rừng ngập mặn của tỉnh lên 4.900 ha Đảm bảo cho lâm nghiệp đóng gópngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảotồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng caomức sống cho người dân lâm nghiệp, đồng thời góp phần giữ vững an ninh, quốc phòngvùng ven biển của tỉnh

Theo kết quả khảo sát của đề tài, hiện nay thảm thực vật vùng cửa sông ven biểncủa tỉnh đang bị đe doạ bởi sự suy giảm về diện tích và cấu trúc thảm thực vật, chỉ có 145loài với 56 họ còn lại trong khu hệ thực vật đặc trưng cho hệ thực vật của rừng mưa nhiệtđới Loài đặc trưng cho rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là Mắm biển, Mắmtrắng, Bần chua, Bần đắng, Giá và Su ổi Thảm thực vật rừng ngập mặn hầu như khôngcòn loài quý hiếm Do đó, diện tích rừng còn lại cần được khoanh vùng và bảo vệ, đây làbiện pháp duy nhất để bảo tồn tính đa dạng hiện có của rừng ở vùng cửa sông ven biểnBến Tre

Đối với hệ động vật, thành phần và số lượng cá thể của các lớp động vật có xươngsống trên cạn trong vùng cửa sông ven biển Bến Tre tương đối nghèo Lớp chim còn lại

số lượng nhiều nhất với 80 loài chim thuộc 11 bộ, 35 họ, đa số là các loài chim nước; sốlượng các loài chim thuộc Bộ Hạc, họ Diệc chiếm số lượng lớn Đặc biệt, có 2 loài chimnước quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu là Quắm Đen và Điểng Điểng Sốlượng các loài quý hiếm nhiều nhất thuộc lớp bò sát với 15 loài bò sát thuộc 10 họ, trong

đó có 4 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam gồm: Kỳ Đà Hoa, Rắn Hổ Chúa, Rắn Cạp Nong

và Rắn Hổ Mang, 1 loài ở mức độ nguy cấp thuộc nhóm 1 (Rắn Hổ Chúa) là những loài

bị cấm khai thác và sử dụng cho mục đích thương mại; 3 loài còn lại thuộc nhóm 2, lànhững loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại Riêng lớp lưỡng thê có

5 loài thuộc 3 họ và 1 bộ, lớp này hầu như không có loài quý hiếm, chỉ còn ếch cây là cómặt ở nhiều nơi nhưng rất hiếm

Kết quả thống kê trên đã cho thấy đa dạng sinh học về động vật rừng trong tỉnhđang ở trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng Sự giảm sút về số lượng các loài của khu

hệ động vật phản ánh tình trạng khai thác, săn bắt các loài động vật quá mức và bừa bãi.Thêm vào đó các hoạt động phá rừng, các trảng cỏ làm ao nuôi thủy sản đã làm mất nơi

Trang 10

cư trú của các loài động vật hoang dã Vì thế, hành động cấp bách để bảo vệ khu hệ độngvật vùng cửa sông ven biển hiện nay chính là tiến hành bảo vệ các khu vực có rừng, cáctrảng cỏ và vườn cây chặt chẽ, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động chặt phá, làm thayđổi sinh cảnh của vùng cửa sông ven biển.

Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu về thành phần thủy sinh vật của đề tài vềvùng cửa sông ven biển của tỉnh: có 226 loài thuộc 7 lớp, 5 ngành thực vật phiêu sinh.Hầu hết các loài tảo phản ánh tính chất môi trường nước ngọt, lợ Có 87 loài tảo đặctrưng cho sự nhiễm bẩn, 21 loài gây mùi và vị cho nước, chỉ có 7 loài chỉ thị môi trườngnước sạch, có 101 loài tảo có khả năng xử lý nước thải, cải thiện môi trường nước Đa sốcác loài tảo là thức ăn cho tôm, cá, cho thấy nguồn thức ăn tự nhiên rất thuận lợi cho việcphát triển nguồn lợi thủy sản trong vùng; 105 loài động vật phiêu sinh thuộc 8 nhóm,trong đó nhóm chân chéo Copepoda phong phú nhất và có mặt ở hầu hết các điểm từvùng cửa sông đến các sông rạch trong nội địa

Để sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi sinh vật vùng cửa sôngven biển tỉnh Bến Tre đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể Đối với cây lâm nghiệp cầnquy hoạch sử dụng đất dựa theo điều kiện của thảm thực vật, điều kiện thổ nhưỡng, ápdụng lâm - ngư kết hợp, quản lý rừng chặt chẽ, động viên nhân dân tham gia bảo vệ rừng;đối với cây trồng nông nghiệp cần bảo tồn nguồn giống (cây ăn trái, hoa màu…) Đối vớicác loài động vật hoang dã, cần khoanh vùng sinh cảnh địa lý của các loài động vật quýhiếm trong tỉnh tạo nên hoàn cảnh sống thuận lợi và ổn định dần nơi sống của chúng, đặcbiệt là chim và Bò sát, nghiêm cấm săn bắt trong các khu rừng và trảng cỏ, xây dựng cáckhu bảo tồn dẫn dụ chim để bảo tồn nguồn gen Với nguồn lợi thủy sinh vật, cần tiếnhành khoanh vùng các khu vực khai thác và nuôi trồng hợp lý nhằm bảo vệ, sử dụng bềnvững nguồn tài nguyên thủy sinh vật

 Nguồn lợi thủy sinh

Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá và mang tínhquyết định cho sự tồn tại của con người vì đây là nguồn cung cấp thực phẩm chính Vớiđịa thế tọa lạc giữa bốn con sông: Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông CổChiên, đã tạo ra tính đa dạng các loài rất cao trong các vùng cửa sông ven biển tỉnh BếnTre Đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các ngành kinh tếtrong tỉnh, đồng thời tạo ra sự ổn định, khả năng chống chịu cho nền kinh tế và các cơhội để nâng cao sản lượng, phát triển các ngành nghề, tạo thu nhập cho các cộng đồngdân cư trong tỉnh Tuy nhiên, những năm gần đây sự phát triển các ngành nghề theo caotrào, không theo quy hoạch hợp lý đã làm tổn thương nghiêm trọng đến nguồn tàinguyên sinh vật trong tỉnh do hậu quả của hoạt động khai phá đất đai, biến đổi cảnh

Trang 11

quan, mất rừng…Vì thế, việc thống kê đa dạng sinh học là rất cần thiết, hoạt động nàygóp phần định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật vùng cửa sông ven biểncủa tỉnh.

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH

1.Phát triển kinh tế:

Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) năm sau cao hon năm trước, bình quân 5 năm2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,22%/năm, cao hơn mức bình quân 5năm trước (6,18%), vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra (NQ là 8-8,5%/năm) Thu nhậpbình quân đầu người đến năm 2005 đạt khoảng 473 USD (NQ 450 USD)

- Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: Trong 5 năm qua, kinh tế của tỉnh có sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Tỷ trọng khu vực I từ 67,7% năm 2000, giảm còn57,1%; tỷ trọng khu vực II từ 11,6% tăng lên 16,8% và khu vực III từ 20,8% tăng lên25,7% năm 2005 (NQ tương ứng 55%, 20% và 25%)

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập

trung vào việc nâng cao chất lượng phát triển, đã hình thành được nhiều vùng chuyểncanh lúa, dừa, mía, cây ăn quả, nuôi thủy sản Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trịsản xuất toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 62,7% năm 2000 xuống còn 57,6%năm 2005; tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 36,2% lên 41,5%

Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với

thị trường tiêu thụ, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sảnphẩm có lợi thế của tỉnh là hàng nông sản và thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩmxuất khẩu

Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt

hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư nhưdịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm

2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã

ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển Nghịquyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khuyếnkhích, ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước, của tỉnh đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấucác thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự dịch chuyển theohướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước; phát huy tiềm năng, huy động

Trang 12

nguồn lực của các doanh nghiệp tư nhân, dân cư, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh

tế khác

- Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Do điều kiện đặc thù của tỉnh, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực nên tốc độ chuyểndịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế diễn ra chậm; trong những năm gần đâynuôi thủy sản nhất là vùng mặn phát triển mạnh nhưng sự chuyển dịch chủ yếu vẫn làtrong nội bộ ngành nông nghiệp Do đó sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụvẫn còn hạn chế Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tích cực, lao động nông nghiệpgiảm còn 79,83%; công nghiệp-xây dựng 7,14% và dịch vụ 13,03% Điều này cho thấy,kinh tế của tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất lượng và hiệu quả, tạo thêmviệc làm ngày càng nhiều, giảm bớt lao động nông nhàn ở nông thôn

Về sản xuất nông, lâm, thủy sản:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm ngư nghiệp ước tăng bình quân khoảng 6,52%/năm Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch

cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng, phát triển theo hướng bền vững, từng bước phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn Tiềm năng nông

nghiệp được khai thác tốt hơn, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, giảm diện tích lúa, mía năng suất, hiệu quả thấp để chuyển sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao hơn

Việc thâm canh, ứng dụng giống mới để cải tạo vườn tạp, giồng tạp và trồng xen, nuôi xen trong kinh tế vườn tiếp tục đẩy mạnh, góp phần làm tăng đáng kể năng suất

và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Cây ăn trái tăng nhanh về diện tích và sản lượng từ 32.379 ha năm 2000, tăng lên 41.061 ha năm 2005, cao hơn mục tiêu kế hoạch 5.061 ha Diện tích dừa ổn định, hiện có 36.827 ha, sản lượng thu hoạch năm

2005 là 249,6 triệu quả

Diện tích mía giảm dần qua các năm để chuyển sang trồng cây ăn trái có hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Cây mía được tập trung phát triển ở những vùng có lợi thế nhằm đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy đường của tỉnh Đến năm 2005, diện tích mía toàn tỉnh còn 8.933 ha, sản lượng 628,8 ngàn tấn

Cây lúa được sản xuất theo hướng ổn định và vững chắc Phần lớn đất bìa chéo, hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây ăn trái, mía, nuôi thủy sản Trong 5 năm qua, diện tích gieo trồng lúa giảm dần theo quy hoạch, từ 101.617 ha năm 2000 giảm còn 83.504 ha năm 2005, sản lượng 341.391 tấn Hiện tại, tỉnh đã hình thành được một số

Trang 13

vùng sản xuất lúa cao sản có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Thuỷ sản: Từng bước vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn Nuôi trồng thủy sản

phát triển mạnh, nhất là nuôi thủy sản vùng mặn, lợ; nuôi thủy sản vùng ngọt bắt đầu được mở rộng và ứng dụng sản xuất thâm canh Diện tích nuôi thủy sản năm 2005 ước là 42.310 ha, tăng 13.057 ha so năm 2000 Thành công nổi bật của nghề nuôi thủy sản trong 5 năm qua là mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh đã thành công và được nhân rộng ở 3 huyện ven biển , mô hình này từ chỗ bắt đầu nuôi thí điểm được 224 ha năm 2001 đến năm 2005 tăng lên 6.021 ha, thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân ven biển Thông qua Chương trình phát triển giống đã từng bước mở rộng năng lực sản xuất giống trên địa bàn, toàn tỉnh hiện có 54 trại sản xuất giống tôm sú, 14 trại giống tôm càng xanh và 04 trại giống cá, dù chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, nhưng bước đầu đã góp phầntạo nguồn con giống ổn định, chất lượng tốt cung ứng cho người nuôi

Hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển theo chiều sâu, số tàu thuyền khai xa

bờ tăng nhanh, từ 355 tàu khai thác xa bờ năm 2000 tăng lên 850 tàu năm 2005, chiếm 31,12% trong tổng số tàu thuyền đánh bắt toàn tỉnh Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ khai thác thủy sản được quan tâm đầu tư, đưa Cảng cá Ba Tri vào hoạt động,xây mới Cảng cá Bình Đại, chuẩn bị đầu tư Cảng cá Thạnh Phú Tổng sản lượng thủysản năm 2005 đạt 137.510 tấn, tăng bình quân 5,1%/năm

Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế năm 2006-2010:

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 có vai trò đặc biệt quantrọng đối với việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra và đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới

Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bìnhquân 7,8%/năm Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trungphát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện

tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng Vùng nước

lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa Vùng nước mặn chủ yếu nuôitrồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng và khai thácthủy sản

Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái và

Trang 14

cây dừa Đến năm 2010, diện tíach cây ăn trái 45.000 ha, sản lượng 500.000 tấn, tậptrung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành; diện tích dừa 40.000 ha, sản lượng 290 triệuquả, tập trung ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và Châu Thành Ổn định diện tích lúakhoảng 30.000 ha, sản lượng 350.000 tấn, chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; tiếptục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu Duy trì vùng chuyên canhmía ở các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm, với diện tích khoảng 6.900 ha, sảnlượng 620.000 tấn.

Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ vào sản xuất Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độsản xuất của nông dân Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng cácvùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh

mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệsau thu hoạch và chế biến xuất khẩu

Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh sốlượng, năng suất và chất lượng Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trangtrại với quy mô công nghiệp Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứnggiống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắnvới bảo vệ môi trường sinh thái Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triểnchăn nuôi bò, dê Dự kiến đến 2010 đàn bò 180.000 con, đàn heo 360.000 con, đàn dê60.000 con

Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bềnvững Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuấtkhẩu Khai thác và mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ,ngọt theo quy hoạch Đến năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 49.000 ha, trong đó,nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 8.000-10.000 ha; tổng sản lượng thủy sản224.000 tấn Đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tếcao Triển khai quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi thủy sản xuất khẩu ổn định với cáchình thức đầu tư, quản lý thích hợp; kết hợp hài hoà giữa các cấp độ kỹ thuật nuôi: thâmcanh, bán thâm canh, quãng canh, nuôi sinh thái và các hình nuôi chuyên, nuôi xen, nuôiluân canh trên ruộng lúa, trong vườn dừa, hoặc lâm ngư kết hợp Tiếp tục xây dựng kếtcấu hạ tầng cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư

hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi trọng điểm Mở rộng các cơ sở sản xuất giống hiện

có, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống Có chínhsách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại sản xuất tômgiống, nhằm cung cấp đủ nguồn giống tốt cho nhu cầu nuôi Tăng cường công táckhuyến ngư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các qui trình kỹ thuật tiên

Trang 15

tiến cho người nuôi; chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho vùngnuôi.

Phát triển đánh bắt thủy sản, chủ yếu là khai thác xa bờ với các ngành nghề cóhiệu quả cao; khai thác có hiệu quả các ngư trường phù hợp với ngành nghề đánh bắt kếthợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý; chú trọng công nghệ bảo quản sảnphẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hóa tiện lợi, hiệu quả

3 Cơ cấu GDP và vốn đầu tư:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 13%;

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Khu vực I: 42%, khu vực II 29%, khu vực II 29% trongGDP;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD;

- Tổng đầu tư toàn xã hội 41.200 tỷ đồng;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 8,28/năm;

- Giảm tỷ suất sinh bình quân mỗi năm 0,1%0;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%;

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt trên 950 USD/năm;

- Đến năm 2010, toàn tỉnh có 40% trường Tiểu học, 20% trường Trung học cơ sở và20% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;

- Đến năm 2010, có 50% xã được công nhận xã Văn hóa;

- Đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%;

- Đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%;

- Đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh sạch đạt 85%;

- Đến năm 2010 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt dưới 18%

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG TỈNH BẾN TRE

1 Tình hình phát triển chung.

Nghề nuôi tôm tuy chỉ mới phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng đã hình thức nuôi khác nhau.Các hình thức chính:nuôi quảng canh,quảng canh cải tiến,bán thâm canh và thâm canh.Bên cạnh đó còn có hình thức khác như: nuôi tôm trong ruộng lúa,nuôi tôm trong rừng ngập mặn,nuôi tôm trên cát,nuôi tôm trong ruộng muối

Thời gian qua, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết

Trang 16

thực cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể xem đây là một triển vọng mới cho nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh trong thời gian tới Tuy nhiên, theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 07/3/2008 về sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì tôm thẻ chân trắng chỉ được phép thả nuôi tại một số vùng không còn phù hợp để nuôi tôm sú Do đó chưa đánh giá hết tiềm năng về diện tích nuôi và hiệu quả kinh tế đối với loại thuỷ sản này Vì vậy để đánh giá hiệu quả việc phát triển nuôi tôm chân thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh được toàn diện, đồng thời làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 20/02/2009

về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND Theo đó sẽ cho phát triển nuôi tôm chân trắng tại các vùng nuôi tôm sú thâm canh theo quy hoạch chi tiết nuôi thuỷ sản trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh phú Đồng thời các cơ sở nuôi phải đăng ký và được công nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y

Sở đã đưa ra quy hoạch tạm thời một số vùng nuôi, quy chế nuôi để trình tỉnh phê quyệt

và triển khai đến người dân Bến Tre vẫn xem còn tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực vàtôm chân trắng chỉ nuôi ở một giới hạn cho phép Sau khi tiến hành rà soát và lậpphương án phát triển tôm chân trắng, kế hoạch của tỉnh là sẽ phát triển 1.000 ha nuôitôm chân trắng ở các huyện ven biển

Các huyện ven Biển Bến Tre có những điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, có thể quy hoạch nuôi tôm thâm canh đạt chất lượng cao Bến Tre cũng

là tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng nước hỗ trợ nghề nuôi tôm có hiệu quả

Các sở ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vậntải, Điện lực tỉnh cần có kế hoạch bố trí vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đềxuất nhằm hỗ cho dự án đạt được mục tiêu đề ra

UBND các huyện biển triển khai tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn và tạo điều kiệnkhuyến khích các tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư phát triển nuôi tôm chân trắngtích cực tham gia phát triển nuôi đúng theo định hướng quy hoạch đề ra

Quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đánh giá, để từng lúc có sơ tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung khi cần thiết

2.Tình hình phát triển của huyện

a.Huyện Ba Tri

Huyện Ba Tri là nơi có ưu thế về diện tích nuôi trồng thủy sản nhất.Trong đó việc đầu tưphát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện nhẳm tăng hiệu quả sử dụng đất và nướcgóp phần cải tạo bộ mặt kinh tế-xã hội huyện là định hướng đúng đắn

Nghề nuôi trồng thủy sản đang từng bước phát triển theo chiều sâu đặc biệt là vài nămgần đây các mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa, mô hình nuôi tôm bán thâm canh vàthâm canh đạt hiệu quả cao,mô hình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ từ đó thúc đẩy

Trang 17

mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất.

Cơ sở hạ tầng phục vụ thủy sản mặc dù được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng đượcnhu cầu sản xuất.Đa số diện tích nuôi tôm sú chưa có diện tích thoát cấp nước riêngbiệt,nên nước cấp vào và thoát ra lẫn lộ giữa các diện tích nuôi khác nhau

Lao đông nuôi trồng thủy sản của huyện ba tri tuy dồi dào về lực lượng, nhưng trong đókhông ít những người nuôi thủy sản chưa nắm chặt chẽ về kỹ thuật nuôi,từng mô hìnhnuôi,từng đối tượng nuôi sản xuất theo kinh nghiệm bản thân

b.Huyện Bình Đại

Bình Đại là một trong ba huyện biển của tỉnh Bến Tre với tiềm năng sẵn có do thiên nhiên ưu đãi, với chiều dài bờ biển 27km, hệ thống sông rạch chằng chịt, hình thành môitrường sinh thái khá lý tưởng không chỉ cho việc phát triển nuôi thuỷ sản ở cả ba vùng mặn, lợ, ngọt mà còn tạo điều kiện phát triển nghề đánh bắt hải sản, mang lại nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cung ứng cho tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu…

Với tiềm năng, thế mạnh đó, nghề nuôi thuỷ sản ở Bình Đại đã có từ lâu với hình thức

nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và xen rừng Từ khi được tỉnh, huyện xác định đây

là ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển nuôi thuỷ sản đã được các cấp, các ngành vànhân dân địa phương quan tâm đúng mức, nhất là từ năm 2000 đến nay, huyện đã đạtđược nhiều thành tựu với bước phát triển tích cực, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân

Tuy nhiên, nghề nuôi thuỷ sản huyện đang đứng trước những khó khăn thách thức Mộtvài nơi phát triển nuôi thuỷ sản còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững Môi trườngnuôi còn ô nhiễm, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro còn cao

Để việc nuôi thuỷ sản phát triển đúng hướng, an toàn và hiệu quả, huyện kịp thời ràsoát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi cống đập BaLai vận hành, quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản huyện đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020

3.Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long a.Tỉnh Tiền Giang

Hiện nay, diện tích nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn tỉnh khoảng 3.945ha Trong đó,quảng canh cải tiến: 1.686,06 ha (DTMN: 796,09 ha); thâm canh và bán thâm canh:2.115,9 ha (DTMN: 1.479,4ha) Từ đầu năm 2010 đến nay, tổng diện tích thả tôm giống

là 3.838,66 ha (DTMN: 2.685,66), tăng 19,52 ha (tăng 0,77 %) so với cùng kỳ năm

2009 Sản lượng tôm thu hoạch là 5.518,8 tấn (gồm có 2.814,33 tấn tôm sú và 2.704,47tấn tôm thẻ), tăng 3.469,49 tấn so với cùng kỳ năm 2009 Thiệt hại 286ha, chiếm

Ngày đăng: 28/04/2013, 06:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức sản xuất. Chủ đầu tư và quản lý quy hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với  UBND các huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thực hiện như: đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các hạ tầng kỹ - QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE
Hình th ức sản xuất. Chủ đầu tư và quản lý quy hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với UBND các huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thực hiện như: đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các hạ tầng kỹ (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w