Cơ cấu khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su.DOC (Trang 29 - 38)

2. Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh

2.1.2. Cơ cấu khách du lịch

2.1.2.1. Lượng khách du lịch cụ thể theo từng thị trường * Cơ cấu khách outbound

Chương trình du lịch quốc tế của chi nhánh chủ yếu tập trung vào 6 nước lân cận là Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia. Song, thị trường lớn nhất của chi nhánh là Trung Quốc. Lượng khách tới Trung Quốc luôn chiếm 50% lượng khác outbound của chi nhánh. Thị trường thứ hai cũng hấp dẫn khách du lịch là Thái Lan, tiếp đến là Malaysia và Singapore. Hai thị trường Hàm quốc và Campuchia chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch do chí phí du lịch của tour sang Hàn khá đắt so với thu nhập trung bình của người Việt Nam và Campuchia thì thường được đi theo tour sang cả Lào. Hiện nay chi nhánh vẫn đang triển khai để tổ chức được tour du lịch này kết hợp với du lịch tại Lào luôn. Mặt khác du lịch sang Hàn Quốc còn gặp khó khăn trong vấn đề xuất ngoại, giấy tờ vì hiện nay có rất nhiều người xuất khẩu lao động theo đường du lịch nên Hàn Quốc đang kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Năm 2003 do dịch SARS lan rộng ra toàn thế giới do đó mà năm 2003 lượng khách du lịch ra nước ngoài giảm rõ rệt và kéo theo đó năm 2004 lượng khách du lịch ra nước ngoài của chi nhánh cũng vẫn thấp chỉ khoảng 768 người. tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2007 kinh tế nước ta tăng trưởng tương đối cao nên lượng khách cũng tăng mạnh lên đến 1014 trong năm 2006 tăng 132% so với năm 2005 và 1372 trong năm 2007 tăng 135% so với năm 2006. Điều này có thể thấy rằng lượng khách du lịch ra nước ngoài đang được phục hồi dần.

Tất cả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 08 : Cơ cấu khách outbound của Chi nhánh từ năm 2004 – 2007

Tên nước 2004 2005 2006 2007

% Lượng % Lượng % Lượng % Lượng

1. Trung Quốc 68,3 3261 45,6 432 50,7 1081 59,7 17272. Thái Lan 15,8 753 24,8 235 22,8 486 18 521 2. Thái Lan 15,8 753 24,8 235 22,8 486 18 521 3.Malaysisa và Singapore 15,1 720 23,8 255 20,2 430 16,4 474 4. Hàn Quốc 0,8 40 5,8 55 4,5 96 3,6 105 5. Campuchia 1,8 39 2,2 64 Tổng 100 4774 100 947 100 2132 100 2891

(Nguồn: Báo cáo chi tiêu hiện vật từ năm 2004-2007)

Hiện nay, đối tượng outbound của chi nhánh tới 75% - 80% là khách trong ngành. Họ ra nước ngoài với mục đích chính là đi công tác, tham gia các hội nghị trao đổi hợp tác kinh doanh với đối tác chính củaTổng công ty kết hợp với du lịch. Còn lại là khách đi lẻ đến với chi nhánh do mối quan hệ của nhân viên thị trường công ty. Năm 2005 lượt khách outbound giảm mạnh là do vào thòi gian đó dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát ở các nơi do đó mà việc kiểm soát ra vào giữa các quốc gia trở nên khó khăn hơn. Và chủ yếu cũng là do tâm lý của người dân, lo ngại trước tình hình đó nên xuất ngoại giảm mạnh. Mặc dù đã tăng trở lại vào năm 2006 và 2007 song vẫn chưa thể trở lại con số như năm 2004

* Cơ cấu khách inbound

Khách inbound mà công ty phục vụ gồm hai đối tượng chính sau:

- Thứ nhất, khách Trung Quốc vào Việt Nam qua 2 cửa khẩu Móng Cái và Lạng Sơn

- Thứ hai, chuyên gia, cán bộ (CG,CB) của đối tác sang Việt Nam làm việc với Tổng công ty thuộc nhiều quốc tịch khách nhau như: Trung quốc, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản…

chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ lệ khách inbound.

Khách inbound của chi nhánh có tới 70% là khách lẻ họ đến Chi nhánh với mục đích chính là đi du lịch còn lại là đi công việc kết hợp du lịch. Chi nhánh đã có website riêng để quảng bá hình ảnh của chi nhánh nhưng hiệu quả có thể nói là chưa cao. Chỉ có 2% trong số tổng lượt khách inbound đến với chi nhánh qua website này. Điều này khẳng định chi nhánh chưa khai thác được lợi thế trên internet, kinh doanh qua mạng chưa hiệu quả. Chưa nhận thấy được tầm quan trọng và sự tiện lợi khi kinh doanh qua internet. Điều này cũng có thể lý giải là chất lượng website của chi nhánh chưa cao cả về nội dung và hình thức, chưa có đội ngũ nhân viên Marketing trực tiếp trên internet. Chưa có bộ phận chuyên quản lý, nâng cấp trang website hay có thể nói là bộ phận quản trị mạng. Số lượng khách còn lại biết đến chi nhánh là do trao đổi nhận khách từ phía các đối tác từ phía Trung Quốc của Tổng công ty. Về cơ cấu cụ thể của khách inbound có thể tìn hiểu qua bảng số liệu sau:

Bảng 09: Lượng khách inbound của chi nhánh từ năm 2004 – 2007

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

% Lượng % Lượng % Lượng % Lượng

1. Khách TQ 2. CG,CB 98,8 1,92 1788 35 96,5 3,5 1023 37 91,4 8,6 433 41 60,5 39,5 46 30 Tổng 100 1823 100 1060 100 474 100 76

( Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu hiện vật của Chi nhánh từ năm 2004 - 2007)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy lượng khác inbound giảm mạnh và có sự thay đổi lớn reong cơ cấu lượng khách. Đội ngũ chuyên gai và cán bộ vẫn tăng tốc trung bình khoảng 9,4 % một năm. Trong khi đó lượng khách Trung Quốc lại giảm rất mạnh. Năm 2004 là 1823 khách thì đến năm 2005 xuống còn 1060 khách (giảm 41,9 % so với năm 2002), năm 2006 xuống còn 474 khách (giảm 55,3% so với năm 2005), và đến năm 2007 giảm rất mạnh xuống chỉ còn 76 lượt khách( chỉ chiếm có 4,2% lượt khách năm 2004 và giảm 84% so vơi năm 2006). Đã có sự giảm mạnh rất đáng kể của lượt khách từ Trung Quốc sang. Tuy lượt khách từ Trung Quốc sang vẫn

chiếm hơn 60% nhưng nó không còn vai trò quyết định nữa. Và đó chỉ là con số tương đối. Nhìn thẳng vào con số tuyệt đối chúng ta có thể thấy ngay được sự giảm mạnh đên đáng phải xem xét một cách cẩn thận. Vậy nguyên nhân là do đâu? Điều này chỉ có thể được lý giải là do việc đóng cửa Cửa khẩu Móng Cái làm cho lượng khách từ Trung Quốc vào Việt Nam qua Cửa khẩu này giảm mạnh vì thế mà lượng khách inbound vào chi nhánh cũng vì thế mà giảm theo.

2.1.2.2. Lượng khách theo từng đoàn và lượng khách lẻ

Trong những năm 2004 – 2007, do đời sống người dân từng bước được nâng cao nên nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Thêm vào đó do có chiến lược đầu tư và quản lý thích hợp mà kinh doanh du lịch của chi nhánh đã có những bước phát triển lớn đóng góp vào sự phát triển chung của Tổng công ty. Số lượng du khách đến với chi nhánh ngày càng tăng. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Số lượng du khách trong giai đoạn năm 2004 – 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Số đoàn du lịch - Khách inboud - Khách outbound - Nội địa Đoàn 36 327 53 216 58 286 53 42 230 311 25 106 180 360 10 125 225 2. Số lượt khách - Khách inboud - Khách outbound - Nội địa Lượt 7870 1823 4774 1273 7735 1060 947 6585 9819 474 2132 7231 11378 76 2891 8411 3. Số ngày Ngày 26700 28750 41244 49260

(Nguồn: chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, số đoàn, số lượt khách và số ngày nhìn chung là tăng. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, có sự giảm sút vào năm 2005. Như đã lý giải ở phần trước, điều này là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1

bùng phát. Song số lượt khách đang dần trở lại vào các năm tiếp theo và tăng cao hơn do vào năm này kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối cao kèm theo sự phát triển của thị trường chứng khoán mà thu nhập bình quân tăng cao. Điều này kéo theo nhu cầu về tất cả các lĩnh vực đều tăng trong đó không thể không kể đến lĩnh vực du lịch.

Để nhận thấy rõ sự tăng lượng du khách trong giai đoạn 2004 – 2007 ta có thể nhìn vào đồ thị sau:

Hình 2 : Lượng du khách của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007 (theo đoàn)

Hình 3 : Lượng du khách của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007 (theo lượt khách)

(theo ngày khách)

- Qua biểu đồ, ta nhận thấy năm 2003 mới chỉ có 36 đoàn, vậy mà đến năm 2004 đã tăng vọt lên 327 đoàn (tăng 9,09 lần so với năm trước đó). Nhưng đến năm 2005 con số này không những không được duy trì mà còn giảm đi. Số đoàn mà chi nhánh phục vụ trong cả năm chỉ còn 286 lượt vào năm 2005 ( bằng 87,5 % so với năm 2004). Năm 2006 – 2007 lượng du khách có tăng lên 10% so với năm trước thể hiện năm 2006 đón 311 đoàn (tăng 108,7 %) so với năm 2005; năm 2006 chi nhánh đã đón được 360 đoàn tăng 115.8 % so với năm 2006 và đã vượt con số của năm 2004

- Số lượt khách mà chi nhánh phục vụ cũng tăng, nếu năm 2003 chỉ là 502 lượt khách thì năm 2004 đã là 7870 lượt khách (tăng 15,7 lần so với năm 2003). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh lữ hành của chi nhánh năm 2004 có sự tăng mạnh về số lượng đoàn và số lượng khách. Thêm vào đó, quy mô của các đoàn cũng tăng lên rõ rệt. Nếu trung bình 1 đoàn khách năm 2003 có 14 lượt khách thì đến năm 2007 đã là 32 lượt khách. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc giảm chi phí và thuận tiện hơn trong tổ chức.

Năm 2003 tuy số đoàn du khách chỉ bằng 87.5% so với năm trước nhưng số lượt khách là 7735 bằng 98,3%. Như vậy,khẳng định tuy số lượng đoàn có giảm song quy mô đoàn đã lớn hơn trước rất nhiều. Trong các năm

tiếp theo là 2006 và 2007, lượng khách mà chi nhánh đón đã dần trở lại và tăng so với trước. Đay là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển kinh doanh của chi nhánh. Năm 2006 là 9819 lượt khách (tăng 126,9 5 so với năm 2004), năm 2007 là 11378 lượt khách (tăng 115,9% so với năm 2006).

Số khách trung bình của mỗi đoàn tăng mạnh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11: Số khách trung bình của mỗi đoàn giai đoạn 2003 – 2007

Đơn vị : lượt khách

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Số đoàn du lịch 36 327 286 311 360

Số lượt khách 502 7870 7735 9819 11378

Số lượt khách trung bình / đoàn 14 24 27 32 32

- Số ngày khách chi nhánh phục vụ tăng mạnh trong 2 năm 2006, 2007. Năm 2007 so với năm 2003 tăng 31,6 lần. Điều này là do số lượt khách tăng mạnh, thêm vào đó số ngày lưu trú trung bình của một lượt khách dài hơn. Năm 2006 là 41244 ngày thì năm 2007 đã là 49260 ngày (tăng 119,4% so với năm 2005). Thời gian lưu trú trung bình của một khách có xu hướng tăng mạnh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 12: số ngày lưu trú trung bình 1 lượt khách giai đoạn 2003 - 2007

Đơn vị : ngày

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Số lượt khách 502 7870 7735 9819 11378

Số ngày khách 1556 26700 28750 41244 49260

Số ngày khách trung bình/ lượt khách

3.1 3.3 3.7 4.2 4.2

So với năm 2007 với năm 2003 thì thời gian lưu trú đã cao hơn hẳn (gấp 1,3 lần). Điều này khẳng định, hoạt động kinh doanh lữ hành của chi

nhánh đã có những bước phát triển mạnh, các sản phẩm lữ hành của chi nhánh ngày càng thỏa mãn được tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

2.1.2.3. Lượng khách theo phạm vi ngành

Chi nhánh công ty cổ phần thượng mại dịch vụ và du lịch Cao su được thành lập từ năm 1995 với mục đích chủ yếu ban đầu là phục vụ nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và trong ngành. Trải qua một quá trình hoạt động lâu dài, chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, phục vụ trên 70% lượt khách là cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và trong ngành. Số lượng khách trong ngành mà chi nhánh phục vụ có xu hướng ngày càng tăng.

Có thể nhận thấy điều này qua bảng số liệu sau:

Bảng 13: Số lượt khách phân theo phạm vị ngành giai đoạn 2004 – 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng %

1.Số đoàn -Trong ngành -Ngoài ngành Đoàn 327 245 82 74.9 25.1 286 214 76 74.8 25.2 311 238 73 76.5 23.5 360 288 72 80 20 2.Lượt khách -Trong ngành -Ngoài ngành Lượt 7870 5914 1956 75.1 24.9 7735 5879 1856 76 24 9819 8149 1670 77.7 22.3 11378 9848 1530 86.6 13.4

(Nguồn: Báo cáo tình hình hiện vật của chi nhánh giai đoạn 2004 - 2007)

Hình 5: Số lượt khách phân theo phạm vị ngành giai đoạn 2004 – 2007

Nếu đi theo cách phân chia khách trong ngành và ngoài ngành của chi nhánh thì ta nhận thấy rõ cơ cấu khách của chi nhánh chủ yếu là khách trong ngành (trên 75% du khách của chi nhánh là trong ngành). Năm 2004 số khách của chi nhánh là 327 đoàn trong đó có 245 đoàn là trong ngành chiếm 74.9% so với tổng số; năm 2005 số khách của chi nhánh là 286 đoàn trong đó có 214 đoàn là trong ngành chiếm 74,8 so với tổng số. Năm 2006 số khách của chi nhánh là 311 đoàn trong đó có 238 đoàn là trong ngành chiếm 76.5% so với tổng số. Năm 2007 số khách của chi nhánh là 360 đoàn trong đó có 288 đoàn là trong ngành chiếm 80% so với tổng số. Qua đó cho thấy, lượng khách của chi nhánh tăng mạnh. Nhưng một vấn đè đặt ra ở đây là chỉ có khách trong ngành tăng và đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao, còn lượng khách ngoài ngành đang giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Điều này cho thấy chi nhánh cần phải đặc biệt chú ý và khắc phục tình trạng này. Rõ rang chi nhánh mới chỉ tận dụng được nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong ngành mà bỏ ngỏ mảng ngoài ngành. Chửng tỏ các chiến lược hay sản phẩm của chi nhánh chưa thực sự hấp dẫn du khách. Chiến lược Marketing, quảng bá của chi nhánh chưa hợp lý nên có thể chưa kích thích được nhu cầu của du khách đến với chi nhánh hoạc có thể không đủ hấp dẫn để giữ chân du khách và thậm chí la du khách còn chưa biết đến chi nhánh. Chi nhánh phải đặc biệt quan tâm

xem xét lại vấn đề này. Vì thị trường cạnh tranh trong ngành du lịch và dịch vụ ngày càng khắc nghiệt, muốn khẳng định được vị trí và tạo ưu thế của mình trong lĩnh vực du lịch chỉ có một cách duy nhất là phải phát triển kinh doanh, đồng đều cả trong và ngoài ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su.DOC (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w