Chính sách xúc tiến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su.DOC (Trang 64 - 66)

2. Các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh

2.1.4. Chính sách xúc tiến

Công ty xác định rõ chính sách xúc tiến chủ đạo của mình là bán hàng trực tiếp và quảng cáo chỉ là phương tiện hỗ trợ.

Về hình thức bán hàng trực tiếp, công ty xác định rõ bán hàng trực tiếp không chỉ dừng lại ở tiếp xúc và bán hàng khi trực tiếp gặp mặt và trao đổi với khách hàng mà còn có thể trao đổi với họ ngay trên mạng. Vì vậy, cần xây dựng được đội ngũ nhân viên thị trường không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giỏi về tin học để khai thác được nguồn khách hàng lớn qua mạng tại mọi thời điểm miễn là tiếp xúc vơi internet.

Về hình thức quảng cáo, tăng cường quảng cáo qua pano, áp phích tại các khách sạn và trung tâm du lịch của công ty mẹ và tổng công ty ( vì ở đây công ty được miễn phí) và phát các tập gấp du lịch. Công ty nên chú ý trong thiết kế các tập gấp. Nội dung phong phú, hình ảnh đẹp truyền tải các chương trình du lịch của công ty. Đặc biệt chú ý đến các chương trình nổi trội trong du lịch sinh thái, các chương trình outbound hấp dẫn. Ngôn từ dùng trong tập gấp phải súc tích, gây được ấn tượng với khách hàng và nên được viết song ngữ Việt – Anh. Để tránh lãng phí khi phát các tập gấp, công ty xác định rõ khách hàng có nhu cầu và chuyển đến họ bằng phát trực tiếp, hay gửi qua đường bưu điện.

Ngay từ khi được thành lập năm 1995, công ty đã hoạt động với mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu của Cán bộ công nhân viên trong ngành sản xuất Cao su. Từ năm 1999, ngành Cao su liên tục phát triển có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập người lao động trong Tổng công ty ngày một tăng, nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức, cán bộ công nhân viên của Công ty liên tục sang công tác nước ngoài … thị trường trong ngành trở thành một thị trường hấp dẫn hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, trong giai đoạn này chi nhánh vẫn xác định thị trường chính của công ty trong giai đoạn này vẫn là Tổng công ty cao, cùng cố và khai thác triệt để khách trong ngành phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

* Về thị trường khách outbound, chi nhánh quán triệt nguyên tắc:

Một là, củng cố và không ngừng mở rộng thị trường Trung Quốc, xác định đây là thị trường chiến lược làm outbound. Để làm điều này, chi nhánh cần tận dụng mối quan hệ của tập đoàn với các đối tác tại Trung Quốc và mối quan hệ với công ty Trung tâm lữ hành Quảng Tây của Trung Quốc và công ty du lịch TST Hồng Kông.

Hai là, chi nhánh nhận định Thái Lan là thị trường chiến lược trong tương lai vì du khách đến Thái Lan được miễn thủ tục xuất nhập cảnh, là thành viên trong khối ASEAN nên có nhiều ưu đãi khi đi lại. Mặt khác Thái Lan có những danh thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Phuket, Golden Buhhda, Royal Grand Palace, biển Pattaya là những điểm đến rất thu hút du khách.

Ba là, sử dụng các mối quan hệ của tập đoàn với các nước Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Chi nhánh nên tăng cường làm outbound tại thị trường hai nước này với mục tiêu lâu dài là tiến tới đưa ra ngoài châu Á, Chây Âu, Châu Úc.

* Về thị trường khách inbound chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc. Vì thế mà phát triển thị trường khách inbound của chi nhánh là phát triển thị trường khách Trung Quốc truyền thống, đồng thời khai thác thêm các nguồn

khách mới từ các nước ASEAN để giảm mức độ tác động của khách Trung Quốc. Muốn vậy chi nhánh phải thực hiện các biện pháp:

- Thứ nhất, chi nhánh tăng cường khai thác khách inbound vào Việt Nam từ Trung Quốc bằng việc củng cố quan hệ của công ty với các đối tác của mình bên phía Trung Quốc. Sau đó tiến tới làm inbound tại Thái Lan và mở rộng dần ra khu vực các nước ASEAN còn lại bằng việc tận dụng các quan hệ với các nhà cung ứng tại Thái Lan và Singapore của công ty.

- Thứ hai, tận dụng triệt để các đoàn chuyên gia, cán bộ vào làm việc với Tập đoàn, cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với họ để truyền bá hình ảnh của chi nhánh ra nước ngoài.

Để mở rộng thị trường, chi nhánh nên tham gia các hội chợ, hiệp hội du lịch trong nước và quốc tế nhằm quảng bá và tìm kiếm thị trường. Phấn đấu hội nhập hiệp hội du lịch ASTA – Hiệp hội du lịch Đông Nam Á năm 2008, hiệp hộ du lịch châu Á năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su.DOC (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w