1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia hà nội – hưng yên

74 657 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 17,43 MB

Nội dung

Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá TĐMT.. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Khảo sát đo đạc hiệ

Trang 1

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Môi trường

(Kinh têQuản lý Tài nguyên và Môi trường)

Đề tài: DANH GIA TAC DONG MOI TRUONG DY AN DAU TU

XAY DUNG NHA MAY BIA HA NOI- HUNG YEN

Giang viên hướng dẫn: TS DINH DUC TRUONG

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ HƯƠNG

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Môi trường & Đô thị trường Đại học Kinh tê Quôc dân, em xin cám ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các Thây, Cô

trong trường và trong khoa

Để đạt được kết quá như ngày hôm nay và để có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề

tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS Đinh Đức Trường, thày đã giúp em có được mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn em nhiệt tình và tận tâm trong quá trình em làm chuyên đề Em xin chân thành cám ơn thày!

Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi cục Bảo vệ môi trườngSở Tài nguyên

và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em rât nhiêu trong quả trình hoàn thành bài chuyên đê của mình!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

"Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không sao

chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường ”

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Sinh viên Phạm Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN - Sàn L1 TT 1111111111011 11 HH0 H1 1111101 g1 gu 3 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮTT - - S6 Sẻ E38 Ề SE EkEkEE 3E 11111111311111111 1e 7 DANH MỤC CÁC HÌNH - G5: 2222 x23 2E E111212111 111111111 8 M.9I28100/99.(e:79 ca 9 0989527107201 10

1 Lý do chọn đề tài - 5c Sà k SE S11 K11 S1 1111111111111 111111 1111111111111 T1, 10

2 Mucc dich nghién Cru ooo 12

3 DGi trong nghién COU ccc ccccccscecscssescccscssssescssscsesesssscssscscsesssssstsessesssanenesees 12

4 Phạm v1 nghiÊn CỨU - Ăn 1111 11110 1011011 1 0 00 1 nen và 12 b3) ,iï-0): 090i) i-iêu NớểNợÿỸw1 13

6 Nguồn số liệu, dữ liệu - -G- k1 111 11g 101111111 1E giết 13

7 Kết cầu chuyên đề - - ch TH TH n1 1 TT TH 01110 T11 T0 HH tớ, 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẼ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 TÔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TẲ -ckctct kề ng ệu 15 1.1.1 Khái niệm về đự án đầu tưư -¿-¿- St tk E11 1x11 grxrrkớg 15 1.1.2 Đặc điểm của đự án .-¿-:- ch 11 H1 1111111111111 111111 tr 16

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư -.- ch TS HS TT HT ng rrếy 17

Trang 5

Đối với Nhà HƯỚC St E1 111111111 1111111111 TH HH th 18

Đối với tổ chức tài IrỢ VỐN cá các ST TH SE 1H TT KH TT HT HT nhgreg 18 Đối với việc hoạch định chiến lược phát 772 SRERRRRRERRR Ra 18

1.2 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ THÁT BẠI THỊ TRƯỜNG 19

1.3 NHUNG KHO KHAN TRONG PANH GIA TAC DONG MOI TRUONG O

VIET NAM icccsccsccsccsssescesesssssssessesesecsessssessuesesssessessessuecsseesesseseeseesseseeseeesseseseeeaeeass 21 1.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23

1.4.1 Khái niệm về đánh giá tác động môi trường - - + scscsvcxcxeesrsree 23

1.4.2 Vai trò và lợi ích của đánh giá tác động môi trường - -«« «<<: 24 1.4.3 Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án 555555 cS<<s<2 26 1.4.4 Một số phương pháp chính trong ĐTM : ¿2 c+E2Sk SE keksrkkee 32

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI - HƯNG YÊN

2.1 GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỀM NHÀ MÁY ¿ca xsce: 35 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường, - - - - xxx ck cv re 35 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ¿21t E1 111 EEE171311 111111111111 trred 36 2.2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN .- - c Set TH TH nga 37 2.2.1 Tên dự án cà chà Hà 1111 1111011110111 11117111111 1111111 1H TH rêu 37 2.2.2 Chủ đầu fưr - ¿+ ch nThHH HT 11 1011111171 1 T11 1T g1 HH0 giàu 37

Trang 6

2.2.3 NO1 UNG CU AN oo an 38

2.3 KÉT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG c5: 46

2.3.1 Chất lượng môi trường không khí - - - kx+x+k#k+k£kE+E£Eekekekeertrkrxred 46 2.3.2 Chất lượng môi trường TƯỚC ¿tk tt TH như, 48

2.3.3 Chất lượng đất - Là kk SH S1 111111 1111111111111 1111111111 1111111116 111k, 49 2.4 DANH GIA TAC HẠI CỦA VIỆC CHUYÊN ĐÔI SỬ DỤNG ĐẤT 50 2.5 DỰ BẢO TÁC DONG MOI TRUONG oieccscscsscscscsssscssssssessescsssescssescsssscecseeseaes 51

2.5.1 Giai đoạn xây dựng cơ bản HH ng TH nh vu 51

2.5.2 Tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động sản XUẤT ccc se: 55

CHUGONG 3: MOT SO GIAI PHAP DE BAO VE MOI TRUONG CUA DU AN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI - HƯNG YEN

3.1 BÔI CẢNH QUẦN LÝ Ác St E151 11111111111 111 kg HT tri 60 3.2 CÁC GIẢI PHAP DE BAO VE MOI TRUONG CUA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 61

KP CN G T Pp i0 n.AAẦ 61

3.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạf Ộng, - cọ TH ng khu 64

KẾT LUẬN 5S ESEEEk E1 1 E1213111111711111111 1111110111 T111 T111 He 67 TÀI LIỆU THAM KHAO - ¿c6 5221 1E EEE2111EEE121371 1111111 Txtrrkd 70

Trang 7

CAC KY HIEU VIET TAT

COD Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical oxygen demanđ)

DO Ôxy hòa tan

DTM Đánh giá tác động môi trường

N téng Ni tơ tổng

P tổng Phốt pho tổng

PCCC Phòng cháy chữa cháy

Ss Chat ran lơ lửng

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN | Tiêu chuẩn Việt Nam

VSATLD_ | Vệ sinh an toàn lao động

VSATTP | Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO Tổ chức y tế thế giới ( World health organization)

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ các bước đánh giá tác động môi trường và dự án phát triển

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bang 1: Vi tri các điểm lẫy mẫu chất lượng môi trường không khi 43 Bảng 2: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí 44 Báng 3: Kết quả phân tích nguồn tiếp nhận nước thải của công †y 45 Bang 4: Vi tri các điểm lẫy mẫu nước ngầm - -‹- ~c<<< <¿ 46 Bảng 5: Kết quả phân tích nước ngầm c << {S1 c4 46 Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng đất -‹‹- -c << << <<: 47 Bảng 7: Mức độ ô nhiễm khí thải từ các phương tiện chuyên chở 49

Bang 8: Hệ số ô nhiễm của hàn điện và hơi - 5c << << s s5: 49

Bảng 9: Nguồn phát sinh tiếng ồn và mức độ áp âm - << 50

Bảng 10: Tải lượng chất thải khí phát thái do đốt than -‹ . 52

Bảng 11: Nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong khí Thal .BEE 53 Bang 12: Tinh chat nwéc thai dong t6ng c.cccceccceeeccsssseseeseeeeseseaeens 54 Bang 13: Tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu vực làm việc trong cơ sở sản xuất 55

Bảng 14: Tỷ lệ phần trăm trọng lượng hạt bụi theo kích thước 61

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã và đang góp phần vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân Nếu có một kế hoạch phát triển hợp

lý, thì sức ép của sự phát triển lên môi trường ngày càng it hon Sự tăng trưởng kinh

tế, nếu không được quán lý một cách hợp lý, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực,

sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên Nhiều nước trong

quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế

trong quá trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan

tâm đến một cách đúng mức Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này ở trong nước Việc đầu tiên của công

tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá TĐMT Vì vậy, việc thực hiện đánh giá TDMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển

Phát triên bên vững có mục đích gắn kêt các nhu câu về phát triên kinh tê xã hội và

bảo vệ môi trường đê đạt được những mục tiêu sau:

Nâng cao mức sông của nhân dân trong một thời gian ngăn

Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân băng giữa con người, tự nhiên và các

nguôn lợi kinh tê không những cho thê hệ hôm nay mà còn cho cả thê hệ mai sau Đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết

định sự phát triên bên vững, đó là:

Có hầu hết các hệ sinh thái năng suất cao và các vùng sinh thái nhạy cảm của thế

giới, đó là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn,

Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là chở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi trường

Đánh giá tác động môi trường cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để góp phân quản lý môi trường và phát triên bên vững

Trang 11

Trong 5 năm gần đây, do tác động của những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, đời sống thu nhập được nâng cao, tăng dân số, đô thị hóa, du lịch, tốc độ đầu tư, sắp xếp tổ chức sản xuất, ngành công nghiệp Bia Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng

cao, bình quân 8 — 12% năm Đặc biệt năm 2003, sản lượng bia đạt 1.290 triệu lít, đạt 79% so công suất thiết kế, tăng 20,7% so với thực hiện năm 2002, tăng 90 triệu

lít theo Quy hoạch, nộp ngân sách khoáng 3650 tỉ đồng Năm 2004 đạt 1.387,5 triệu lít ( tăng 15,6% so Quy hoạch năm 2005) và năm 2005 đạt 1500 triệu lít ( tăng 25%

so Quy hoạch) Tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 18 lít/người/năm, tăng gấp

đôi năm 1997 ( 8,5 lít/người/năm)

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐBCN ngày 8/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Công

nghiệp, Quy hoạch tông thê phát triên ngành Bia — RượuNước giải khát Việt Nam đên năm 2010 được điêu chỉnh bô sung như sau:

phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước

và đây mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới

Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp mạnh, tập đoàn kinh tế trên cơ sở góp von liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuât biarượunước giải khát thuộc mọi thành phân kinh tê

thực phẩm, đảm bảo chất lượng và giá thành được người tiêu đùng chấp nhận

Trên cơ sở các phân tích về tình hình sản xuất và khu vực; thực trạng ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam; quy hoạch tổng thê phát triển ngành bia rượu nước giải khát; tình hình thị trường và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty BiaRượu —

Nước giải khát Hà Nội Công ty Cô phần đầu tư phát triển công nghệ BiaRượuNước

Trang 12

giải khát Hà Nội quyết định đầu tư xây dựng mới Nhà máy bia công suất 50 triệu lí/năm tại tỉnh Hưng Yên

Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài : “ Đánh giá tác động môi trường dự án đầu

tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội — Hưng Yên ( công suât 50 triệu lít/năm) “

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này cung cấp thông tin để hướng tới sự phát triển bền vững: Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý

Lường trước tác động đến môi trường trước khi đưa ra quyết định quản lý

Gíup chủ đầu tư phòng tránh sự cố trong quá trình vận hành

Có thể thực hiện theo các phương án của hoạt động phát triển, so sánh lợi hại theo

các phương án, đề xuât lựa chọn phương án

3 Đối tượng nghiên cứu

Bia là nước giải khát có từ lâu đời 7000 năm trước công nguyên đã có ghi chép về sản xuất bia Hiện nay nhu cầu bia trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất lớn vì bia

là loại nước uống mát, có độ cồn thấp, có hương vị đặc trưng Đặc biệt, CO2 bão hòa trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống, nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày càng tăng

Trên cơ sở đó Nước giải khát Bia Hà Nội quyết định đầu tư xây đựng nhà máy bia

tại Hưng Yên

Do đó đối tượng nghiên cứu là : “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội — Hưng Yên ( công suât 50 triệu lít/năm)”

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng gồm có:

Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến dự án — dự án đầu tư

xây dựng Nhà máy bia Hà Nội — Hưng Yên tại KCN, thu thập các sô liệu vê điêu kiện địa lý tự nhiên, kinh tê xã hội khu vực xây dựng dự an

Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa:

Khảo sát đo đạc hiện trạng môi trường nền

VỊ trí và các khu vực tiếp nhận nước thải

Hiện trạng nước mặt, nước ngầm khu vực thực hiện dự án

Đo đạc chất lượng môi trường nền: không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm,

chất lượng đất

Phương pháp phân tích: Tập hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các tiêu

chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các ảnh

hưởng đến môi trường do xây dựng và hoạt động của dự án

Phương pháp tổng hợp: Tông hợp các số liệu đã thu thập được, phân tích và rút ra những kết luận về ảnh hưởng từ các hoạt động của dự án đến môi trường Đồng thời

đề xuất các biện pháp giám thiểu tác động ô nhiễm môi trường

6 Nguồn số liệu, dữ liệu

Đa sô các nguồn sô liệu, dữ liệu có trong chuyên đê đêu là nguôn sô liệu, dữ liệu

thứ câp:

Công ty Bia — Rượu — Nước giai khát Hà Nội

Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên

Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quyết định số 122/2006/QĐBTNMT ngày

18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bất buộc áp dụng Tiêu chuân Việt Nam vê Môi trường

Đánh giá tác động môi trường — Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000

Ô nhiễm không khí và xử ly khí thải - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, tập

I, II, III , 2001

Trang 14

Hệ thống thông tin Địa lý GIS —- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Hà Nội,

2000

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006

7 Kết cấu chuyên đề

Kết cầu của chuyên đề gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư Chương 2: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia

Hà NộiHưng Yên ( Công suat 50 triệu lít/ năm)

Chương 3: Một số giải pháp để bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội — Hưng Yên (Công suât 50 triệu lít/năm)

Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE DANH GIA TAC DONG MOI

TRUONG CUA CAC DU AN DAU TU

1.1 TONG QUAN VE DU AN DAU TU

1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư

Từ những năm 60 trở lại đây thì nhận thức về dự án bắt đầu hoàn thiện, danh từ dự

án được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, các mối quan hệ, mục tiêu, phạm vi khác

nhau Do vậy cơ cấu tô chức của dự án cũng tương đối khác nhau Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều khái niệm về dự án Mỗi một khái niệm nhắn mạnh một số khía cạnh của dự án cùng các đặc điểm quan trọng của nó trong từng hoàn cảnh cụ thẻ Xét theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ

cụ thể cần phải đạt được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và phải

theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới Như vậy theo định nghĩa này thì: dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác

định; Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cầu trúc nên một

thực thể mới

Xét về hình thức: Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn tài nguyên của một cá nhân, một tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo đài

trong tương lai

Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định nỗ lực có thời hạn trong việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã

hội Định nghĩa này nhắn mạnh hai đặc tính: Mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu

và điểm kết thúc xác định Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu không thể đạt được và dự án bị loại bỏ; Sản phẩm

hoặc dịch vụ mới được tạo ra khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc

Trang 16

Dù các định nghĩa khác nhau nhưng có thê rút ra một sô đặc trưng cơ bản của khái niệm dự án như sau:

Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm

vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào

đó Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận

khác nhau đề thực hiện và quản lý nhưng phải đám bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chỉ phí và việc hoàn thành với chất lượng cao

Dự án có chu kỳ phát triển riêng và tồn tại hữu hạn Nghĩa là giống như các thực thể

sông, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triên, có thời diém bat dau

và kết thúc

Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản

lý chức năng với quản lý dự án Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu

quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, cơ quan

quản lý Nhà nước Vì mục tiêu của dự án các nhà quản lý dự án duy trì thường

xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác

Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo Khác với quá trình sản xuất

liên tục và gián đoạn kêt quả của dự án không phải là sản phâm sản xuât hàng loạt

mà có tính khác biệt cao Sản phâm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất

Môi trường hoạt động “va chạm” Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguôn lực khan hiêm của một tô chức Dự án “cạnh tranh” lân nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiên vôn, nhân lực, thiết bị

Tính bắt định và rủi ro cao: Hầu hết các đự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư và lao động rât lớn đê thực hiện trong một khoảng thời gian nhât định Mặt khác, thời gian đầu tư vào vận hành kéo dài nên các dự án đâu tư phát triên thường có độ rủi ro cao

1.1.2 Đặc điểm của dự án

Mặc dù mỗi một dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau có đặc điểm riêng của lĩnh vực

đó nhưng nói chung dự án có những đặc điêm chung cơ bản sau:

Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một môi trường xác

định với các giới hạn nhât định vê quyên hạn và trách nhiệm

Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ ràng vê mục tiêu cân phải đạt được, thoi han bat dau va thoi han ket thúc cũng như nguồn lực cân có với một sô lượng,

cơ câu, chât lượng và thời điêm giao nhận

Trang 17

Dự án có tính logic: Tinh logic của dự án được thê hiện ở mộc quan hệ biện chứng giữa các bộ phận cầu thành dự án

Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuôn khổ

nguôn lực nhât định và trong khoảng thời gian nhất định

Kêt quả của dy an: là những đâu ra cụ thê của dự án được tạo ra từ các hoạt động của dự án Kết quả là điêu kiện cân thiệt đê đạt được mục tiêu trực tiêệp của dự án Các hoạt động của dự án: Là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyên hoá các nguôn lực thành các kêt quả của dự án Môi hoạt động của dự án đêu đem lại

kêt quả tương ứng

Nguồn lực của dự án: Là các đâu vào vê mặt vật chât, tài chính, sức lao động cân thiệt đê tiên hành các hoạt động của dự án Nguôn lực là tiên đê đê tạo nên các hoạt động của dự án

Bốn bộ phận trên của dự án có quan hệ logic chặt chế với nhau: Nguồn lực của dự

án được sử dụng tạo nên các hoạt động của dự án Các hoạt động tạo nên các kết

quả (đầu ra) Các kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của

dự án Đạt được mục tiêu trực tiếp là tiền đề góp phần đạt được mục tiêu phat triển

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư

Đối với nhà đầu tr:

Một nhà đầu tư muốn đem tiền đi đầu tư thu lợi nhuận về cho bản thân thì căn cứ

quan trọng nhất để nhà đầu tư có nên đầu tư hay không là dự án đầu tư Nếu dự án

đầu tư hứa hẹn đem lại khoản lợi cho chủ đầu tư thì nhất định sẽ thu hút được chủ đầu tư thực hiện Nhưng để có đủ vốn thực hiện dự án chủ đầu tư phải thuyết phục

các tổ chức tài chính tài chính cho vay vốn và cơ sở để các nhà tài chính cho vay

vốn thì phải dựa vào dự án có khả thi hay không? Vậy dự án đầu tư là phương tiện

thu hút vốn Dựa vào dự án, các nhà đầu tư có cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư,

Trang 18

theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện dự án Đồng thời bên cạnh chủ đầu

tư thuyết phục các nhà tài chính cho vay vốn thì dự án cũng là công cụ để tìm kiếm các đối tác liên doanh Một dự án tuyệt vời sẽ có nhiều đối tác để ý, mong muốn cùng tham gia để có phần lợi nhuận Nhiều khi các chủ đầu tư có vốn nhưng không

biết mình nên đầu tư vào đâu có lợi, rủi ro ít nhất, giảm thiểu chỉ phí cơ hội vì vậy

dự án còn là một công cụ cho các nhà đầu tư xem xét, tìm hiểu lựa chọn cơ hội đầu

tư tốt nhất Ngoài ra, dự án đầu tư còn là căn cứ để soạn thảo hợp đồng liên doanh

cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình

thực hiện dự án

Đôi với Nhà nước

Dự án đầu tư là tài liệu để các cấp có thấm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ pháp lý để toà xem xét, giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này

Đối với tô chức tài trợ vốn

Dự án đầu tư là căn cứ để cơ quan này xem xét tinh kha thi của dự án để quyết định

nên tài trợ hay không, tài trợ đên mức độ nào cho dự án đê đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ

Đối với việc hoạch định chiên lược phát triên

Dự án là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch và

kê hoạch 5Š năm, chương trình phát triên một cách có hiệu quả nhat

Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của

kê hoạch, đông thời đảm bảo khả năng điều tiệt thị trường theo định hướng xác định của kê hoạch

Dự án góp phần giải quyết quan | hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế xã hội

và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường

Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của từng vùng và của cả nước, tạo tiền đề cho các công ty, doanh nghiệp phát triển

Do dy án có vai trò quan trọng như vậy nên dự án phát triển chiếm vị trí cốt yếu trong hệ thống kế hoạch hoá, trong chiến lược phát triển của công ty, của vùng, của

cả nước Nó là công cụ để triển khai nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệu quả

kinh tế xã hội cao nhất

Trang 19

1.2 TAC DONG MOI TRUONG VA SU THAT BAI TH] TRUONG

That bại thi trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tá tình trạng thị trường không

phân bô thật hiệu quả các nguồn lực

Thiệt hại do 6 nhiễm môi trường vô cùng đa dạng Thiệt hại về lợi ích kinh tế, sức

khỏe người dân, suy giảm hệ sinh thái, Có rất nhiều đoanh nghiệp đã vì mục tiêu

lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội, thờ ơ trước sức khỏe của con

người Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược

với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thê phát triển chung của thế giới

Các hành vi đó được gọi là sự thất bại thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn đến

những kêt quả không có hiệu quả

Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay tiêu đùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó gây tác động môi trường ( gây thiệt hại hay mang lại lợi ích) đên cả những người không trực tiêp tham gia vào các giao dịch thị trường

Khi một quá trình sản xuất hay tiêu đùng hàng hóa hoặc dịch vụ gây thiệt hại cho ai

đó mà người này không được đền bù thì ta nói quá trình đó đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực Nói cách khác ngoại Ứng tiêu cực xảy ra trong trường hợp một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nào đó tác động tiêu cực (tạo ra một tổn hại hay chỉ phí) cho người khác song người gây ra tác động lại không bị trừng phạt bởi những gì mà anh

ta gây ra

Ngược lại, một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nhất định có thể gây ra ngoại ứng tích cực nêu như nó đem lại lợi ích cho một người nào đó mà người này không phải trả tiền

Khi không có ngoại ứng, lợi ích hay chỉ phí xã hội trong việc sản xuất hay tiêu dùng

một khối lượng hàng hóa nào đó được thể hiện chính bằng lợi ích hay chi phí mà

chính những cá nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường có liên quan được thụ hưởng hay bị gánh chịu Nói một cách quy ước: trong trường hợp này, lợi ich hay chi phi xã hội cũng chính là lợi ích hay chi phi tư nhân

Trái lại, khi ngoại ứng xuất hiện, lợi ích hay chỉ phí xã hội trong việc sản xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó sẽ không trùng khớp với lợi ích hay chỉ phí của các cá nhân (ta gọi là lợi ích hay chi phí tư nhân) Chẳng hạn, nếu việc sản xuất hàng hóa của một đoanh nghiệp gây ra ô nhiễm đối với môi trường và những người dân sinh sống xung quanh không được doanh nghiệp đèn bù gì thì chỉ phí xã

Trang 20

hội của việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nhất định, ngoài những chỉ phí kinh

tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay hy sinh còn phải bao hàm cả những tốn hại về

môi trường mà người dân phải gánh chịu do có việc sản xuất trên Trong trường hợp

ngoại ứng tiêu cực này, chi phí xã hội của việc sản xuất một khối lượng hàng hóa

nhất định rõ ràng lớn hơn chỉ phí tư nhân của các nhà sản xuất

Quá trình phát triển công nghiệp đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý

chât thải và đảm bảo chât lượng môi trường, làm gia tăng lượng thải và các chât gây

ô nhiêm môi trường

Ô nhiễm môi trường là một trong những ngoại ứng tiêu cực phát sinh trong quá trình sản xuất Chúng gây tổn hại lâu đài cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất những người dân trong khu vực xung quanh khu công nghiệp nhưng không được xử

lý và đền bù thỏa đáng

Ngoại ứng tiêu cực này gây tổn hại phúc lợi chung của xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triên bên vững, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ

Do đó tham gia lập, thẩm định và thực thi đánh giá tác động môi trường góp phần

vào việc quyêt định phát triên thành công hay thât bại của một doanh nghiệp Đánh giá tác động môi trường không chỉ thực hiện cho các dự án (hay các cơ sở

chưa đi vào hoạt động) mà nó còn được thực hiện với cả các cơ sở đang hoạt động

để biết được các hoạt động sản xuất kinh đoanh đang và sẽ tác động tới môi trường như thế nào

Có thể khẳng định ĐMC, ĐTM là một trong những công cụ được Nhà nước sử

dụng trong công tác bảo vệ môi trường Tham gia lập, thâm định và thực thi đánh giá tác động môi trường là tổ hợp các cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư có liên quan Trong đó, vai trò của cộng đồng trong quá trình lập

và thâm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là vô cùng quan trọng Ghi nhận vai trò này, Khoản § Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Ý kiến của

ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn, đại điện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự

án, các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương, hoặc không tán thành

đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường”

Đối với một doanh nghiệp thì uy tín đối với cộng đồng nói chung và đối với khách hàng nói riêng là điều sống còn, nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Uy tín ở đây thê hiện ở lòng tin của cộng đồng đối với sản phẩm doanh nghiệp sản xuất; những lợi ích mà doanh nghiệp đó đem lại cho cuộc sống

Trang 21

của cộng đồng Tắt cả những thứ đó tạo nên danh tiếng và thương hiệu cho một doanh nghiệp

Các nhà hoạch định chính sách hiểu rất rõ rằng: Doanh nghiệp cé thể chấp nhận những mức phạt hành chính cao nhưng doanh nghiệp lại không thê thờ ơ đứng nhìn

uy tín, thương hiệu của mình trở lên xâu xí trong mắt cộng đông

Điều này lí giải tại sao các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sợ nhất khi hành

vi vi phạm bị phát giác và thông tin rộng rãi cho cộng đồng Ở các thị trường văn minh như Mỹ, EU, Singapore khi “văn hóa tây chay” trở lên phô biến thì sức ép cộng đồng là một lá chắn hữu hiệu bảo vệ môi trường Đứng trước sức ép này, doanh nghiệp buộc phải cân nhắc thiệt hơn khi có ý định coi nhẹ các giải pháp bảo

vệ môi trường

1.3 NHUNG KHO KHAN TRONG DANH GIA TAC DONG MOI TRƯỜNG Ở VIET NAM

Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh Song mặt trái của quá trình phát

triển kinh tế xã hội có thể không tạo ra hiệu ứng tức thời tới cuộc sống của chúng ta

Cùng với việc xây dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo

ra những thúc đây phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường, hệ sinh thái

Bên cạnh những thuận lợi từ những chính sách đổi mới giúp Việt Nam duy trì tốc

độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định trong thời gian qua Định hướng phát

triển nên kinh tế đa thành phần đã hậu thuần cho sự phát triển kinh tế tư nhân và tạo

những bước đà mới cho phát triển kinh tế Đời sống người dân qua đó được cải

thiện đáng kể Thì đã đặt một sức ép rất lớn lên môi trường và hệ sinh thái Việt

Nam Do đó việc thực hiện đánh giá tác động môi trường trở nên rất quan trọng Tuy nhiên việc thực hiện đánh giá tác động môi trường cũng gặp phải những khó

khăn nhất định và được chia thành các phần nhỏ đưới đây

1.3.1 Các lực lượng thực thi đánh gia tác động môi trường

Đáp ứng nhu cầu “ thị trường” trong bối cảnh các hoạt động đầu tư nở rộ trên toàn

quôc, sô lượng người tham gia lập ĐTM, đã tăng nhanh một cách tự phát Đội ngũ chuyên gia, tô chức và dịch vụ tư vần ĐTM trong và ngoài nước đêu dê dàng tiệp

cận

Tuy nhiên yêu câu về năng lực đảm bảo thực hiện của ĐTM vân còn chưa được

quan tâm sâu sắc

Trang 22

Cán bộ thâm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cấp Trung ương, có nhiều cán bộ được đào tạo, huấn luyện trong và ngoài nước nên năng lực, trình độ tăng đáng kê Tuy nhiên, ở cấp tính, đội ngũ cán bộ thâm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng, về kiến thức khoa học môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau

Do đó, cần có một hệ thống quy chuẩn và có thể nên tăng cường công tác tập huấn nâng cao lực lượng, cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá tác động môi trường của các địa phương đê hạn chê các sai sót trong đánh giá tác động môi trường 1.3.2 Chính sách trong đánh giá tác động môi trường

Một số đánh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức, chưa phản

ánh được thực chất vân đê;

Sự quan tâm và nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chương trình đánh giá tác động môi trường chưa lớn;

Công việc giám sát đánh giá thực thi sau khi các dự án đã được phê duyệt còn it quan tâm;

Tiếng nói dư luận còn thiếu trọng lượng

1.3.3 Đánh giá hiệu quả chính sách

Đảnh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức

Một bộ phận nhỏ chủ quán lý và đầu tư coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một

thủ tục trong quá trình chuân bị đê thực hiện dự án, coi ĐTM như một lực cản cho hoạt động phát triên sản xuât và đầu tư Vì vậy, khi được yêu câu lập báo cáo ĐTM

chỉ làm lây lệ

Sự quan tâm và nguôn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện ĐTM chiếm một phần nhỏ trong việc Bởi vậy, để có báo

cáo DTM co gia tri 14 mot thách thức đôi với việc thực hiện các công việc phục vụ cho báo cáo, bên cạnh đó cũng thiêu sự quan tâm, chỉ đạo và việc phân định vi tri,

vai trò, chức năng, thâm định của các dự án còn nhiêu van đê chông chéo

Công tác giám sát sau đánh giả tác động môi trường và các văn bản luật liên quan

Trang 23

Tâm lý của các chủ đầu tư vẫn còn coi nặng hiệu quả của kinh doanh theo hướng có

lợi nhất cho họ Bỏ mặc quyền lợi chung của xã hội Do đó việc thực hiện đánh giá

tác động môi trường đôi khi vẫn chưa tốt và được quan tâm thích đáng và đôi khi

báo cáo sai sự thật Việc này dẫn đến vi phạm pháp luật

Vai trò của cộng đồng người dân trong đánh giá tác động môi trường

Vấn đề lấy ý kiến nhân dân đôi khi được thực hiện chưa tốt Việc này minh chứng bằng việc cho phép triển khai dự án thì xuất hiện nhiều ý kiến của cộng đồng dân

cư Có những dự án mặc dù đã được cộng đồng các nhà khoa học, cộng đồng địa

phương phản ánh là nguy hại đến môi trường song vẫn được triển khai

1.4 ĐÁNH GIÁ TÁC DONG MOI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1 Khái niệm về đánh giá tác động môi trường

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTM; những định nghĩa đó về nội dung cơ bản thông nhât với nhau, trong nhiêu cách diễn đạt khác nhau là do sự chú ý nhân

mạnh của từng tác giả tới một khía cạnh nào đó trong ĐTM

Trên cơ sở xem xét những định nghĩa đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, và căn

cứ vào sự phát triên vê lý luận và thực tiên của ĐTM trong thời gian qua, có thê đưa

ra một định ngh1a đây đủ về ĐTM như sau:

“ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyễn thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng,

tránh, khắc phục các tác động tiéu cực”

Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua vao thang 12 nim

1993 có đưa ra khái niệm ĐTM như sau:

"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường"

Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bền vững Đánh giá tác động môi trường là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn những ảnh hưởng tới môi trường trong chính sách môi trường và đây là

Trang 24

công cụ lồng ghép trong quá trình kế hoạch hoá về môi trường Mục đích của ĐTM

là xem xét bao quát toàn diện và đánh giá những ảnh hưởng môi trường tiềm năng của những dự án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa chọn ưu tiên

thực hiện Một ĐTM cần phải được xem xét tât cả những ảnh hưởng mong đợi đối

với sức khoẻ con người, hệ sinh thái (bao gồm thực vật và động vật), khí hậu và khí quyền Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quá cần phải được xem xét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án

Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phái và tô chức (có

nghĩa là cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghép

những ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan tới

các nhóm xã hội đặc biệt trong các dự án (có nghĩa là tái định cư của người dân ban dia vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, vị trí khảo cổ học, đài tưởng niệm)

Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổi đáng kế đối với nguôn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi có ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khai thác tài

nguyên thuỷ điện Các dự án hạ tang, hoạt động công nghiệp, các dự án dé bỏ và

quản lý chất thải cũng cần một ĐTM

Tắt cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng biện pháp

giảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế Những biện pháp giám nhẹ này thường được trình bày bằng một kế hoạch quản lý môi trường Một kết luận của

DTM cần phải được xem xét lại, sau đó các nhà làm kế hoạch dự án có thể thiết kế

đề xuất dự án với mục tiêu tối thiểu hoá tác động tới môi trường

1.4.2 Vai trò và lợi ích của đánh giá tác động môi trường

Các dự án phát triển, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra

những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên Nhiều nước trong

quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế

trong quá trình lập kế hoạch phát triển, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra

tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này của các nước Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai

đánh giá tác động môi trường Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước đã thực hiện đánh giá tác động môi trường dé ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu qua tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển

Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ớp của sự phát triển sau này lên môi trường ngày càng ít hơn Sự tăng trưởng kinh tế,

Trang 25

nếu không được quản lý một cách hợp lý có thể gây nên những ánh hưởng tiêu cực,

sự bên vững của hệ sinh thai và thậm chí của cả nên kinh tê có thê bi pha vỡ

Phái triên bên vững có mục đích gắn kêt các nhu cấu về phái triên kinh tê xã hội và

bảo vệ môi trường đê đạt được những mục tiéu sau:

Nâng cao mức sông của nhân dân trong một thời gian ngắn

Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân băng giữa con người, tự nhiên và các

nguôn lợi kinh tê không những cho thê hệ hôm nay mà còn cho cả các thê hệ mai sau

Đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết định sự phải triên bên vững là:

Co hau hệt các hệ sinh thái năng suât cao và các vùng sinh thái nhạy cảm của thê

giới, đó là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, hệ thông các đảo nhỏ,

Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là trở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi trường

Trong quá trình phát triển hiện nay, các vấn đề môi trường vẫn chưa được ưu tiên đúng mức Đông Nam Á đang đứng trước những thách thức về phát triển Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển có xem xét đầy đủ các vẫn đề môi trường

và xã hội là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng Những vấn đề này bao gồm suy thoái đất, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, các khu dân cư không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường cho một cuộc sống bình thường (nhà ở, vệ sinh và cấp nước; không khí, đất và nước bị ô nhiễm ) và những vấn đề quan trọng chung của toàn cầu như sự ấm lên của trái đất, suy thoái tầng ozon, suy giảm đa dạng sinh học Sức ép về dan sé, sự lạc hậu về kinh tế xã hội đã góp phần đưa môi trường đến tình trạng hiện nay Để khắc phục tình trạng nêu trên, đánh giá tác động môi trường cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý môi trường và phát triển bền vững

Đánh giá tác động môi trường có các lợi ích trực tiếp và gián tiếp Đóng gớp trực tiếp của đánh giá tác động môi trường là mang lại những lợi ích môi trường, như

giúp chủ dự án hoàn thành thiết kế hoặc thay đổi vị trí của dự án Đóng góp gián

tiếp có thể là những lợi ích môi trường do dự án tạo ra, như việc xây dựng các đập

thủy điện kéo theo sự phát triển của một số ngành (du lịch, nuôi trồng hải sản) Triển khai quá trình đánh giá tác động môi trường càng sớm vào chu trình đự án, lợi ích mang lại của nó càng nhiều

Nhìn chung những lợi ích của đánh giả tác động môi trường bao gém:

Trang 26

Hoàn thiện thiết kế va lựa chọn vị trí du an

Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định

Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển

Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó

Giam bớt những thiệt hại môi trường

Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tếxã hội

Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững

1.4.3 Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án

Luật pháp của nhiều nước Châu Á yêu cầu thực hiện đánh giá tác động môi trường

đôi với tât cá các dự án phát triên quan trọng Tại nhiêu nước, đánh giá tác động môi trường là một phân nghiên cứu khả thi của dự án Khi đã có hiệu lực, những quy định luật pháp về đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa to lớn, thúc đây sự phát triên bên vững Một vân đê khác liên quan đên đánh giá tác động môi trường,

đó là tài chính của dự án Đánh giá tác động môi trường được tiên hành băng chính

kinh phí của dự án Một sô các ngân hàng và các nhà đâu tư khi thực hiện dự án

không chú ý đên các tiêu chuân môi trường nên đã gặp rủi ro trong đâu tư Vì thê phải triên khai đông bộ đánh giá môi trường vào các bước khác nhau của chu trình

dự án

Chu trình dự án được khai quát theo 6 bước chính:

Hình thành dự án

Nghiên cứu tiền khá thi

Nghiên cứu khả thi

Trang 27

yếu trong giai đoạn tiền kha thi, kha thi và thiết kế công nghệ, ít tập trung hơn cho

giai đoạn thực hiện, giám sát và đánh giả dự án

Trong những giai đoạn đầu của chu trình đự án ứng với các bước nghiên cứu tiền khả thị, đánh giá tác động môi trường tập trung vào việc đánh giá lựa chon vi tri

thực hiện dự án Sàng lọc môi trường của dự án, xác định phạm vi tác động môi

trường của dự án Tiếp theo, trong bước nghiên cứu khá thi thực hiện đánh giá các tác động môi trường chỉ tiết Sau đó các biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đề xuất, kế hoạch quản lý môi trường, và chương trình giám sát và quán lý môi trường được soạn thảo Bước cuối cùng của đánh giá tác động môi trường là tiến hành thâm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trang 28

Nghiên cửu tiên Nghiên cứu khả thi

kha thi cua Dự án của Dự án

Dư án| | Đuyệt và lựa chọn các

een Tri z

sơ bộ ĐTM chi tiêt phương án thực thi

a Đánh giá tác động và (cấp giấy phép) sửa đôi khả thi

|| DTM so b Duyệt các chỉ tiêu đặc |_— Xá ie ce, mm

Hình 1: Sơ đồ các bước đánh giá tác động môi trường va dy dn phat triển

Trình tự đánh giá tác động môi trường gồm 3 bước:

Bước l1: Lược duyệt các tác động môi trường (Screening)

Bước 2: Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường (Preliminary Assessmen†t)

Bước 3: Đánh giá đầy đủ các tác động môi trường (Full Assessment)

Trang 29

a Lược đuyệt

Đây là yêu cầu tối thiểu phải thực hiện cho các dự án nằm trong khuôn khổ bắt buộc

phải xét đến các tác động môi trường của chúng Qúa trình thực hiện lược duyệt về

nguyên tắc phải được thực hiện khi đự án bắt đầu hình thành, bắt đầu chuẩn bị về

mục tiêu, quy mô, khu vực dự án, trình độ công nghệ, trình độ quản lý thực hiện và đặc điểm riêng về văn hóa, xã hội, tập quán của khu vực lân cận

Mục tiêu của lược duyệt là giúp cho việc hình thành, xây dựng dự án được tốt hơn, đây đủ hơn Vì thê, lược duyệt do chủ dự án thực hiện

Nội dung của lược duyệt là:

Rà soát, xem xét các dự án/hoạt động tương tự đã gây ra các tác động gì?

Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn

hóa, xã hội

Dự đoán các tác động có thé xảy ra của dự án/ hoạt động sẽ thực hiện

Trên cơ sở đó, chúng ta dự đoán những tác động có thé xảy ra của dự án sẽ thực

hiện Việc dự đoán đúng và đủ các tác động này, sẽ giúp chúng ta kịp thời điêu

chỉnh, bô sung hoặc thay đôi một phân dự án một cách nhanh chóng, tránh lãng phí

về tài chính và thời gian

Đề có một lược duyệt, cân thực hiện theo các bước sau đây:

Trang 30

Bước 2: Kiêm tra địa điêm của dự án

Có phải vùng thực hiện DTM hay không?

Trang 31

b Danh gia tac động môi trường sơ bộ

Đảnh giá sơ bộ tác động môi trường gôm các bước sau:

Xác định các tác động chính của môi trường (từ các hoạt động quan trọng của dự

án) tại khu vực dự án sẽ xảy ra

Mô tả chung các tác động đó, dự báo phạm vi và mức độ của các tác động đó trong

khi đánh giá tác động môi trường

Trình bày và làm rõ tính chất của các tác động, tầm quan trọng của các tác động đó đôi với môi trường

Đánh giá tác động môi trường sơ bộ giúp cho chúng ta thu hẹp sự tranh cãi về một

sỐ vấn đề quan trọng như về vị trí, quy mô của dự an Trong một số trường hợp, do

làm tốt đánh giá sơ bộ, kịp thời điều chỉnh khái niệm về dự án, làm cho việc đánh

giá tác động môi trường đây đủ trở nên không cân thiệt nữa

c Đánh giá tác động môi trường đây đủ

Đánh giá tác động môi trường đầy đủ là khung cơ bản của ĐTM Đây là bước thực

hiện sau lược duyệt hoặc ĐTM nhanh đã kết luận cân phải làm

Để hiểu được nhiệm vụ này can nam ro:

Mỗi quan hệ giữa môi trường và phát triển

Ảnh hưởng của các tác động môi trường ở quy mô lớn:

Suy thoái tài nguyên

Hiệu ứng nhà kính

Ô nhiễm môi trường

Đánh giả tác động môi trường (DTM) là nhiệm vụ xây dựng một báo cáo trong đó phải chỉ rõ được:

ĐTM đã tiến hành

ĐTM phải đủ để làm cơ sở khoa học để thẩm định đự án

Trang 32

ĐTM là kết quả của sự nghiên cứu đa ngành

Mỗi quan hệ giữa dự án và ĐTM

Điều kiện để thực hiện ĐTM

Cơ sở pháp lý

Tiêu chuẩn môi trường

Số liệu môi trường vùng dự án

Quy mô dự án

1.4.4 Một số phương pháp chinh trong DTM

Đánh giá tác động môi trường là việc hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều cán bộ chuyên môn của nhiêu khoa học khác nhau, và phải sử dụng nhiêu phương pháp khác nhau

mới thực hiện được

Phương pháp liệt kê số liệu, danh mục về thông số/ điều kiện môi trường

Phương pháp ma trận môi trường

Phương pháp chồng ghép bản đồ môi trường

Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Phương pháp mô hình

Phương pháp phân tích chi phí — lợi ích môi trường

Phương pháp đánh giá nguy cơ, rủi ro

a Phương pháp liệt kê, danh mục

Liệt kê một danh mục tất cả các yếu tố môi trường liên quan đến dự án/ hoạt động

cân đánh giá

Gửi danh mục đến chuyên gia hoặc lẫy ý kiến đánh giá

Trang 33

Có nhiều loại danh mục (danh mục giản đơn, danh mục mô tả, danh mục câu hỏi, danh mục có ghi mức độ tác động, .)

c Phương pháp phân tích chỉ phiợi ích

Phân tích chi phí — lợi ích là một công cụ chính sách cho phép các nhà hoạch đính

chính sách quyên lựa chọn giữa các giải pháp thay thê có tính cạnh tranh với nhau

Trình tự tiễn hành:

Liệt kê tất cả các tài nguyên được chi dùng trong mọi hoạt động kể cả tài nguyên nhân lực Liệt kê tât cả các sản phâm thu được kê cả phê thải có giá trị hoàn nguyên Xác định tất cả mọi hành động tiêu thụ, hành động làm suy giảm tài nguyên, kế cả hoạt động sản xuât gây ô nhiém

Liệt kê các khía cạnh có lợi cho tài nguyên nhưng chưa được xét đến trong đề án hoạt động, các khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

Liệt kê vào dự án hoạt động những vấn đề cần bổ sung cho dự án để sử dụng hợp lý

và phát huy tôi đa nguôn tài nguyên

Diễn đạt kết quả phân tích nêu trên vào báo cáo đánh giá DTM

ad Phương pháp đánh giả rủi ro

Rủi ro môi trường là những ton hại bất ngờ không lường trước được xảy ra gây ton hại đến cơ sở vật chất hoặc sức khỏe cộng đồng hoặc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 34

Các bước thực hiện:

Xác định khu vực đòi hỏi có sự nâng cấp, bố sung (đặc biệt đối với nhà máy mới

xây dựng và có sự thay đôi công nghệ)

Trình bày được răng hoạt động của công trình là an toàn

Bảo đảm được “giá trị tiên tệ” việc cung câp an toàn Vê bản chât, đánh giá rôi có

thể được sử dụng để xác định ưu tiên đối với chi phí cho các biện pháp làm giảm rủi

ro

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIA TÁC DONG MOI TRUONG CUA DU

ÁN ĐẦU TU XAY DUNG NHA MAY BIA HA NOI - HUNG YEN

2.1 GIOI THIEU TONG QUAN VE DJA DIEM NHA MAY

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường

a Vi tri dia ly

Nhà máy được xây dựng tại Khu công nghiệp Phố Nối A — Xã Trưng Trắc — Huyện Văn LâmTỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 24 km

Vị trí tiếp giáp:

Phía Đông Bắc giáp Công ty TAILANG

Phía Đông Nam giáp Công ty ALPHANAM

Phía Tây Nam giáp quốc lộ 5

Phía Tây Bắc giáp Công ty Ô Tô Việt Nam

b Đặc điểm địa hình địa mạo

Hiện trạng khu đất: Là đất của Công ty Hamico sản xuất vật liệu sành sứ thủy tính,

khu đât đã có một nhà văn phòng 2 tâng, hai nhà ăn một tâng cho cán bộ công nhân viên, một nhà nghỉ một tâng cho các bộ công nhân viên, ba nhà công nghiệp thớp tiên chê đê sản xuât và một sô nhà kho Khu đât đã có mạng lưới đường giao thông nội bộ rộng 6m băng bê tông và đảm bảo cho xe container lưu thông trong nhà máy

Cao độ nên đường hiện tại là +9.70

c Khi hậu

Điều kiện tự nhiên và Các yếu tố khí hậu đều có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyên hóa các chât ô nhiễm nước và không khí Qúa trình phát tán và chuyên hóa các chât ô nhiễm ra môi trường phụ thuộc vào các yêu tô khí hậu của khu vực có nguôn gây ô nhiễm

Trang 36

Hưng Yên cách không xa Hà Nội nên khí hậu của tỉnh cũng có những nét tương tự

như khí hậu tại Hà Nội, là chia thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Tổng lượng

mưa trung bình hàng năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm1.600

mm Nhiệt độ trung bình năm của Hưng Yên là 23.2°C phân bố khá đồng đều trên địa ban tỉnh Độ âm trung bình năm từ 80% 90% Hưng Yên có hai mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Mùa hè

có gió đông nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7 Hàng năm bão và áp thấp nhiệt

đới không đồ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng

về mưa do bão gây ra là rất lớn Lượng mưa do bão gây ra tại Hưng Yên chiếm tới 1520% tổng lượng mưa năm Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc thang 11, nhưng ảnh hưởng với tần suất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a Các đặc điển kinh tế xã hội

Xã Trưng TrắcHuyện Văn Lâm có 1.885 hộ dân, tong số dân 8.096 người chủ yếu làm nông nghiệp, trên 10% sô hộ phi nông nghiệp Sô hộ nghèo ít Đường giao

thông đã được bê tông hóa, lát gạch thuận tiện cho đi lại Trong khu vực có 49 nhà máy xí nghiệp công nghiệp, bệnh viện, trạm Y tê đây đủ

Xã có tông diện tích đất 790.14 ha

Đất nông nghiệp là 250 ha

Đất công nghiệp là 150 ha

Đắt khác là 340.14 ha

b Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc

Trước khu đất đã có đường dây 22KV của khu công nghiệp và được đấu nối với một trạm biên áo 180 KVA của nhà máy Có dây điện thoại chạy dọc theo đường nội bộ khu công nghiệp

Trang 37

Trước cổng nhà máy có một kênh thoát nước rộng khoảng 4m, chạy dài theo con đường và nhà máy đô ra khu vực tập trung

e Tài nguyên thiên nhiên

Có 2 sông chính chảy qua địa bàn tính Hưng Yên là sông Hồng và sông Luộc Sông Hong sau khi chảy qua địa bàn Hà Nội chảy vào giáp ranh hai tỉnh Hưng Yên và Hà Tây Chiêu dài giáp tỉnh Hưng Yên là 57 km

Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, năm có đỉnh lũ cao nhất là năm 1971 với mực nước

đỉnh lũ là 8.41 m ( ngày 22/8/1971) , năm đỉnh lũ thâp nhất là năm 1965, với mực

nước đỉnh lũ là 5.3 m

Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Năm có mực nước kiệt nhất là năm

1960, với mực nước kiệt 0.07 m (ngày 10/5/1960)

Tài nguyên đất đai:

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngăn ngày Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88.31% đất nông nghiệp); Đất vườn tạp là 2.207,05 ha; Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4.092,73 ha

Tài nguyên nước:

Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thông trung đại thủy nông BăcHưngHải

CONG TY CO PHAN DAU TU PHAT TRIEN CONG NGHE BIA

RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w