PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY 1 Mô hình về nữ giới trong HĐQT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 47 - 53)

5.2.1. Mô hình về nữ giới trong HĐQT Ký hiệu chung:

***: ứng với mức ý nghĩa 1% **: ứng với mức ý nghĩa 5% *: ứng với mức ý nghĩa 10%

Bảng 5.3: Kết quả hồi quy mô hình 1 và mô hình 2 Biến Bảng A1: ROA

Mô hình 1 Mô hình 2 FE RE FE RE C 0,4363438 0,1332843 0,4611656 0,1826268 Woman 0,0241791*** 0,0323077*** PerWo 0,0418621** 0,1151619*** Leverage -0,0123466*-0,0346474*** -0,0130348** - 0,0593097*** FAge -0,0158467*** -0,0003166 -0,0161422*** -0,0005111 Fsize -0,0049419 -0,0043776** -0,0056687 -0,0021859 R2 within 70,79% 70,21% 67,67% 67,47% P_value của kiểm định Hausman 0,000 0,000

Ở mô hình 1, Prob= 0,000 < 0,5 nên sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) phù hợp hơn. β1 = 0,024 với mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, sự có mặt của phụ nữ trong HĐQT làm cho giá trị ROA của doanh nghiệp cao hơn so với công ty không có phụ nữ trong HĐQT, cụ thể với mức ý nghĩa 1%, nếu có sự xuất hiện của phụ nữ trong HĐQT thì trung bình ROA của doanh nghiệp cao hơn 0,024% so với công ty có hội đồng quản trị toàn nam giới. Ở mô hình này, R2 within nhận giá trị 70,79%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng

Mô hình 2, Prob=0,000 < 0,5 nên sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) phù hợp hơn. β1 = 0,042 với mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả này, nhóm đưa ra kết luận: gia tăng tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT có tác động tích cực đến hệ số ROA, cụ thể với mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ phụ nữ tăng 1% thì trung bình ROA tăng 0,04%. Ở mô hình này, R2 within nhận giá trị 67,67%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng.

Bảng 5.4: Kết quả hồi quy mô hình 3 và mô hình 4 Biến Bảng A2: ROA

Mô hình 3 Mô hình 4 FE RE FE RE C 0,4624166 0,1511015 0,4625775 0,1512983 Blau 0,0258381 0,0362175** Shannon 0,0165605 0,0234307** Leverage -0,0130517** -0,0353596*** -0,01306** - 0,0353831*** FAge -0,0161301*** -0,0004072 -0,0161338*** -0,0004075 Fsize -0,005697 -0,0045619** -0,0056886 -0,0045591** R2 within 68,67% 68,28% 75,06% 74,47%

P_value của kiểm định Hausman 0,0000 0,0000 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Ở mô hình 3 và 4, nhóm tác giả sử dụng hai chỉ số về cân bằng giới là Blau và Shannon để xác định mối liên hệ giữa đa dạng giới tính của HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp với đại diện là ROA. Từ kết quả hồi quy 2 mô hình, Prob=0,000 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn. Trong mô hình FE, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, với mức ý nghĩa 10%, sự đa dạng giới tính không có ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp. Ta có thể thấy, hai hệ số β của Blau và Shannon đều không có ý nghĩa hồi quy với mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên ở mô hình RE, 2 hệ số này có tác động tích cực đến ROA ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 5.5: Kết quả hồi quy mô hình 5 và mô hình 6 Biến Bảng B1: Tobin’s Q

FE RE FE RE C 9,529025 8,049002 9,624186 8,090831 Woman 0,0785643 0,124283 PerWo 1,031185*** 0,9313003*** Leverage -0,0906807 0,0062135 -0,0968628 0,0039654 FAge 0,0578272** 0,0012628 0,0567271** 0,0008334 Fsize -0,7160234*** -0,528992*** -0,7289326*** - 0,5358197 R2 within 43,96% 43,30% 44,89% 44,32% P_value của kiểm định Hausman 0,0068 0,0082 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình 5, Prob=0,0068 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn.

Mô hình 6, Prob=0,0082 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn.

Từ mô hình 5, sự xuất hiện của phụ nữ trong HĐQT không có tác động đến hiệu quả doanh nghiệp (đại diện bằng Tobin’s Q), hay nói một cách khác là công ty có phụ nữ trong HĐQT và công ty không có phụ nữ trong HĐQT không có sự khác biệt về hệ số Tobin’s Q, với mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, đến mô hình 6, thì phần trăm phụ nữ trong HĐQT lại có mối quan hệ cùng chiều với Tobin’s Q. Với mức ý nghĩa 1%, nếu tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT tăng 1% thì trung bình Tobin’s Q tăng 0,0103. Ở mô hình này, R2 within nhận giá trị 44,89%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng.

Bảng 5.6: Kết quả hồi quy mô hình 7 và mô hình 8 Biến Bảng B2: Tobin’s Q Mô hình 7 Mô hình 8 FE RE FE RE C 9,636643 8,076902 9,63656 8,071425 Blau 0,8479432*** 0,7757015*** Shannon 0,5575285*** 0,5198422*** Leverage -0,099095 0,0026934 -0,0995956 0,0021135 FAge 0,0575261** 0,0008343 0,0575353** 0,0008597 Fsize -0,7321248*** -0,5359316*** -0,7319467*** - 0,5356019*** R2 within 44,82% 44,23% 44,77% 44,17% P_value của kiểm định Hausman 0,0072 0,0072 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình 7 và 8, nhóm tác giả tiếp tục sử dụng hai chỉ số Blau và Shannon để đánh giá tác động của đa dạng giới tính HĐQT lên hệ số Tobin’s Q

của doanh nghiệp. Cả 2 mô hình đều có Prob=0,0072 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn.

Từ kết quả hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa 1% thì đa dạng giới tính trong HĐQT có tác động tích cực lên Tobin’s Q. Tuy chỉ số Shannon nhạy cảm với sự biến động của tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị hơn, nhưng ở mức ý nghĩa 1%, hệ số này có tác động tới hệ số Tobin’s Q của doanh nghiệp xét về độ lớn là thấp hơn so với chỉ số Blau. Ở hai mô hình này, R2 within nhận giá trị lần lượt là 44,82% và 44,77%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng.

Ở 4 mô hình đầu, nhóm có đưa ra kết luận: “gia tăng tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT có tác động tích cực đến hệ số ROA, cụ thể với mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ phụ nữ tăng 1% thì trung bình ROA tăng 0.04%”, và 2 chỉ số Blau và Shannon với với ý nghĩa 10% không có tác động đến hệ số ROA. Nhưng tại mô hình 6, 7 và 8 thì cả tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT và 2 chỉ số Blau và Shannon đều tác động tích cực đến hệ số Tobin’s Q của doanh nghiệp. Điều này mâu thuẫn ở chỗ khi tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị vượt quá 50% thì chỉ số Blau và Shannon bắt đầu giảm (Biểu đồ 5.4).

Biểu đồ 5.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT và Chỉ số Blau

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Vì vậy rất có thể tồn tại một điểm gãy mà tại đó, khi tăng tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị không còn tác động hoặc tác động ngược chiều lên hệ số Tobin’s Q của doanh nghiệp. Để kiểm định điều này, nhóm nghiên cứu đưa them biến bình phương tỷ lệ phụ nữ hội đồng quản trị vào mô hình (PerWo2), tiến hành chạy mô hình hồi quy biến Tobin’s Q với các biến độc lập PerWo, PerWo2 và các biến kiểm soát, theo mô hình FE. Kết quả mô hình được mô tả trong bảng sau:

Bảng 5.7: Kết quả hồi quy mô hình 9 Biến Tobin’s Q (Mô hình 9) C 9,627704 PerWo 0,4214853* PerWo2 -0,6027776*** Leverage -0,0976209 FAge 0,0569592** Fsize -0,7301493*** R2 within 44,90%

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Ở mô hình này, R2 nhận giá trị 37,13 %, R2 điều chỉnh nhận giá trị 36,82%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng. β1= 0.4214853 với mức ý nghĩa 10% và β2= -0.6027776 với mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu kết luận: Tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT ảnh hưởng đến hệ số Tobin’s Q của doanh nghiệp theo mô hình chữ U ngược, cụ thể khi tỷ lệ phụ nữ nhỏ hơn 34.96% tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT ảnh hưởng tích cực đến Tobin’s Q, còn khi tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT lớn hơn 34.96% thì tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT ảnh hưởng tích cực đến Tobin’s Q. Như vậy, qua mô hình, nhóm thấy khi tỷ lệ phụ nữ đạt 34.96% thì hiệu quả doanh nghiệp đại diện bởi Tobin’s Q sẽ tối ưu.

Cuối cùng, để kiểm định lại điểm tỷ lệ phụ nữ tối ưu, mà tại đó doanh nghiệp có Tobin’s Q lớn nhât, nhóm tiền hành phân tích hồi quy phân đoạn trong đó mẫu được chia thành hai tập dữ liệu riêng biệt trên cơ sở các chỉ số Blau. Theo đó, nhóm nghiên cứu chạy lại mô hình 7 vào các tiểu bộ dữ liệu với một chỉ số Blau nhỏ hơn hoặc bằng 0.4547, và với một chỉ số Blau lớn hơn 0.4547. Khi Blau= 0.4547 thì ta có 2 tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT là 34.96% và 65.04%, tuy nhiên nó không thực tế khi xem xét tại tỷ lệ 65.04% vì trong mẫu quan sát của bài nghiên cứu trên sàn HOSE, tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT tối đa, có 1 công ty đạt 71% và tỷ lệ các công ty có phụ nữ trong HĐQT trên 65% là rất thấp, vì vậy nhóm nghiên cứu chỉ nghiên cứu chỉ số Blau đạt 0.4547 đại diện cho tỷ lệ phụ nữ là 34.96%. Kết quả được mô tả tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 5.8: Kết quả hồi quy mô hình 7 theo phương pháp phân tích hồi quy phân đoạn

Tobin’s Q Blau <=0.4547 Blau>0.4547 (1) (2) (3) … … … Blau 0.4211911*** 0.853644 … … … Số quan sát 1346 373 R2 43.66% 1.95%

P_value (Của kiểm định F) 0.0000 0.5056 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Bảng 5.8 cho thấy mối quan hệ giữa hệ số Tobin’s Q và chỉ số Blau trong các khoảng khác nhau của các chỉ số Blau. Cụ thể hơn, đối với các công ty có chỉ số Blau nhỏ hơn hoặc bằng 0.4547, chỉ số Blau có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả công ty (cột 2 của Bảng 5.8). Ngược lại, đối với các công ty có chỉ số Blau lớn hơn 0.4547, các mối quan hệ trở nên không đáng kể (cột 3 của Bảng 5.8). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.9: Kết quả hồi quy mô hình 10 và mô hình 11 Biến ROA (Mô hình 10) Tobin’s Q (Mô hình 11) FE RE FE RE C 0.8851896 0,2079261 9.677353 8,167453 CEO 0.0328003* 0,0381485** 0.4304647*** 0,5266107*** Leverage -0.0253214*-0,0585924*** -0.0837085 0,0110396 FAge -0.0411801*** -0,0006274 0.0480556* 0,0005264 Fsize 0.0041063 -0,0029861 -0.7137809*** -0,5255795*** R2 46,84% 31,41% 44,67% 44,08%

P_value của kiểm định Hausman 0,000 0,014 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình 10, Prob=0,000 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn.

Mô hình 11, Prob=0,014 < 0,05 nên lựa chọn mô hình cố định (FE) phù hợp hơn.

Ở mô hình 10, β1=0,033 với mức ý nghĩa 10% và ở mô hình 11, β1 = 0,43 với mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, khi phụ nữ đảm nhiệm vị trí CEO làm cho giá trị ROA và Tobin’s Q của doanh nghiệp cao hơn so với công ty có CEO là nam, cụ thể với mức ý nghĩa 10%, nếu CEO là nữ thì trung bình ROA của công ty cao hơn 3,2% so với công ty có CEO là nam; và với mức ý nghĩa 1%, nếu CEO là nữ thì trung bình hệ số Tobin’s Q của công ty cao hơn 0,43 so với công ty có CEO là nam. Ở hai mô hình này, R2 nhận giá trị lần lượt là 46,84% và 44,67%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng.

5.2.3. Kết luận

Tử các bảng trên về kết quả hồi quy mô hình, các giả thuyết đặt ra đã được chứng minh:

- Giả thuyết về sự xuất hiện của phụ nữ trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các công ty niêm yết trên sàn HOSE” được chứng minh với biến số đại diện hiệu quả kế toán là ROA.

- Giả thuyết về tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT tác động đến hiệu quả doanh nghiệp theo mô hình chữ U ngược được chứng minh với biến số đại diện hiệu quả là Tobin’s Q.

- Giả thuyết về đa dạng giới tính trong HĐQT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty được chứng minh qua biến số đại diện hiệu quả là Tobin’s Q.

- Giả thuyết về nữ CEO ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kế toán của công ty được chứng minh với biến số ROA

Có 1 kết quả không giống với giả thuyết bạn đầu là: Nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết nữ CEO tác động tiêu cực đến hệ số Tobin’s Q của công ty nhưng kết quả cho thấy nữ CEO tác động tích cực đến hệ số Tobin’s Q 5.2.4. Giải thích kết quả mô hình

Do đã đề cập đến ở phần phát triển giả thiết nghiên cứu nên ở phần này nhóm không đi sâu giải thích những kết quả phù hợp với giả thiết nghiên cứu mà chỉ đi sâu giải thích vào vấn đề nhóm đã nêu ra ở trên nhưng chưa được chứng minh trong mô hình: Nữ CEO tác động tiêu cực đến hệ số Tobin’s Q.

Ban đầu, khi đặt ra giả thiết nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã đồng ý với đa số bài nghiên cứu về vấn đề này rằng nữ CEO tác động tiêu cực đến hệ số Tobin’s Q của công ty. Tuy nhiên, với kết quả thu được từ mô hình, nhóm nhận thấy lý thuyết này không thể dụng trong điều kiện các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2007-2013.

Thật vậy, thứ nhất, như đã đề cập, tại Việt Nam, cơ cấu sở hữu của các công ty cổ phần là khá đa dạng: do Nhà nước, do các tổ chức đầu tư hoặc do cá nhân, gia đình nắm quyền kiểm soát. Trong đó, lợi ích của những nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ thường biến động không lớn đối với những sự thay đổi của công ty, do vậy những thành kiến tự nhiên về hoạt động của nữ CEO là không lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm soát của các nhà đầu tư này trung bình chiếm tới một nửa của các loại cổ phiếu. Do đó, tác động của việc bán cổ phiếu khi công ty chỉ định nữ CEO của các tổ chức đầu tư, cổ đông lớn được giảm thiểu.

Thứ hai, tuy định kiến về giới tính vẫn còn tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội nhưng nhà đầu tư Việt Nam lại không quá quan tâm đến việc này. Kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo, thích nghi và sự cương quyết mới là những yếu tố căn bản tạo nên một lãnh đạo thành công ( theo Patrick Mitchell). Các CEO nữ ở Việt Nam lại có xu hướng thực hiện một quy trình ra quyết định có sự tham gia của nhiều người hơn so với các CEO nam, họ thường tìm kiếm sự đồng thuận của các cổ đông thay vì tự mình quyết các chiến lược (Chris Freund). Hơn thế nữa, trong thời gian 4 năm giai đoạn 2008-2012, chỉ số các công ty lên sàn chứng khoán do nữ làm CEO đă tăng giá trị gấp 7 lần (350%) so với bình quân tất cả các công ty trên sàn (50%) (theo IFRC). Đây là một bằng chứng cho thấy các nữ CEO đã điều hành công ty mình một cách hiệu quả và giá trị cổ phiếu của các công ty này đã không ngừng tăng lên. Do đó, việc các nhà đầu tư phân biệt đối xử với các CEO theo giới tính là khó xảy ra.

CHƯƠNG 6 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 47 - 53)