PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 38 - 41)

Trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự có mặt của nữ giới trong vai trò nhà quản lý cấp cao và hiệu quả hoạt động của công ty trước đây, đề tài sử dụng các biến như sau:

4.2.1. Biến phụ thuộc

Hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu.

Nghiên cứu của Hult và các cộng sự (2008) đánh giá cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu khoa học đã đưa ra ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động là hiệu quả tài chính (financial

performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) và hiệu quả tổng hợp (overall performance). Nhưng thực tế trên thị trường Việt Nam những chỉ tiêu tài chính là đáng tin cậy và phổ biến hơn cả. Do vậy, trong quy mô và điều kiện của bài nghiên cứu này, nhóm lựa chọn các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả tài chính để đánh giá chung cho hiệu quả hoạt động của công ty.

Theo Ths. Phạm Nguyễn Hoàng, trong bài “Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn trên thế giới”, Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận; ii) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản.

Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008; Ongore 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt & Saeed 2011). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011). Nhìn chung, ROA là hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hệ số này có thể phụ thuộc vào cách

tính lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu & Izumida 2008; Le & Buck 2011; Wang & Xiao 2011), một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) (Shah, Butt & Saeed 2011; Thomsen & Pedersen 2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (LI, Sun & Zou 2009; Tian & Estrin 2008); trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao

(EBITDA) nên được dùng. Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau. Trong bài nghiên cứu, với các dữ liệu thu thập được, nhóm chọn lợi nhuận thuần để tính hệ số ROA.

Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, Grunfeld (1960) đã đề nghị sử dụng giá trị thị trường của công ty như là đại diện tiêu biểu cho khả năng tạo lợi nhuận kỳ vọng của công ty. Cách tiếp cận giá trị thị trường này của Grunfeld được xem là người đi trước mở đường cho lý thuyết Q của Tobin (Tobin’s Q theory). Brainare và Tobin (1968), và Tobin (1969) đã nỗ lực giải thích về đầu tư dựa trên một chỉ số q, chỉ số này là tỷ số của gía trị thị trường của vốn và chi phí thay thế nó. Tobin’s Q là một hệ số rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu).

Tóm lại, trong nghiên cứu của nhóm, nhóm quyết định đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần thông qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, bao gồm các hệ số: ROA và Tobin’s Q. Sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp. Các hệ số được tính theo công thức:

• •

4.2.2. Biến độc lập

Có nhiều cách để đo lường thể hiện sự có mặt của phụ nữ trong hội đồng quả trị của công ty, tuy nhiên trong bài nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng 4 phương pháp. Đầu tiên, nhóm sử dụng biến giả để nhận biết sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị: Woman.

• Woman: Nhận giá trị 1 khi trong hội đồng quản trị có ít nhất 1 phụ nữ, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại

Tiếp theo, tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong hội đồng quản trị cũng được sử dụng: PerWo.

Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng một hội đồng quản trị là đa dạng giới khi nó chứa cả nam và nữ (Amy E. Randel 2002). Do đó, một hội đồng quản trị chỉ gồm các nữ giới sẽ thiếu đa dạng giới tính, đó là lý do tại sao chỉ số đo sự đa dạng phù hợp hơn là đa dạng hơn so với tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quả trị hoặc một biến giả cho thấy sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị. Vì vậy, nhóm sử dụng thêm hai biến số đo độ đa dạng giới tính là :Blau Index (Blau 1977) và Shannon Index (Claude E.Shannon 1948).

• •

Trong đó: Pi là tỷ lệ của thành viên hội đồng quản trị mỗi giới tính (nam hoặc nữ)

Blau index có miền giá trị từ 0 đến 0.5, giá trị nhỏ nhất là 0 khi hội đồng quản trị chỉ có nam hoặc chỉ có nữ và đạt giá trị lớn nhất là 0.5 khi hội đồng quản trị có số thành viên nam và nữ là như nhau. Tương tự,

Shannon index có miền giá trị từ 0, khi hội đồng quản trị chỉ có nam hoặc chỉ nó nữ, đến xấp xỉ 0,69 khi số thành viên nam bằng số thành viên nữ trong hội đồng quản trị. Hai chỉ số là tương tự nhau, nhưng Shannon index nhạy cảm hơn với sự biến đổi của tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị.

Để kiểm chứng ảnh hưởng của tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty theo mô hình chữ U ngược, nhóm nghiên cứu có sử dụng thêm biến PerWo2 tại một mô hình trong bài nghiên cứu: •

Tiếp theo, để so sánh sự khác biệt giữa các công ty có CEO là nữ và CEO là nam, biến giả CEO được sử dụng:

• CEO: Nhận giá trị 1 khi CEO của công ty là nữ, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại.

4.2.3. Biến kiểm soát

Trong tất cả các mô hình của bài nghiên cứu, các biến kiểm soát được sử dụng là: Leverage (đòn bẩy tài chính), FAge (số năm hoạt động của công ty), Fsize (quy mô công ty).

• •

Đây là những biến kiểm soát thường gặp khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ nữ với vai trò nhà quả lý cấp cao lên hiệu quả hoạt động như nghiên cứu của Juan Francisco Martín-Ugedo và Antonio Minguez-Vera (2014); Erhardt, Werbel và Shrader (2013); Ararat và cộng sự (2010); Lückerath-Rovers (2010); Ferreira (2009); Erhart và cộng sự (2003). Vì

đây là các biến kiểm soát nên nhóm không tiến hành phân tích hai biến này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 38 - 41)