NGUYÊN NHÂN 1 Định kiến xã hộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 58 - 59)

6.2.1. Định kiến xã hội

Trong xã hội, tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động thấp có thể đang tự tồn tại, và phụ nữ không có cơ hội thể hiện khả năng lãnh đạo của mình. Số lượng phụ nữ tham gia vào các vị trí đó còn bị hạn chế do quan niệm xã hội cho rằng làm chính trị là công việc của nam giới hoặc phụ nữ làm những nhà lãnh đạo kém hiệu quả hơn nam giới – những quan niệm này rất khó xóa bỏ trừ khi số phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, chính trị tăng cao. Trách nhiệm công việc khác nhau cũng có nghĩa là nữ giới không thể chủ động hoặc không có nhiều thời gian đầu tư tham gia vào các thể chế chính trị như nam giới. Việc thiếu các mạng lưới dành cho nữ giới cũng làm cho họ gặp nhiều khó khăn hơn khi vươn tới những vị trí quyền lực trong các tổ chức.

6.2.2. Hạn chế thị trường

Những hạn chế về mặt thị trường cũng như thể chế là một nguyên nhân khác giải thích hiện tượng bất bình đẳng giới. Thị trường lao động thường không hiệu quả đối với phụ nữ, đặc biệt khi phụ nữ chỉ hạn chế tham gia một số lĩnh vực hoặc một số nghệ nghiệp cụ thể. Khi một số rất ít phụ nữ được tuyển dụng, người sử dụng lao động có thể vẫn có quan niệm phân biệt đối xử về năng suất lao động của phụ nữ hoặc vai trò thích hợp của phụ nữ với vị trí công việc – những quan niệm này sẽ măi tồn tại nếu không có cơ chế thay đổi được thực hiện. Truy cập thông tin việc làm, và hỗ trợ thăng tiến thường xuất hiện tại các mạng thông tin phân biệt giới, gây tổn thương cho những phụ nữ cố gẳng tham gia vào một lĩnh vực chủ yếu của nam giới (hoặc tương tự cũng có thể ảnh hướng tới những nam giới muốn tham gia vào một lĩnh vực chủ yếu của phụ nữ, chẳng hạn như lĩnh vực điều dưỡng). Và đôi khi, các rào cản pháp lý, được xem như các biện pháp bảo vệ, cũng cản trở phụ nữ thâm nhập vào một số lĩnh vực hoặc nghề nghiệp nào đó.

6.2.3. Gánh nặng kép

Gánh nặng kép đề cập đến vai trò kép của phụ nữ: công việc tại nơi làm việc và công việc tại gia đình. Ngoài ra, lao động nữ còn phải đối mặt với nhiều rào cản hơn khi tham gia lực lượng lao động so với nam giới, chẳng

hạn như họ phải nghỉ để sinh con và chăm sóc con nhỏ, hoặc tham gia vào công việc gia đình mà không có thù lao. Những điều này đã tạo ra khó khăn cho lao động nữ trong việc được hưởng các chế độ an sinh xã hội.

Theo báo cáo “Bình đẳng giới trong thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến tại Việt Nam” (3/2015) của ILO, người sử dụng lao động ngay từ khâu tuyển dụng đã không muốn tuyển dụng những phụ nữ dự định có con trong tương lai gần, vì sợ việc sinh đẻ của họ có thể ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả của công ty. Ngoài ra, quan điểm cho rằng phụ nữ, chứ không phải đàn ông, chịu trách nhiệm chính đối với các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ và những người phụ thuộc khác là một yếu tố quan trọng trong quyết định tuyển dụng. Cũng theo báo cáo này, có tới 74% chủ lao động tin rằng phụ nữ “nhiều khả năng hơn phải gánh vác những nghĩa vụ với gia đình liên quan đến hôn nhân, trông trẻ, và/hoặc chăm sóc người già, làm hạn chế sự đóng góp của họ đối với các mục tiêu của công ty”, trong khi 25% cho rằng không sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ, và chỉ 1% nghĩ rằng nam giới chịu nhiều gánh nặng gia đình hơn. Tương tự, 60% các chủ lao động cho rằng nam giới “có nhiều khả năng làm việc ngoài giờ làm chính thức hơn”, so với chỉ 5% nhận thấy điều đó ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, khả năng tiếp cận của phụ nữ với một số công việc nhất định bị hạn chế do vai sinh sản và/hoặc trách nhiệm chính đối với việc chăm sóc trẻ em và người phụ thuộc đặt ra yêu cầu cấp thiết cần tạo ra một môi trường thúc đẩy cân bằng công việc – cuộc sống.

6.2.4. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của lao động nữ

Sự thiếu hiểu biết pháp của lao động nữ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động không biết để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình nên các chủ doanh nghiệp cũng thờ ơ và không có trách nhiệm. Tuy nhiên, cũng nhiều lao động dù nắm được quy định của pháp luật nhưng vẫn chấp nhận làm công việc không được như mong muốn vì không tìm được công việc nào khác hơn.

CHƯƠNG 7 KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

Trên thế giới, rất nhiều nước đã thành công trong việc đảm bảo bình đẳng giới. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu về những nước tiêu biểu nhất và có được thành tựu lớn nhất trong vấn đề bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE (Trang 58 - 59)