1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)

67 570 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 718,66 KB

Nội dung

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU – TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Thái Nguyên , năm 2017

Trang 2

THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU – TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Lớp : K45 – KHMT N02

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên , năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm khoa Khoa học môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Em đã được giới thiệu tới Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường tại thành phố Hà Nội để thực tập nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn đến Viện trưởng và toàn thể chuyên viên phòng Dự án tư vấn pháp lý của Viện kỹ thuật

và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện tốt nhất để em trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy

và truyền đạt những kiến thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập cũng như là hành trang cho tương lai của em sau này Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng

do kinh nghiệm và năng lực của em còn hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót

Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo

để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 5 tháng 1 năm 2017

Sinh viên

Lê Tiên Phong

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh (1) 28

Bảng 4.2 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh (2) 29

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 30

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 31

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng đất 32

Bảng 4.7 Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải 36

Bảng 4.8 Các điều kiện tính toán của xe vận chuyển 39

Bảng 4.9 Tải lượng bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án 39

Bảng 4.10 Mức ồn gây ra bới các phương tiện thi công 42

Bảng 4.11 Mức rung gây ra bới các thiết bị thi công 43

Bảng 4.12 Tác động của một số chất trong chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nước 46

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường

BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường

BOD : Biochemical oxygen Demand (nhu cầu oxi sinh học) COD : Chemical oxigen Demand (nhu cầu oxi hóa học) CTR : Chất thải rắn

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT : Tài nguyên môi trường

UBND : Ủy bản nhân dân

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 5

2.1.1 Khái niệm 5

2.1.2 Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường 6

2.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM Trên thế giới 8

2.3 Công tác ĐTM tại Việt Nam 9

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam 9

2.3.2 Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM 13

2.4 Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án 14

2.4.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 14

2.4.2 Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án 16

2.4.3 Các tài liệu, dữ liệu liên quan 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18

Trang 7

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.1 Phương pháp kế thừa 18

3.4.2 Phương pháp điều tra, nghiên cứu khảo sát thực địa 19

3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: 19

3.4.4 Phương pháp so sánh 20

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Tình hình khu vực nghiên cứu 21

4.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường khu vực dự án 26

4.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 27

4.2.2 Hiện trạng môi trường nước mặt 30

4.2.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm 31

4.2.4 Hiện trạng môi trường đất 31

4.2.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 33

4.3 Đánh giá tác động môi trường của dự án 34

4.3.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 34

4.3.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 37

4.3.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 44

4.4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 48

4.4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 48

4.4.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 53

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

PHỤ LỤC 59

Trang 8

Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay Căn cứ định hướng tăng cường các sản phẩm sạch, hữu cơ trong khẩu phần ăn của người tiêu dùng các nước trên thế giới, thương mại rau quả của thế giới đã gia tăng rõ rệt

so với một thập kỷ trước Ngày càng có nhiều người sử dụng rau như một nguồn dinh dưỡng quan trọng và thay đổi thói quen ăn uống phụ thuộc vào chất béo sang sử dụng nhiều rau củ Xu hướng này đang trở nên phổ biến đến mức nhiều hãng bán lẻ đã sử dụng hình ảnh rau quả sạch để làm thông điệp cho tinh thần trách nhiệm xã hội của mình Các cuộc điều tra cho thấy mặc dù nhận thức rất rõ về giá trị của rau củ đối với việc tăng cường sức khỏe nhưng người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề giá cả do lo ngại suy thoái kinh tế vẫn có thể kéo dài Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia trong ngành, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ rau chắc chắn sẽ tăng mạnh trở lại Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cơ bản, người tiêu dùng sẽ vẫn

Trang 9

chấp nhận một số loại rau giá cạnh tranh hơn được nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Những xu hướng chung của thương mại rau thế giới cho thấy nhu cầu đối với rau hữu cơ đang ngày càng gia tăng do lợi ích đặc biệt của nó đối với việc bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và bảo vệ môi trường Nhưng do chi phí sản xuất rau hữu cơ tại các nước phát triển quá cao nên việc nhập khẩu rau đảm bảo VSATTP từ các nước đang phát triển vẫn là lựa chọn đượcưu tiên Đây là một cơ hội tốt cho ngành rau an toàn của Việt Nam trong việc chuẩn hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu rau sạch ra nước ngoài Các mô hình này một khi được nhân rộng sẽ tạo nên mặt bằng chuyên nghiệp chung cho sản xuất và thương mại rau của Việt Nam Dựa vào nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, ứng dụng công nghệ mới và qui trình sản xuất chế biến rau an toàn là hết sức cần thiết Phù hợp với chủ trương của chính phủ và mong muốn của Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Đông Triều sau khi nghiên cứu tình hình, xu thế thị trường xuất nhập khẩu rau trên thế giới, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH – HĐH Sau khi dự án đi vào hoạt động thị trường cung cấp sản phẩm của dự án là 40% cung cấp cho khách hàng Hàn Quốc tại Việt Nam như: Nhà máy Sam Sung Bắc Ninh, nhà máy Sam Sung Thái Nguyên, Panasonic, nhà máy LG Hải Phòng và các nhà hàng Hàn Quốc tại Hà Nội, Bắc Ninh Còn 60% xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc Hoạt động sản xuất mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng cũng mang lại một số vấn đề về môi trường cần giải quyết, do đó ĐTM là một việc hết sức cần thiết nhằm đem lại

Trang 10

hiệu quả cao trên cả ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường Xuất phát từ yêu

cầu thực tế trên, em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Mục tiêu chung: Đánh giá những tác động của dự án đến môi trường

Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng động dân cư sống trong khu vực

- Phân tích và dự báo những tác động tới môi trường của dự án khi dự

án đi vào hoạt động

- Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghệ giúp phòng tránh và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của dự án nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng động dân cư sống trong khu vực

1.3 Ý nghĩa của đề tài

+ Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

- Là nguồn tư liệu cho các đề tài sau

- Cung cấp thêm nguồn thông tin

+ Trong thực tiễn sản xuất:

Trang 11

- Đánh giá được mức độ anh hưởng do các hoạt động trong quá trình xây dựng cũng như trong thời gian nhà máy đi vào hoạt động đến môi trường

và đời sống của người dân xung quanh

- Dự báo các sự cố có thể xảy ra, từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu

và cách khắc phục

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1.1 Khái niệm

Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu dưới đây:

Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưara biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”

Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dựán phát triển”

Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990):

“ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường”

Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý

và giám sát phù hợp”/

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án ”

Trang 13

2.1.2 Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường

ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích,trong giáo trình Đánh giá tác động môi trường – Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ đã chỉ ra vai trò, mục đích của ĐTM trong phát triển kinh tế – xã hội với 10 điểm chính sau:

(1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự

án Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân

(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không

(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện

có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường

(4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động)

(5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện

(6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì

có xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần

cả đến sự chất vấn của công chúng

Trang 14

(7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình

đo đạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập

(8) Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận

(9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế

(10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận vì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế

Qua phân tích mục đích, vai trò của ĐTM ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của

nó trong sự phát triển chung của nhân loại, thể hiện ở chỗ ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường Vì vậy,

nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững

Có thể tóm tắt ý nghĩa của ĐTM là: làm công việc này tốt thì quản lý môi trường tốt, quản lý môi trường tốt thì công việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ tốt, đặc biệt là trong tương lai Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau:

- ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn

- ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch, mà các cơ sở và Chính phủ

Trang 15

tránh được những chi phí không cần thiết, đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai

- ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư Thực hiện công tác ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên

sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái

2.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM Trên thế giới

Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường

đã có từ rất lâu Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM Trong Đạo luật này

có những điều quy định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới môi trường

Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là:

- Kiểm kê hiện trạng môi trường – Environmental Inventory

- Đánh giá tác động môi trường – Environmental Impact Assessment (EIA)

- Tường trình tác động môi trường – Environmental Impact Statement (EIS)

Trong Đạo Luật chính sách môi trường của Mỹ quy định hai vấn đề chính là ra tuyên bố về chính sách môi trường quốc gia và thành lập Hội đồng thẩm định môi trường Hội đồng này đã xuất bản tài liệu quan trọng về hướng dẫn nội dung báo cáo ĐTM năm 1973 Như vậy, Như vậy, rõ ràng với sự ra

Trang 16

đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản Hệ thống pháp lý cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp

Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước Nhóm các nước và vùng lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979) Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm và có nhiều đóng góp cho công tác ĐTM như:

- Ngân hàng thế giới (WB)

- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

- Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID)

- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)

Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự án vay vốn của mình Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai

dự án của mình Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả

là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển

2.3 Công tác ĐTM tại Việt Nam

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam

Quá trình phát triển hệ thống ĐTM tại Việt Nam có thể chia thành 4

giai đoạn sau :

+ Giai đoạn 1 (trước ngày 27/12/1993):

Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

Trang 17

nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế – xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1992 được đổi tên thành Bộ KHCN&MT) Cục Môi trường là

cơ quan thường trực quản lý các vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm

cả ĐTM Ở cấp địa phương lần lượt được thành lập Sở KHCN&MT và trong

bộ máy có Phòng Môi trường

Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế – kỹ thuật” Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”

Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ

sở khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo

+ Giai đoạn 2 (từ ngày 27/01/1993 đến ngày 01/07/2006):

Trong giai đoạn này, Việt Nam cơ bản đã Đã hình thành được hệ thống pháp luật về ĐTM, trong đó các quy định về đối tượng thực hiện ĐTM, quy trình thực hiện ĐTM, nội dung của báo cáo ĐTM, thời gian thẩm định, thủ tục, trách nhiệm… đã được thiết lập, thông qua một số hệ thống văn bản pháp luật như sau:

Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006

Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

Trang 18

Thông tư số 1420/MTg của Bộ KHCN&MT ngày 26 tháng 11 năm

1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động

Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của

Bộ KHCN&MT về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự

án đầu tư

Quyết định số 1806/QĐ-MTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường

Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm hơn các nước trên thế giới một bước Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM của nước ta

+ Giai đoạn 3 (từ ngày 01/7/2006 đến ngày 31/12/2014):

Tiếp theo Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006, tiếp đó được thay thế bằng Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 và sau này là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định

về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

Trang 19

Trong giai đoạn này, ĐTM vẫn như một thủ tục để hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư Quy định luật pháp cũng chưa thực sự chặt chẽ Tuy vậy, với một đất nước vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thì những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của nước ta là không thể phủ nhận

+ Giai đoạn 4 (từ ngày 01/01/2015 đến nay):

Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005 Tiếp theo Luật BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và

kế hoạch bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày

18 tháng 4 năm 2011 Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011

27/2015/TT-Trải qua các giai đoạn sửa đổi việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được phân cấp mạnh, không những cho các UBND cấp tỉnh mà còn giao trách nhiệm cho cả các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với các dự

án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình Nhiều dự án trước khi

đi vào vận hành chính thức đã được xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM Điều này làm cho ĐTM được thiết thực hơn và gắn trách nhiệm của Chủ dự án trong công tác bảo vệ môi trường

Nội dung và chất lượng của báo cáo ĐMC, ĐTM, CBM ngày càng rõ ràng, khoa học hơn và chi tiết hơn (gần đây Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đã

có những tiến bộ đáng kể) Thông qua kết quả ĐTM, việc giám sát công tác BVMT đối với các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, đã được tiến hành một cách chặt

Trang 20

chẽ Nhiều dự án có tác động nhạy cảm đến môi trường được dư luận đặc biệt quan tâm như dự án Cảng Lạch Huyện đã được thẩm định, phê duyệt; dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được Tổng cục Môi trường tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia và Bộ TN&MT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định báo cáo ĐTM của 02 dự án này Đặc biệt, cũng thông qua công cụ ĐTM, đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của các dự án thuỷ điện, thông báo và yêu cầu các địa phương phải có giải pháp khắc phục kịp thời Theo thống kê từ 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc bị từ chối vì lý do không đảm bảo các yêu cầu về BVMT

2.3.2 Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM

- Còn nhiều cơ sở, dự án thuộc đối tượng phải lập ĐTM nhưng bỏ qua bước ĐTM hoặc chưa tiến hành lập hồ sơ hoạt động sau ĐTM;

- Còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt

là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải nên không

có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động không liên quan đến chất thải gây ra bởi dự án; Việc xem xét, thẩm định báo cáo ĐTM của các dự

án gây tổn thất lớn về tài nguyên thiên nhiên thường gặp khó khăn do không

có tiêu chí cụ thể ở mức độ nào thì chấp nhận được

- Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án phục vụ ĐTM không đầy đủ, dẫn đến công tác lập cũng như thẩm định báo cáo ĐTM thường gặp khó khăn

- Nhận thức và tham gia của cộng đồng trong các công tác BVMT chưa cao

- Phân cấp mạnh cho địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa kịp chuẩn

bị nguồn nhân lực và trang thiết bị cần thiết để thực thi trách nhiệm được

Trang 21

giao Đội ngũ cán bộ của các cơ quan thẩm định và lực lượng chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM, còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở các

cơ quan quản lý môi trường cấp huyện và các tỉnh miền núi Cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường cấp huyện còn thiếu và yếu nên việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT chưa cao

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chủ dự án và cơ quan, tổ chức, đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện ĐTM, nhiều trường hợp Chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc về Chủ dự án

Do không có sự phối hợp chặt chẽ này, nội dung tư vấn môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đôi khi không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án; các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện do Chủ dự án không nắm được nội dung báo cáo ĐTM

2.4 Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án

2.4.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau:

- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm

2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014

Trang 22

- Nghị định 179/2013/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định 18/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, nghị định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2015

- Nghị định 19/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015

- Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 38/2015/NĐ - CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2015

- Nghị định số 59/2015/NĐ - CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ “Về quản lý dự án đầuu tư xây dựng”, nghị định có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2015

- Thông tư 19/2011/TT - BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp

- Thông tư 27/2015/TT - BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định

về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015

- Thông tư số 36/2015/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, thông tư có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2015

Trang 23

- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung

2.4.2 Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 2473/QĐ – UBND ngày 18 tháng 9 năm 2013 về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại thị xã Đông Triều

- Quyết định số 539/UBND, Đông Triều ngày 13 tháng 6 năm 2014 quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

- Quyết định số 1662/QĐ - UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt giá đất cụ thể thể tính tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại thị xã Đông Triều

2.4.3 Các tài liệu, dữ liệu liên quan

- Báo cáo đầu tư của công ty cổ phần nông sản Đông Triều

- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/500 dự án nhà máy chế biến nông sản

Trang 24

- Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại thị xã Đông Triều

- Bản đồ quy hoạch thoát nước thải của dự án nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại thị xã Đông Triều

- Bản đồ quy hoạch cấp nước của dự án nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại thị xã Đông Triều

Trang 25

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý, tại phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường – Số 16

ngõ 1141 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2016

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiên trạng môi trường tại thị xã Đông Triều, Tỉnh

Trang 26

3.4.2 Phương pháp điều tra, nghiên cứu khảo sát thực địa

Khảo sát và lấy mẫu thực địa cùng nhóm nghiên cứu của Viện kỹ thuật

và công nghệ môi trường( ngày 18/8/2016) đồng thời đo đạc một số thông số tại điểm lấy mẫu:

- pH: theo TCVN 6492-1999

- Đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn bằng máy đo nhanh

3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm:

Tiến hành phân tích các mẫu không khí, mẫu đất, mẫu nước mặt, mẫu nước ngầm tại phòng thí nghiệm Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường

Các chỉ tiêu phân tích nước như: Tổng chất rắn lơ lửng, DO, COD, BOD5, NO3

-, NH4 +, kim loại nặng (Fe, Zn, Cu, As, Cd, Pb…) Các chỉ tiêu phân tích đất như: pH, Ca2+, Mg2+, kim loại nặng (Cu, Zn,

- NO3-: sử dụng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic (TCVN

Trang 27

3.4.4 Phương pháp so sánh

Từ các số liệu đo đạc thực tế cùng các kết quả phân tích, tính toán về tải lượng ô nhiễm ở khu vực xây dựng dự án, đưa ra các kết luận về thành phần môi trường So sánh với TCVN để đưa ra những ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tới môi trường

Trang 28

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình khu vực nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Dự án nằm tại địa phận phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều nằm trong dải cánh cung Đông triều – Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây – Đông; kiến tạo đại hình thấp dần từ Bắc xuống Nam Đông Triều với 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành 3 khu vực rõ rệt:

Vùng cao: Chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm các xã Tràng Lương, Tràng An và phần diện tích nằm phía Bắc QL 18A thuộc các xã Bình Khê, Đức Chính, Kim Sơn, Thủy An, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông

Vùng thung lũng: Nằm giữa đồi núi cao phía Bắc và đồi núi thấp phía Nam có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vàng Danh

Vùng thấp: Bao gồm các xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, thị trấn Mạo Khê Vùng này địa hình bằng phẳng

- Khí hậu của vùng dự án tại khu vực phường Đức Chính có đặc điểm nóng ẩm và mưa nhiều Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng

5 ÷ 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 ÷ 4 năm sau

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm T°C = 22,2°C, nhiệt độ thấp nhất 1°C, nhiệt độ cao nhất 40°C Biến trình nhiệt độ có dạng một đỉnh: Lớn nhất vào tháng 7 nhỏ nhất vào tháng 2, biên độ nhiệt 13,2°C

Trang 29

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trên lưu vực nghiên cứu đạt từ 82% đến 84%, tháng có độ ẩm lớn nhất vào tháng 12, tháng có độ ẩm lớn thứ 2 vào tháng 6, tháng có độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 9, tháng có độ ẩm nhỏ thứ 2 vào tháng 7, như vậy biến trình độ ẩm cũng có dạng hai đỉnh

- Chế độ mưa: Lượng mưa hàng năm trên lưu vực không lớn lắm, đạt khoảng 1856 mm/năm, lượng mưa này chủ yếu rơi vào các mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) đạt gần 80% lượng mưa cả năm Mùa khô dài ngày nhưng lượng mưa lại rất nhỏ chỉ đạt xấp xỉ 20% lượng mưa năm Điều này rất bất lợi với công tác canh tác nông nghiệp, bởi vì khi cần sử dụng nước thì lượng chảy tự nhiên lại không đáp ứng đủ, khi không cần thì dòng chảy lại rất lớn

do vậy vấn đề sửa chữa, nâng cấp xây dựng các hồ chứa rất quan trọng

- Một số yếu tố khí hậu khác: Như mưa đá, đôi khi xuất hiện vào mùa mưa đã gây thiệt hại lớn cho cây cối, hoa màu trong vùng; mưa phùn, sương

mù xuất hiện trung bình 5-7 ngày/năm, đây là điều kiện cho sâu bệnh hại cây trồng phát triển, nấm mốc phát triển, quá trình han rỉ các vật liệu xây dựng cũng tăng

4.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

- Điều kiện kinh tế:

Theo báo cáo Kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều năm 2015, tình hình kinh tế xã hội của phường Đức Chính được tổng kết như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là nguồn thu chính của phường Đức Chính, ngoài ra các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ cũng đang phát triển Cơ cấu nông nghiệp xã chiếm 65% cơ cấu kinh tế chung, nghành công nghiệp chiếm 20%, nghành dịch vụ, thương mại chiếm 15% Giá trị sản xuất hàng năm đạt từ 175 – 180 tỷ đồng, bình quân thu nhập/ đầu người đạt 13,5 – 14,0 triệu đồng/năm

Trang 30

Hiệu quả sử dụng đất khá cao, gần 99% diện tích tự nhiên của phường được đưa vào sử dụng.Công tác quản lý đất đai theo pháp luật đã đi vào nề nếp nhằm sử dụng đúng mục đích, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo về môi trường Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên đà tăng trưởng tốt, giá trị sản xuất ngày càng cao Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển,

đa dạng hóa với nhiều loại hình đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt mua bán hàng hóa trong nhân dân Giá trị thương mại ngày càng tăng, từng bước trở thành trung tâm giao thương của huyện Hệ thống điện lưới quốc gia được các ngành quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt sản xuất trong nhân dân

- Điều kiện xã hội:

* Dân số: theo số liệu thống kê dân số toàn phường năm 2010 là 6.842 người với mật độ dân số 1.133 người/km2

* Lao động:

+ Lao động nông nghiệp: 2.556 người chiếm 65%;

+ Lao động dịch vụ, thương mại: 403 người chiếm 10,3%;

+ Lao động công nghiệp, xây dựng: 105 người chiếm 2,7%;

Số lao động đã qua đào tạo chiếm 20,5% tổng số lao động của toàn phường Nguồn lao động ở địa phương khá dồi dào nhưng cơ cấu lao động chưa cân đối, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp đang diễn ra nhưng tốc độ còn chậm Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công năng suất thấp

* Hoạt động văn hóa xã hội: có những chuyển biến tích cực, đảm bảo phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương, các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt; công tác giáo dục, y tế tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia;

Trang 31

4.1.2 Khái quát về dự án

4.1.2.1 Vị trí địa lý

Dự án Nhà máy chế biến nông sản và nông trại trực tiếp quản lý tại thị

xã Đông Triều nằm trên địa bàn phường Đức Chính và xã Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Khu dự án có tứ cận tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây Bắc giáp đất trồng cây lâu năm, đất canh tác và đường bê tông liên xã Đức Chính - An Sinh

+ Phía Tây Nam giáp ruộng trồng cây lâu năm, một số hộ dân và ruộng canh tác hiện có

+ Phía Đông Bắc giáp ruộng canh tác hiện có

+ Phía Đông Nam giáp ruộng canh tác xã Tràng An và trục đường bê tông vào chùa Quỳnh Lâm

4.1.2.2 Nội dung chủ yếu của dự án

 Quy trình công nghệ sản xuất:

Nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phẩn chế biến nông sản Đông Triều gồm 2 dây chuyền sản xuất: dây chuyền sấy khô, dây chuyền cấp đông sản phẩm tươi

Trang 32

Dây chuyền sấy khô

Trang 33

Dây chuyên cấp đông IQF

Ngày đăng: 31/08/2018, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w